NGHIÊN CỨU BỔ SUNG MỘT LOÀI ĐẬU KHẤU MỚI THUỘC CHI MYRISTICA GRONOV. CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM pptx

5 368 0
NGHIÊN CỨU BỔ SUNG MỘT LOÀI ĐẬU KHẤU MỚI THUỘC CHI MYRISTICA GRONOV. CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 NGHIÊN CỨU BỔ SUNG MỘT LOÀI ĐẬU KHẤU MỚI THUỘC CHI MYRISTICA GRONOV. CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM Hoàng Văn Sâm Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Myristica yunnanensis Y.H. Li được ghi nhận có phân bốnam Trung Quốc và bắc Thái Lan. Loài này lần đầu tiên được phát hiện tạị Việt Nam ở Vườn Quốc gia Bến En, địa phận huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa vào năm 2006. Mẫu vật được lưu giữ tại Phòng tiêu bản thực vật Trường Đại học Lâm nghiệp và Viện Thực vật quốc gia Hà Lan - chi nhánh Đại học Leiden (L). Trên cơ sở mô tả đặc điểm hình thái và so sánh với tiêu bản chuẩn tại Viện Thực vật quốc gia Hà Lan, sau khi giám định và tra cứu tài liệu về họ Máu chó Myristicaceae trên toàn thế giới, loài này được xác định là loài mới cho hệ Thực vật Việt Nam và được đặt tên là Đậu khấu Bến En để ghi nhớ địa danh lần đầu tiên loài này được phát hiện tại Việt Nam. Phát hiện mới này nâng tổng số loài trong họ Máu chó - Myristicaceae tại Việt Nam lên 23 loài thuộc 3 chi. Từ khoá: Máu chó, Vườn quốc gia Bến En, Loài mới, Myristica yunnanensis Y.H. Li MỞ ĐẦU Chi Đậu khấu Myristica có khoảng 175 loài phân bố rộng trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở New Guinea với nhiều loài đặc hữu của khu vực này (de Wilde 2000). Theo Phạm Hoàng Hộ (2000) và Nguyễn Tiến Bân - chủ biên (2003) thì Việt Nam có 3 loài trong chi Đậu khấu - Myristica là M. fragrant Houtt., M. guatteriifolia A.DC., và M. iners Blume Đậu khấu Bến En Myristica yunnanensis Y.H. Li lần đầu tiên được mô tả bởi Li Yan Hui năm 1976 dựa trên tiêu bản Tao Gou-Da 7146 (Type), Li Yan Hui 8506 tại phòng tiêu bản Viện Thực vật Côn Minh (KUN) và đăng trên tạp chí Acta Phytotaxonomica Sinica 14 (1): 94. 1976. Loài này được ghi nhận có phân bố ở phía nam Trung Quốc và bắc Thái Lan ở độ cao từ 400 đến 700 m. Trong chương trình nghiên cứu hệ thực vật Vườn Quốc gia Bến En năm 2006, chúng tôi đã thu được mẫu lá và quả, năm 2007 thu được mẫu lá và hoa của loài này. Tiêu bản được lưu trữ tại Phòng tiêu bản thực vật Trường Đại học Lâm nghiệp và Viện Thực vật quốc gia Hà Lan – chi nhánh Đại học Leiden (L). Sau khi nghiên cứu, so sánh mẫu vật, giám định tên loài, đồng thời tra cứu tất cả tài liệu đã nghiên cứu về họ Máu chó - Myristicaceae trên toàn thế giới, chúng tôi xin giới thiệu loài Đậu khấu mới cho hệ Thực vật Việt Nam, loài Đậu khấu Bến En. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu 2 Mẫu vật nghiên cứu bao gồm mẫu cành, lá, hoa và quả thu được trong hai năm 2006 và 2007 tại khu vực Sông Chàng, Vườn Quốc gia Bến En, Thanh Hóa. Tiêu bản được lưu trữ tại Phòng tiêu bản thực vật Trường Đại học Lâm nghiệp và Viện Thực vật quốc gia Hà Lan – chi nhánh Đại học Leiden (L) với số hiệu HVS 299 và HVS 648 Phương pháp Sử dụng phương pháp mô tả, phân tích, so sánh và tra cứu tài liệu để giám định loài. Khi xác định được tên loài chúng tôi tra cứu tất cả tài liệu nghiên cứu về họ Máu chó - Myristicaceae trên toàn thế giới để khẳng định loài này chưa từng được phát hiện và ghi nhận tại Việt Nam. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chi Đậu khấu - Myristica Myristica Gronov., Fl. Orient. (1755) 141; Warb., Mon. Myrist. (1897) 374; J. Sinclair, Gard. Bull. Sing. 16 (1958) 333- 368; W.J. de Wilde, Blumea 35 (1990) 233 – 260; 38 (1994) 349 – 406; 40 (1995) 237 – 244; 42 (1997) 111 – 190; Tree Fl. Sabah & Sarawak 3 (2000) 449; Flora Malesiana 1. 14 (2000): 399 – 621. Khóa tra các loài thuộc chi Đậu khấu - Myristica có phân bốViệt Nam. 1a. Mặt dưới phiến lá thường nhẵn, đôi khi phủ lớp lông mịn ở lá non, phiến lá thường nhỏ hơn 20cm. 1.b. Mặt dưới phiến lá phủ lớp lông, phiến lá thường lớn hơn 20cm. 2.a Lá hình trái xoan thuôn dài, phiến lá dài 14 – 20cm. Hoa không có mùi thơm. Phân bố trong rừng tự nhiên M. iners 2.b Lá hình trứng, phiến lá bé, dài 6 – 13cm. Hoa có mùi thơm. Rất hiếm khi gặp ở rừng tự nhiên (là cây trồng bóng mát đường phố) M. fragrant 3a. Mặt dưới lá, cành non và hoa phủ lớp lông ngắn 0.1mm. Quả to, dài từ 5 – 6cm. M. yunnanensis 3b. Mặt dưới lá, cành non và hoa phủ lớp lông thô dài 0.5 – 1mm. Quả nhỏ, dài từ 2.5 – 4.5cm. M. guatteriifolia Đậu khấu Bến En - Myristica yunnanensis YH. Li, Acta Phytotax. Sin. 14 (1): 94. 1976; Fl. Yunnan. 1: 13, fig. 2: 7—12. 1977; W.J. de Wilde, Blumea 47(2): 358. 2002; W.J.de Wilde, Flora of Thailand 7 (4): 775. 2002. Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn cao khoảng 15- 20m, đường kính có thể tới 50cm. Vỏ nhẵn, màu nâu xám; vết đẽo chảy nhiều nhựa đỏ. Cành có nhiều lông màu nâu. Lá đơn mọc cách không có lá kèm; lá hình trái xoan thuôn, dài 25-40cm, rộng 9-14cm, đầu và đuôi lá nhọn dần, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới xanh xám phủ bởi lớp lông mịn, lông dài 0.1mm; hệ gân lông chim, nổi rõ mặt dưới lá, gồm 20 – 25 đôi gân bên. Cuống lá dài 2 – 2.5cm, phủ lông mịn. Hoa đơn tính khác gốc, hoa tự đực chùm viên chuỳ ở nách lá, cuống hoa phủ lông mịn mầu nâu xám, hoa mọc lẻ hoặc tập hợp thành cụm hoa từ 3 – 5 hoa; cuống hoa tự dài 1 - 1.5cm. Hoa đực có cuống dài 4 - 5mm, lá bắc dài 1 - 1.5mm; đài và tràng không phân biệt rõ, bao hoa 3 thuỳ, thùy xẻ sâu tới 1/3 bao hoa, phủ lông nâu vàng; nhị 7-10, chỉ nhị hợp thành cột hình trụ, dài 5-6mm; bao phấn đính bên ngoài và phía trên trụ nhị, bao phấn dài 3-3.5mm. 3 Quả nang hình trái xoan, phủ lông nâu vàng mịn, quả dài 5 -6cm, rộng 3-4cm; cuống quả ngắn, Hạt hình trái xoan, dài 3-4.5cm, vỏ giả màu đỏ, bọc không kín hạt và xẻ sợi. Type : Tao Gou-Da 7146, được lưu trử tại Phòng tiêu bản Viện Thực vật Côn Minh, Trung Quốc (KUN) 4 Myristica yunnanensis Y.H. Li, A cành mang lá và hoa, B. Hoa tự. C và D hoa đực, F Chi tiết mặt dưới của lá, E quả. Đặc điểm sinh học Đậu khấu Bến En phân bố ở rừng lá rộng thường xanh trên núi đất ở độ cao 200 m (Vườn quốc gia Bến En, Thanh Hóa); ở nam Trung quốc và bắc Thái Lan loài này được phát hiện phân bố tự nhiên ở độ cao từ 400 đến 700 m. Ra hoa từ tháng 5 đến tháng 8; quả chín từ tháng 9 đến 11. Phân bố Đậu khấu Bến En có phân bố tự nhiên ở Vườn quốc gia Bến En, Thanh Hóa. Loài này cũng được ghi nhận có phân bốnam Trung Quốc và bắc Thái Lan. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn tổ chức Khoa học quốc tế IFS đã hổ trợ kinh phí cho nghiên cứu, Viện Thực vật quốc gia Hà lan – chi nhánh Đại học Leiden đã tạo điều kiên thuận lợi cho việc nghiên cứu mẫu vật và tài liệu tại viện. Cảm ơn GS Willem J.J.O. De Wilde, GS Pieter Baas, GS Paul J.A. Kesler về những thảo luận bổ ích về họ Máu chó - Myristicaceae, TS Ding Hou đã dịch giúp một số tài liệu tiếng Trung Quốc, họa sĩ Van Os về hình vẽ và TS Peter Hovakomp tổng biên tập tạp chí Blumea cho phép sử dụng hình vẽ của loài này. TÀI LIỆU THAM KHẢO De Wilde, W.J.J.O. 1990. Census of Myristica (Myristicaceae) indigenous in the Moluccas. Blumea 35: 233-260 De Wilde, W.J.J.O. 1994. Taxonomic review of Myristica (Myristicaceae) in the Pacific. Blumea 38: 349 - 406 De Wilde, W.J.J.O. 1995. Census of Myristica (Myristicaceae) in New Guinea. Blumea 40: 237-244 De Wilde, W.J.J.O. 1997. Notes on Southeast Asian and Malesian Myristica and description of new taxa (Myristicaceae), with keys arranged per geographcal area (New Guine excepted). Blumea 42: 111- 190. De Wilde, W.J.J.O. 2000. Myristicaceae. Flora Malesiana 14, 1: 1 - 634 De Wilde, W.J.J.O. 2000. Myristicaceae. in Soepadmo, E. & L.G. Saw (eds) Tree Flora of Sabah and Sarawak 3: 335 – 473. Kuala Lumpur, Malaysia De Wilde, W.J.J.O. 2002. Myristicaceae. in Kongkanda Chayamarit (ed) Flora of Thailand. 7. 4: 720 – 777. Bangkok, Thailand De Wilde, W.J.J.O. 2002. Additionals to Asian Myristicaceae: Endocomia, Gymnacranthera, horsfieldia, Knema and Myristica. Blumea 47: 347 – 362 Gronov., 1755. Flora Orientalis. 141. London Lecomte, H. 1909. Les Myristicaceae Indo-Chine. Not Syt. 1: 98-101 Lecomte, H. 1914. Myristicacea. in Lecomte, Flore Generala de Indo – Chine 5, 2: 97 – 106. Paris. France. Lê Mộng Chân & Lê Thi Huyên 2000. Thực Vật rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Li, Y.H. 1976. A new species of Myristca from China. Acta Phytotaxo. Sin. 14, 1: 94-95 5 Li, Y.H. 1977. in: C.Y. Wuu (ed), Flora Yunnaica 1, 13: 1 – 14. Science Press, Beijing, China. Hoang Van Sam, Khamseng Nathavong & P. A.J. Kessler 2004. Trees of Laos and Vietnam: A field guide to 100 Economically and ecologically important species. Blumea 49: 201 – 349. Nguyễn Tiến Bân, Vũ Văn Cần, Vũ Văn Dũng & Nguyễn Khắc Khôi (eds) 2000. Tên cây rừng Việt Nam. Nhà Xuất Bản Nông nghiệp. Hà Nội Nguyễn Tiến Bân (ed), 2003. Danh lục các loài Thực vật Việt Nam, tập II. Nhà Xuất Bản Nông nghiệp. Hà Nội Phạm Hoàng Hộ. 2000. Cây cỏ Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh Niên. Hồ Chí Mính Sinclair, J. 1958. A revision of Malayan Myristicaceae. Gard. Bull. Sing. 16: 205 – 466. Warburg, O. 1897. Monographie der Myristicaceae. Nova Acta, Abh. der Kaiserl. Leop. – Carol. Deutschen Akademie der Naturforscher 68 : 1 – 680. Halle. A SPECIES OF MYRISTICA GRONOV. (MYRISTICACEAE) A NEW RECORD FOR FLORA OF VIETNAM Hoang Van Sam Vietnam Forestry University SUMMARY Myristica yunnanensis Y.H. Li, up to now only known from South China and North Thailand, is recorded for Vietnam for the first time. The species was collected in Ben En National Park, Nhu Xuan district, Thanh Hoa province in 2006 and deposited in the herbarium of the Vietnam Forestry University and the National Herbarium of the Netherlands- Leiden University Branch (L). Its morphological features are described and compared with authenticated specimens of Myristica yunnanensis Y.H. in L and description of Myristicaceae from all over the world, this species is confirmed as a new record for flora of Vietnam. The proposed Vietnamese name is Đậu khấu Bến En to indicate the locality where this species was first collected in Vietnam. This new record for flora of Vietnam brings the total number of taxa of Myristicaceae in Vietnam up to 23 species in 3 genera. Keywords: Myristica, Ben En National Park, new record, Myristica yunnanensis Y.H. Li . 1 NGHIÊN CỨU BỔ SUNG MỘT LOÀI ĐẬU KHẤU MỚI THUỘC CHI MYRISTICA GRONOV. CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM Hoàng Văn Sâm Trường Đại. Đậu khấu mới cho hệ Thực vật Việt Nam, loài Đậu khấu Bến En. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu 2 Mẫu vật nghiên cứu bao gồm mẫu

Ngày đăng: 11/03/2014, 18:20

Hình ảnh liên quan

Quả nang hình trái xoan, phủ lông nâu vàng mịn, quả dài 5 -6cm, rộng 3-4cm; cuống quả ngắn,  Hạt hình trái xoan, dài 3-4.5cm, vỏ giả màu đỏ, bọc khơng kín hạt và xẻ  sợi - NGHIÊN CỨU BỔ SUNG MỘT LOÀI ĐẬU KHẤU MỚI THUỘC CHI MYRISTICA GRONOV. CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM pptx

u.

ả nang hình trái xoan, phủ lông nâu vàng mịn, quả dài 5 -6cm, rộng 3-4cm; cuống quả ngắn, Hạt hình trái xoan, dài 3-4.5cm, vỏ giả màu đỏ, bọc khơng kín hạt và xẻ sợi Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan