Tiểu luận:TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRUNG QUỐC ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI MỸ doc

30 1.1K 2
Tiểu luận:TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRUNG QUỐC ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI MỸ doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP  ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRUNG QUỐC ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI MỸ GVHD: NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO Thành viên nhóm: 1. Lê Thị Mỹ Trang – TC01 2. Ngô Thảo My – TC01 3. Ngô Bảo Toàn – TC01 4. Trần Ngọc Ánh – TC01 5. Trần Thị Nguyệt Ánh – TC01 6. Phan Đặng Bảo Anh – TC01 7. Nguyễn Thị Kim Oanh – TC01 8. Nguyễn Lê Thanh Tùng – CK02 Tp.HCM, ngày 26 tháng 2 năm 2012 2 MỤC LỤC Tổng quan đề tài…….…………………………………………………………….3 1.Mối quan hệ của chính sách tỷ giá hối đoái với cán cân thương mại……… 5 2. Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc từ năm 2005 tới nay………… 7 3.Tác động từ việc định giá thấp đồng nhân dân tệ lên nền kinh tế Trung Quốc…………………………………………………………………………………8 3.1. Tác động tích cực…….……………………………………………… 9 3.1.1. Trung Quốc trở thành chủ nợ của thế giới…………………….9 3.1.2. GDP tăng trưởng……………………………………………… 10 3.1.3. Xuất khẩu gia tăng…………………………………………… 11 3.1.4. Thặng dư cán cân thương mại………………………………….12 3.1.5 M ột số lợi ích khác……………………………………………….12 3.2. Tác động tiêu cực…………………………………………………… 13 4. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc lên cán cân thương mại của Mỹ……………………………………………………………………… 14 Ảnh hưởng của NDT lên thâm hụt ngoại thương của Mỹ………………….17 4.1.Đo lường trực tiếp qua REER Mỹ………………………………………17 4,2. Đo lường gián tiếp qua PT1…………………………………………….18 4.3. Đo lường trực tiếp qua REER Trung Quốc…………………………….20 4. 4. Đo lường trực tiếp qua REER song phương Mỹ - Trung……………….20 5. Phản ứng của Mỹ đối với chính sách tỷ giá của Trung Quốc…………… 24 Kết luận………………………………………………………………………… 25 Phụ lục…………………………………………………………………………….26 3 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI Trung Quốc là một nước có nền kinh tế mới nổi, tốc độ tăng trưởng GDP rất cao và ngày càng chiếm một vị thế quan trọng trên trường quốc tế. Bất kì một động thái nào của Trung Quốc cũng có ảnh hưởng đến kinh tế thế giới. Việc định giá thấp đồng nhân dân tệ đã trở thành một vấn đề căng thẳng với nhiều đối tác thương mại, đặc biệt là Hoa Kỳ. Một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đã cố tình thao túng tiền tệ để đạt được lợi thế thương mại một cách không công bằng với các đối tác thương mại khác. Họ cũng tranh luận rằng việc phá giá đồng tiền của Trung Quốc là nhân tố chính gây nên thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Trung Quốc và làm mất hàng ngàn công ăn việc làm trên toàn nước Mỹ, đặc biệt là trong sản xuất. Vào tháng 2/2010 Tổng thống Obama tuyên bố rằng sự phá giá đồng tiền Trung Quốc đã đặt các công ty của Mỹ vào “ bất lợi cạnh tranh lớn”, và ông ta đã cam kết sẽ đặt vấn đề chính sách tiền tệ Trung Quốc lên ưu tiên hàng đầu. Tại một cuộc họp báo vào tháng 10/2011, tổng thống Obama phát biểu rằng Trung Quốc cần thay đổi chính sách tiền tệ của mình theo hệ thống thị trường, với nước Mỹ và các nước khác như vậy là quá đủ rồi. Nhiều dự luật về chính sách tiền tệ Trung Quốc đã được giới thiệu trong Quốc hộ 112, có dự luật 1619 được Thượng viện thông qua vào 11/10/2011. Dự luật sẽ áp dụng một số các biện pháp đối với các nước có tiền tệ được coi là “sai lệch cơ bản”. Đồng NDT đã được nâng giá lên 30.4% so với đồng đôla vào khoảng thời gian từ 7/2005 (khi cuộc chuyển đổi tỷ giá hối đoái Trung Quốc bắt đầu) đến 30/10/2011, mặc dù việc này diễn ra với tốc độ khá chậm nhưng trong một số thời kì tỷ giá đồng NDT được tổ chức chống lại đồng đôla. Tốc độ tăng giá NDT đã bị chỉ trích bởi nhiều đối tác thương mại của Trung Quốc, trong đó có Mỹ. Bởi họ cho rằng như vậy là quá chậm và đồng NDT vẫn còn bị đánh giá quá thấp. Mặc dù các nhà kinh tế có những phân tích khác nhau về tác động của sự phá giá NDT đến kinh tế Mỹ, nhưng hầu hết lại đồng ý rằng sự linh hoạt tiền tệ sẽ là một yếu tố quan trọng giúp giảm bớt sự mất cân bằng toàn cầu- được cho là yếu tố chính gây nên khủng hoảng tài chính và suy thoái nền kinh tế thế giới. Họ cũng cho rằng sự chuyển đổi tiền tệ này mang lại lợi ích lâu dài cho Trung Quốc. Trung Quốc cam kết sẽ tiếp tục thực hiện chính sách linh hoạt hơn, nhưng lại bày tỏ lo ngại rằng tăng giá nhân dân 4 tệ quá nhanh sẽ gây ra mất việc làm đáng kể (đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu), có thể phá vỡ nền kinh tế. Một số nhà kinh tế đặt câu hỏi liệu NDT được nâng giá cao có tạo ra lợi ích ròng đáng kể cho nền kinh tế Mỹ không. Họ cho rằng giá hàng hóa Trung Quốc tăng, sẽ làm tổn thương người tiêu dùng Mỹ và các công ty Mỹ sử dụng các thành phần nhập khẩu từ Trung Quốc trong sản xuất. Họ cũng lập luận rằng NDT tăng giá có thể thúc đẩy một số ngành xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc, nhưng tác động của mức giá thấp hơn của hàng MỹTrung Quốc có thể bị phủ nhận bởi các hạn chế thương mại của Trung Quốc và các rào cản đầu tư. Các nhà phân tích như vậy xem cải cách tiền tệ như là một phần của tập hợp các mục tiêu mà chính sách thương mại của Mỹ nên theo đuổi. Các mục tiêu này bao gồm việc thuyết phục Trung Quốc để: tái cân bằng nền kinh tế bằng đáp ứng nhu cầu khách hàng chứ không phải là cố định đầu tư và xuất khẩu - nguyên nhân chính của sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, loại bỏ các chính sách công nghiệp cố tìm cách thúc đẩy và bảo vệ công ty Trung Quốc (đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước); giảm các rào cản thương mại và đầu tư; cải thiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bài nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn tổng quan về các vấn đề kinh tế xung quanh cuộc tranh luận hiện nay về chính sách tiền tệ của Trung Quốc. Nó xác định chi phí và lợi ích kinh tế mà chính sách này đem lại cho cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, và những tác động có thể nếu Trung Quốc cho phép đồng tiền của mình nâng giá cao hoặc thả nổi tự do. 5 1. Mối quan hệ của chính sách tỷ giá hối đoái với cán cân thương mại Tỷ giá hối đoái là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên rẻ hơn. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu và thuận lợi cho xuất khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng tăng. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, nhập khẩu sẽ có lợi thế trong khi xuất khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng giảm xuống. Giả thiết cơ bản cho mô hình là một nước sẽ sản xuất một hàng hoá được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đồng thời nhập khẩu hàng hoá khác từ phần còn lại của thế giới, khi đó cân bằng thương mại (xuất khẩu ròng) NX được xác định như sau: Trong đó:  NX : cán cân thương mại  EX: xuất khẩu hàng hoá  IM: nhập khẩu hàng hoá  giá cả tương đối hàng hoá nhập khẩu so với hàng hoá sản xuất trong nước (tỷ giá thực REER)  y : thu nhập quốc dân (GDP) Hàm cầu xuất khẩu phụ thuộc vào tỷ giá thực REER. Khi phá giá tiền tệ, đồng nội tệ mất giá, hàng hoá xuất khẩu trở nên rẻ hơn trên góc độ người tiêu dùng nước ngoài. Do đó tạo nên lợi thế cạnh tranh về giá cả, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tăng cường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài. Tương tự như vậy, hàm cầu nhập khẩu cũng chịu tác động của tỷ giá thực. Khi đồng tiền trong nước mất giá, hàng hoá nước ngoài trở nên đắt đỏ hơn, nên người tiêu dùng trong nước có xu hướng chuyển sang tiêu dùng các mặt hàng thay thế mang lại những lợi ích tương tự có giá cả rẻ hơn. Ngoài ra, cầu nhập khẩu có thể 6 thay đổi khi thu nhập quốc dân thay đổi. Cùng với đà tăng trưởng và phát triển kinh tế, thu nhập người tiêu dùng ngày càng được cải thiện. Khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng có khuynh hướng thích sử dụng hàng ngoại hơn vì vậy sẽ làm tăng nhập khẩu. Khi tỷ giá thực tăng lên (đồng nội tệ mất giá), hàng hoá xuất khẩu trở nên rẻ hơn so với người tiêu dùng nước ngoài. Tuy nhiên, xuất khẩu không tăng lên ngay được vì hoạt động xuất khẩu thường được thực hiện theo hợp đồng kỳ hạn. Còn kim ngạch nhập khẩu thì tăng lên do giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng. Do vậy cán cân thương mại và dịch vụ có xu hướng giảm xuống cho đến khi tỷ giá thực sự tác động đến xuất khẩu làm cải thiện cán cân thương mại. Điều này phù hợp với “đường cong J” Sự giảm giá hay sự mất giá của đồng nội tệ có hiệu quả tức thì là làm tăng giá nhập khẩu và làm giảm giá xuất khẩu. Vì vậy, trong một thời gian ngắn, cán cân thương mại có thể thâm hụt trước khi những hiệu quả của sự thay đổi trong giá cân đối của xuất khẩu so với nhập khẩu, đem lại sự bành trướng trong dài hạn của xuất khẩu và một sự cắt giảm nhập khẩu, sẽ cải thiện được cán cân thương mại. Đường cong J chỉ rõ thâm hụt ban đầu trong cán cân thanh toán, sau đó là một sự phục hồi. Nó biểu diễn khả năng chi trả, lúc đầu đi xuống đột ngột, sau đó tăng lên có hình 7 chữ J. Hiện tượng nói trên được gọi là hiện tượng đường cong J và hiệu quả của việc phá giá được gọi là hiệu ứng đường cong J. 2. Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc từ năm 2005 tới nay Năm 1994, chính phủ Trung Quốc thống nhất hai hệ thống tỷ giá hối đoái với tỷ lệ ban đầu là 8,70 RMB/$, cuối cùng được phép tăng lên 8,28 vào năm 1997 và sau đó đã được giữ tương đối ổn định cho đến tháng 7/2005. Từ năm 1994 đến tháng 7/2005, Trung Quốc duy trì một chính sách neo giá nhân dân tệ với đồng đô la Mỹ tại một tỷ giá khoảng 8,28 RMB/$. Sự neo giá xuất hiện chủ yếu nhằm thúc đẩy một môi trường tương đối ổn định cho thương mại và đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc (như một chính sách ngăn ngừa những biến động lớn trong tỷ giá hối đoái) - một chính sách đã được nhiều quốc gia phát triển sử dụng trong giai đoạn đầu phát triển. 2005: Trung Quốc cải cách việc neo tỷ giá Chính phủ Trung Quốc thay đổi chính sách tiền tệ vào 21/7/2005, thông báo rằng tỷ giá NDT sẽ được điều chỉnh, dựa trên cung và cầu thị trường và các tham khảo để đặt sự dịch chuyển tỷ giá NDT trong một khung cố định, và tỷ giá hối đoái của Mỹ đối với NDT sẽ được điều chỉnh nâng giá 2.1% từ 8.28 xuống còn 8.11. Không giống tỷ giá hối đoái thả nổi thực sự, đồng NDT được phép dao động tăng 0,3% (sau đó là 0,5%). Sau tháng 7/2005, Trung Quốc cho phép NDT tăng giá ổn định nhưng vẫn rất chậm. Từ 21/7/2005 đến 21/7/2008, tỷ giá từ 8.11 xuống còn 6.83, NDT được nâng giá 18,7%. Tình hình tại thời điểm này có thể dược mô tả như là “sự thả nổi có quản lí” – sự điều tiết thị trường quyết định sự thay đổi tỷ giá NDT, nhưng chính phủ lại chậm nâng giá NDT thông quá sự can thiệp của thị trường. 8 Hình 1: Tỷ giá danh nghĩa RMB / Dollar: Ttừ 5/2008 đến 5/2010 Nguồn: Global Insight. Lưu ý: Biểu đồ đảo ngược cho các mục đích minh họa. Đường tăng cho thấy sự nâng giá nhân dân tệ với đồng đô la và đường đi xuống chỉ ra rằng đồng NDT bị giảm giá trị. 2008: Ngưng nâng giá NDT Trung Quốc đã ngưng chính sách nâng giá nội tệ vào khoảng giữa tháng 7/2008 (xem hình 1), chủ yếu vì sự giảm nhu cầu hàng Trung Quốc trên toàn cầu do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Năm 2009, xuất khẩu giảm 15.9% và nhập khẩu tăng 11.3% so với năm 2008. Chính phủ Trung Quốc thông báo rằng hàng ngàn nhà máy định hướng xuất khẩu đã bị đóng cửa và hơn 20 triệu lao động bị mất việc trong năm 2009 do tác động trực tiếp của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tỷ giá RMB/$ được giữ ổn định ở mức 6.83 vào khoảng giữa tháng 6/2010. 2010: Tiếp tục nâng giá nội tệ Vào 19/6/2010, ngân hàng Trung ương, ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nói rằng dựa trên điều kiện kinh tế hiện nay, Trung Quốc quyết định “tiếp tục tiến hành 9 cải cách chế độ tỷ giá nội tệ và tăng cường tỷ giá hối đoái linh hoạt”. Như trong hình 2, tỷ giá hối đoái đồng NDT với đồng đôla tăng giảm không ổn định từ năm 2010, nhưng nhìn tổng thể nội tệ được nâng giá. Từ 19/6/2010 đến 30/10/2011, tỷ giá RMB/$ thay đổi từ 6.83 đến 6.35, nghĩa là đã được nâng giá 7.6%. Hình 2. Tỷ giá RMB-$ trung bình hàng tháng: tháng 6 năm 2010 - tháng 11 năm 2011 Nguồn: China Money và Global Insight. 3. Tác động từ việc định giá thấp đồng nhân dân tệ đến nền kinh tế Trung Quốc. 3.1 Tác động tích cực 3.1.1. Trung Quốc trở thành chủ nợ của thế giới Điểm đặc biệt khiến cho Trung Quốc khác hẳn các nước khác trong giai đoạn phát triển, là Trung Quốc phát triển mà không cần vay nợ, không những thế lại còn thành chủ nợ của cả thế giới. Đó là do nước này tiêu dùng ít so với tiết kiệm, và luôn xuất siêu. Khả năng xuất siêu của họ dựa trên nhân công rẻ mạt (khiến giá thành rẻ), tiêu dùng ít (kéo theo nhập khẩu hàng tiêu dùng ít, chủ yếu nhập đồ thô để chế biết 10 rồi xuất lại), và các thủ đoạn chiếm lĩnh thị trường (hứa cho vay, chào giá rẻ hơn đối thủ, mua chuộc những người có quyền quyết định ở nước ngoài, v.v). Trong những năm gần đây, thặng dư thương mại của Trung Quốc nằm ở mức 200-300 tỷ USD/năm. Cộng các khoản tiền thặng dư này lại qua nhiều năm, Trung Quốc đã có được dự trữ ngoại tệ ở mức khổng lồ 2,4 nghìn tỷ USD vào đầu năm 2010 (gấp 24 lần GDP của Việt Nam), chủ yếu dưới dạng tiền cho các nước khác vay, trong đó khoảng 70% (khoảng 1,7 nghìn tỷ USD) là cho Mỹ vay, trong đó chính phủ liên bang của Mỹ vay gần 800 tỷ. Với “khoản tiền thừa” khổng lồ này, Trung Quốc ở vào vị thế mạnh, “rủng rỉnh” săn lùng các cơ hội đầu tư ở các nơi, và mua chuộc các nước bằng các lời hứa cho vay để đổi lấy các hợp đồng lớn và các nhượng bộ về thương mại khác, ví dụ như quyền khai thác các khoáng sản. Đặc biệt, khi mà khủng hoảng tài chính xảy ra năm 2008, lại là cơ hội để Trung Quốc mua được nhiều tài sản lớn trên thế giới với giá rẻ, và nhiều chính phủ gặp khó khăn về tài chính đã phải “ngửa tay” nhận “giúp đỡ” của Trung Quốc, với cái giá phải trả là để cho Trung Quốc xâm chiếm thị trường hoặc khai thác tài nguyên của họ. 3.1.2. GDP tăng trưởng -GDP đạt 31,4 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương với khoảng 4,52 tỷ USD .Tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc năm 2009 đạt 9,6%. -Quý 4/2009, GDP của Trung Quốc tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức dự báo 10,5% theo khảo sát của Bloomberg. Tính trong cả năm 2009, GDP nước này tăng 8,7%, cao hơn mục tiêu tăng trưởng 8% của chính phủ ông Ôn Gia Bảo. -Quý 4/2010, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 9,8%, nhanh hơn dự đoán của các chuyên gia. Quý 3/2010, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 9,6%.Tính cả năm 2010, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 10,3% lên mức 39,8 nghìn tỷ nhân dân tệ tương đương 6,04 nghìn tỷ USD. Năm 2011, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng trưởng 9,2% so với năm 2010, cao hơn mục tiêu ban đầu Chính phủ Trung Quốc đặt ra hồi [...]... của Trung Quốc trong tiến trình bảo hộ nền kinh tế trong nước và duy trì thặng dư cán cân thương mại Tuy nhiên nó lại gây ra sự thâm hụt trong cán cân thương mại của các nước đặc biệt là Mỹ_ đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc Với nhiều nỗ lực trong tiến trình yêu cầu Trung Quốc trong việc điều chỉnh tỉ giá hối đoái theo chiều hướng tăng giá đồng NDT, Mỹ đã giảm được thâm hụt trong cán cân thương. .. gian để tín hiệu tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến kết quả, và bất cứ xu hướng bất lợi nào theo thời gian trong cán cân song phương cũng có thể xảy ra nếu không có sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái (tức là chưa có tăng giá 1,74% NDT mỗi năm nào để bù cho 0,785%GDP thặng dư của Trung Quốc mỗi năm) Hình 02 cán cân thương mại Mỹ - Trung tính bằng %GDP Mỹtỷ giá thực hiệu lực có độ trễ của đồng NDT Hình... phân bổ tín dụng của Trung Quốc chủ yếu dựa trên chính sách tài chính phi thị trường chứ không phải do thị trường tự điều tiết nên không hiệu quả 4 Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc lên cán cân thương mại của Mỹ Hình 1 cho thấy thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc tính bằng %GDP (ca), sự chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc so với tốc độ của thế giới (gc... Hệ số REERL của Trung Quốc trong cán cân thương mại song phương Mỹ -Trung cho thấy NDT tăng giá thực 10% thì thâm hụt song phương của Mỹ giảm đi 0,37% GDP Mỹ, tương đương 54 tỷ đô la thời điểm 201010 Hệ số sự khác nhau của tốc độ tăng trưởng cho thấy rằng cứ tốc độ tăng trưởng Trung Quốc cao hơn Mỹ 1% thì sẽ cải thiện cán cân thương mại song phương của Mỹ 0,045% GDP tương đương 6,6 tỷ đô la 4 Đo lường... thấy quỹ đạo của cán cân thương mại song phương của Mỹ với Trung Quốc (tính bằng %GDP Mỹ) so với tỷ giá thực hiệu lực có độ trễ của đồng NDT (đa phương) gọi là REERL9 REER có độ trễ là trung bình của hai năm trước đó Thêm nữa, hình còn chỉ ra tỷ giá thực hiệu lực có độ trễ REERL tương ứng của NDT so với đô la Mỹ (RB*L), giảm phát giá tiêu dùng ở cả hai nước Có sự sụt 9 Dữ liệu thương mại Mỹ -Trung lấy... thiện cán cân thương mại song phương của Mỹ 0,0452%GDP tương đương 6,6 tỷ đô la Những kiểm định trong phương trình (2) và (3) đã cho ra kết quả sự ảnh hưởng của nâng giá NDT lên cán cân song phương của Mỹ với Trung Quốc mạnh hơn so với những gì thu được bằng việc sử dụng hệ số ảnh hưởng REER Mỹ của Cline (2008) hay sử dụng tỷ trọng ảnh hưởng của Mỹ lên Trung Quốc trong phương trình (1) Với 10% nâng giá. .. dư thương mại là 0,325%GDP 7 Đó là: 0,785/0,45 = 1,74 17 Còn về ảnh hưởng lên các tài khoản đối ngoại của Mỹ thì sao ? cách đơn giản nhất để tính ảnh hưởng của nâng giá NDT lên sự thâm hụt ngoại thương của Mỹ là xem xét đến trọng số của Trung Quốc trong thương mại Mỹ, tính sự sụt giảm trong cán cân thương mại Mỹ có trọng số REER khi NDT tăng giá, và áp dụng vào mối quan hệ thông thường giữa REER Mỹ. .. được khi sử dụng mô hình tỷ trọng Mỹ trong thương mại đa phương của Trung Quốc (kiểm định của Cline 2008), nên câu hỏi đặt ra là có hay không một hiệu ứng chung Balassa-Samuelson cho Trung Quốc đã tập trung không tương xứng vào thương mại với Mỹ Những đồng tiền vệ tinh Những ảnh hưởng lên cán cân thương mại đa phương tổng thể của Mỹ có thể lớn hơn nếu những đồng tiền “vệ tinh” của các nền kinh tế chẳng... cán cân ngoại thương Trung Quốc sau khi nâng giá NDT Mỹ chiếm khoảng 15% thương mại Trung Quốc (Cline,2008,p.25) Nếu sự tính toán trong phương trình (1) được áp dụng làm nền cho việc tính sự thay đổi tài khoản vãng lai Trung Quốc thì NDT tăng 10% sẽ dẫn đến sự sụt giảm 4,5%GDP trong thặng dư tài khoản vãng lai Trung Quốc So với GDP năm 2010 là 5600 tỷ đô la (của Trung Quốc) thì kết quả này làm tăng cán. .. năm 2010 giảm xuống còn 2% 3.1.4 Thặng dư cán cân thương mại - Năm 2011, thặng dư thương mại Trung Quốc đạt 155,14 tỷ USD, giảm 14,5% so với năm 2010 -Tính chung cả năm 2010, Trung Quốc đạt mức thặng dư thương mại 183,1 tỷ USD, giảm 7% so với mức 196,1 tỷ USD trong năm 2009 - Trong năm 2009, mức xuất siêu của Trung Quốc đã giảm 34% so với mức đỉnh gần 300 tỷ USD đạt được vào năm 2008.Đây là mức thấp . quan hệ của chính sách tỷ giá hối đoái với cán cân thương mại …… 5 2. Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc từ năm 2005 tới nay………… 7 3.Tác động từ. khác……………………………………………….12 3.2. Tác động tiêu cực…………………………………………………… 13 4. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc lên cán cân thương mại của Mỹ ……………………………………………………………………

Ngày đăng: 10/03/2014, 12:20

Hình ảnh liên quan

Hình 1: Tỷ giá danh nghĩa RMB/ Dollar: Ttừ 5/2008 đến 5/2010 - Tiểu luận:TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRUNG QUỐC ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI MỸ doc

Hình 1.

Tỷ giá danh nghĩa RMB/ Dollar: Ttừ 5/2008 đến 5/2010 Xem tại trang 8 của tài liệu.
Hình 2. Tỷ giá RMB-$ trung bình hàng tháng: tháng 6 năm 201 0- tháng 11 năm 2011  - Tiểu luận:TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRUNG QUỐC ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI MỸ doc

Hình 2..

Tỷ giá RMB-$ trung bình hàng tháng: tháng 6 năm 201 0- tháng 11 năm 2011 Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình 1 thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng so với thế giới, và tỷ giá thực hiệu lực - Tiểu luận:TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRUNG QUỐC ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI MỸ doc

Hình 1.

thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng so với thế giới, và tỷ giá thực hiệu lực Xem tại trang 15 của tài liệu.
Hình 02 cán cân thương mại Mỹ-Trung tính bằng %GDP Mỹ và tỷ giá thực hiệu lực có độ trễ của đồng NDT  - Tiểu luận:TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRUNG QUỐC ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI MỸ doc

Hình 02.

cán cân thương mại Mỹ-Trung tính bằng %GDP Mỹ và tỷ giá thực hiệu lực có độ trễ của đồng NDT Xem tại trang 19 của tài liệu.
Hình 03 : Sức mạnh tiền tệ so với đôla Mỹ 2005-2008 của Trung Quốc, Malaysia, Singapore và Đài Loan (lấy mốc tháng 1 năm 2005 = 100)  - Tiểu luận:TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRUNG QUỐC ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI MỸ doc

Hình 03.

Sức mạnh tiền tệ so với đôla Mỹ 2005-2008 của Trung Quốc, Malaysia, Singapore và Đài Loan (lấy mốc tháng 1 năm 2005 = 100) Xem tại trang 22 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan