BÁO CÁO KẾT QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG LÚA MỚI VỤ HÈ THU 2012 docx

7 6.8K 51
BÁO CÁO KẾT QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG LÚA MỚI VỤ HÈ THU 2012 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRUNG TÂM KNKN QUẢNG TRỊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRẠM KNKN GIO LINH Độc lập-Tự do- Hạnh phúc Gio Linh, ngày 04 tháng 9 năm 2012 BÁO CÁO KẾT QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG LÚA MỚI VỤ THU 2012 I/ĐẶT VẤN ĐỀ: Việc đưa giống lúa mới vào sản xuất có ý nghĩa là không ngừng phát huy các tiềm lực sẳn có ở địa phương nhằm tăng năng suất, chất lượng, thị trường tiêu thụ và hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất lúa. Giống lúa mới đưa vào sản xuất phải phù hợp với đất đai, khí hậu, nguồn nước tưới, trình độ canh tác, giảm khả năng thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Giống lúa mới phải có khả năng kháng một số loaị sâu bệnh chủ yếu tại địa phương, thay thế cho giống lúa cũ có sức đề kháng sâu bệnh kém, ( Trong thực tế giống lúa đưa vào sản xuất càng nhiều năm thì sức đề kháng sâu bệnh càng giảm). Việc đưa giống lúa mới vào sản xuất nhằm thay đổi điều kiện ký sinh ký chủ theo chiều hướng bất lợi cho dịch bệnh, có lợi cho nhà nông. Sản xuất thử giống lúa mới, nhằm lựa chọn một số loại giống thích nghi với sự biến đổi khí hậu hiện nay như hạn hán, ngập úng, phù hợp với từng địa phương cụ thể, phát hiện, tuyển chọn các giống lúa phù hợp, năng suất và chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường. II/ NỘI DUNG: Tiến hành đưa các loại giống lúa sau đây vào sản xuất ( Bảng 1) Stt Loại giống Số lượng Cấp giống Thời gian ST(dự kiến) 1 QX5 (CX7) 6,0 kg Xác nhận 80-85 ngày 2 QX3 (TH31) 6,0 kg Xác nhận 90 ngày 3 GL.159 7,0 kg Xác nhận 90 ngày 4 PC6 10 kg Xác nhận 90 ngày 5 52 (N2) 6,0 kg Xác nhận 85-90 ngày 6 QX8 (29) 6,0 kg Xác nhận 95-100 ngày * Nhà cung cấp: Công ty giống cây trồng Quảng Bình. III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 1. Chọn điểm. - Các giống lúa đưa vào sản xuất được bố trí thành một vùng tập trung, giao thông đi lại dể dàng, chủ tưới tiêu. - Đất đai không bị nhiễm nguồn bệnh từ vụ trước, trong vụ thu gieo càng sớm càng tốt tránh lũ lụt cuối vụ. - Chọn hộ có khả năng thực hiện tốt hình. 2. Làm đất: Cày bừa nhuyễn bùn sạch cỏ, diệt hết lúa chét, đất đai bằng phẳng, lên luống thoát phèn, chia ô cho từng loại giống, thuận lợi cho việc sử dụng công cụ sạ hàng, tiến hành bón vôi lúc cày vỡ đất, có tác dụng cải tạo độ chua, nhằm phân huỷ nhanh gốc rạ, huy động thức ăn cho cây lúa phát triển tốt. 3. Xử lý hạt giống, ngâm ủ Trong điều kiện cho phép nên phơi hạt giống dưới nắng nhẹ 2-3 giờ trước khi ngâm để xúc tiến hoạt động của các hệ men, tăng khả năng nảy mầm. Ngâm, ủ: Thóc giống sau khi xử lý vớt ra, rửa sạch và đưa vào ngâm: Trong vụ hè thu, ngâm 24-36 giờ, trong vụ đông xuân ngâm 48-60 giờ, ngâm đến khi hạt thóc có phôi mầm màu trắng là được, thay nước 6-8 giờ/1 lần trong quá trình ngâm, sau đó vớt ra đãi sạch nước chua và đem ủ bằng thúng, bằng bao tải . Trong vụ Đông xuân khi mầm dài bằng 1/2 hạt và rễ dài gần bằng hạt thì đem gieo được, còn trong vụ thu thì hạt nứt nanh là đem gieo, nếu mầm ngắn thì ngâm nước để mầm dài ra. 4. Gieo và tỉa dặm Ruộng lúa đã bón phân lót, chia luống, rút hết nước đem thóc giống đã ủ để gieo ngay, chú ý tránh trời mưa sau khi gieo. Lượng giống: Với giống hạt nhỏ (P1.000 hạt dưới 22 gam) cần gieo 3,5 kg giống cho 1 sào hay 70 kg cho 1 ha, với giống hạt cỡ to (1.000 hạt trên 25 gam) cần gieo 4,0 kg cho 1 sào hay 80 kg cho 1 ha, kiểm tra số cây mọc khi có 2 lá thật cần đạt 140 - 150 cây/m2, nếu số lượng vượt quá con số trên cần tỉa bỏ các cây nhỏ và ở những chỗ gieo dày để giữ lại 150 cây/m2 là vừa, chú ý gieo úp tay cho hạt lặn sâu vào đất và gieo thật đều, ngoài ra có thể sử dụng công cụ sạ hàng để gieo. 5. Phân bón: Dùng phân đơn hoặc phân đa kết hợp với phân đơn. a, Dùng phân đơn , bón theo quy trình "1 phải 5 giảm" đã thực hiện. - Phân Urê : 220 kg/ha ó11 kg/sào - Phân lân Super: 450 kg/ha ó 22,5 kg/sào - Phân Kaliclorua: 135 kg/ha ó 6,75 kg/sào b, Dùng phân đa, kết hợp phân đơn theo thực tế đại trà: Để việc bón phân đảm bảo tính khoa học, sau khi tính toán chúng tôi khuyến cáo bón như sau: - Phân NPK-S lâm Thao (12:5:10-14): 12,5kg/sào (02 sào/bao 25kg) bổ sung thêm 19kg lân Super/sào dùng để bón lót, kết hợp bón thúc đẻ nhánh 4,0 kg phân Urê/sào, bón thúc đòng 4,0 kg phân Urê/sào + 4,0kg Kaliclorua/sào. 6. Chăm sóc, bón phân, khử lẫn: ( Theo quy trình đã hướng dẫn) 7. Các chỉ tiêu theo dõi. * Các chỉ tiêu sinh trưởng: Màu sắc lá, chiều dài, chiều rộng, màu sắc lá đòng, chiếu cao cây, màu sắc thân, chiều dài bông, tổng TGST . Phương pháp theo dõi: Tiến hành quan sát, đo đếm vào các giai đoạn (Lúa đứng cái, trổ 10% và chín). * Tính thích nghi: Thời tiết khí hậu, khả năng chịu úng, chịu hạn, mức độ nhiễm các loại sâu bệnh. *Các yếu tố cấu thành năng suất: Số bông/ m2, số hạt/bông, số hạt chắc/bông, tỉ lệ lép (%), P1000 hạt (gam), năng suất lý thuyết (tạ/ha), năng suất thực thu (tạ/ha), phẩm chất gạo. Phương pháp theo dõi: Khi cây vào giai đoạn đứng cái, làm đòng thì chọn 10 cây/giống, theo nguyên tắc hai đường chéo gốc, đóng cọc cố định để theo dõi các chỉ tiêu như: Chiều cao cây, màu sắc thân, định kỳ theo dõi 10 ngày/lần và khi thu hoạch, tiến hành quan sát, cân, đo, đong, đếm các chỉ tiêu theo dõi. IV/KẾT QUẢ HÌNH: 1. Danh sách hộ thực hiện ( Bảng 2) Stt Chủ hộ Loại giống S.L. Gieo Diện tích T.lệ N.mầm 1 Lê Văn Tiển QX3 (TH31) 3,5kg 1,0 sào 95% 2 Lê văn Tiển QX5 (CX7) 3,5kg 1,0 sào 95% 3 Nguyễn Bá Bân GL.159 3,5 kg 1,0 sào 95% 4 Trần Xuân Bộ PC6 7,0 kg 2,0 sào 95% 5 Nguyễn.Đ. Phước 52 (N2) 2,0 kg 0,5 sào 50% 6 Nguyễn.Đ. Triều QX8 (29) 3,5 kg 1,0 sào 95% - Xứ đồng: Vùng Đội - Tính chất đất: Đất thịt trung bình , có độ phì trung bình, hơi chua phèn. - Chế độ tưới tiêu: Chủ động - Phương pháp gieo: Sạ hàng 100% - Gieo ngày: 05/6/2012. 2. Ruộng đối chứng: - Bố trí trên cùng chân đất, cùng thời vụ, cùng điều kiện canh tác, nhưng khác giống ( Giống Khang dân) 3. Bón phân: Dựa vào tình hình sinh trưởng và các giai đoạn phát dục của các giống lúa trên ruộng tương đối tập trung, nên chúng tôi chỉ đạo bón thúc đẻ nhánh cùng lúc, cụ thể như sau: - Lượng phân bón lót/sào: 22,5kg Lân Super + 3,0kg Urê + 3,0kg Kaliclorua/sào. Bón trước khi bừa lần cuối cùng rồi gieo. - Bón thúc phân đợt 1(Thúc đẻ nhánh): Ngày 26/6/2012. Lượg phân: 4,0 kg Urê/ sào. - Bón thúc phân đợt 2 (Thúc đòng): Ngày 19/7/2012, Lượng phân 4,0 kg Urê + 3,75 kg Kaliclorua/ sào. * Ruộng đối chứng Khang Dân : Thời gian các lần bón thúc cùng với ruộng đại trà của nông dân. 4. Các giai đoạn sinh trưởng chính( Bảng 3) Nhận xét: - Qua bảng trên, chúng tôi nhận thấy rằng, nhóm giống có tổng thời gian sinh trưởng < 90 ngày gồm các giống QX3, QX5, PC6, nhóm giống có tổng thời gian sinh trưởng > 90 ngày nhưng không quá 100 ngày gồm có QX8, N2, GL159. TT Loại Giống T.gian bắt Đầu đẻ nhánh T.gian bắt Đầu làm đòng T. gian bắt đầu trổ bông Dự kiến thời Gian T.Hoạch Dự kiến TGST D.kiến (Ngày) 1 QX3 22-23/6/2012 15/7/2012 07/8/2012 02/9/2012 87 2 QX5 20-21/6/2012 13/7/2012 05/8/2012 31/8/2012 85 3 QX8 23-25/6/2012 21/7/2012 19/8/2012 13/9/2012 98 4 52 (N2) 22-23/6/2012 17/7/2012 14/8/2012 10/9/2012 95 5 GL159 22-23/6/2012 17/7/2012 12/8/2012 10/9/2012 95 6 PC6 22-23/6/2012 16/7/2012 08/8/2012 03/9/2012 88 7 KD 23-25/6/2012 21/7/2012 13/8/2012 08/9/2012 93 - Các giống lúa nói trên đều có thời gian sinh trưởng dinh dưỡng ngắn ( Tức là từ khi gieo đến kết thúc đẻ nhánh chuẩn bị phân hoá đòng) khoảng 39-44 ngày, nên rất phù hợp trong vụ thu. - Giai đoạn đẻ nhánh khoảng từ 22 - 27 ngày tuỳ theo giống, giai đoạn làm đòng khoảng từ 22 - 27 ngày, giai đoạn từ trổ bông đến thu hoạch khoảng 25 ngày. - Giống QX8 có thời gian sinh trưởng dài nhất, nhưng không quá 100 ngày, có thể phù hợp với cả thu và đông xuân. - Các giống lúa mới có các giai đoạn sinh trưởng gần khớp với giống lúa Khang Dân đã gieo trồng tại địa phương. 5. Các chỉ tiêu sinh trưởng: ( Bảng 4) TT Loại Giống Màu Sắc lá Chiều Dài lá Đòng (cm) Chiều Rộng lá Đòng (cm) Chiều Cao Cây (cm) Chiều Dài Bông (cm) Màu Sắc thân Mức độ Nhiễm sâu Bệnh Khả Năng Chịu phèn Mứcđộ Đẻ nhánh 1 QX3(TH31) Xanh Nhạt 32,0 1,6 85,0 25,5 Xanh T.B T.B T.B 2 QX5(CX7) Xanh Đậm 27,5 1,6 82,0 25,0 Xanh Nhạt T.B T.B T.B 3 QX8 (29) Xanh Đậm 34,5 1,7 95,0 26,5 Xanh Nhạt T.B T.B T.B 4 52 (N2) Xanh Nhạt 31,0 1,7 90,0 25,0 Xanh Nhạt T.B T.B T.B 5 GL.159 Xanh Đậm 33,5 1,7 95,0 26,5 Xanh T.B T.B T.B 6 PC6 Xanh Nhạt 29,0 1,6 82,0 26,0 Xanh T.B T.B T.B 7 K.Dân (đối chứng) Xanh Đậm 30,0 1,6 85,0 25,0 Xanh T.B T.B T.B Nhận xét: - Đa số các giống lúa đều phù hợp với đất đai và khí hậu của địa phương, mức độ đẻ nhánh tương đối, loại hình cây gọn, chịu thâm canh, ít bị sâu bệnh, thời gian trổ bông khá tập trung, chín đồng đều. - Giống lúa QX8 sinh trưởng phát triển tốt, cứng cây, bộ lá xanh đậm, lá có độ cứng và độ bền cao, lá đòng tương đối dài và rộng so với các giống lúa khác, đẻ nhánh vừa đến nhiều, chiều cao vừa phải, chiều dài bông tương đối, ít bị sâu bệnh, thích hợp với chân đất bùn, có khả năng chịu phèn tốt, thích nghi thời tiết khí hậu của địa phương trong vụ thu. - Giống lúa GL159 phát triển khá tốt, cây mọc khỏe, đẻ nhánh khá, bông tương đối dài, lá đòng rộng, có khả năng chịu chua phèn, ít sâu bệnh, thích nghi với điều kiện địa phương. - Các giống lúa QX3, QX5, PC6 cũng phát triển tương đối tốt, chiều cao vừa phải, chịu chua phèn mức độ trung bình, đẻ nhánh vừa, ít bị nhiểm sâu bệnh. - Giống lúa N2, không chịu được chua phèn nên phát triển kém, đẻ nhánh ít, sâu bệnh nhiều, trổ không tập trung, có sự phân li về chiều cao ( Chiều cao không đồng đều ), cây yếu, dể bị đổ ngã. - Nếu so sánh các giống trên với giống lúa Khang Dân, chúng tôi thấy rằng: Giống QX8, GL159, QX3, QX5, PC6 thích nghi với điều kiện địa phương, phát triển tốt, đồng thời có các chỉ số sinh trưởng bằng hoặc cao hơn giống lúa Khang Dân, ngoài ra thời gian sinh trưởng ngắn hơn nên thích hợp trong vụ hè thu 6. Các đối tượng sâu bệnh ( Bảng 5) TT Sâu Bệnh Giống lúa Sâu Cuốn Lá nhỏ (C/m2) Rầy Nâu (C/m2) Rầy Lưng Trắng (C/m2) Sâu Đục thân (C/m2) Bệnh Khô đầu lá (TLH %) Bệnh LXL LSĐ (TLH %) Bệnh Đốm nâu (TLH %) Bệnh Khô Vằn (TLH %) Chuột (TLH %) 1 QX3 1,0 6,5 10,5 0,5 16,0 - 8,0 2,0 0,5 2 QX5 0,5 5,0 12,0 0,5 15,0 - 7,5 2,5 0,5 3 QX8 0,5 5,0 5,0 0,2 10,0 - 3,0 1,0 0,5 4 52 (N2) 1,5 8,0 15,0 0,5 70,0 - 20,0 9,0 0,5 5 GL.159 0,5 4,5 8,5 0,5 15,0 - 5,0 1,0 0,5 6 PC6 0,5 5,5 10,0 0,5 20,0 - 10,0 2,0 0,5 7 K.Dân 1,0 6,0 15,0 1,0 22,0 - 18,0 2,0 0,5 Nhận xét: - Các giống mới QX3, QX5, PC6, GL159, bị nhiễm sâu bệnh mức độ trung bình so với giống Khang Dân và HC95, đặc biệt giống QX8 rất ít bị sâu bệnh, nguyên nhân là do các giống lúa này thích hợp với đất đai và khí hậu của địa phương, cây phát triển khỏe, thân cứng, lá cứng, bộ rể phát triển tốt. - Riêng giống N2 không thích nghi với chân đất chua phèn, nên phát triển kém, bị nhiễm sâu bệnh nhiều so với Khang Dân và HC95. - Trong quá trình sản xuất, bà con nông dân đã sử dụng một số loại thuốc trừ rầy, thuốc trị bệnh lem lép hạt, tuy nhiên so với lúa đại trà thì số lần phun ít hơn. - Như vậy, đa số các giống lúa mới đưa vào sản xuất trong vụ thu 2012 ít bị sâu bênh hơn so với lúa đại trà của địa phương như Khang Dân và HC95, vì vậy chúng tôi đề nghi tiếp tục đưa vào sản xuất thử nhân rộng trong thời gian tới. 7. Các yếu tố cấu thành năng suất: ( bảng 6) TT Loại Giống Số Bông /m2 Số Hạt /bông Số Hạt Chắc /bông Tỉ lê Hạt Lép (%) P 1000 Hạt (gam) Năng Suất LT (tạ/ha) Năng Suất (tạ/ha) Phẩm Chất Gạo 1 QX3 316,0 118,0 98,0 17,0 21,0 65,0 52,0 Khá 2 QX5 320,0 120,0 97,0 19,0 21,0 65,1 52,0 Khá 3 QX8 322,5 125,0 106,0 15,0 22,0 75,2 60,0 khá 4 52 (N2) 225,5 123,0 101,0 18,0 22,0 50,1 40,0 Khá 5 GL.159 320,0 130,0 107,0 18,0 22,0 75,3 60,0 Khá 6 PC6 317,5 123,0 102,0 17,0 21,0 68,0 54,0 Khá 7 K.DÂN 314,5 119,0 98,5 17,0 21,0 65,0 52,0 T.B Ghi chú: Các số liệu được lấy giá trị bình quân và xấp xỉ gần đúng. NSƯTTT = 80% NSLT Nhận Xét: - Các giống lúa QX3, QX5, PC6 khá phù hợp với điều kiện của địa phương, năng suất tương đương hoặc cao hơn giống lúa Khang Dân. - Các giống lúa QX8, GL159 rất phù hợp với điều kiện địa phương, phát triển khá tốt, năng suất cao hơn so với giống Khang Dân và HC95. - Giống lúa N2 không phù hợp với điều kiện địa phương, phát triển kém, năng suất không cao hơn so với Khang Dân và HC95 8. Hiệu quả kinh tế (Quy về 1,0 ha) (bảng 7) TT Loại giống Tổng chi Tổng thu Lợi nhuận 1 QX3(TH31) 19.690.000đ 31.200.000đ 11.510.000đ 2 QX5(CX7) 19.690.000đ 31.200.000đ 11.510.000đ 3 QX8 (29) 19.690.000đ 36.000.000đ 16.310.000đ 4 52 (N2) 19.690.000đ 24.000.000đ 4.310.000đ 5 GL.159 19.690.000đ 36.000.000đ 16.310.000đ 6 PC6 19.690.000đ 32.400.000đ 12.710.000đ 7 KHANG DÂN 19.690.000đ 31.200.000đ 11.510.000đ Ghi chú: - Mức đầu tư giống nhau ở tất cả các giống. - Tổng chi gồm: Giống, phân, thuốc BVTV, công lao động, chi khác. - Giá thóc thịt, dự tính: 6000đ/kg - Tổng thu : Tính tại tời điểm sử dụng - Hiệu quả kinh tế = Tổng thu - tổng chi Nhận xét: Sau khi tính toán, đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống mới so với giống Khang Dân, đồng thời quy về 01 ha chúng tôi thấy như sau: - QX3, QX5 so với Khang Dân tương đương nhau. - PC6 so với Khang Dân: 12.710.000-11.510.000 = 1.200.000đ - QX8 và GL159 so với Khang Dân: 16.310.000đ - 11.510.000đ = 4.800.000đ - N2 so với Khang Dân:4. 310.000đ – 11.510.000đ = -7.200.000đ Ta thấy rằng giống QX8 và GL159 hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với giống Khang Dân, giống PC6 cũng có hiệu quả tương đối cao, vì vậy cần được nhân rộng, hai giống QX3 và QX5 có hiệu quả tương đương với Khang Dân nhưng thời gian sinh trưởng ngắn hơn nên có thể thay thế cho Khang Dân, riêng giống N2 không thích nghi, năng suất thấp, hiệu quả không cao hơn so với Khang Dân, nên không khuyến cáo nhân rộng. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ NGHỊ: 1. Bài học kinh nghiệm. Qua vụ sản xuất thử các giống lúa nói trên, chúng tôi nhận thấy rằng: - Trong vụ thu nên bón vôi để khử chua, cây lúa sẽ phát triển tốt hơn. - Nên sử dụng phân chuồng hoai để bón lót, một mặt bổ sung chất dinh dưỡng cho lúa, mặt khác đất đai ngày càng màu mỡ thêm. - Ngoài việc sử dụng phân đơn để bón cho lúa theo quy trình đã hướng dẩn, bà con nông dân có thể sử dụng phân đa dinh dưỡng để bón, nhưng phải bổ sung cho đủ hàm lượng phân Lân, Đạm và Kali thì cây lúa mới phát triển tốt được (ở phần III mục 5 đã hướng dẩn). - Có thể sử dụng công cụ sạ hàng để gieo thưa, cây lúa phát triển thuận lợi, ít sâu bệnh, năng suất cao, chất lượng tốt. 2. Đề nghị Qua vụ sản xuất thử các giống lúa mới nói trên, chúng tôi đề nghị như sau: - Các giống QX3, QX5, PC6 có năng suất tương đương hoặc cao hơn với giống Khang dân, nhưng thời gian sinh trưởng ngắn hơn, nên khuyến cáo đưa vào sản xuất trong vụ thu. - Các giống lúa QX8, GL159 có năng suất khá cao, vượt trội so với các giống khác như Khang dân, HC95, nên đề nghị tiếp tục đưa vào sản xuất thử trong vụ đông xuân 2012-2013 và nhân rộng trong vụ thu 2013. - Đề nghị HTX cùng bà con nông dân tiếp tục khử lẫn, thu hoạch kịp thời, tránh bị lẫn tạp, để có thể lấy giống sản xuất thử cho vụ đông xuân 2012-2013. - Đề nghị phòng NNPTNT huyện và các HTX sản xuất nông nghiệp quan tâm, nghiên cứu, nhân rộng hình và triển khai đại trà trong các năm tới. Trạm KNKN Gio Linh Người viết báo cáo Trần Xuân Lộc . năm 2012 BÁO CÁO KẾT QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG LÚA MỚI VỤ HÈ THU 2012 I/ĐẶT VẤN ĐỀ: Việc đưa giống lúa mới vào sản xuất có ý nghĩa là không ngừng phát. 22-23/6 /2012 17/7 /2012 14/8 /2012 10/9 /2012 95 5 GL159 22-23/6 /2012 17/7 /2012 12/8 /2012 10/9 /2012 95 6 PC6 22-23/6 /2012 16/7 /2012 08/8 /2012 03/9 /2012 88

Ngày đăng: 11/03/2014, 05:22

Hình ảnh liên quan

5. Các chỉ tiêu sinh trưởng: (Bảng 4) - BÁO CÁO KẾT QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG LÚA MỚI VỤ HÈ THU 2012 docx

5..

Các chỉ tiêu sinh trưởng: (Bảng 4) Xem tại trang 4 của tài liệu.
7. Các yếu tố cấu thành năng suất: (bảng 6) - BÁO CÁO KẾT QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG LÚA MỚI VỤ HÈ THU 2012 docx

7..

Các yếu tố cấu thành năng suất: (bảng 6) Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan