Luận văn Các hình thức đảm bảo tín dụng ngân hàng doc

45 3.5K 29
Luận văn Các hình thức đảm bảo tín dụng ngân hàng doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn Các hình thức đảm bảo tín dụng ngân hàng Các hình thức đảm bảo tín dụng ngân hàng GVHD: TS Hồ Hữu Tiến MỤC LỤC 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 4 1.1. Tín dụng ngân hàng 4 1.2. Đảo bảm tín dụng 4 1.3. Cho vay đảm bảo bằng tài sản 4 1.4. Tài sản đảm bảo tín dụng 5 1.5. Tài sản hình thành từ vốn vay 5 1.6. Đảm bảo tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay 5 1.7. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba 5 2. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 5 2.1. Nguyên tắc hoạt động tín dụng 5 2.2. Nguyên tắc đảm bảo tín dụng 6 3. NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO TÍN DỤNG VÀ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TÍN DỤNG 7 3.1. Một số văn bản pháp lí về đảm bảo tín dụng 7 3.2. Ý nghĩa và vai trò của đảm bảo tín dụng 8 3.2.1. Bảo đảm tín dụng là cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng8 3.2.2. Bảo đảm tín dụng kích thích hoạt động tín dụng của các Ngân hàng 9 3.2.3. Bảo đảm tiền vay có vai trò quan trọng trong việc hạn chế tranh chấp xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia trong quan hệ tín dụng ngân hàng 9 3.3. Danh mục tài sản đảm bảo tín dụng 9 3.3.1. Các loại tài sản cầm cố 9 3.3.2. Các loại tài sản thế chấp 11 3.3.3. Tài sản bảo lãnh 12 3.4. Điều kiện đối với tài sản đảm bảo tín dụng 12 3.5. Điều kiện đối với bên bảo lãnh 13 3.6. Phạm vi đảm bảo tín dụng 14 3.7. Mức cho vay so với giá trị tài sản dùng để đảm bảo 15 3.8. Bán, chuyển đổi tài sản cầm cố, bảo lãnh 15 3.9. Khai thác công dụng và hưởng lợi tức từ tài sản đảm bảo 16 4. CÁC HÌNH THỨC ĐẢM BẢO TÍN DỤNG 16 4.1. Đảm bảo không bằng tài sản 16 4.1.1. Điều kiện đối với khách hàng vay không đảm bảo tài sản 16 4.1.2. Trường hợp cho vay không bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ 17 4.1.3. Hạn mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: 17 4.1.4. Giấy tờ kèm theo bộ hồ sơ cho vay không có bảo đảm bằng tài sản 17 4.2. Đảm bảo tín dụng bằng tài sản 18 4.2.1. Đảm bảo tín dụng bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng hoặc bảo lãnh tài sản của bên thứ ba 18 4.2.2. Đảm bảo tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay 35 5. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TÍN DỤNG CỦA NHTM TẠI VIỆT NAM 39 5.1. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản 39 5.1.1. Cầm cố tài sản của khách hàng vay 39 5.1.2. Thế chấp tài sản của khách hàng vay 40 BT nhóm QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 2 Các hình thức đảm bảo tín dụng ngân hàng GVHD: TS Hồ Hữu Tiến 5.1.3. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba 41 5.1.4. Đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay 41 5.2. Đảm bảo tiền vay trong trường hợp không có tài sản đảm bảo 42 LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển của nền kinh tế tất yếu xuất hiện quan hệ tín dụng giữa các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Quan hệ tín dụng xuất hiện dựa vào sự luân chuyển dòng vốn giữa một bên cần vốn và một bên có vốn nhàn rỗi. Sự hình thành quan hệ tín dụng đồng nghĩa với nhu cầu xuất hiện một trung gian tài chính có chức năng: Nhận tiền gửi của dân cư, tài chính kinh tế, tài chính tín dụng… và cho vay lại các thành phần kinh tế với lãi suất thích hợp, đó chính là Ngân hàng. Do đó, tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụngcác tổ chức kinh tế, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả. Việc hoàn trả được nợ gốc trong tín dụng có nghĩa là việc thực hiện được giá trị hàng hoá trên thị trường, còn việc hoàn trả được lãi vay trong tín dụng là việc thực hiện được giá trị thặng dư trên thị trường. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh không phải lúc nào việc hoàn trả của khách hàng cũng diễn ra suôn sẻ mà luôn tiềm ẩn rủi ro. Những biến cố đó có thể gây tổn thất lớn cho ngân hàng, để khắc phục tình trạng này, ngân hàng đã đưa ra các hình thức bảo đảm tín dụng. Và chính nhờ điều này, khách hàng sẽ có trách nhiệm hơn với khoản vay của mình, còn đối với ngân hàng thì nó là nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng, khi nguồn trả nợ thứ nhất là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không bảo đảm. Để có một cái nhìn rõ hơn về CÁC HÌNH THỨC ĐẢM BẢO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG, chúng em đã quyết định thực hiện đề tài này. BT nhóm QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 3 Các hình thức đảm bảo tín dụng ngân hàng GVHD: TS Hồ Hữu Tiến 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1.1. Tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ kinh tế về sử dụng vốn tạm thời giữa ngân hàng và các tổ chức, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn của doanh nghiệp và các cá nhân. Tín dụng ngân hàng giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Tỉ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn đứng đầu và ngày càng tăng trong cơ cấu thu nhập của NHTM. 1.2. Đảo bảm tín dụng Theo nghị định số 85/ 2002/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng thì“bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay” (Điều 2.1). Như vậy thực chất của bảo đảm tiền vay là một trong những biện pháp để phòng ngừa rủi ro của TCTD, theo đó TCTD đưa ra các hình thức bảo đảm thích hợp áp dụng cho từng đối tượng khách hàng và biện pháp xử lý các bảo đảm đó nhằm hạn chế tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra. 1.3. Cho vay đảm bảo bằng tài sản Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là việc cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. BT nhóm QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 4 Các hình thức đảm bảo tín dụng ngân hàng GVHD: TS Hồ Hữu Tiến 1.4. Tài sản đảm bảo tín dụng Tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của khách hàng vay, của bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bao gồm: tài sản thuộc quyền sở hữu, giá trị quyền sử dụng đất của khách hàng vay, của bên bảo lãnh, tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của khách hàng vay, của bên bảo lãnh là doanh nghiệp nhà nước, tài sản hình thành từ vốn vay. 1.5. Tài sản hình thành từ vốn vay Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo nên bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay của tổ chức tín dụng. 1.6. Đảm bảo tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với tổ chức tín dụng. 1.7. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) là việc bên bảo lãnh cam kết với tổ chức tín dụng về việc sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu, giá trị quyền sử dụng đất của mình, đối với doanh nghiệp nhà nước là tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. 2. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 2.1. Nguyên tắc hoạt động tín dụng - Nguyên tắc thứ nhất: Cho vay phải theo phương hướng mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh của người vay vốn phù hợp với kế hoạch sản xuất phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và phải có hiệu. - Nguyên tắc thứ hai: Cho vay có giá trị tương đương làm bảo đảm. Nguyên tắc này đặt ra theo yêu cầu tất yếu khách quan của quy luật lưu thông tiền tệ, đòi hỏi các ngân hàng khi cấp tín dụng phải dựa trên cơ sở tài sản thế chấp hợp pháp và có các vật tư có giá trị tương đương. Các giá trị tương đương làm bảo đảm có thể là tài sản cố định, vật tư hang hoá trong kho hay đang trên đường vận chuyển, các giấy tờ có giá, các quyền về tài sản BT nhóm QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 5 Các hình thức đảm bảo tín dụng ngân hàng GVHD: TS Hồ Hữu Tiến - Nguyên tắc thứ ba: Cho vay có hoàn trả vốn và lãi sau một thời gian nhất định. Đây là nguyên tắc thể hiện tính đặc trưng của tín dụng ngân hàng, đòi hỏi các khoản tiền ngân hàng cho vay sau khi đã sử dụng vào mục đích của người vay phải được hoàn trả cho ngân hàng theo đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng cả vốn và lãi vay. 2.2. Nguyên tắc đảm bảo tín dụng - Ngân hàng có quyền lựa chọn và quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. - Trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ, thì tổn thất do nguyên nhân khách quan của các khoản cho vay này sẽ được Chính phủ xử lý. - Trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, song trong quá trình sử dụng vốn vay, ngân hàng phát hiện khách hàng vay vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng vay thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc thu hồi nợ trước hạn. - Trường hợp khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết, ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ. - Sau khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, nếu khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh vẫn chưa thực hiện đúng hoặc thực hiện chưa đủ nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết. BT nhóm QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 6 Các hình thức đảm bảo tín dụng ngân hàng GVHD: TS Hồ Hữu Tiến 3. NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO TÍN DỤNG VÀ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TÍN DỤNG 3.1. Một số văn bản pháp lí về đảm bảo tín dụng - Luật các Tổ chức tín dụng ban hành ngày 12/12/1997, và luật các Tổ chức tín dụng được sửa đổi bổ sung năm 2004. - Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/ 12/ 1999 của chính phủ về bảo đảm tiền vay của TCTD. Thông tư số 07/ 2003/ TT - NHNN ngày 19/ 5/ 2003 của NHNN hướng dẫn thực hiện nghị định số 178/ 1999/ NĐ - CP của chính phủ. Đây là những văn bản pháp luật cơ bản nhất quy định về bảo đảm tiền vay trong đó quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch bảo đảm, các nguyên tắc về đảm bảo tiền vay, các tài sản tham gia làm tài sản bảo đảm - Nghị định số 85/ 2002/ NĐ - CP ngày 25/ 10/ 2002 về sửa đổi bổ sung nghị định 178/1999/NĐ-CP. Trong nghị định số 85/ 2002/ NĐ - CP việc định giá quyền sử dụng đất được quy định rõ ràng hơn, tạo quyền chủ động hơn cho các TCTD. Theo đó, việc định giá đất do khách hàngngân hàng tự thỏa thuận theo giá chuyển nhượng thực tế tại địa phương tại thời điểm thế chấp, và tổ chức tín dụng tự xem xét quyết định mức cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. - Nghị định số 165/ 1999/ NĐ - CP ngày 19/ 11/ 1999 của chính phủ về giao dịch bảo đảm. - Nghị định số 08/ 2000/ NĐ - CP ngày 10/ 3/ 2000 của chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm. - Quyết định số 1627/ 2001/ QĐ - NHNN ngày 31/ 12/ 2001 của NHNN về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng. - Quyết định số 26/ 2006/ QĐ - NHNN ngày 26/ 6/ 2006 của Ngân hàng Nhà nước về quy chế bảo lãnh ngân hàng (thay thế quyết định số 283/ 2000/ QĐ - NHNN). - Thông tư số 06/ 2002/ TT - BTP hướng dẫn một số quy định của nghị định số 165/1999/NĐ- CP về giao dịch bảo đảm. BT nhóm QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 7 Các hình thức đảm bảo tín dụng ngân hàng GVHD: TS Hồ Hữu Tiến - Thông tư số 05/2005/ TTLT - BTP - BTNMT ngày 16/ 6/ 2005 của bộ Tư pháp, bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, bằng tài sản gắn liền với đất. - Thông tư số 07/ 2003 - NHNN ngày 19/ 5/ 2003 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số quy định về bảo đảm tiền vay của các TCTD. - Thông tư số 10/ 2000/ TT - NHNN ngày 31/ 8/ 2000 và thông tư liên tịch số 12/ 2000/ TTLT - NHNN - BTP - BTC - TCĐT ngày 22/ 11/ 2000 hướng dẫn thực hiện về giải pháp về bảo đảm tiền vay. - Thông tư liên tịch số 2003/ TTLT - NHNN - BTP - BCA - BTC - TCĐT ngày 23/ 4/ 2001 hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ của các TCTD. - Thông tư số 03/ 2003/ TTLT - BTP - BTNMT ngày 4/ 7/ 2003 hướng dẫn về trình tự đăng ký và cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Ngoài ra còn có rất nhiều các văn bản hướng dẫn cụ thể liên quan đến hoạt động bảo đảm tiền vay do các Ngân hàng thương mại đưa ra dựa trên những quy định của nhà nước phù hợp với lĩnh vực hoạt động ngân hàng của mình. 3.2. Ý nghĩa và vai trò của đảm bảo tín dụng 3.2.1. Bảo đảm tín dụng là cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng Hoạt động ngân hàng với bản chất của mình chịu ảnh hưởng của rất nhiều loại rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Rủi ro trong hoạt động tín dụng là tình trạng người đi vay không có khả năng hoàn trả được lãi hoặc gốc, hoặc cả lãi và gốc một cách đầy đủ, đúng hạn hoặc tìm cách lừa đảo chiếm đoạt vốn ngân hàng. Phát luật của hầu hết các nước đều có quy định cụ thể về an toàn trong hoạt động tín dụng, theo đó các ngân hàng khi cấp tín dụng đều phải tuân thủ những điều kiện nhất định. Thông thường để có thể tránh những rủi ro không trả được nợ của người đi vay, các ngân hàng quy định các điều kiện vay vốn, trong đó bảo đảm tiền vay được xem là một trong những điều kiện quan trọng nhất. Bản chất của bảo đảm tiền vay là sử dụng những tài sản làm bảo đảm để trả nợ thay cho các khoản vay mà người vay đã dùng vào sản xuất kinh doanh nhưng không có khả năng trả nợ ngân hàng. Như vậy tài BT nhóm QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 8 Các hình thức đảm bảo tín dụng ngân hàng GVHD: TS Hồ Hữu Tiến sản làm bảo đảm tiền vay phải có giá trị, tức là hàng hoá và có thị trường tiêu thụ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. 3.2.2. Bảo đảm tín dụng kích thích hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Chức năng cơ bản của nguồn vốn tự có của ngân hàng là để đảm bảo cho các nghĩa vụ trả nợ của chính các tổ chức đó đối với những người gửi tiền. Trong hoạt động ngân hàng, nguồn vốn tự có là cơ sở để cho các ngân hàng giữ được khả năng trả nợ, khả năng thanh toán ngay cả trong trường hợp hoạt động kinh doanh ngân hàng không đem lại lợi nhuận. Nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi của khách hàng, tiền vay của các ngân hàng khác, tiền huy động từ việc phát hành trái phiếu và tiền vay tại ngân hàng Nhà nướ. Ngân hàng thực hiện hoạt động tín dụng trên cơ sở nguồn vốn huy động là chủ yếu, tức Ngân hàng đi vay để cho vay. Thông qua việc đi vay để cho vay này, Ngân hàng phân phối các nguồn vốn cho các nhu cầu đầu tư của nền kinh tế, tuân thủ các điều kiện vay vốn, đặc biệt là điều kiện về bảo đảm tiền vay thì rủi ro tín dụng sẽ được loại trừ. 3.2.3. Bảo đảm tiền vay có vai trò quan trọng trong việc hạn chế tranh chấp xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia trong quan hệ tín dụng ngân hàng. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản được thể hiện bằng các hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh mà Nghị định 165/ 1999/ NĐ - CP gọi là các giao dịch bảo đảm. Các bên trong hợp đồng tín dụng ngân hàng có quyền thoả thuận áp dụng biện pháp bảo đảm cũng như thoả thuận các điều khoản trong giao dịch bảo đảm. Các giao dịch bảo đảm này là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín dụng ngân hàng. Theo điều 5 Nghị định 178/ 1999/ NĐ - CP quy định: “Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong việc bảo đảm tiền vay. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào việc bảo đảm tiền vay và việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các bên”. 3.3. Danh mục tài sản đảm bảo tín dụng 3.3.1. Các loại tài sản cầm cố - Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quí, đá quí và các vật có giá trị khác. BT nhóm QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 9 Các hình thức đảm bảo tín dụng ngân hàng GVHD: TS Hồ Hữu Tiến - Ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ. - Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thương phiếu, các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền, cổ phiếu do các TCTD phát hành. - Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ Hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác. - Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật. - Tàu biển theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, tàu bay theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được cầm cố. - Tài sản hình thành trong tương lai là động sản hình thành sau thời điểm ký kết giao dịch cầm cố và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố như hoa lợi, lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, các động sản khác mà bên cầm cố có quyền nhận; - Các tài sản khác theo quy định của pháp luật. Lưu ý: - Cần thoả thuận trước với khách hàng về việc lợi tức và các quyền phát sinh từ TSCC cũng thuộc TSCC nếu pháp luật không có quy định gì khác. - Tương tự, nếu TSCC được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc TSCC. - Đối với động sản không có giấy sở hữu: chi nhánh chỉ nên nhận những loại động sản phổ biến như kim loại quý, đá quý, đồ dùng gia dụng. - Chi nhánh chỉ nên nhận cầm cố tài sản luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh nếu quản lý chặt được hàng hoá luân chuyển đó. - Đối với động sản có giấy chứng nhận sở hữu: chi nhánh chỉ nên nhận những loại tài sản phổ biến như phương tiện vận tải các loại. BT nhóm QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 10 [...]... quy định khác b Các phương thức và thủ tục xử lý tài sản bảo đảm b.1 Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận (1) Nguyên tắc Tài sản bảo đảm được xử lý theo thỏa thuận giữa Các đơn vị trực tiếp cho vay và bên bảo đảm tại hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo đảm Các đơn vị trực tiếp cho vay và khách BT nhóm QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 27 Các hình thức đảm bảo tín dụng ngân hàng GVHD: TS Hồ Hữu Tiến hàng có thể thỏa... bảo đảmcác loại giấy tờ liên quan - Chi nhánh cần thực thi các biện pháp thích hợp ngay khi phát hiện khách hàng hoặc bên thứ ba vi phạm các cam kết tại Hợp đồng bảo đảm BT nhóm QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 24 Các hình thức đảm bảo tín dụng ngân hàng GVHD: TS Hồ Hữu Tiến b Trường hợp tài sản bảo đảm do bên khách hàng vay, bên thứ ba giữ, bảo quản và, hoặc sử dụng - Tuỳ tính chất và đặc điểm của tài sản bảo. .. tài sản theo 1 trong các phương thức sau: - Sau khi xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận: các đơn vị trực tiếp cho vay hoặc bên bảo đảm tiến hành xóa đăng ký xử lý tài sản, xóa đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm - Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận BT nhóm QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 28 Các hình thức đảm bảo tín dụng ngân hàng GVHD: TS Hồ Hữu... đảm) Trong trường hợp các đơn vị trực tiếp cho vay và khách hàng không xử lý được tài sản bảo đảm theo phương thức đã thỏa thuận, thì đơn vị trực tiếp cho vay có quyền chủ động lựa chọn áp dụng một hoặc một số trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm sau đây để thu hồi nợ: • Bán tài sản bảo đảm: Bán tài sản bảo đảm trực tiếp cho người mua BT nhóm QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 26 Các hình thức đảm bảo tín dụng. .. Trường hợp áp dụng : BT nhóm QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 35 Các hình thức đảm bảo tín dụng ngân hàng GVHD: TS Hồ Hữu Tiến • Chi nhánh được quyền lựa chọn áp dụng việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, nếu khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng được các điều kiện quy định của việc đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay • Ngoài ra, chi nhánh được quyền cho vay có bảo đảm bằng... giao dịch bảo đảm - Trường hợp nhiều bên cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách hàng vay thì các bên bảo lãnh phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật BT nhóm QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 14 Các hình thức đảm bảo tín dụng ngân hàng GVHD: TS Hồ Hữu Tiến có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; NH nhận bảo lãnh có thể yêu cầu bất cứ một trong số các bên bảo lãnh thực... tài sản) - Các đơn vị trực tiếp cho vay ủy quyền hoặc chuyển giao việc xử lý tài sản bảo đảm cho tổ chức có chức năng được mua tài sản để bán BT nhóm QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG 29 Các hình thức đảm bảo tín dụng ngân hàng - GVHD: TS Hồ Hữu Tiến Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm (trừ tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất) - Nhận các khoản... kết hợp đồng bảo đảm và phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp Ngân hàng và khách hàng vay thoả thuận bảo đảm bằng tài sản như một biện pháp bổ sung đối với khoản vay không có bảo đảm bằng tài sản - Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm cho nhiều khoản vay khác nhau tại một ngân hàng - Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm cho các khoản vay khác nhau tại các ngân hàng khác nhau... hàng vay hoặc bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì tài sản dùng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tại ngân hàng (tài sản bảo đảm) được xử lý để thu hồi nợ - Tài sản bảo đảm được xử lý theo phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh (hợp đồng bảo đảm) giữa ngân hàng và khách hàng vay, bên bảo lãnh (bên bảo. .. báo xử lý tài sản bảo đảm Bên bảo đảm phối hợp với ngân hàng thực hiện các biện pháp chuẩn bị cho việc xử lý tài sản bảo đảm như bàn giao tài sản bảo đảm cho Các đơn vị trực tiếp cho vay, bàn giao giấy tờ có liên quan đến tài sản bảo đảm theo yêu cầu của ngân hàng (trong trường hợp bên bảo đảm hoặc bên thứ ba giữ giấy tờ, tài sản bảo đảm) , tạo điều kiện cho bên mua tài sản và thực hiện các biện pháp cần . Luận văn Các hình thức đảm bảo tín dụng ngân hàng Các hình thức đảm bảo tín dụng ngân hàng GVHD: TS Hồ Hữu Tiến MỤC LỤC 1 an toàn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng8 3.2.2. Bảo đảm tín dụng kích thích hoạt động tín dụng của các Ngân hàng 9 3.2.3. Bảo đảm tiền vay có vai trò

Ngày đăng: 12/03/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

    • 1.1. Tín dụng ngân hàng

    • 1.2. Đảo bảm tín dụng

    • 1.3. Cho vay đảm bảo bằng tài sản

    • 1.4. Tài sản đảm bảo tín dụng

    • 1.5. Tài sản hình thành từ vốn vay

    • 1.6. Đảm bảo tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay

    • 1.7. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

    • 2. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

      • 2.1. Nguyên tắc hoạt động tín dụng

      • 2.2. Nguyên tắc đảm bảo tín dụng

      • 3. NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO TÍN DỤNG VÀ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TÍN DỤNG

        • 3.1. Một số văn bản pháp lí về đảm bảo tín dụng

        • 3.2. Ý nghĩa và vai trò của đảm bảo tín dụng

          • 3.2.1. Bảo đảm tín dụng là cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng

          • 3.2.2. Bảo đảm tín dụng kích thích hoạt động tín dụng của các Ngân hàng

          • 3.2.3. Bảo đảm tiền vay có vai trò quan trọng trong việc hạn chế tranh chấp xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia trong quan hệ tín dụng ngân hàng.

          • 3.3. Danh mục tài sản đảm bảo tín dụng

            • 3.3.1. Các loại tài sản cầm cố

            • 3.3.2. Các loại tài sản thế chấp

            • 3.3.3. Tài sản bảo lãnh

            • 3.4. Điều kiện đối với tài sản đảm bảo tín dụng

            • 3.5. Điều kiện đối với bên bảo lãnh

            • 3.6. Phạm vi đảm bảo tín dụng

            • 3.7. Mức cho vay so với giá trị tài sản dùng để đảm bảo

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan