vì sao nên bổ sung dinh dưỡng

8 335 0
vì sao nên bổ sung dinh dưỡng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

vì sao nên bổ sung dinh dưỡng

SAO NÊN BỔ SUNG DINH DƯỠNG? Chế độ dinh dưỡng tốt và vận động thể lực thường xuyên là nhân tố giúp tăng cường và duy trì sức khỏe. Theo báo cáo năm 2002 của tổ chức y tế thế giới, nếu ăn đủ trái cây và rau xanh mỗi ngày thì hơn 2,7 triệu người được cứu sống mỗi năm. Sau khi học xong bài này, các bạn có khả năng:  Xây dựng khẩu phần ăn đảm bảo dinh dưỡng.  Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng.  Biết cách phòng chống thiếu dinh dưỡng. Những thông tin này sẽ giúp chúng ta tự tin chia sẻ dinh dưỡng với gia đình, bạn bè và khách hàng; từ đó xây dựng kinh doanh với Amway. I. Sức khỏe tối ưu: Theo tổ chức y tế thế giới, sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội; không phải chỉ đơn thuần là tình trạng không có bệnh tật hay thương tật. Để đạt được sức khỏe tối ưu, cần sự kết hợp của 4 yếu tố: tinh thần lạc quan, tập thể dục, sinh hoạt nghỉ ngơi lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý. _ Tinh thần lạc quan: • Hãy suy nghĩ theo hướng tích cực nhất trong bất cứ hoàn cảnh nào. • Giảm stress (căng thẳng), giữ trạng thái tâm lý ổn định. • Stress được xem là nguyên nhân của:  Bệnh béo phì, tiểu đường.  Bệnh tim mạch.  Suy nhược cơ thể… _ Tập thể dục: • Tốt cho tim mạch, lưu thông máu, phát triển cơ bắp và giảm căng thẳng (stress). • Tập thể dục thường xuyên sẽ có tinh thần sảng khoái, cơ thể khỏe mạnh và tăng cường hấp thu dinh dưỡng. _ Sinh hoạt: • Tránh những thói quen có hại như: hút thuốc lá, uống rược bia, thức khuya… • Giấc ngủ rất quan trọng, thiếu ngủ sẽ làm tinh thần mệt mỏi, ăn uống mất cân bằng. • Ngủ đủ tuổi theo độ tuổi khác nhau:  >18 tuổi: 7h  12-18 tuổi: 8-9h  5-12 tuổi: 10h  3-5 tuổi: 11-13h  1-3 tuổi: 12-15h  Dưới 1 tuổi: 14-17h _ Dinh dưỡng hợp lý: + Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày phong phú và đầy đủ các chất dinh dưỡng: bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất có trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, trái cây,… + Tăng cường các chất oxi hóa tự nhiên từ thực vật (ví dụ: phytonutrient) II. Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ dinh dưỡng cân bằng các dưỡng chất giúp hỗ trợ và nâng cao sức khỏe. 1. Tháp dinh dưỡng hợp lý (1 người/ngày) Tháp dinh dưỡng hợp lý được viện dinh dưỡng quốc gia đưa ra (dựa trên thông tin từ bộ nông nghiệp Mỹ), nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng cho 1 người/ngày; đồng thời giúp cân đối các nhóm thực phẩm. Dầu, mỡ muối, đường Sữa và các sản thịt, cá, phẩm từ sữa trứng, đậu rau xanh trái cây ngũ cốc Theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, chúng ta nên: _ Ngũ cốc: +Khoảng 400g/ngày. +Như cơm, bún, bánh mì, phở…được làm từ ngũ cốc. +Cung cấp chủ yếu các chất bột, đường nhằm tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. _ Trái cây và rau xanh: + Trái cây: ít nhất 200g/ngày + Rau xanh: khoảng 330g/ngày + Cung cấp nước, chất xơ, đường. Đặc biệt cung cấp các vitamin và khoáng chất. _ Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm: + Thịt 50g, đậu hũ 70g, cá 80g, sữa 300ml. + Thịt, cá, trứng, sữa và đậu hũ cung cấp chủ yếu chất đạm (protein). + Ngoài ra còn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể + Nên cân đối các nguồn cung cấp chất đạm trong bữa ăn hàng ngày. 2. Dầu, mỡ, muối, đường: a. Muối: _ Dưới 6g/ngày. _ Sử dụng nhiều có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. b. Đường: _ 17g/ngày _ Sử dụng nhiều đường hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường. c. Dầu mỡ: _ 20g/ngày. _ Sử dụng dầu mỡ quá nhiều, đặc biệt là các chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch, mỡ trong máu cao,… III. Vai trò của dinh dưỡng với cơ thể: Dinh dưỡng trong thực phẩm cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Dinh dưỡng cần thiết : với cơ thể bao gồm các chất đa lượng, vi lượng và các chất khác. Chế độ ăn uống hàng ngày phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất cả về số lượng và chất lượng. 1. Chất đa lượng: Các chất cần cung cấp cho cơ thể với số lượng lớn. Các chất đa lượng bao gồm: bột đường, chất đạm, chất béo, nước. _ Chất bột đường: gồm gạo, mì, bún, phở… + Gồm 2 loại: bột đường đơn giản (ví dụ: đường ăn) và bột đường phức tạp (từ ngũ cốc, rau củ quả). + Sẽ được chuyển hóa thành glucose, là nguồn năng lượng chính cho cơ thể. _ Chất béo: + Gồm 2 loại: chất béo no từ mỡ động vật (trừ cá) và chất béo không no chủ yếu từ thực vật (trừ dầu dừa và dầu cọ). + Là môi trường hòa tan các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K. + Chất béo no không tốt cho sức khỏe tim mạch. + Chất béo không no tốt cho tim mạch và hệ thần kinh. _ Chất đạm: + Gồm 2 loại: đạm hoàn chỉnh từ động vật và từ đậu nành; đạm chưa hoàn chỉnh từ thực vật (rau, củ,…). + Cung cấp axit amin cho cơ thể để tổng hợp nên các tế bào. _ Nước: + Chiếm 60-70% trọng lượng cơ thể. + Không cung cấp năng lượng. + đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhtaro đổi chất, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết,… của cơ thể. 2. Chất vi lượng: Các chất cơ thể cần với số lượng nhỏ. Tuy nhiên, nếu bị thiếu thì cơ thể sẽ bị rối loạn. các chất vi lượng bao gồm: vitamin và khoáng chất. Vitamin Khoáng chất _ Gồm 2 loại: tan trong dầu _ Như can xi, sắt, đồng, kẽm, ( vitamin A, D, E, K); tan trong iod, phốt pho, magie,… nước (vitamin B, C). _ Xúc tác cho các phản ứng _ Là thành phần cấu tạo enzim sinh học trong cơ thể. để thực hiện các phản ứng sinh học trong cơ thể. _ Thường bị thiếu hụt. _ Thường bị thiếu hụt. 3. Chất khác: Ngoài các chất đa lượng và vi lượng, chúng ta cần cung cấp cho cơ thể các chất khác như: _ Chất xơ: giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, nhuận trang, chống táo bón. _ Dưỡng chất từ thực vật (phytonutrient): là những thành phần giúp hỗ trợ bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài như căng thẳng (stress), ô nhiễm,… _ Dưỡng chất từ thực vật (phytonutrient): là các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ thực vật thường được tìm thấy trong các loại rau quả nhiều màu sắc. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh dưỡng chất từ thực vật là thành phần quan trọng giúp cải thiện sức khỏe. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng màu sức có thể giúp chúng ta nhận biết được các dưỡng chất từ thực vật có trong rau quả. dụ: + Rau quả màu xanh rất giàu Lutein. + Rau quả màu đỏ có chứa nhiều Lycopene. + Rau quả màu tím cung cấp Resveratrol. + Rau quả màu vàng hoặc cam chứa Beta-carotene. + Rau quả màu trắng cung cấp Allicin. Rau quả nhiều màu sắc cung cấp cho chúng ta những dưỡng chất cần thiết để duy trì 1 lối sống khỏe mạnh. Dưỡng chất từ thực vật chỉ được tìm thấy trong cây cối và là thành phần chính trong thực phẩm bổ sung Nutrilite. Nutrilite luôn luôn đi đầu các nghiên cứu về dinh dưỡng, đặc biệt là các dưỡng chất từ thực vật. Tập thể dục kết hợp với chế độ ăn giàu trái cây rau củ giúp bảo vệ tim mạch và các cơ quan khác trong cơ thể giúp chống lại các gốc tự do và đạt sức khỏe tối ưu. Sức khỏe tối ưu là điều cốt lõi của Nutrilite và là chìa khóa của hạnh phúc. IV. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DINH DƯỠNG Giúp bạn nhận biết được những yếu tố ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng cân bằng hàng ngày Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng hợp lý hàng ngày và làm giảm giá trị dinh dưỡng cũng như khả năng hấp thụ chất của cơ thể như: thói quen ăn uống và yếu tố trong cuộc sống. 1. Thói quen ăn uống: Ăn theo sở thích, không cân đối và đa dạng các nhóm chất, thói quen ăn qua loa, bỏ bữa, sử dụng nhiều các loại thực phẩm chê biến sẵn góp phần làm thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như ít vitamin và khoáng chất, nhiều chất bột đường và béo, không đa dạng. 2. Các yếu tố trong cuộc sống: Các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. dược phẩm, stress, quá trình ăn kiêng, giảm cân cũng gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa và hấp thụ dưỡng chất. a. Căng thẳng, mất ngủ: _ Tình trạng căng thẳng tâm lý, mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng của cơ thể. _ Cần tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là vitamin A, B, C & E. b. Uống thuốc: _ Sử dụng dược phẩm trong thời gian dài có thể gây rối loạn quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể. _ Cần tăng cường bảo vệ chức năng gan. _ Bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin A, B, protein,… c. Ăn kiêng, giảm cân: _ Chế độ ăn kiêng có thể làm thiếu hụt vitamin và khoáng chất trong cơ thể. _ Những người muốn giảm cân với cường độ luyện tập cao, sẽ phải sử dụng nhiều năng lượng. _ Cần tăng cường các chất dinh dưỡng như protein, đa vitamin và khoáng chất. d. Nghiện rượu, cà phê,…: _ Làm thiếu hụt vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C và các vitamin nhóm B. _ Ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh và làm cơm thể mất nước. e. Hút thốc lá: _ Làm thiếu hụt vitamin C và carotenoid. _ Cần bổ sung thêm các vitamin B6, B12, C và E. THIẾU VI CHẤT DINH DƯỠNG: NẠN ĐÓI TIỀM ẨN Tình trạng thiếu các chất vi lượng rất phổ biến trên thế giới _ 30% dân số thế giới thiếu vitamin A, sắt và iod. _ ¾ số người thiếu vi lượng ở châu Á, Thái bình Dương. _ 735 triệu người thiếu đã có biểu hiện lâm sàng. _ 2 tỉ người thiếu chưa có biểu hiện. V. PHÒNG CHỐNG THIẾU HỤT DINH DƯỠNG VI LƯỢNG 3 giải pháp ngăn ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng. 1. Ăn đa dạng thực phẩm: Bổ sung đầy đủ và phong phú các nhóm chất dinh dưỡng hàng ngày. Cung cấp đủ 550g rau xanh và trái cây các loại hàng ngày. 2. Thực phẩm tăng cường vi chất: Các loại sữa bổ sung canxi, muối bổ sung iod,…góp phần tăng cường các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể hàng ngày. 3. Bổ sung dinh dưỡng dạng “thực phẩm chức năng”: Giúp cơ thể đạt sức khỏe tối ưu, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng cường chức năng cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân có hại và giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến thiếu dinh dưỡng. VI. TÌM HIỂU NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA KHÁCH HÀNG Xác định chính xác nhu cầu bổ sung dinh dưỡng sẽ giúp các bạn tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp dành riêng cho từng đối tượng khách hàng _ Trò chuyện với khách hàng của chúng ta về dinh dưỡng và sức khỏe. _ Lắng nghe và xác định sự thiếu hụt về dinh dưỡng. _ Giúp khách hàng hiểu về nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng và đưa ra giải pháp để giúp cải thiện. Vd: a. “Công việc của tôi bận rộn nên không có thời gian nấu nướng. tôi ít ăn trái cây và rau xanh. Da tôi bị khô và tôi cũng rất hay bị táo bón”. Vậy nhu cầu bổ sung dinh dưỡng của khách hàng là gì?  chất xơ, vitamin và khoáng chất. b. “tôi ăn rất ít để giảm cân, không biết tôi đã đủ dinh dưỡng chưa? Tôi có cảm giác da tôi xấu đi và cơ bắp không còn săn chắc như trước nữa” Nhu cầu bổ sung dinh dưỡng của khách hàng là gì?  chất đạm (protein), vitamin và khoáng chất. c. “Tôi phải kiêng ăn thị cá. Răng đã yếu nên tôi cũng không ăn được rau xanh và trái cây nhiều. Tôi cũng rất hay bị táo bón” Nhu cầu bổ sung dinh dưỡng của khách hàng là gì?  chất đạm (protein), vitamin và khoáng chất, chất xơ. Qua khóa học, bạn đã có những kiến thức cơ bản về sức khỏe, dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng cân bằng để xây dựng sức khỏe cho bản thân, gia đình, bạn bè và khách hàng: _ Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng với 6 nhóm thực phẩm khác nhau. _, Kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến dinh dưỡng. _ Sử dụng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. CÂU HỎI ÔN TẬP: 1. Theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, lượng muối khuyến nghị dùng hàng ngày là bao nhiêu?  dưới 6g. 2. xác định nhóm thực phẩm tạo nên một chế độ ăn uống cân bằng?  ngũ cốc, rau xanh và trái cây; dầu, mỡ và muối đường; thịt, cá, trứng, sữa, đậu. 3. Theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, lượng dầu ăn khuyến nghị dùng hàng ngày là bao nhiêu?  20g. 4. Chất dinh dưỡng vi lượng bao gồm những chất nào?  vitamin và khoáng chất. 5. Thói quen ăn uống nào ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày?  ăn nhiều hay ít hơn nhu cầu cơ thể, ăn không đa dạng thực phẩm. 6. Theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, chúng ta cần dùng các chất dinh dưỡng nào mỗi ngày?  chất bột đường, béo, đạm, vitamin & khoáng chất. 7. Theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, lượng ngũ cốc khuyến nghị dùng hàng ngày là bao nhiêu?  400g 8. Theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, lượng trái cây khuyến nghị dùng hàng ngày ít nhất là bao nhiêu?  200g. 9. Theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, lượng đường khuyến nghị dùng hàng ngày là bao nhiêu?  17g 10.Thiếu những chất nào được gọi là thiếu chất đa lượng?  chất đạm, chất béo, chất bột đường. . chất: Các loại sữa bổ sung canxi, muối bổ sung iod,…góp phần tăng cường các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể hàng ngày. 3. Bổ sung dinh dưỡng dạng “thực phẩm. độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ dinh dưỡng cân bằng các dưỡng chất giúp hỗ trợ và nâng cao sức khỏe. 1. Tháp dinh dưỡng hợp lý (1 người/ngày) Tháp dinh dưỡng

Ngày đăng: 12/03/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan