CÔNG THỨC THUỐC NAM TRỊ BỆNH THÔNG THƯỜNG potx

8 446 0
CÔNG THỨC THUỐC NAM TRỊ BỆNH THÔNG THƯỜNG potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÔNG THỨC THUỐC NAM TRỊ BỆNH THÔNG THƯỜNG Đây là những công thức thuốc nam trị vài bệnh thông thường theo phương châm thầy tại chỗ, thuốc tại chỗ, chăm sóc tại nhà, những công thức nầy đã được sử dụng rộng rãi qua nhiều thời kỳ chưa thấy tác dụng phụ. Bệnh Tiêu chảy HOẮC HƯƠNG ( POGOSTEMON CABLIN ) Tên cây : Hoắc hương. Mô tả : Cây cỏ, sống lâu năm, cao 30 - 60cm. Thân vuông, màu nâu tím, gốc hóa gỗ. Lá mọc đối, phiến lá hơi dày, mép khía răng to. Hoa màu hồng tím nhạt, mọc thành bông ở kẽ lá hoặc đầu cành (rất ít khi thấy). Quả bế có hạt cứng. Toàn cây có lông và mùi thơm. Loài Agastache rugosus (Fisch. et Mey.) Kuntze (hoắc hương núi, thổ hoắc hương) cũng được dùng. Phân bố : Cây được trồng để lấy lá làm thuốc. Bộ phận dùng : Cả cây, trừ rễ. Thu hái trước khi cây có hoa. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Cả cây chứa tinh dầu, trong tinh dầu có benzaldehyd, eugenol, anhydrid cinnamic, (-patchoulen, (-guaien, (-bulnesen, (-terpinen, cadinen và patchouli alcol. Công dụng : Kháng khuẩn, chống viêm. Chữa đau bụng, ỉa chảy, cảm, cúm, sốt, nhức đầu, ho, khó tiêu, sôi bụng, nôn oẹ, ợ khan, hôi miệng, đau mình mẩy. Ngày dùng 6 - 12g dạng thuốc bột, thuốc hãm hoặc thuốc sắc. ỔI (PSIDIUM GUAJAVA) Mô tả cây : Cây nhở cao 5-10m, vỏ nhẵn, mỏng, khi già bong từng mảng lớn, cành non vuông, có nhiều lông mềm, về sau hình trụ và nhẵn. Lá mọc đối, thuôn hay hình trái xoan, gốc tù hay gần tròn, gân lá nổi rỏ ở mặt dưới. Hoa trắng , mọc đơn độc hay tập trung 2-3 cái thành cụm ở nách lá. Quả mang hình cầu, chứa rất nhiều hạt hình bầu dục. Ðài hoa tồn tại trên quả. Thành phần hoá học :Lá ổi chứa tinh dầu trong đó có dl-limonen, còn có sitosterol, acid maslinic, acid guijavalic. Trong lá ổi non và búp non còn có 7-10% tanin pyrogalic, khoảng 3% nhựa. Nhựa cây ổi chứa acid d-galactilronic và l-arabinose. Cây, quả ổi có pectin, vitamin C. Trong hạt có hàm lượng tinh dầu cao hơn trong lá. Vỏ thân chứa acid ellagic. Tính vị, tác dụng : Ổi có vị ngọt và chát, tính bình, có tác dụng cầm ỉa chảy, tiêu viêm, cầm máu. Vỏ ổi cũng có vị chát, lá cũng vậy. Do nó có nhiều chất tanin nên nó làm săn nêm mạc ruột, làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột, còn có tác dụng kháng khuẩn. Công dụng :Thường được dùng trị viêm ruột cấp và mạn, kiết lỵ, trẻ em khó tiêu hoá. Dùng từ 15-30g dạng thuốc sắc. Lá tươi cũng được khi bị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu và vết loét. Nhân dân thường dùng lá và quả ổi chữa ỉa chảy và đau bụng đi ngoài. Lá, búp ổi non còn được dùng chữa bệnh zona. Ở Ấn Ðộ. Người ta dùng vỏ rể chữa ỉa chảy ở trẻ em, quả làm thuốc nhuận tràng, lá dùng trị vết thương và loét, nước sắc lá dùng cầm dịch tả, nôn mửa và ỉa chảy. KÉ ĐẦU NGỰA (XANTHIUM STRUMARIUM) Tên cây : Ké đầu ngựa, thương nhĩ, phắt ma, mác nhàng (Tày). Mô tả : Cây cỏ, sống hàng năm, cao 40 - 70cm. Thân màu lục, có khía, đôi khi có những chấm màu nâu tím. Lá mọc so le, chia thùy không đều, mép khía răng, có lông ngắn và cứng. Cụm hoa hình đầu mọc tụ tập ở kẽ lá. Quả hình trứng, có móc. Phân bố : Cây mọc hoang khắp nơi, ở ven đường, bãi trống, ruộng hoang. Bộ phận dùng : Quả. Thu hái khi quả chưa ngã màu vàng. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Quả chứa alcaloid, sesquiterpen, lacton (xanthinin, xanthimin, xanthatin), dầu béo. Lá chứa iod : 200 microgram trong 1g lá. Trong quả là 220 - 230 microgram/1g quả. Công dụng : Chống dị ứng, chống viêm. Chữa mụn nhọt, lở loét, mày đay, tràng nhạc, bướu cổ, đau khớp, thấp khớp, tay chân đau co rút, đau đầu, viêm mũi chảy nước hôi, đau họng, lỵ. Ngày 6 - 12g thuốc sắc, cao hoặc viên. Nước sắc quả ngậm chữa đau răng, bôi chữa nấm tóc, hắc lào. RIỀNG (ALPINIA GALANGA) Tên cây : Riềng, riềng ấm, hậu khá (Thái), riềng nếp. Mô tả :Cây cỏ, sống lâu năm, cao 1 - 2m. Thân rễ mập, mọc bò ngang, hình trụ, có phủ nhiều vảy. Lá mọc so le, hình ngọn dáo, phiến cứng và bóng, có bẹ. Cụm hoa mọc thành chùm dài 20 - 30cm ở ngọn thân gồm nhiều hoa màu trắng, cánh môi hẹp có vân hồng. Quả hình cầu hay hình trứng. Loài Alpinia officinarum Hance cũng được dùng và là loại dược dụng. Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở khắp nơi. Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa thu đông. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học :Thân rễ chứa tinh dầu gồm cineol, methyl cinnamat; các flavon; galangin; alpinin; kaempferid 3-dioxy-4-methoxy flavon. Công dụng : Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa, đau dạ dày, đau bụng, ỉa chảy, cảm sốt, sốt rét : Ngày 3 - 6g dạng thuốc sắc, bột hoặc rượu thuốc. Còn chữa đau răng bằng cách ngậm thân rễ, cắn nhẹ ở chỗ răng đau. THIỀN LIỀN (KAEMPFERIA ANGUSTIFOLIA) Tên cây : Ðịa liền, thiền liền, sơn nại, tam nại, sa khương, co xá choóng (Thái). Mô tả :Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ gồm nhiều củ nhỏ, hình trứng. Lá 2 - 3 cái, mọc hàng năm vào mùa mưa; phiến lá rộng, có bẹ, mọc sát đất, mặt dưới có lông. Hoa trắng, pha tím, không cuống, mọc từ kẽ lá. Toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm, nóng. Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở một số nơi để làm thuốc. Bộ phận dùng : Thân rễ. Thu hái vào mùa đông, xuân. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học : Thân rễ chứa tinh dầu (2,4 - 3,9%), trong có p- methoxytranscinnamat ethyl, acid p-methoxytranscinnamic, acid transcinnamic, p- methoxytyren, acid p-coumaric, n-pentadecan, (3 -caren, borneol, camphen. Công dụng : Chữa ăn uống không tiêu, ngực bụng đau lạnh, nhức đầu, cảm sốt, đau răng. Ngày 3 - 6g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc viên. Thân rễ ngâm rượu 40o CẢM SỐT BẠC HÀ (MENTHA ARVENSIS) Tên cây : Bạc hà, bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiăc hom (Tày). Mô tả : Cây cỏ sống nhiều năm, thường lụi vào mùa đông. Thân vuông, mọc đứng hay mọc bò, cao 30 - 50cm, có rễ mọc ra từ các đốt. Lá mọc đối, hình trứng, mép khía răng, có lông cả hai mặt. Hoa nhỏ màu trắng hay tím hồng, tụ tập ở kẽ lá, tràng hình môi. Toàn cây có tinh dầu mùi thơm. Loài Mentha piperita L. và một số giống khác thuộc loài M. arvensis L. được nhập trồng ở Việt Nam. Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi, nơi đất ẩm, mát. Còn được trồng ở nhiều nơi. Bộ phận dùng :Toàn cây, trừ rễ. Thu hái khi cây sắp ra hoa hay đang có nụ, lúc trời khô ráo. Bỏ lá sâu, úa, rửa sạch, dùng tươi hay phơi trong râm hay sấy ở nhiệt độ 30o - 40o đến khô. Thành phần hóa học : Toàn cây có chứa tinh dầu trong đó L-menthol 65 - 85%, menthyl acetat, L-menthon, L-(-pinen, L-limonen. Công dụng : Sát trùng mạnh, gây tê mát, giảm đau. Chữa cảm, sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, ho, viêm họng, đau bụng, đau dây thần kinh, nôn mửa. Ngày 12 - 20g, dạng thuốc hãm, sắc. Lá tươi dùng ngoài, nhiều thuốc xoa, thuốc xông chứa tinh dầu, menthol. KINH GIỚI (ELSHOLTZIA CRISTATA) Tên cây :Kinh giới, khương giới, giả tô, nhả nát hom (Thái). Mô tả :Cây nhỏ, cao 40 - 60cm. Thân vuông, có lông mịn. Lá mọc đối, mép khía răng, gân lá nổi rõ ở mặt dưới. Hoa nhỏ màu tím nhạt, hoặc hồng tía mọc thành bông lệch ở đầu cành. Quả bế, thuôn nhẵn. Toàn cây có mùi thơm. Phân bố :Cây được trồng phổ biến làm gia vị và làm thuốc. Bộ phận dùng :Cành lá và cụm hoa. Thu hái vào lúc cây đang ra hoa. Phơi hoặc sấy khô. Thành phần hóa học :Cả cây chứa tinh dầu trong có các ceton của elsholtzia. Công dụng : Chữa cảm sốt, nhức đầu, sởi, cúm, đau xương, viêm họng, mụn nhọt, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, đại tiện ra máu. Ngày 10 - 16g cây khô hoặc 20 - 30g cây tươi dạng thuốc sắc hoặc xông. Có thể giã nát cây tươi vắt nước uống. Sao đen khi dùng để cầm máu. TÔ DIỆP (PERILLA OCYMOIDES ) Tên cây : Tía tô, tử tô, hom tô, hom đeng (Thái), phằn cưa (Tày), cần phân (Dao). Mô tả : Cây nhỏ, cao 0,5 - 1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành xim co ở đầu cành. Quả bế, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông. Loài tía tô mép lá quăn (Perilla ocymoides L. var. bicolorlaciniata) có giá trị sử dụng cao hơn. Phân bố : Cây được trồng phổ biến khắp nơi làm rau gia vị và làm thuốc. Bộ phận dùng : Cả cây, trừ rễ, gồm lá (thu hái trước khi ra cây hoa), cành (thu hoạch khi đã lấy hết lá), quả (ở những cây chủ định lấy quả). Phơi trong mát hoặc sấy nhẹ cho khô. Thành phần hóa học : Tinh dầu chứa perillaldehyd (4 isopropenyl 1-cyclohexen 7-al), limonen, (-pinen và dihydrocumin. Hạt có dầu béo gồm acid oleic, linoleic và linolenic; acid amin : arginin, histidin, leucin, lysin, valin. Công dụng : Chữa cảm, sốt, nhức đầu, sổ mũi, phòng sẩy thai, ngày 6 - 10g lá hoặc cành dạng thuốc sắc. Quả chữa ho, ngày 3 - 5g. HÀNH (ALINIUM FISTULOSIUM ) Tên cây : Hành, hành hoa, đại thông, thông bạch, hom búa (Thái), sông (Dao). Mô tả : Cây cỏ, cao 20 - 40 cm. Thân hành vảy, màu trắng. Lá gồm 4 - 6 cái, hình trụ rỗng, thuôn, đầu nhọn. Hoa nhỏ, màu trắng, tụ tập thành tán giả trên một cuống chung dài. Quả nang. Hạt nhỏ, hình 3 cạnh, màu đen. Toàn cây có mùi thơm hăng, cay. Phân bố : Cây trồng ở khắp nơi, làm gia vị. Bộ phận dùng : Toàn cây, chủ yếu thân hành. Thu hái vào mùa đông xuân. Dùng tươi hoặc phơi khô. Thành phần hóa học :Thân hành chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có allyl propyl disulfit, diallyl disulfit và hợp chất sulfur. Công dụng : Chữa cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, tiêu hóa kém, nhiễm trùng đường ruột, thấp khớp, đau răng, mụn nhọt, bí tiểu tiện. Ngày 30 - 60g cây tươi dạng sắc, nước ép hoặc ăn với cháo nóng. Thân hành giã đắp chữa mụn nhọt hoặc thêm nước sôi vào xông để giải cảm. TÍA TÔ ( PERILLA OCYMOIDES ) Tên cây : Tía tô, tư tô, hom tô, hom đeng (Thái), phằn cưa (Tày), cần phân (Dao). Mô tả : Cây nhỏ, cao 0,5 - 1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía. Hoa nhỏ màu trắng mọc ở đầu cành. Quả bé, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông. Loài tía tô mép lá quăn (Perilla ocymoides L. var. bicolorlaciniata) có giá trị sử dụng cao hơn. Phân bố : Cây được trồng phổ biến khắp nơi làm rau gia vị và làm thuốc. Bộ phận dùng : Cả cây, trừ rễ, gồm lá (thu hái trước khi ra cây hoa), cành (thu hoạch khi đã lấy hết lá), quả (ở những cây chỉ định lấy quả). Phơi trong mát hoặc sấy cho khô. Thành phần hóa học : Tinh dầu chứa perillaldehyd (4 isopropenyl 1-cyclohexen 7-al), limonen, (-pinen và dihydrocumin. Hạt có dầu béo gồm acid oleic, linoleic và linolenic; acid amin : arginin, histidin, leucin, lysin, valin. Công dụng : Chữa cảm, sốt, nhức đầu, phòng sẩy thai, ngày 6 - 10g lá hoặc cành dạng thuốc sắc. Quả chữa ho, ngày 3 - 5g. . CÔNG THỨC THUỐC NAM TRỊ BỆNH THÔNG THƯỜNG Đây là những công thức thuốc nam trị vài bệnh thông thường theo phương châm thầy tại chỗ, thuốc. tác dụng kháng khuẩn. Công dụng :Thường được dùng trị viêm ruột cấp và mạn, kiết lỵ, trẻ em khó tiêu hoá. Dùng từ 15-30g dạng thuốc sắc. Lá tươi cũng

Ngày đăng: 12/03/2014, 00:20

Hình ảnh liên quan

Mô tả :Cây cỏ, sống lâu năm, cao 1- 2m. Thân rễ mập, mọc bị ngang, hình trụ, có phủ - CÔNG THỨC THUỐC NAM TRỊ BỆNH THÔNG THƯỜNG potx

t.

ả :Cây cỏ, sống lâu năm, cao 1- 2m. Thân rễ mập, mọc bị ngang, hình trụ, có phủ Xem tại trang 3 của tài liệu.
Mô tả :Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ gồm nhiều củ nhỏ, hình trứng. Lá 2-3 cái, mọc - CÔNG THỨC THUỐC NAM TRỊ BỆNH THÔNG THƯỜNG potx

t.

ả :Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ gồm nhiều củ nhỏ, hình trứng. Lá 2-3 cái, mọc Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan