Báo cáo " ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ " potx

10 870 3
Báo cáo " ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ " potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 67 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG QUẢN THUẾ ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ Hoàng Bảo Hùng Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế Email: hbhung@thuathienhue.gov.vn Nguyễn Văn Lộc TT. Thông tin dữ liệu điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế Email: nvloc@hue.gov.vn Abstract: Hue City is the urban center of Thua Thien Hue province. It becomes the central city under the government in 2020 as oriented construction and development of the province. Thua Thien Hue province is one of five cities selected to pilot a database to build a content management associated with land tax (under notification No. 96/TB-BTNMT-BTC on 20/5/2011, Ministry of Natural Resources and Environment). Base on the resutls of GISHue projects, land information systems of Hue city has built a database of GIS in land administration 27 wards and communes in the ratio 1:500. To efficiently exploit the GIS cadastral database, the connection system of land management in the People's Commitee of Hue city and the land revenue tax department in the city of Hue, the study "Application of GIS technology in managing of Hue city land tax" is the premise of the proposed model, viable and successful implementation of GIS applications, land tax management of Hue city. Keywords: GIS, land tax, land information system, Hue city. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thành phố Huế nằm ở tọa độ địa 16-16,80 vĩ Bắc và 107,8-108,20 kinh Đông, phía Bắc và phía Tây giáp huyện Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thủy, phía Đông giáp thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ dòng sông Hương liên kết ngoài sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112km, cách biển Thuận An 12 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 15 km và cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km. Thành phố Huế là thành phố loại I trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế có 27 phường. Trong đó có 3 phường mới là Hương Long, Thủy Biều, Thủy Xuân được thành lập theo Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 26-03-2010. Diện tích tự nhiên thành phố Huế là 83,3 km 2 , dân số trung bình năm 2009 ước là 337.169 người, chiếm 1,5% về diện tích và 1,5% về dân số so với cả nước. Mật độ dân số gần 4.048 người/km 2 . Theo kết luận số 48-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2009 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, định hướng phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đề án quy hoạch tổng thể có: cụm đô thị động lực Huế - Tứ Hạ - Phú Bài - Thuận An - Bình Điền và 9 đô thị mới gồm: đô thị lo ại III Chân Mây - Lăng Cô và các đô thị loại V: Phú Đa, Bình Điền, Phong Thu, Thủy Tân, Thanh Hà, Vinh Thanh, A Đớt, Hồng Vân; trong đó thành phố Huế là đô thị trung tâm, đô thi hạt nhân làm nòng cốt thúc đẩy việc đưa toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Quá trình đô thị hóa sẽ đặt ra rất nhiều bài toán khó cho các cơ quản quản nhà nước. Trong đó, quản biến động đất đai, quản thu thuế đất, quản quy ền sử dụng đất,… nhằm chống thất thoát quỹ đấtthuế đất ở đô thị là một yêu cầu cấp thiết. HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 68 Trên cơ sở thông báo số 96/TB-BTNMT-BTC ngày 20 tháng 05 năm 2011 của cuộc họp liên bộ giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và chọn 05 đơn vị triển khai thí điểm: thành phố Hà Nội; thành phố Cần Thơ; tỉnh Thừa Thiên Huế; tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Đồng Nai, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế đã có thông báo số 199/TB-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2011 về việc thống nhất s ử dụng kết quả dự án GISHue phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Huế. Đây cũng là cơ sở về pháp đưa dữ liệu GISHue, cụ thể là dữ liệu địa chính thành phố Huế để triển khai ứng dụng trong công tác quản có liên quan như: thuế đất đô thị, định giá bất động sản, đền bù giải phóng mặt bằng,… mà Chi cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế hướng đến phát triển ứng dụng GIS trong công tác quản lý. Việc nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ GIS trong quản thuế đất thành phố Huế” là tiền đề trong việc đề xuất mô hình, giải pháp khả thi và triển khai ứng dụng công nghệ GIS trong việc quản thuế đất đô thị thành phố Huế nói riêng và các đô thị trên cả nước nói chung. Mô hình và giải pháp dựa trên quy trình tính thuế đất phi nông nghiệp và quy định bảng giá đất áp dụng tại thành phố Huế theo Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 12 năm 2010 áp dụng đến thời điểm hiện hành. 2. MÔ TẢ BÀI TOÁN TÍNH THUẾ ĐẤT ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HUẾ 2.1. Phương pháp tính giá đất đô thị theo vị trí Theo quy định giá các loại đất năm 2011 thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế để làm căn cứ tính thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, tính tiền thuê đất, định giá đất, bồi thường, tính lệ phí các thủ tục liên quan đến đất,… Nguyên tắc phân vùng đất, phân vị trí đất; phân loại đô thị, phân loại đường phố, phân vị trí đất trong đô thị để định giá đất: 1) Phân loại đô thị: thành phố Huế được xếp vào đô thị loại I thuộc tỉnh; 2) Phân loại đường phố trong đô thị: Loại đường phố trong từng đô thị được xác định căn cứ chủ yếu vào khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh. Đường phố trong từng loại đô thị được phân tối đa thành 5 loại đường phố và tuỳ thuộc vào mức giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường sẽ được xếp theo nhóm đường A; B; C. a) Đường phố loại 1: Loại đường phố có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt nhất, là nơi có khả năng sinh lợi đặc biệt cao nhất trong đô thị, có vị trí đặc biệt thuận lợi đối với hoạt động sản xu ất, kinh doanh và sinh hoạt. b) Đường phố loại 2: Loại đường phố có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, có khả năng sinh lợi cao, thuận lợi đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. c) Đường phố loại 3: Loại đường phố có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn thiện, khả năng sinh lợi tương đối cao, thuận lợi đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. d) Đường phố loại 4: Loại đường phố đã có cơ sở hạ tầng kỹ thuật chủ yếu, có khả năng sinh lợi, là những đường phố thuận lợi cho sinh hoạt đời sống, không thuận lợi đối với kinh doanh. e) Đường phố loại 5: Loại đường phố có cơ sở hạ tầng k ỹ thuật kém trong đô thị, ít có khả năng sinh lợi, là những đường phố thuận lợi cho sinh hoạt đời sống, không thuận lợi đối với kinh doanh. HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 69 Hình 1: Phân vị trí các thửa đất f) Đối với các tuyến đường nếu không đủ tiêu chuẩn để xác định theo loại đường có trong khung giá đất đô thị của Quy định này thì được xếp vào nhóm các tuyến đường còn lại. 3) Phân loại vị trí đất trong từng loại đường phố: Vị trí của đất trong từng loại đường phố được phân thành 4 loại vị trí được xếp theo thứ tự từ vị trí có khả năng sinh lợi cao nhất, có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi nhất đến vị trí có khả năng sinh lợi và điều kiện kết cấu hạ tầng kém thuận lợi: a) Vị trí 1: Tất cả các thửa đất ở mặt tiền đường phố trong đô thị: đường quốc lộ đi qua đô thị và các đường phố, đoạn đường phố, đường khu phố, đường ô phố. Với khoảng cách xác định cho vị trí 1 tính từ chỉ giới đường đỏ của đường phố kéo dài đến 25 mét. b) Vị trí 2: - Các thửa đất nằm liền kề vị trí 1 thuộc các đường kiệt (hẻm) có mặt cắt đường < 2,5m của đường phố chính, đoạn đường phố chính, đường quốc lộ qua đô thị, đường khu phố; khoảng cách xác định cho vị trí 2 tính tại đường phân giữa vị trí 1 và vị trí 2 kéo dài thêm 25 mét. - Các thửa đất mặt tiền thuộc các đường kiệt (hẻm) có mặt cắt đường ≥2,5m của đường phố chính, đoạn đường phố chính, đường quốc lộ đi qua đô thị, đường khu phố; khoảng cách xác định cho vị trí 2 tính tại đường phân giữa vị trí 1 và vị trí 2 đến dưới 100 mét. c) Vị trí 3: - Các thửa đất mặt tiền thuộc các đường kiệt (hẻm) có mặt cắt đường ≥ 2,5m của đường phố chính, đoạn đường phố chính, đường quốc lộ đi qua đô thị, đường khu phố; khoảng cách xác định cho vị trí 3 tính tại đường phân giữa vị trí 2 và vị trí 3 kéo đến hết đường. - Các thửa đất nằm liền kề vị trí 2 thuộc các đường kiệt (hẻm) có mặt cắt đường < 2,5m của đường phố chính, đoạn đường phố chính, đường quốc lộ qua đô thị, đường khu phố; khoảng cách xác định cho vị trí 3 tính tại đường phân giữa vị trí 2 và vị trí 3 kéo dài thêm 25 mét. - Các thửa đất nằm liền kề vị trí 2 thuộc các đường kiệt của đường kiệt (hẻm) có mặt cắt đường ≥ 2,5m của đường phố chính, đoạn đường phố chính, đường quốc lộ qua đô thị, đường khu phố với khoảng cách xác định cho vị trí 3 tính từ đường phân vị trí 2 kéo dài tiếp theo đến dưới 100 mét. HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 70 d) Vị trí 4: - Các thửa đất nằm liền kề vị trí 3 thuộc các đường kiệt (hẻm) có mặt cắt đường <2,5m của đường phố chính, đoạn đường phố chính, đường quốc lộ qua đô thị, đường khu phố; khoảng cách xác định cho vị trí 4 tính từ đường phân vị trí 3 cho đến hết đường. - Các thửa đất nằm liền kề vị trí 3 thuộc các đường kiệt của đường ki ệt (hẻm) có mặt cắt đường ≥ 2,5m của đường phố chính, đoạn đường phố chính, đường quốc lộ qua đô thị, đường khu phố; khoảng cách xác định cho vị trí 4 tính từ đường phân vị trí 3 kéo dài tiếp theo đến hết đường. - Các thửa đất còn lại có điều kiện về giao thông và sinh hoạt kém hơn vị trí 3. 4) Xác định vị trí đất để tính giá trị quyền sử dụng đất cho một số trường hợp sau đây: a) Các thửa đất có kích thước lớn: Việc xác định vị trí của thửa đất để tính giá trị quyền sử dụng đất theo 3 vị trí như sau: b) Các thửa đất mang tên đường phố nào thì được xác định vị trí theo đường phố đó để áp giá đất. c) Các thửa đất nằm ở nhiều vị trí thuận lợi trong các đường phố thì việc áp giá đất như sau: - Các thửa đất ở có vị trí 2 mặt đường phố thì giá đất được lấy tại đường phố có giá đất cao nhất làm đơn giá chuẩn và được cộng thêm vào đơn giá chuẩn (+) 20% đơn giá của đường phố còn lại để hình thành đơn giá gộp tính giá trị thu tiền sử dụng đất. - Các thửa đất ở có vị trí 3 mặt đường phố thì giá đất được lấy tại đường phố có giá đất cao nhất làm đơn giá chuẩn và được cộng thêm vào đơn giá chuẩn (+) 15% đơn giá của đường phố có giá cao xếp thứ 2, cộng với (+) 10% đơn giá của đường phố còn lại để hình thành đơn giá gộp tính giá trị thu tiền sử dụng đất. - Các thửa đất ở có vị trí 4 mặt đường phố thì giá đất được lấy tại đường phố có giá đất cao nhất làm đơn giá chuẩn và được cộng thêm vào đơn giá chuẩn (+) 15% đơn giá của đường phố có giá cao xếp thứ 2, cộng với (+) 10% đơn giá của đường phố có giá cao thứ 3, cộng với (+) 5% đơn giá của đường phố còn lại để hình thành đơn giá gộp tính giá trị thu tiền sử dụng đất. Bảng 1: Bảng giá đất ban hành theo Quyết định số 47/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 20/12/2010 Loại đường phố Mức giá theo vị trí của đất (ĐVT: đồng/m 2 ) Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4 ĐƯỜNG PHỐ LOẠI 1 Nhóm đường 1A 26.000.000 10.400.000 6.500.000 4.700.000 Nhóm đường 1B 22.000.000 8.800.000 5.500.000 4.000.000 Nhóm đường 1C 18.000.000 7.200.000 4.500.000 3.200.000 ĐƯỜNG PHỐ LOẠI 2 Nhóm đường 2A 15.000.000 6.000.000 3.800.000 2.700.000 Nhóm đường 2B 13.000.000 5.200.000 3.300.000 2.300.000 Nhóm đường 2C 11.000.000 4.400.000 2.800.000 2.000.000 HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 71 Loại đường phố Mức giá theo vị trí của đất (ĐVT: đồng/m 2 ) Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4 ĐƯỜNG PHỐ LOẠI 3 Nhóm đường 3A 9.000.000 3.600.000 2.200.000 1.600.000 Nhóm đường 3B 7.500.000 3.000.000 1.900.000 1.400.000 Nhóm đường 3C 6.000.000 2.400.000 1.500.000 1.100.000 ĐƯỜNG PHỐ LOẠI 4 Nhóm đường 4A 4.800.000 2.000.000 1.250.000 900.000 Nhóm đường 4B 4.000.000 1.600.000 1.000.000 750.000 Nhóm đường 4C 3.200.000 1.300.000 950.000 600.000 ĐƯỜNG PHỐ LOẠI 5 Nhóm đường 5A 2.400.000 960.000 700.000 500.000 Nhóm đường 5B 1.800.000 720.000 550.000 350.000 Nhóm đường 5C 1.200.000 600.000 400.000 320.000 Giá của 1m 2 đất là giá đất theo mục đích sử dụng do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm. 2.2. Phương pháp tính thuế đất đô thị Theo luật số 48/2010/QH12 về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế suất đối với đấtbao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần tuỳ theo diện tích đất sử dụng: diện tích trong hạn mức thuế suất là 0,03%; phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức thuế suất là 0,07%; phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức thuế suất là 0,15%. Hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế là hạn mức giao đất ở mới theo quy định của UBND tỉnh. Với thành phố Huế hạn mức đất ở quy định trên mỗi thửa đất là 200m 2 . Đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư, công trình xây dựng dưới mặt đất áp dụng mức thuế suất 0,03%. Đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp áp dụng mức thuế suất 0,03%. Trường hợp đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định áp dụng mức thuế suất 0,15%. Đất của dự án đầu tư phân kỳ theo đăng ký của nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không coi là đất chưa sử dụng và áp dụng mức thuế suất 0,03%. Đất lấn, chiếm áp dụng mức thuế suất 0,2% và không áp dụng hạn mức. Chính sách giảm 50% số thuế đất phải nộp cho các trường hợp sau: - Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng từ 20% đến 50% số lao động là thương binh, bệnh binh; - Đấttrong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; - Đấttrong hạn mức của thương binh hạng 3/4, 4/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 3/4, 4/4; bệnh binh hạng 2/3, 3/3; con của liệt sĩ không được hưởng trợ cấp hàng tháng; - Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất từ 20% đến 50% giá tính thuế. HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 72 Bảng 2: Công thức tính thuế đất ở đô thị Diện tích thửa đất (S) Công thức tính thuế đất đô thị (T) Loại thuế đất S ≤ 200m 2 T = S * (ĐG vt /m 2 )*0.03% D1 200m 2 < S ≤ 600m 2 T = 200 * (ĐG vt /m 2 )*0.03% + (S-200) * (ĐG vt /m 2 )*0.07% D1 S > 600m 2 T = 200 * (ĐG vt /m 2 )*0.03% + 400 * (ĐG vt /m 2 )*0.07% + (S-600)* (ĐG vt /m 2 )*0.15% D1 S T = S * (ĐG vt /m 2 )*0.03% D2 S T = S * (ĐG vt /m 2 )*0.15% D3 S T = S * (ĐG vt /m 2 )*0.2% D4 Trong đó: - S: diện tích thửa đất tính thuế; - T: tiền thuế đất ở đô thị phải đóng; - ĐG vt : Đơn giá theo vị trí của thửa đất; - D1: Đất ở đô thị; - D2: Đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở; nhà chung cư; công trình xây dựng dưới mặt đất; - D3: Đất ở sử dụng không đúng mục đính; đất chưa sử dụng; - D4: Đất lấn, chiếm. 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN THUẾ ĐẤT ĐÔ THỊ HUẾ 3.1. Metadata về cơ sở dữ liệu GIS thuế đất Hình 2: Các lớp dữ liệu GIS nền và chuyên ngành CSDL của hệ thống được thiết kế dựa theo mô hình dữ liệu địa Geodatabase. CSDL phân thành hai nhóm lớp (Feature Dataset); nhóm CSDL nền bao gồm ba lớp dữ liệu (Feature Class): Địa vật, Sông, hồ và Hành chính phường xã của thành phố Huế; nhóm dữ liệu chuyên ngành: Tim đường giao thông, Mặt đường giao thông và Thửa đất. CSDL chuyên ngành thuế đất CSDL nền GISHue Tim đường giao thông Mặt đường giao thông Thửa đất Địa vật Hành chính phường/xã Sông, hồ Mô hình CSDL GeoDatabase HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 73 Bảng 3: Tham chiếu hệ tọa độ địa của CSDL GIS Hệ tọa độ (Geographic Coordinate System) VN2000 Phép chiếu (Projection) Transverse_Mercator Độ dịch Đông (False_Easting) 500000,000000 Độ dịch Bắc (False_Northing) 000000,000000 Kinh tuyến trục (Central_Meridian) 107 o Vĩ tuyến gốc (Latitude_Of_Origin) 0,000000 o Hệ số tỷ lệ (Scale_Factor) 0,9999 Múi chiếu (Zone) 3 o Đơn vị (Linear Unit) m Bảng 4: Đặc tính đồ họa và cấu trúc thuộc tính CSDL GIS nền và chuyên ngành STT Lớp dữ liệu (Feature Class) Đặc tính đồ họa (Graphics Features) Thuộc tính (Atributes) 1 Tim đường giao thông Đường (Polyline) (ID, Tên đường, Vị trí, Nhóm đường, Chiều rộng) 2 Mặt đường giao thông Vùng (Polygon) (ID) 3 Thửa đất Vùng (Polygon) (ID, Số thửa, Số tờ bản đồ, Số nhà, Tên đường phố, chủ sở hữu, Chính sách giảm thuế, Số thẻ đỏ, Số thẻ hồng, Diện tích, Mã Giá đất, Loại thuế đất, Thuế đất) 4 Địa vật Điểm (Point) (ID, Tên địa vật) 5 Sông, hồ Vùng (Polygon) (ID, Tên sông, hồ) 6 Hành chính phường/xã Vùng (Polygon) (ID, Tên phường/xã) 7 Bảng dữ liệu giá đất theo vị trí (ID, Mã nhóm đường, Vị trí, Đơn giá) 3.2. Mô hình phát triển hệ thống - Tầng cơ sở dữ liệu: + Mô hình CSDL GIS thuế đất được thiết kế theo mô hình GeoDatabase. CSDL GIS hệ thống gồm có CSDL nền GISHue và CSDL GIS chuyên ngành thuế đất; + Hệ thống CSDL GIS thiết kế và cài đặt trên hệ quản trị dữ liệu Oracle 10g; + Mô hình CSDL GIS và cấu trúc dữ liệu GIS thiết kế tuân theo chuẩn của GISHue nhằm hướng đến tích hợp vào hệ thống thông tin địa tỉnh Thừa Thiên Huế. - Tầng ứng dụng: + Tầng ứng dụng phát triển theo hai giải pháp: (1) giải pháp phần mềm ứng dụng theo mô hình Client/Server; (2) giải pháp cung cấp thông tin dựa trên WebGIS; + Giải pháp phần mềm ứng dụng khao thác CSDL GIS của hệ thống phát triển dựa trên bộ công cụ mã nguồn mở DotSpatial. Đây là sản phẩm của tổ chức OSGeo, cho phép phát triển các ứng dụng nên nền tảng công nghệ .Net của Microsoft. + Giải pháp phát triển ứng dụng dựa trên web dịch vụ IIS và ngôn ngữ phát triển là ASP Net của Microsoft. - Tầng giao diện: + Hệ thống phục vụ cho hai nhóm đối tượng: đối tượng bên trong hệ thống và đối tượng bên ngoài hệ thống; HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 74 + Đối tượng bên trong hệ thống là các đối tượng thuộc phân hệ và tương tác với hệ thống theo hai chiều: Lãnh đạo, các phòng chức năng của thành phố Huế; Chi cục thuế thành phố Huế; Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế; các phòng chức năng của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế; Quản trị hệ thống. Giải pháp xây dựng giao diện phần mềm phục vụ cho đối t ượng này dựa trên Winform, ngôn ngữ lập trình Visual Studio Net của Microsoft. Phần mềm chạy trên nền hệ điều hành Window XP trở lên; + Đối tượng bên ngoài hệ thống là cộng đồng. Giải pháp xây dựng giao diện dựa trên website, chạy tốt trên môi trường trình diễn Internet Explorer của Microsoft hoặc Mozilla FireFox. Chú dẫn: Tương tác hai chiều; Tương tác một chiều. Hình 3: Mô hình phát triển ứng dụng của hệ thống Tầng ứng dụng Tầng cơ sở dữ liệu - CSDL GIS chuyên ngành thuế đất đô thị Huế; - CSDL nền GISHue; - Phần mềm quản trị và kết xuất dữ liệu ArcGIS server 9.3; - Hệ quản trị CSDL Oracle 10g. CSDL nền GISHue CSDL GIS chuyên ngành thuế đất DotSpatial ASP Net/JSP Tầng giao diện - Lãnh đạo TP.Huế Và các Phòng chức năng; - Chi cục thuế TP.Huế, Cục thuế tỉnh TT.Huế; - Sở TNMT TT.Huế; - Q uản tr ị h ệ th ố n g . - Cộng đồng. Web Browser Desktop HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 75 3.3. Giải pháp tính thuế đất ở đô thị Huế Hình 4: Sơ đồ tính thuế đất ở đô thị Huế Dữ liệu đầu vào: - Lớp dữ liệu tim đường giao thông; - Lớp dữ liệu thửa đất; - Lớp dữ liệu mặt đường giao thông; - Lớp dữ liệu sông, hồ; - Lớp dữ liệu hành chính phường/xã; - Bảng dữ liệu giá đất theo vị trí. Phân tích và xử lý: - Phân tích và xác định vị trí tương ứng mỗi thửa đất; - Phân tích và xác định mức thuế đất tương ứng mỗi thửa đất. Dữ liệu đầu ra: - Lớp dữ liệu thửa đất đã cập nhật dữ liệu thuộc tính mã giá đất, giá đất, mã thuế đất và thuế đất tương ứng theo mỗi thửa. 4. GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI Hệ thống quả n thuế đất đô thị Huế có sự tham gia của các phân hệ sau: Trung tâm Thông tin Dữ liệu điện tử tỉnh (EDIC); Sở Tài nguyên và Môi trường; Cục thuế tỉnh; Chi cụ thuế thành phố và Lãnh đạo UNBD thành phố và các phòng chức năng. - Trung tâm EDIC là nơi lưu trữ CSDL hệ thống, quản trị và vận hành chương trình ứng dụng Server. - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh TT.Huế khai thác, cập nhật dữ Dữ liệu đầu vào Cập nhật Loại đường và Nhóm đường cho mỗi tuyến đường vào lớp Tim đường giao thông Sử dụng phép toán phân tích Buffer và Intersects giữa hai lớp Tim đường giao thông và Thửa đất Gán Mã nhóm đường, Vị trí cho mỗi thửa đất; Phân tích và xác định Loại thuế đất tương ứng cho mỗi thửa Tính thuế đất tương ứng cho mỗi thửa và cập nhập dữ liệu và lớp Thửa đất Lớp dữ liệu Thửa đất Hình 5: Mô hình triển khai hệ thống HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2011 76 liệu, thông tin bảng giá đất hằng năm, cập nhật thông tin đất đai thuộc thẩm quyền quản lý: đất dự án, đất của nhà nước quản lý,… - UBND TP.Huế khai thác, cập nhật các thông tin cấp quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng, chính sách giảm thuế. - Cục thuế tỉnh TT.Huế và Chi cục thuế TP.Huế khai thác, cập nhật thông tin thuế đất đô thị, phục vụ công tác thu thuế. 5. K ẾT LUẬN Công nghệ GIS là một trong các công nghệ tiên tiến phục vụ việc thiết kế và xây dựng các ứng dụng có liên quan đến dữ liệu không gian, trong đó các hệ thống hỗ trợ ra quyết định được xây dựng trên nền GIS là lĩnh vực được quan tâm hiện nay. Bài toán quản thuế đất dựa trên GIS nằm trong một quy trình liên thông giữa các ngành Tài nguyên – môi trường, Thuế và Ban đầu tư xây dựng – dịch vụ công tích hợp mức 4. Bài báo này tập trung nêu vấn đề về mô tả dữ liệu, quy trình định giá đất (áp thuế) và quy trình vận hành tích hợp giữa các ngành khi hệ thống được triển khai. Tài liệu tham khảo [1] H.H. Leelananda, N.T.S. Wijesekera, and T.A. Peiris, 2008, Potential of Uban Land Management using Geographic Information Systems, ENGINEER – Vol. XXXXI, No.05, pp. 95-104; [2] Paul Box, 1998, The use of GIS for documentation and management at the complex of Hue monuments world heritage site, Vietnam, GIS and cultural resource management: a manula for heritage managers, BCK/98/OP/207-500, pp. 131-141. . phát triển ứng dụng GIS trong công tác quản lý. Việc nghiên cứu Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý thuế đất thành phố Huế là tiền đề trong việc đề. cơ quản quản lý nhà nước. Trong đó, quản lý biến động đất đai, quản lý thu thuế đất, quản lý quy ền sử dụng đất, … nhằm chống thất thoát quỹ đất và thuế

Ngày đăng: 11/03/2014, 06:20

Hình ảnh liên quan

đường phố có giá cao xếp thứ 2, cộng với (+) 10% đơn giá của đường phố còn lại để hình - Báo cáo " ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ " potx

ng.

phố có giá cao xếp thứ 2, cộng với (+) 10% đơn giá của đường phố còn lại để hình Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 2: Công thức tính thuế đất ở đô thị - Báo cáo " ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ " potx

Bảng 2.

Công thức tính thuế đất ở đô thị Xem tại trang 6 của tài liệu.
Hình 2: Các lớp dữ liệu GIS nền và chuyên ngành - Báo cáo " ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ " potx

Hình 2.

Các lớp dữ liệu GIS nền và chuyên ngành Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 3: Tham chiếu hệ tọa độ địa lý của CSDL GIS - Báo cáo " ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ " potx

Bảng 3.

Tham chiếu hệ tọa độ địa lý của CSDL GIS Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng 4: Đặc tính đồ họa và cấu trúc thuộc tính CSDL GIS nền và chuyên ngành - Báo cáo " ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ " potx

Bảng 4.

Đặc tính đồ họa và cấu trúc thuộc tính CSDL GIS nền và chuyên ngành Xem tại trang 7 của tài liệu.
Hình 3: Mơ hình phát triển ứng dụng của hệ thống - Báo cáo " ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ " potx

Hình 3.

Mơ hình phát triển ứng dụng của hệ thống Xem tại trang 8 của tài liệu.
Hình 4: Sơ đồ tính thuế đất ở đô thị Huế - Báo cáo " ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ " potx

Hình 4.

Sơ đồ tính thuế đất ở đô thị Huế Xem tại trang 9 của tài liệu.
3.3. Giải pháp tính thuế đất ở đô thị Huế - Báo cáo " ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐẤT THÀNH PHỐ HUẾ " potx

3.3..

Giải pháp tính thuế đất ở đô thị Huế Xem tại trang 9 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan