văn học việt nam ở hải ngoại sau 1975, thế hệ các nhà văn trưởng thành ở hải ngoại

32 1.4K 2
văn học việt nam ở hải ngoại sau 1975, thế hệ các nhà văn trưởng thành ở hải ngoại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO THỰC TẬP Đề tài: VĂN HỌC VIỆT NAM HẢI NGOẠI SAU 1975, THẾ HỆ CÁC NHÀ VĂN TRƯỞNG THÀNH HẢI NGOẠI 1 MỤC LỤC VĂN HỌC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TỪ 1954-1975 2 BÀI TẬP NHÓM CÂU 31: VĂN HỌC VIỆT NAM HẢI NGOẠI SAU 1975, THẾ HỆ CÁC NHÀ VĂN TRƯỞNG THÀNH HẢI NGOẠI: HOÀNG MAI ĐẠT, NGU YÊN, PHẠM THỊ NGỌC, NGUYỄN HOÀNG NAM. Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Đình Hảo Nhóm sinh viên thực hiện: Họ và tên Mssv 1. Trương văn Bình 0811700 2. Nguyễn Văn Hùng 0811743 3. Nguyễn văn Thuộc 0811806 Đà Lạt 04-2011 Văn học Việt Nam hải ngoại sau 1975, thế hệ nhà văn trưởng thành hải ngoại Hoàng Mai Đạt, Ngu Yên, PhạmThị Ngọc, Nguyễn Hoàng Nam I. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN 3 Năm 1975 đất nước ta được thống nhất hoàn toàn, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa bị sụp đổ.từ đó có một bộ phận người Việt đã đi ra hải ngoại để tị nạn. trong số đó có một bộ phận các văn nghệ sĩ cũng theo dòng tị nạn đó. Từ dòng người Việt tị nạn đó sau này đã tạo ra một dòng văn học mới- dòng văn học Việt Nam hải ngoại sau 1975. 1. Đặc điểm Chống đối chính thể trong nước (chính trị): đây là vấn đề nhạy cảm lien quan đến chính tri . khi tị nạn ra nước ngoài, có một bộ phận người Việt vẫn thường xuyên và âm mưu chống phá đất nước. tư tưởng chống phá này có nhiều trong thế hệ tị nạnban đầu. từ đó nền văn học hải ngoại cũng ít nhiều bị chi phối bởi tư tưởng chống phá. Tự do viết (tự do) :đây là đặc điểm về tự do trong cách viết và tư tưởng. Đối kháng cho nhân sinh nhân loại (yếu tố đối kháng) Theo Mai Thảo thì đối tượng của văn học Việt Nam hải ngoại là “hướng vào vận nạn đất nước không có hướng tới nào khác”. Chúng ta có thể thấy rằng văn học Vệt Nam hải ngoại phồn thịnh là do cuộc vượt biên năm 1978, làm xuất hiện nhiều người viết mới.từ cuộc vượt biên này đã xuất hiện những cây bút viết trước và sau 1975. Từ đó, có không ít các nhà văn, nhà thơ trưởng thànhthành công. 2. Các giai đoạn phát triển Từ hoàn cảnh lịch sử, chúng ta có thể chia văn học Việt Nam hải ngoại thành 3 giai đoạn như sau: a. Giai đoạn khai phá (1976-1979): với các nhà văn nhà thơ thời kì di tản,các tờ tạp chí văn học California, như Quê mẹ của nhóm Võ Văn 4 Aí- Ỷ Lan, Canada với các nhà văn như Nguyễn Ngọc Ngạn, Bắc Phong, Võ Kì Điện… b. Giai đoạn phát triển (1980-1985): giai đoạn này văn học phát triển nhờ cuộc vượt biên đông đảo, cộng thêm sự tiến bộ về khoa học -kĩ thuật như các máy in, xếp chữ và các tổ chức khang chiến từ hải ngoại. Xuất hiện các tờ báo mới như: Châu Dương và Về Nguồn (ở Úc), Lửa Việt và Làng Văn (Canada). Các tác giả như: Võ Hoàng, Tưởng Năng Tiến, Nguyễn Ngọc Ngạn, Trần Diệu Hằng, Lê Thị Huệ, Hà Thúc Sinh, Nguyễn Mộng GiácVõ Phiến, Hồ Trường An và Duyên Anh c. Giai đoạn kiện toàn (1986-1990): sự phát triển của khao học-công nghệ và sự xâm nhập văn hóa từ nội địa Việt Nam. giai đoạn này chúng ta đã thấy được dấu hiệu của sự giao lưu văn hóa giưa văn học hải ngoại văn học trong nước Nhiều báo mới ra đời nhiều nơi như: Texas, Nhật Bản, Tây Đức, Hoa Thịnh Đốn, Houston, Toronto… Các nhà văn gồm: Những người phản đối văn hóa phẩm trong nước như: Nguyễn Ngọc Ngạn, Triều Khê, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Nghĩa… Những người ủng hộ văn hóa trong nước như: Nguyễn Ngữ và Nhật Tiến III.CÁC KHUYNH HƯỚNG SÁNG TÁC CỦA VĂN HỌC HẢI NGOẠI 5 Theo Lê Hoài Nguyên, thì nền văn học hải ngoạithể chia thành các khuynh hướng sau: 1. Khuynh hướng tư tưởng Trong nội tại khuynh hướng tư tưởng chứa đựng những hệ tư tưởng khác nhau, các tư tưởng đó chi phối đến khuynh hướng sang tác của các nhà thơ, nhà văn.tư tưởng gồm có: a. Tư tưởng chính trị: khuynh hướng đối kháng chống chế độ là tâm thức chịu ảnh hưởng của văn học Sài Gòn tiền 1975. b. Tư tưởng thích nghi: đây là sự hội nhập vào đất mới, hội nhập vào như qua cốt truyện Hợp Lưu của Hồ Trường An. c. Phong trào thể nghiệm tính dục: với các tác giả như Kiệt Tấn, Trần Vũ… d. Phong trào thể hiện tâm linh tôn giáo: với các tác giả như Nguyễn Hữu Nhật, Nghiêm Minh… 2. Khuynh hướng lựa chọn đề tài Gồm đề tài cuộc sống lịch sử và đề tài cuộc sống hiện tại trong nước, qua các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ngạn, Thế Giang, Hồ Đình Nghiêm, và đề tài cuộc sống cua người hải ngoại. 3. Khuynh hướng bản sắc Đây là khuynh hướng văn chương gốc nam bộ, với bản sắc địa phương, tiêu biểu cho khuynh hướng này là các tác giả như: Hồ Trường An, Kiệt Tấn, Võ Kỉ Điều, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Văn Ba, Huỳnh Hữu Lôi, Nguyễn Tấn Hưng… 4. Về các thế hệ cầm bút 6 Khuynh hướng này gồm: thế hề cầm bút trước 1975 và thế hệ cầm bút sau 1975. Thế hệ cầm bút tiền 1975: thế hệ này có các tác giả như Võ Phiến, Nhã Ca, Duyên Anh…các tác giả này phần lớn đều bị ảnh hưởng bởi văn học thực dân mới. Thế hệ cầm bút sau 1975: thế hệ này với các tác giả trưởng thàng ở hải ngoại như, Hoàng Mai Đạt, Ngu Yên, Phạm Thị Ngọc, Nguyễn Hoàng Nam. thế hệ này đã có những cách nhìn về chính trị khác nhau. Đặc biệt Hoàng Mai Đạt đã có những cách nhìn mới mẻ và công bằng hơn đối với lịch sử. Qua đây chúng ta thấy rằng sự phân chia các khuynh hướng sáng tác của văn học hải ngoại trên chỉ mang tính tương đối, chưa triệt để và còn nhiều chỗ trùng lặp. Tuy nhiên do dòng văn học này mới được hình thanh, còn ít người nghiên cứu vì thế chúng ta hãy tạm chấp nhận cách phân chia trên. III. CÁC NHÀ VĂN TRƯỞNG THÀNH HẢI NGOẠI 7 1. HOÀNG MAI ĐẠT a. Tiểu sử Hoàng Mai Đạt chào đời tháng Giêng 1961 tại Nha Trang. Cha tử trận giữa thập niên 1960, mẹ buôn bán chợ nuôi hai con. Vào Sài Gòn năm 1974, rời Việt Nam cuối tháng Tư 1975, tị nạn tại Mỹ, sống hơn 10 năm Pittsburgh, Pennsylvania. Tốt nghiệp cử nhân truyền thông tại trường Pennsylvania State University. Đến San Jose, California năm 1987. Làm việc tại Nhật Báo Người Việt Quận Cam, Nam California từ cuối năm 1987 đến 1989. Nhân viên của sở xã hội Sutter County, Bắc California năm 1989-1990. Mở tiệm bán sách Stockton năm 1990-1992. Biên tập viên tin tức đài Little Saigon Radio, Nam California từ năm 1994 đến 2007. Biên tập viên của Nhật Báo Người Việt từ 2007 đến nay. Ngoài thời gian viết tin tức để kiếm sống, thỉnh thoảng viết tạp ghi hoặc giới thiệu sách cho các tờ báo văn chương như Văn Học, Hợp Lưu, Văn, Thế Kỷ 21, Phố Văn…. Đã xuất bản ba tuyển tập “Cánh Đồng Cho Em” năm 1991, “Giữa Hai Miền Mưa Nắng” 2000, và “Biên Tà Tà ” 2005. Bên cạnh đó còn có một số bài tạp ghi của Hoàng Mai Đạt như: • Đạp xe với Thanh Tâm Tuyền • Êm dịu đêm giao thừa • Khung cửa chiều đông • Mùa xuân theo máy thời gian • Ngôi nhà thờ xưa Irwin • Những buổi cầu siêu “dễ thương” Riverside • Những giọt mồ hôi mùa đông • một nơi không có tết • Quân tử thích gặm xương • Sóng đêm San Elijo 8 • Thu còn có em • Tìm sao trời • Trái tim Bukowski • Trước ở, nay về. …. Sang Hoa Kỳ năm 14 tuổi, vào học trung học, rồi tốt nghiệp cử nhân Truyền Thông, một cấp bằng nhân văn xã hội của đại học Hoa Kỳ có khả năng mang đến cho Hòang Mai Đạt những thành công các nghề nghiệp cần xử dụng khả năng truyền thông bằng Anh Ngữ cao cấp. Nhưng Hòang Mai Đạt lại chọn lựa cầm bút sáng tác và hành nghề ký giả xử dụng tiếng Việt toàn thời gian trên đất nước Hoa Kỳ. Hoàng Mai Đạt là trường hợp thú vị của một tác giả sáng tác bằng tiếng Việt đáng nghiên cứu. Chính xác là một trong những tác giả đầu tiên của nền văn chương tiếng Việt chào đời ngòai Việt Nam. Sự thành công của Hòang Mai Đạt chuyên chở dấu ấn một thứ đời sống của ngôn ngữ Việt sản sanh, bám rễ, bùng nở và thành đạt, ngòai địa lý Việt Nam. Mở trang sử văn học hải ngọai đầu tiên của ngôn ngữ này cùng với đợt tỵ nạn vĩ đại của người Việt rời Việt Nam sau cuộc chiến tranh Quốc Cộng 1975. b. Khuynh hướng sáng tác Hoàng Mai Đạt cũng là nhà văn sáng tác tốt hai khía cạnh: tuổi thơ tan vỡ vì chiến tranh, và những vấn nạn của người nhập cư giữa hai nền văn hoá. Những vấn nạn của người nhập cư giữa hai nền văn hóa, điều này thể hiện rõ trong các bài tản văn của ông như: cảnh đón tết trong đêm giao thừa thì“…ba mẹ con tôi không có bánh chưng bánh tét, ngay cả đến mứt dừa mứt bí cũng không…”.(Êm dịu đêm giao thừa), tuy khó 9 khăn thiếu thốn trong những buổi đầu, nhưng người Việt vẫn làm bữa cơm tất niên và mời người thân, người quen. Những người Việt tị nạn sang Mĩ thì lao động vất vả trong những buổi đầu: “Gặp chú Toàn, tôi nghe chú kể tội chú Thuận trốn trách nhiệm, không liên lạc với gia đình, cũng không gởi tiền về cho thân nhân trong những lúc cơ cực nhất sau năm 1975. Sau đó, chú Toàn còn mắng em là đã đến Mỹ từ lâu mà không gầy dựng được gì như mấy người khác, chỉ biết uống rượu và sống như một con chó hoang.”(Êm dịu đêm giao thừa) Hoàng Mai Đạt viết về lịch sử có phần công bằng, nhưng đôi khi cũng có phần tiêu cực và lệch lạc. Đây cũng là điều hiển nhiên trong tư tưởng và tâm lí của người Việt tị nạn, điều này được thể hiện trong tác phẩm “Êm dịu đêm giao thừa”: “…chú Đức, chú Vinh, chú Tùng, chú Thuận và bác Châu đang bàn cãi gì đó bàn ăn, thỉnh thoảng tôi nghe vẳng lên các từ ngữ quen thuộc như “thằng Thiệu,” “bàn tay lông lá,” “thằng cha Hồ Chí Minh,” “lão Mao,” kèm giữa những tiếng chưởi thề kéo dài…” Không gay gắt, nhưng cũng không ỡm nhờm đờm, những bài viết về người cha, về chiến tranh của Hoàng Mai Đạt cho thấy tác giả là loại nhà văn với ý thức lịch sử và lương tri sáng rõ về thiện-ác. “Quê hương tôi không bên kia, cũng không phải đây, mà đâu đó giữa hai nơi. Tôi rời Việt Nam quá sớm để có những kỷ niệm êm đềm với Việt Nam Tôi không có những cơn mưa bất chợt Sài Gòn, không có dấu chân trên cát trắng Nha Trang, và chắc chắn không có gì miền Bắc như cha mẹ tôi đã có. Tôi chỉ có không khí chiến tranh, có xóm chợ dơ bẩn, và có đôi chân trần dẫm lên đá trên đường tản cư. Những kỷ niệm êm đềm nhất của tôi có lẽ là đây, Hoa Kỳ, nơi mà giờ đây tôi đã sống 10 [...]... phận văn học viết bằng tiếng Việt bên ngoai lãnh thổ Việt Nam, tuy mới hình thành nhưng đã có những thành tựu nhất định Nền văn học này có được những thành tựu như vậy là do thế hệ các nhà văn tị nạn sau 1975,thế hệ các nhà văn trưởng thành hải ngoại như Hoàng Mai Đạt, Ngu Yên, Phạm Thị Ngọc, Nguyễn Hoàng Nam 31 Thế hệ các nhà văn này đã kế thừa và sáng tạo trong quá trình sang tác nghệ thuật,... thuật, để từ đó góp phần làm lớn và đa dạng thêm một bộ phận văn học của người Việt ngoài lãnh thổ Việt Nam Từ đó góp phần làm cho nền văn học chung Việt Nam trở nên giàu có và đa dạng Vì sao một bộ phận văn học ngoài lãnh thổ Việt Nam vẫn được xem là văn học Việt Nam Là bởi vì nó được sang tác bằng thứ ngôn ngữ dân tộc- đó là tiếng Việt 32 ... bớt lạc lõng hơn nơi khác biệt về văn hóa, con người như nước Mĩ Tất cả câu truyện nói lên cái tâm lí chung của những người Việt những năm mới tị nạn sang Mĩ, cái tâm lí bơ vơ, cô đơn lạc lõng nơi xứ người Những tâm trạng đó cộng với những khó khăn nơi xứ người đã làm nên cái nét tâm lí chung của những người Việt nơi đất khách V KẾT LUẬN Qua tìm hiểu bộ phận văn học Việt Nam hải ngoại, chúng ta... nghiệm đa văn hoá của người Việt nhập cư thế hệ 1.5, những người không hằn Mỹ, nhưng cũng không hoàn toàn Việt về mặt văn hoá Muốn tìm hiểu đời sống tinh thần của những người Việt thế hệ 1.5 Mỹ, không gì hay hơn đọc Hoàng Mai Đạt Các truyền thống văn hóa Việt Nam như xông đất vẫn được người Việt giữ gìn Chúng ta thấy được điều này trong bài tản mạn “Êm dịu đêm giao thừa”: “…Thông lệ xông đất kỳ cục... Ngu Yên thuộc loại thơ động tình và động não chứ không phải thơ ru tình và ru hồn Qua đây chúng ta thấy được những đóng góp mới lạ và đặc biệt của Ngu Yên đối với văn chương hải ngoại sau 1975 19 3 NGUYỄN HOÀNG NAM a Tiểu sử Tên thật: Nguyễn Hoàng Nam Sinh năm: 1967, bút danh: Nguyễn Hoàng Nam Quê ở: Biên Hoà – Đồng Nai Nguyễn Hoàng Nam là em trai nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, sang định cư tại Hoa Kỳ từ 1980... khi còn Nha Trang Tuy nhiên, ba mẹ con tôi không có bánh chưng bánh tét, ngay cả đến mứt dừa mứt bí cũng không…” Sự thú vị của văn chương Hoàng Mai Đạt phần lớn nằm cái nhìn đặc sắc củamộtngười đứng giữa hai nền văn hoá, một người “đa văn hoá” thứ thiệt, nhưng cũng chính vì vậy mà rất ý thức và trân trọng phần Việt trong mình Cách dùng câu từ trong văn chương của Hoàng Mai Đạt rất Việt Nam , đặc... chương của Hoàng Mai Đạt rất Việt Nam , đặc biệt là tiếng Miền Nam Như: “Mày lộn xộn tao mét má mày mua cái băng nhạc của tụi Kiss đó nghe không.” “Anh Đạt xịt nước hoa, hôi thấy mồ,” (Êm dịu đêm giao thừa) Qua đây chúng ta thấy được sự đóng góp to lớn của Hoàng Mai Đạt đối với nền văn học Việt Nam nói chung, và nền văn học hải ngoại sau 1975 nói riêng 11 2 NGU YÊN a.Tiểu sử Ngu Yên tên thật là Nguyễn... không chắc là nơi đây Quê hương của tôi có lẽ chỉ có trong những kỷ niệm bên người thân, bên vợ, bên con, bên những người cũng không có một mảnh đất mà họ có thể bước chân lên và ứa nước mắt, như một đứa con lưu lạc lâu năm nay trở về lại gốc nguồn” Hoàng Mai Đạt là nhà văn viết tiếng Việt có khả năng trình bày chân thành và tinh tế cái kinh nghiệm đa văn hoá của người Việt nhập cư thế hệ 1.5, những... san Văn học, Hợp Lưu, Thế kỷ 21 tại Hoa Kỳ Hiện sinh sống tại Houston – Texas Truyện ngắn đầu tiên đăng trên tạp chí Văn 1983, từng cộng tác với các tạp chí Văn Học, ThếKỷ 21, Hợp Lưu… b Tác phẩm: Florence; Lục địa thứ ba và cuối cùng 20 IV NỘI DUNG TÁC PHẨM 1.HOÀNG MAI ĐẠT a Êm dịu đêm giao thừa Tác phẩm gồm có nhân vật xưng tôi(Hoàng Mai Đạt), sống trong gia đình với mẹ và em trai Và những người Việt. .. Hoàng Nam thuộc lớp nhà thơ khơi màu sáng tác hậu hiện đại Việt Tài hoa và chịu chơi rất mực Không bao giờ dừng sáng tác lại khi đã xài cạn thủ pháp học được, nghĩ ra được b Một số tác phẩm tiêu: Chuyện cũ ;Văn bia;Trả tiền;Mùa đậu;Tiết canh;Người sói; Đi hôn anh… 4 PHẠM THỊ NGỌC a Tiểu sử Phạm Thị Ngọc sinh năm 1963, tên thật Phạm Thị Ngọc Quyên Định cư tại Hoa Kỳ sau 30-04 -1975, có tác phẩm đăng trên các . THỰC TẬP Đề tài: VĂN HỌC VIỆT NAM Ở HẢI NGOẠI SAU 1975, THẾ HỆ CÁC NHÀ VĂN TRƯỞNG THÀNH Ở HẢI NGOẠI 1 MỤC LỤC VĂN HỌC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TỪ 1954-1975 2 BÀI. NHÓM CÂU 31: VĂN HỌC VIỆT NAM Ở HẢI NGOẠI SAU 1975, THẾ HỆ CÁC NHÀ VĂN TRƯỞNG THÀNH Ở HẢI NGOẠI: HOÀNG MAI ĐẠT, NGU YÊN, PHẠM THỊ NGỌC, NGUYỄN HOÀNG NAM. Giảng

Ngày đăng: 11/03/2014, 23:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • VĂN HỌC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM

  • TỪ 1954-1975

  • BÀI TẬP NHÓM

  • Giảng viên hướng dẫn: T.s Nguyễn Đình Hảo

  • Nhóm sinh viên thực hiện:

  • Đà Lạt 04-2011

  • 1. Khuynh hướng tư tưởng

  • 2. Khuynh hướng lựa chọn đề tài

  • 3. Khuynh hướng bản sắc

  • 4. Về các thế hệ cầm bút

  • III. CÁC NHÀ VĂN TRƯỞNG THÀNH Ở HẢI NGOẠI

  • 1. HOÀNG MAI ĐẠT

  • a. Tiểu sử

  • b. Khuynh hướng sáng tác

  • 2. NGU YÊN

  • Thơ

  • 76 Bạch Đằng

  • Tạp ghi về thơ

  • Thơ Khác Lịch Sử

  •  Cho anh xem

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan