Sâu đục thân ngô (bắp) ppt

5 1.1K 6
Sâu đục thân ngô (bắp) ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sâu đục thân ngô (bắp) Sâu đục thân ngô (bắp), có mặt ở hầu khắp các vùng trồng ngô của nước ta. Chúng là một trong những đối tượng dịch hại thường gây hại rất nặng đối với cây ngô. Cũng giống như sâu xám, chỉ có giai đoạn sâu non đục thân mới gây hại cho cây ngô. Đây cũng là một loài sâu đa thực, ngoài ngô chúng còn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác như cao lương, kê, bông, đay, cà và một số loại thức ăn gia súc thuộc họ hòa thảo Ở các tỉnh miền Bắc sâu gây hại chủ yếu trong vụ ngô Xuân-Hè và Hè-Thu, tỷ lệ cây bị hại có khi lên đến 70-80%, và có thể làm giảm năng suất đến 20-30% . Gây thất thu rất lớn cho người trồng. Con trưởng thành cái của loài sâu này dài khoảng 13-15mm, sải cánh rộng khoảng 30-35mm, cánh trước màu vàng nhạt. Con trưởng thành đực nhỏ hơn, màu nâu đến nâu vàng. Trưởng thành hoạt động về đêm, ban ngày ẩn nấp trong bẹ lá hay trong nõn lá non. Con cái thường đẻ trứng thành từng ổ, ở mặt sau các lá bánh tẻ gần gân chính, mỗi ổ có vài chục trứng, đôi khi lên đến trên một trăm trứng. Trung bình một con cái có thể đẻ 300- 500 trứng, cá biệt trên 1.000 trứng, khi mới đẻ trứng có màu trắng sữa. Sau khi đẻ khoảng 3-10 ngày (tùy theo mùa vụ trong năm) thì trứng nở, trứng thường nở vào buổi sáng. Khi còn nhỏ sâu non cắn nõn lá ngô hay cuống hoa đực, khi lá mở ra, sẽ thấy trên lá có những lỗ thủng thẳng hàng nhau, nếu bị hại nặng có thể làm rách lá. Khi lớn, sâu đục vào thân cây hay bắp ngô, làm cho cây suy yếu, còi cọc, nếu gặp gió to cây có thể bị gãy ngang. Cây ngô kém phát triển, hạt bị lép, làm giảm năng suất và chất lượng hạt. Sâu non có 5 tuổi, ở tuổi cuối cùng sâu dài khoảng 22-28mm. Khi đẫy sức, sâu hóa nhộng ở ngay đường đục trong thân cây hoặc trong bẹ lá, lõi bắp, lá bao. Để phòng trừ sâu có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau:  Bố trí luân canh các loại cây trồng một cách hợp lý. Không nên gieo trồng ngô (hoặc kê, cao lương và một số loại cây là ký chủ phụ khác của sâu) liên tục năm này qua năm khác, nếu điều kiện cho phép tốt nhất, nên luân canh với cây trồng nước như lúa nước, các loại rau trồng nước ,để cắt đứt nguồn thức ăn liên tục của sâu trên đồng ruộng. Trong thực tế, đây là biện pháp mang lại hiệu quả rất cao, tuy nhiên đây cũng là biện pháp hơi khó thực hiện, vì phải tiến hành trên diện rộng và khá công phu. ở những vùng thường xuyên bị sâu gây hại nặng nên chọn những giống ngô có khả năng ít bị nhiễm sâu đục thân như các giống ngô lai LVN-10; DK 888  Sau khi thu hoạch bắp, sâu non và nhộng của sâu vẫn còn tồn tại trong thân cây ngô vì thế nên đưa cây ngô ra khỏi ruộng và có biện pháp sử dụng thân cây ngô như cho trâu bò ăn, làm chất đốt càng sớm càng tốt, để hạn chế sâu truyền qua vụ sau.  Nếu có điều kiện nên tổ chức đi ngắt ổ trứng sâu trên ruộng rồi tiêu hủy.  Kiểm tra ruộng ngô thường xuyên để phát hiện sớm và phun thuốc kịp thời diệt sâu non mới nở còn đang sinh sống và cắn phá trên lá chưa kịp đục vào bên trong thân cây. Nếu làm được như vậy hiệu quả diệt sâu của thuốc sẽ rất cao. Về thuốc có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Hostathion 20EC/40EC; Padan 95SP; Binhdan 95WP; Regent 5SC; Viphensa 50ND; Phetho 50ND; Forsan 50EC/60EC; Fantasy 20EC; Diazol 60EC Cũng có thể sử dụng một vài loại thuốc trừ sâu dạng hạt bón theo hàng, hốc cây ngô như: Binhdan 10H; Pandan 4G; Vibasu 10H; Regent 0,2G/0,3G; Tigidan 4G để diệt sâu. Về liều lượng và cách sử dụng nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên bao bì. . Sâu đục thân ngô (bắp) Sâu đục thân ngô (bắp), có mặt ở hầu khắp các vùng trồng ngô của nước ta. Chúng là một trong. đối với cây ngô. Cũng giống như sâu xám, chỉ có giai đoạn sâu non đục thân mới gây hại cho cây ngô. Đây cũng là một loài sâu đa thực, ngoài ngô chúng

Ngày đăng: 10/03/2014, 15:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan