Tự động hóa: Trở ngại khi đi vào sản xuất pptx

3 255 0
Tự động hóa: Trở ngại khi đi vào sản xuất pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tự động hóa: Trở ngại khi đi vào sản xuất Đưa tự động hóa vào sản xuất dường như là điều hiển nhiên đối với các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, bởi nhiều máy móc và dây chuyền của chúng ta còn lạc hậu (nhiều thiết bị đang sử dụng là do Liên Xô (cũ), Trung Quốc viện trợ từ cách đây hơn 50 năm), hoặc các công nghệ mới được nhập khẩu thì nhiều khi vẫn là hàng "second hand" của nước ngoài. Thực tế vẫn đang tồn tại không ít trở ngại cho các doanh nghiệp nếu muốn đưa tự động hóa (TĐH) vào sản xuất: Thứ nhất: là phải có lượng hàng lớn thì khi mua máy móc để TĐH mới có lãi. Vấn đề ở đây lại liên quan tới tính liên kết của các doanh nghiệp cơ khí. Nếu chúng ta làm ăn manh mún, thiếu hợp tác với nhau, thì hệ quả là, có nhiều doanh nghiệp nhận được nhiều đơn hàng, nhưng số lượng mỗi loại không nhiều, nên khó đưa vào dây chuyền sản xuất hàng loạt với quy mô lớn. Thứ hai: là thiếu vốn. Khách quan mà đánh giá thì các doanh nghiệp cơ khí (trừ Lilama và một số ít công ty khác) thường có nguồn vốn chưa lớn. Nếu đi vay các ngân hàng thì do đặc thù ngành nghề này, đồng vốn cần phải có một khoảng thời gian dài mới quay vòng được. Điều này lại liên quan đến "tư duy nhiệm kỳ": nếu các nhà quản lý doanh nghiệp Nhà nước mà nghỉ hưu ở giai đoạn giữa "vòng quay vốn" thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm về toàn bộ dự án đầu tư? Thứ ba: là thiếu các chuyên gia, kỹ sư có trình độ cao, giỏi cả về cơ khí và TĐH. Cần thẳng thắn thừa nhận rằng, nhiều năm nay, ngành cơ khí trong các trường Đại học kỹ thuật chưa thu hút được nhiều sinh viên giỏi theo học (ví dụ: điểm xét vào ngành cơ khí của Đại học Bách Khoa Hà Nội thường ở "top dưới" so với nhiều ngành khác). Còn các kỹ sư về điều khiển tự động thì không phải ai cũng am hiểu các cơ cấu cơ khí, nên gặp nhiều khó khăn khi thiết kế các dây chuyền tự động hóa. Mặt khác, sinh viên học ngành cơ khí cũng bị "chi phối" trước sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, ngân hàng… Thứ tư: là khó khăn về mặt xã hội. Nếu như các doanh nghiệp đưa TĐH vào sản xuất thì sẽ có nhiều người lao động bị mất việc vì càng TĐH thì càng cần ít nhân công lao động. Vậy phải giải quyết việc làm cho họ thế nào? Đương nhiên, không nên đối xử với người lao động theo kiểu: cần thì dùng, không cần thì sa thải họ, nhất là với người làm trong các doanh nghiệp Nhà nước. Để giải quyết những khó khăn này, xin đề xuất các giải pháp sau: Một là, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp cơ khí. Trong đó, cần tính đến việc "phân chia" các mặt hàng sao cho phù hợp với mỗi doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể áp dụng sản xuất loạt lớn. Hai là, tận dụng cơ hội được vay vốn ưu đãi của Chính phủ, các doanh nghiệp nên mạnh dạn đầu mua sắm các dây chuyền, máy móc tự động. Nhưng trước tiên cần xây dựng chiến lược, dự án rõ ràng; trong đó, quy định rõ ràng trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể trong sự thành bại khi đầu tư. Điều này là khá thuận lợi cho các doanh nghiệp đã và sắp cổ phần hóa. Bởi lúc đó, việc phân quyền cho người trực tiếp quản lý doanh nghiệp sẽ mạnh hơn trước, giúp họ chủ động trong nhiều mặt. Ba là, cần xây dựng mức lương hấp dẫn với những kỹ sư giỏi về cơ khí-tự động hoá. Nếu không, cần cử các nhân viên của doanh nghiệp đi học nâng cao trình độ về TĐH ở các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học… Hiện nay, các trường đại học kỹ thuật cũng đã bắt đầu cho "ra lò" lứa kỹ sư ngành cơ điện tử. Đây là một ngành mới, tích hợp nhiều lĩnh vực, trong đó có cơ khí và điều khiển tự động. Hy vọng đó sẽ là nguồn lực chất lượng cao, cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất. Bốn là, có phương án tạo việc làm cho số nhân côgn được rút ra từ việc TĐH sản xuất. Có thể chuyển họ sang các bộ phận phục vụ, làm bao bì, sơn phủ… Tóm lại, việc TĐH sản xuất là một xu thế tất yếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Nó không những làm tăng chất lượng các sản phẩm mà còn có một ý nghĩa nhân văn cao cả hơn, đó là: Giải phóng sức lao động cho người công nhân, giảm tối đa những độc hại và bệnh nghề nghiệp… Vì vậy, việc đưa TĐH vào sản xuất cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp tự đổi mới, để sản xuất và kinh doanh hiệu quả hơn. . Tự động hóa: Trở ngại khi đi vào sản xuất Đưa tự động hóa vào sản xuất dường như là đi u hiển nhiên đối với các doanh nghiệp sản xuất của Việt. dụ: đi m xét vào ngành cơ khí của Đại học Bách Khoa Hà Nội thường ở "top dưới" so với nhiều ngành khác). Còn các kỹ sư về đi u khi n tự động

Ngày đăng: 10/03/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan