HOẠ SĨ HOÀNG TÍCH CHÙ (1912 - 2003) GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT ppt

10 575 1
HOẠ SĨ HOÀNG TÍCH CHÙ (1912 - 2003) GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HOẠ HOÀNG TÍCH CHÙ (1912 - 2003) GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT Hoạ Hoàng Tích Chù sinh ngày mùng 1 tết Nhâm Tý (18 tháng 2 năm 1912) tại Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh, mất ngày 25 tháng 9 năm Quý Mùi (22/10/2003), thọ 93 tuổi. Ông sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Bố là Hoàng Tích Phụng - nhà nho đã đỗ tú tài, tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, sau làm Tri huyện, về hưu sớm, mất năm 1940 (73 tuổi). Mẹ là bà Lê Thị Miên - bần nông, nội trợ, mất năm 1964 (83 tuổi). Năm hơn 10 tuổi, ông ra Hà Nội ở với người họ hàng để trọ học. Năm 20 tuổi làm cho một ban kịch để lấy tiền học vẽ. Sau khi diễn vở Con mèo đen ông không được nhà trường cho học tiếp. Năm 24 tuổi ông vào học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khoá 11(1936 – 1941), cùng học với ông có các hoạ Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Văn Tỵ, Bùi Trang Chước, nhà điêu khắc Trần Văn Lắm… Khi học năm thứ 2 ông nhận được giải thưởng đi vẽ ở Campuchia. Ba tháng ở Campuchia ông đã sáng tác được nhiều tác phẩm về di tích Ăngco, sư sãi, con người cảnh vật của đất nước Campuchia tại Phnôngpênh, Xiêm Riệp và tham gia trưng bày một triển lãm cùng với hoạ Bùi Trang Chước, Nguyễn Văn Huệ, tác phẩm trưng bày tại triển lãm của ông đã đoạt được giải thưởng Ăngco. Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông mở xưởng vẽ sơn mài ở Hà Nội và năm 1943 ông tham gia triển lãm Salon Unique (Duy nhất) và triển lãm FARTA, một tổ chức của các hoạ Việt Nam có tinh thần dân tộc với biểu trưng Ngôi đình – mái nhà chung của người hoạ Việt Nam; sáng tác tác phẩm Cảnh chùa Thầy – bình phong sơn mài -1943 hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Trong thời gian đi học, ông đã tham gia hoạt động cách mạng ngay từ thời kỳ Mặt trận bình dân trong Hội truyền bá quốc ngữ, làm công tác trí thức vận và công vận đỏ ở xưởng in (theo tự thuật của ông, thời gian này ông đã tham gia Đảng cộng sản Đông Dương năm 1936 và lần thứ hai năm 1941). Ngày 19 tháng 8 năm 1945 Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội, tiếp đó là ở nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trong những ngày sôi sục khí thế cách mạng, Hội Văn hoá cứu quốc Việt Nam đã tổ chức Triển lãm Văn hoá tại Nhà Khai trí Tiến Đức (nay là số nhà 16 Lê Thái Tổ, Hà Nội). Tại triển lãm này ông đã trưng bày tác phẩm Hoa đăng - sơn dầu, vẽ bốn cô gái Hà Nội với những chiếc đèn lồng, đang vui mừng, phấn khởi chuẩn bị ngày lễ độc lập, nhà sưu tập Đức Minh đã sưu tập tác phẩm này. ông tham gia Hội Văn hoá cứu quốc và sáng tác tranh cổ động Độc lập hay là chết . Nhân dịp kỷ niệm một năm ngày thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 8/1946 ông gửi tác phẩm Nữ sinh cắp tráp và Vịnh Hạ Long đến tham dự Triển lãm Mỹ thuật tháng Tám. Tại triển lãm này ông đoạt được Giải thưởng Chính phủ (1000đ) cùng với hoạ Trần Văn Cẩn và nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim Năm 1946 ông cùng với hoạ Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Văn Tỵ được Nhà nước giao thành lập Trường cao đẳng Mỹ thuật đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhưng một thời gian ngắn sau đó toàn quốc kháng chiến bùng nổ, ông cùng nhiều văn nghệ khác lên Việt Bắc ở khu 12, làm trong xưởng tranh khắc mộc, ban kịch Phương Đông, vào Vệ Quốc đoàn. Nhưng để tập trung vào công tác mỹ thuật nên cuối năm đó ông đã chuyển ra ngoài quân đội. Ông vẽ tranh cho Uỷ ban kháng chiến hành chính khu 12, phụ trách các lớp học vẽ và xưởng vẽ tuyên truyền. Năm 1949 ông theo bạn vào Hà Nội làm công việc. Theo ông Nguyễn Bắc cán bộ hoạt động bí mật nội thành Hà Nội, nguyên Giám đốc Sở Văn hoá Hà Nội thì “năm 1951, thực dân Pháp và chính quyền ‘quốc gia’ mời các anh Lương Xuân Nhị, Nguyễn Tiến Chung lập lại Trường Mỹ thuật ở phố Yết Kiêu nhưng các anh đều từ chối, các anh mở lớp dạy vẽ Trí Tri ở Phố Hàng Quạt”, vẽ thuê cho Sở Canh Nông, vẽ các nong tằm, sau đó đi dạy vẽ ở các trường phổ thông cấp 1. Năm 1950 họa Hoàng Tích Chù công tác tại Ty văn hoá thông tin Bắc Ninh. Năm 1951 ông vào Hà Nội để hoạt động bí mật ở nội thành, ngày 1 tháng 5 năm 1952 ông được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam do đồng chí Nguyễn Bắc và đồng chí Nguyễn Bích (sau này công tác ở Sở giáo dục Thái Nguyên) giới thiệu. Ngày 1 tháng 5 năm 1953 được công nhận là Đảng viên chính thức. Ngày 23 tháng 4 năm 1953, ông bị địch bắt tại nhà và tra tấn rất dã man, nhưng ông vẫn giữ được lòng trung thành của mình, không khai báo nên cuối năm đó địch phải thả tự do cho ông. Mặc dù bị quản thúc nhưng ông vẫn liên lạc được với Đảng và hoạt động cho đến ngày giải phóng. Hoà bình lập lại năm 1954, Thủ đô Hà Nội được giải phóng, ông cùng với hoạ Huỳnh Văn Thuận vẽ chân dung Bác Hồ treo ở Nhà hát lớn. Năm 1955 ông trang trí sân khấu cho Đại hội văn công toàn quốc lần thứ V do Hội Văn nghệ Việt Nam tổ chức và đã đoạt được giải Nhất. Tháng 9, ông được cử đi dự đại hội Liên hoan Thanh Niên Thế giới Vác- sô-vi (Ba Lan), được bằng khen trong triển lãm đồ hoạ ở Ba Lan và ở CHDC Đức, đi giao lưu văn hoá với các nước còn lại Liên Xô, Trung Quốc. Năm 1956 ông về làm công tác giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam), sau đó làm Chủ nhiệm khoa sơn mài (1965- 1966), kiêm trưởng phòng giáo vụ hệ Cao đẳng. Thời gian này, ngoài việc đào tạo nhiều sinh viên trong nước, ông đã tham gia đào tạo nhiều sinh viên nước ngoài như Trung Quốc, Bungari, Inđônêxia học khoa sơn mài tại trường. Là một hoạ có tài, ông đã tận tình giảng dạy cho sinh viên và rất được sinh viên yêu quý. Nhiều học trò của ông sau này đã trở thành những hoạ nổi tiếng … Năm 1957, ông là một trong 108 đại biểu tham dự Đại hội lần thứ nhất thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam tại Hà Nội. Năm 1960 ông phụ trách trang trí Hội trường Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III và được cử đi dự Đại hội anh hùng chiến thi đua toàn quốc. Năm 1961 hoạ Hoàng Tích Chù, khoa sơn mài đưa hai lớp Cao đẳng đi Hợp tác xã Đại Phong (Quảng Bình), đoàn gồm Dân Tuấn, Trọng Cát, Thanh Ngọc, Ngọc Thọ, Đỗ Hữu Huề. Tại đây ông vẽ tranh sơn dầu, “bên con hói” (sông đào) Đại Phong. Năm 1962, Hoàng Tích Chù lại đưa học sinh đi Cao Bằng lấy tài liệu làm bài thi tốt nghiệp. Vào cuối những năm 1950, sau khi hòa bình được lập lại ở Miền Bắc, nhiều hoạ sỹ đã tập trung nghiên cứu và sáng tác tranh sơn mài, có thể coi đây là một thời kỳ nở rộ của nghệ thuật sơn mài Việt Nam. Tác phẩm của các tác giả sáng tác thời kỳ này đã tham gia các triển lãm mỹ thuật lớn trong nước và nước ngoài. Hoạ Hoàng Tích Chù đã sáng tác nhiều tranh sơn mài, sơn dầu tham gia các triển lãm. Tại triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1958 ông đã trưng bày bốn tác phẩm : trong có tác phẩm sơn mài Tổ đổi công cấy lúa (100 x 70) sáng tác 1958; và ba tác phẩm sơn dầu sáng tác năm 1957: Dốc bản Cang (60 x 50 ), Núi Na Bun (Đồng Mỏ) (73 x 60), Sinh hoạt bản Cang (61 x 47). Tại triển lãm 12 nước XHCN ở Mát xơ cơ va 1958 - 1959 và các nước xã hội chủ nghĩa anh em ở Đông Âu 1959 - 1960 ông đã được chọn trưng bày ba tác phẩm: Tổ đổi công cấy lúa, Sinh hoạt bản Cang và tác phẩm Người đánh giặc - Người gặt chiêm vẽ trên giấy điệp. Tại triển lãm Mỹ thuật Việt Nam năm 1960 chào mừng nước Việt Nam dân chủ cộng hoà 15 tuổi và Đại hội lần thứ ba của Đảng, hoạ Hoàng Tích Chù đã trưng bày tác phẩm sơn mài Tập đoàn sửa chữa ô tô (85 x 120) sáng tác năm 1959. Tác phẩm Tổ đổi công cấy lúa là hình ảnh mà ông đã ghi chép được khi đưa học sinh đi thực tập ở Hoà Bình. Tác phẩm này không những đã dự các triển lãm mỹ thuật nói trên mà còn được gửi đi dự triển lãm Mỹ thuật Quốc tế tại ấn Độ và đã giành được giải Nhất. Từ tác phẩm bình phong Cảnh chùa Thầy năm 1943 thể hiện theo lối trang trí và màu sắc sơn mài truyền thống: then, cánh gián, vàng, bạc thì đến bức Tổ đổi công cấy lúa, hoạ Hoàng Tích Chù đã tìm một gam màu mới gần với thiên nhiên, hiện thực mà chất liệu sơn mài thời kỳ đó đang thử nghiệm. Ta thấy ở tác phẩm nền trời màu lam nhẹ trong vắt có vài đám mây trắng, khóm tre nhuộm ánh vàng, núi và nước màu ghi xanh phản chiếu nền trời, các cô gái Thái cấy lúa, người mặc áo xanh, người mặc áo trắng hoà cùng khung cảnh đồi núi trùng điệp. Cuối những năm sáu mươi đầu năm bảy mươi, hoạ Hoàng Tích Chù đã sáng tác nhiều tác phẩm sơn mài: Cấy lúa (lưu trữ ở Bảo tàng Phương Đông, Liên Xô); Bác Hồ trồng cây với các cháu thiếu nhi (lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam), Đêm hậu cứ (165 x 89) - 1966, Bác Hồ vui tết Trung thu (lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật), Gặt lúa giúp dân; Mùa gặt - 1970, Giã gạo (50 x 40) - 1972, ngoài ra ông còn sáng tác các tác phẩm bằng chất liệu khác: Thiếu nữ và tranh dân gian - sơn dầu, Ra bãi tập - khắc gỗ màu. Cuối năm 1969 Viện Mỹ nghệ dân gian Hà Nội ra đời, ông được cử phụ trách Viện kiêm Bí thư chi bộ. Đến năm 1971 ông chính thức được cử làm Viện trưởng. Năm 1972, được cử đi khảo sát Triển lãm Mỹ thuật công nghiệp ở Trung Quốc. Năm 1976 ông về nghỉ hưu. Năm 1976 - 1977 ông vào TP. Hồ Chí Minh cùng người con gái và giải quyết việc xác nhận ông hoạt động ở thời kỳ trước cách mạng và thời kỳ tạm chiếm ở Hà Nội sau đó lại trở về Hà Nội ở tại số nhà 13 phố 225 (nay là phố Nguyễn Như Đổ), Đống Đa, Hà Nội là nơi ông đã sống và sáng tác nhiều năm. Từ sau ngày nghỉ hưu và sống với con cháu ở miền Nam, ông đã sáng tác nhiều tác phẩm mới với phong cách khoẻ khoắn, trẻ trung như: Mừng sinh nhật - sơn dầu(100 x 75) - 1977 dự triển lãm các hoạ cao tuổi, Tuổi trẻ - sơn dầu -1980, Phố cổ - sơn mài -1980, Xóm ngoại thành - sơn dầu đã nhận được giải B tại Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô năm 1986, Bác Hồ đi công tác - 1987, Tiếng hát hoà bình trên các vì sao - sơn mài (120 x 90) - 1990 dự triển lãm Mỹ thuật Thủ đô và được tặng giải nhất. Năm 1990 ông được nhận giải thưởng Thăng Long của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (5 năm một lần) cho các tác phẩm Tiếng hát hoà bình, Giã gạo, Xóm ngoại thành; tác phẩm Nhịp điệu - sơn mài được giải Nhì Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô. Một loạt tác phẩm sơn mài khác được ông sáng tác sau đó như: Vụ mùa, Sau trận chiến, Ngày Chủ nhật; Tiếng đàn trong vũ trụ - 1991; Đuổi nghé, Hành quân mưa - sơn mài 1998; Giặc đốt làng tôi - sơn mài -1999. Tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1995, từ TP. Hồ Chí Minh ông đã gửi hai tác phẩm sơn mài tham dự đó là Nhịp điệu (80 x 55) và Tiếng hát hoà bình trên các vì sao (120 x 90). Có thể nói hoạ Hoàng Tích Chù là một trong những người khởi đầu cho nền nghệ thuật hội hoạ sơn mài Việt Nam từ những năm ông còn học ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và tình yêu đối với nghệ thuật sơn mài đã theo đuổi ông suốt cuộc đời. Những sáng tạo trong nghệ thuật hội hoạ sơn mài truyền thống Việt Nam trong việc cách tân sử dụng màu sắc, bố cục và phản ánh cuộc sống con người Việt Nam, ông là một trong số ít các tác giả được ghi nhận và nổi tiếng ở thể loại tranh sơn mài. Hoạ Hoàng Tích Chù đã nhận được những giải thưởng lớn như: Giải Ba triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1958 và 1960, Giải Nhất trang trí sân khấu năm 1955 và Bằng khen của triển lãm 27 nước tại ấn Độ, Bằng khen triển lãm đồ hoạ tại Ba Lan, Cộng hòa dân chủ Đức, giải thưởng của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội 1986- 1990 và nhiều giải thưởng mỹ thuật khác. Ông đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất (1983), Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huy hiệu Hồ Chí Minh. . HOẠ SĨ HOÀNG TÍCH CHÙ (1912 - 2003) GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT Hoạ sĩ Hoàng Tích Chù sinh ngày mùng 1. triển lãm đồ hoạ tại Ba Lan, Cộng hòa dân chủ Đức, giải thưởng của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội 198 6- 1990 và nhiều giải thưởng mỹ thuật khác.

Ngày đăng: 11/03/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan