Bài tập về phản ứng của kim loại với dung dịch muối - bài tập tự luyện pot

5 3K 40
Bài tập về phản ứng của kim loại với dung dịch muối - bài tập tự luyện pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khóa học LTðH môn Hóa học – Thầy Ngọc Bài t ập về phản ứng của kim loại với dung dịch muối Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng ñài vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI DUNG DỊCH MUỐI BÀI TẬP TỰ LUYỆN Dạng 1: Một kim loại tác dụng với một dung dịch muối Câu 1: Nhúng một lá nhôm vào 200 ml dung dịch CuSO 4 , ñến khi dung dịch mất màu xanh lấy lá nhôm ra cân thấy nặng hơn so với ban ñầu là 1,38 gam. Nồng ñộ dung dịch CuSO 4 ñã dùng là A. 0,1M. B. 0,2M. C. 0,15M. D. 0,5M. Câu 2: Cho 8 gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO 3 , sau 1 thời gian lọc ñược dung dịch A và 9,52 gam chất rắn. Nồng ñộ C M của dung dịch AgNO 3 ban ñầu là A. 0,2M. B. 0,25M. C. 0,35M. D. 0,1M. Câu 3: Nhúng một tấm Fe có khối lượng 10 gam vào dung dịch CuCl 2 , sau một thời gian phản ứng khối lượng tấm kim loại tăng lên so với ban ñầu là 0,75 gam. Hàm lượng Fe trong tấm sắt sau phản ứng là A. 100%. B. 47,5%. C. 95,09%. D. 62,5%. Câu 4: Nhúng một thanh graphit phủ một kim loại A hóa trị II vào dung dịch CuSO 4 dư. Sau phản ứng, thanh graphit giảm 0,04 gam. Tiếp tục nhúng thanh này vào dung dịch AgNO 3 dư tới khi phản ứng kết thúc thì khối lượng giảm 6,08 gam (so với sau khi nhúng vào CuSO 4 ). Kim loại A là A. Ca. B. Cd. C. Zn. D. Cu. Câu 5: Hoà tan 25 gam muối CuSO 4 .5H 2 O vào nước ñược 500 ml dung dịch. Cho dần mạt sắt vào 50 ml dung dịch trên, khuấy nhẹ cho ñến khi hết màu xanh. Khối lượng chất rắn thu ñược sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam? A. Tăng 0,8 gam. B. Tăng 0,08 gam. C. Giảm 0,08 gam. D. Giảm 0,8 gam. Câu 6: Ngâm một thanh Cu trong dung dịch có chứa 0,04 mol AgNO 3 , sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng tăng hơn so với lúc ñầu là 2,28 gam. Coi toàn bộ kim loại sinh ra ñều bám hết vào thanh Cu. Số mol AgNO 3 còn lại trong dung dịch là A. 0,01. B. 0,005. C. 0,02. D. 0,015. Câu 7: Ngâm một lá kẽm trong 200 ml dung dịch CuSO 4 . Sau khi phản ứng hoàn toàn lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, nhận thấy khối lượng của lá kẽm ñã giảm ñi 0,1 gam. Nồng ñộ C M của dung dịch CuSO 4 ñã dùng là: A. 0,05M. B. 0,1M. C. 0,5M. C. 1M. Câu 8: Hoà tan 19,5 gam Zn vào 250 ml dung dịch chứa Fe 2 (SO 4 ) 3 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu ñược m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 8,4 gam. B. 11,375 gam. C. 11,2 gam. D. 9,8 gam. Câu 9: Nhúng một thanh Al nặng 50 gam vào 400 ml dung dịch CuSO 4 0,5M. Sau một thời gian phản ứng lấy thanh Al ra cân nặng 51,38 gam. Khối lượng Cu thoát ra và nồng ñộ của muối nhôm có trong dung dịch (coi V không ñổi) là: A. 1,92 gam và 0,05M. B. 2,16 gam và 0,025M. C. 1,92 gam và 0,025M. D. 2,16 gam và 0,05M. Câu 10: Nhúng bản kẽm và bản sắt vào cùng một dung dịch ñồng sunfat. Sau một thời gian, nhấc hai bản kim loại ra thì trong dung dịch thu ñược nồng ñộ mol/l của kẽm sunfat bằng 2,5 lần của sắt sunfat. Mặt khác, khối lượng của dung dịch giảm 0,11 gam. Tổng khối lượng ñồng bám lên hai bản kim loại là: A. 4,56 gam. B. 4,48 gam. C. 4,98 gam. D. 8,4 gam. Câu 11: Ngâm một ñinh sắt sạch vào 100 ml dung dịch CuSO 4 sau khi phản ứng kết thúc lấy ñinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa sạch, làm khô thấy khối lượng ñinh sắt tăng thêm 1,6 gam. C M của dung dịch CuSO 4 ban ñầu là A. 0,25M. B. 2M. C. 1M. D. 0,5M. Câu 12: Nhúng thanh kẽm vào dung dịch chứa 8,32 gam CdSO 4 . Sau khi khử hoàn toàn ion Cd 2+ khối lượng thanh kẽm tăng 2,35% so với ban ñầu. Khối lượng thanh kẽm ban ñầu là A. 40 gam. B. 80 gam. C. 65 gam. D. 81,25 gam. Câu 13: Nhúng một thanh Al nặng 20 gam vào 400 ml dung dịch CuCl 2 0,5M. Khi nồng ñộ dung dịch CuCl 2 giảm 25% thì lấy thanh Al ra khỏi dung dịch, giả sử tất cả Cu thoát ra bám vào thanh Al. Khối lượng thanh Al sau phản ứng là A. 21,15 gam. B. 21,88 gam. C. 22,02 gam. D. 22,3 gam. Khóa học LTðH môn Hóa học – Thầy Ngọc Bài t ập về phản ứng của kim loại với dung dịch muối Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng ñài vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - Câu 14: Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 5 gam trong 250 gam dung dịch AgNO 3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO 3 trong dung dịch ñã giảm 17%. Khối lượng của vật sau phản ứng là: A. 5,76 gam. B. 6,08 gam. C. 5,44 gam. D. 6,52 gam. Câu 15: Tiến hành hai thí nghiệm sau : - Thí nghiệm 1 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V 1 lít dung dịch Cu(NO 3 ) 2 1M. - Thí nghiệm 2 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V 2 lít dung dịch AgNO 3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu ñược ở hai thí nghiệm ñều bằng nhau. Giá trị của V 1 so với V 2 là: A. V 1 = V 2. B. V 1 = 10V 2. C. V 1 = 5V 2 D. V 1 = 2V 2. (Trích ñề thi tuyển sinh ðH – Cð khối B – 2008) Câu 16: Nhúng thanh kim loại M hoá trị II vào dung dịch CuSO 4 , sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch Pb(NO 3 ) 2 , sau một thời gian thấy khối lượng tăng 7,1%. Biết số mol CuSO 4 và Pb(NO 3 ) 2 tham gia ở 2 trường hợp là như nhau. Kim loại M là: A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Cd. Câu 17: Cho hai thanh kim loại R (hóa trị II) có cùng khối lượng. Nhúng thanh thứ nhất vào dung dịch Cu(NO 3 ) 2 và thanh thứ hai vào dung dịch Pb(NO 3 ) 2 . Sau một thời gian khi số mol hai muối bằng nhau, lấy hai thanh kim loại ñó ra khỏi dung dịch thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm 0,2% còn khối lượng thanh thứ hai tăng 28,4% . Nguyên tố R là A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Zn. Câu 18: Có 2 lá kim loại cùng chất, cùng khối lượng, có khả năng tạo ra hợp chất có số oxi hoá +2. Một lá ñược ngâm trong dung dich Pb(NO 3 ) 2 và lá kia ñược ngâm trong dung dịch Cu(NO 3 ) 2 . Sau 1 thời gian người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô. Nhận thấy khối lượng lá kim loại ngâm trong muối chì tăng 19%, còn lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng, trong 2 phản ứng trên, khối lượng các kim loại bị hoà tan như nhau. Lá kim loại ñã dùng là A. Mg. B. Zn. C. Cd. D. Fe. Câu 19: Cho một ñinh sắt vào 20 ml dung dịch muối nitrat kim loại X có nồng ñộ 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra khối lượng dung dịch thu ñược giảm 0,16 gam. Công thức của muối là A. Cu(NO 3 ) 2. B. AgNO 3. C. Ni(NO 3 ) 2. D. Hg(NO 3 ) 2. Câu 20: Cho 3,78 gam bột Al phản ứng vừa ñủ với dung dịch muối XCl 3 tạo thành dung dịch Y. Khối lượng chất tan trong dung dịch Y giảm 4,06 gam so với dung dịch XCl 3 . Công thức của muối XCl 3 ñã cho là: A. CrCl 3. B. FeCl 3 . C. MnCl 3. D. AlCl 3. Câu 21: Cho 5,4 gam bột Al phản ứng vừa ñủ với dung dịch muối MSO 4 ñược dung dịch X. Khối lượng chất tan trong dung dịch X giảm 10,2 gam so với dung dịch MSO 4 . Công thức của MSO 4 là A. CuSO 4. B. FeSO 4. C. ZnSO 4. D. CrSO 4. Câu 22: Một thanh kim loại M hoá trị II nhúng vào 2 lít dung dịch FeSO 4 , sau phản ứng khối lượng thanh kim loại M tăng 32 gam. Cũng thanh kim loại ấy nhúng vào 2 lít dung dịch CuSO 4 , sau phản ứng khối lượng thanh M tăng 40 gam (giả sử toàn bộ lượng kim loại thoát ra ñều bám lên thanh kim loại M và các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Kim loại M ñã dùng và nồng ñộ mol của dung dịch CuSO 4 là: A. Zn; 0,4M. B. Cd; 0,6M. C. Mg; 0,5M. D. Ba; 0,7M. Câu 23: Cho một lượng kim loại A phản ứng hoàn toàn với dung dịch CuSO 4 dư. Phản ứng xong, khối lượng chất rắn thu ñược gấp 3,55 lần khối lượng A phản ứng. Mặt khác, cho 0,02 mol A tác dụng hết với dung dịch H 2 SO 4 loãng thu ñược 672 ml khí ở ñktc. Kim loại A là: A. Mg. B. Fe. C. Al. D. Cr. Câu 24: Cho 11,8 gam hỗn hợp A gồm Al và kim loại M hoá trị không ñổi tác dụng vừa ñủ với 150 ml dung dịch CuSO 4 2M. Cho 5,9 gam A phản ứng với HNO 3 dư tạo ra 0,4 mol NO 2 là sản phẩm khử duy nhất. Kim loại M là: A. Mg. B. Fe. C. Cu. D. Zn. Câu 25: Lấy 2 thanh kim loại cùng khối lượng cùng một kim loại M hóa trị 2. Thanh 1 nhúng vào dung dịch CuCl 2 ; thanh 2 vào dung dịch CdCl 2 , hai dung dịch này có cùng thể tích và cùng nồng ñộ mol. Sau một thời gian, thanh 1 có khối lượng tăng 1,2%; thanh 2 tăng 8,4%. Số mol muối trong 2 dung dịch giảm như nhau. Kim loại M là: A. Zn. B. Fe. C. Mg. D. Ni. Khóa học LTðH môn Hóa học – Thầy Ngọc Bài t ập về phản ứng của kim loại với dung dịch muối Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng ñài vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - Câu 26: Cho 12,8 gam kim loại X hóa trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl 2 thu ñược muối Y. Hòa tan muối Y vào nước ñể ñược 400 ml dung dịch Z. Nhúng thanh Zn nặng 13,0 gam vào Z, sau một thời gian thấy kim loại X bám vào thanh Zn và khối lượng thanh Zn lúc này là 12,9 gam, nồng ñộ ZnCl 2 trong dung dịch là 0,25 M. Kim loại X và nồng ñộ mol của muối Y trong dung dịch Z lần lượt là: A. Cu; 0,5M. B. Fe; 0,57M. C. Cu; 0,25M. D. Fe; 0,25M. Câu 27: Hai thanh kim loại X cùng chất, ñều có khối lượng là a gam.Thanh thứ nhất nhúng vào 100 ml dung dịch AgNO 3 ; thanh thứ 2 nhúng vào 1,51 lít dung dịch Cu(NO 3 ) 2 . Sau 1 thời gian lấy 2 thanh kim loại ta thấy thanh 1 tăng khối lượng, thanh 2 giảm khối lượng nhưng tổng khối lượng 2 thanh vẫn là 2a gam, ñồng thời trong dung dịch thấy nồng ñộ mol của muối kim loại X trong dung dịch Cu(NO 3 ) 2 gấp 10 lần trong dung dịch AgNO 3 . Kim loại X là (biết rằng X có hóa trị II) A. Cd. B. Zn. C. Pb. D. Fe. Dạng 2: Hỗn hợp kim loại tác dụng với hỗn hợp dung dịch muối Câu 1: Hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe. Cho X vào 200 ml dung dịch AgNO 3 1,75M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu ñược dung dịch Y. Khối lượng chất rắn sau phản ứng là A. 38 gam. B. 40 gam. C. 42 gam. D. 44 gam. Câu 2: Nhúng một thanh kim loại kẽm có khối lượng ban ñầu là 50 gam vào dung dịch A có chứa ñồng thời 4,56 gam FeSO 4 và 12,48 gam CdSO 4 . Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng, lấy thanh kẽm ra cân lại thì khối lượng là A. 52,82 gam. B. 49,73 gam. C. 52,55 gam. D. 53,09 gam. Câu 3: Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl 2 và CuCl 2 . Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban ñầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu ñược 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X là A. 13,1 gam. B. 17,0 gam. C. 19,5 gam. D. 14,1 gam. (Trích ñề thi tuyển sinh ðH – Cð khối B – 2008) Câu 4: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO 3 ) 2 0,2M và AgNO 3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân ñược 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành ñều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt ñã phản ứng là A. 1,40 gam. B. 2,16 gam. C. 0,84 gam. D. 1,72 gam. (Trích ñề thi tuyển sinh ðH – Cð khối B – 2009) Câu 5: Có 200 ml dung dịch hỗn hợp hai muối AgNO 3 0,1M và Cu(NO 3 ) 2 0,5M. Thêm 2,24 gam bột sắt vào dung dịch rồi khuấy ñều cho phản ứng hoàn toàn thu ñược chất rắn A và dung dịch B. Khối lượng của A là A. 4,08 gam . B. 6, 16 gam . C. 7,12 gam. D. 8,23 gam. Câu 6: Cho 1,1 gam hỗn hợp bột hai kim loại Al, Fe tác dụng hết với dung dịch H 2 SO 4 ñặc, nóng thu ñược 1,008 lít SO 2 ở ñktc. Cũng lượng hỗn hợp này ñem hoà tan vào 100 ml dung dịch AgNO 3 0,8M, phản ứng hoàn toàn. Khối lượng chất rắn tạo ra là A. 2,45 gam. B. 2,84 gam. C. 3,24 gam. D. 8,64 gam. Câu 7: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO 3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu ñược m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 32,4. B. 64,8. C. 59,4. D. 54,0. (Trích ñề thi tuyển sinh ðH – Cð khối A – 2008) Câu 8: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO 4 . Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu ñược m gam bột rắn. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban ñầu là A. 90,27% . B. 85,30% . C. 82,20% . D. 12,67% . (Trích ñề thi tuyển sinh ðH – Cð khối B – 2007) Câu 9: Cho hỗn hợp bột gồm 1,4 gam Fe và 0,24 gam Mg vào 200 ml dung dịch CuSO 4 khuấy ñến phản ứng hoàn toàn thu ñược 2,2 gam chất rắn. Nồng ñộ mol của dung dịch CuSO 4 là A. 0,15M. B. 0,12M. C. 0,08M. D. 0,25M. Câu 10: Cho 8,3 gam hỗn hợp X gồm (Al, Fe) vào 200 ml dung dịch CuSO 4 1,05M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu ñược 15,68 gam chất rắn Y gồm 2 kim loại. Khối lượng của Fe có trong hỗn hợp X là A. 2,8 gam. B. 4,48 gam. C. 5,6 gam. D. 2,24 gam. Khóa học LTðH môn Hóa học – Thầy Ngọc Bài t ập về phản ứng của kim loại với dung dịch muối Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng ñài vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 - Câu 11: Cho 19,4 gam hỗn hợp X (Cu, Zn) vào 1 lít dung dịch FeCl 3 0,5M, khi phản ứng kết thúc thu ñược dung dịch Y và 3,2 gam chất rắn Z. Cho Z vào dung dịch H 2 SO 4 loãng không thấy khí thoát ra. Dung dịch Y cho tác dụng với dung dịch NH 3 dư ñược m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 27,5. B. 90,0. C. 45,0. D. 69,5. Câu 12: Trộn hai dung dịch AgNO 3 0,42M và Pb(NO 3 ) 2 0,36M với thể tích bằng nhau ñược dung dịch X. Cho 0,81 gam bột Al vào 100 ml dung dịch X tới phản ứng hoàn toàn ñược m gam chất rắn Y. Giá trị của m là A. 4,851. B. 4,554. C. 6,525. D. 6,291. Câu 13: Cho m gam Mg vào 100 ml dung dịch chứa CuSO 4 0,1M và FeSO 4 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn ñược dung dịch X chứa 2 ion kim loại. Thêm NaOH dư vào dung dịch X ñược kết tủa Y. Nung Y ngoài không khí ñến khối lượng không ñổi ñược chất rắn Z nặng 1,2 gam. Giá trị của m là: A. 0,24. B. 0,36. C. 0,48. D. 0,12. Câu 14: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch X chứa hỗn hợp AgNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 . Khi phản ứng xong thu ñược 3,44 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Tách Y rồi cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch NaOH dư thì ñược 3,68 gam kết tủa hai hiñroxit kim loại. Nung kết tủa trong không khí ñến khối lượng không ñổi ñược 3,2 gam chất rắn. Giá trị của m và nồng ñộ mol của Cu(NO 3 ) 2 trong dung dịch X lần lượt là: A. 1,68; 0,05M. B. 1,68; 0,15M. C. 0,56; 0,05M. D. 1,12; 0,15M. Câu 15: Cho 12 gam Mg vào 1 lít dung dịch hỗn hợp gồm ASO 4 và BSO 4 có cùng nồng ñộ mol là 0,1M. Sau phản ứng thu ñược 19,2 gam chất rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thấy có 6,4 gam một kim loại không tan. Hai kim loại A, B lần lượt là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và tính khử của Mg > A > B) A. Zn, Cu. B. Fe, Cu. C. Fe, Ni. D. Ni, Cu. Câu 16: Cho 1,93 gam hỗn hợp gồm Fe và Al tác dụng với dung dịch chứa Cu 2+ và 0,03 mol Ag + . Sau phản ứng thu ñược 6,44 gam hỗn hợp có 2 kim loại. Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp ñầu bằng A. 58,03%. B. 44,04%. C. 72,02%. D. 29,01%. Câu 17: Hòa tan hỗn hợp chứa 0,1 mol Mg và 0,1 mol Al vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol Cu(NO 3 ) 2 và 0,35 mol AgNO 3 . Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu ñược là A. 21,6 gam. B. 37,8 gam. C. 42,6 gam. D. 44,2 gam. Câu 18: Hoà tan 3,23 gam hỗn hợp gồm CuCl 2 và Cu(NO 3 ) 2 vào nước ñược dung dịch X. Nhúng thanh kim loại Mg vào dung dịch X ñến khi dung dịch mất màu xanh rồi lấy thanh Mg ra, cân lại thấy tăng thêm 0,8 gam. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là A. 1,15 gam. B. 1,43 gam. C. 2,43 gam. D. 4,13 gam. Câu 19: Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa hỗn hợp 3,2 gam CuSO 4 và 6,24 gam CdSO 4 . Sau khi Cu 2+ và Cd 2+ bị khử hoàn toàn thì khối lượng thanh Zn thay ñổi như thế nào? A. Tăng 1,39 gam. B. Giảm 1,39 gam. C. Tăng 4 gam. D. Giảm 4 gam. Câu 20: Cho 2,04 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg vào 200 ml dung dịch CuSO 4 ñến khi phản ứng kết thúc thu ñược 2,76 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa nung trong không khí ñến khối lượng không ñổi ñược 1,8 gam chất rắn E. Chất rắn Y cho tác dụng với Cl 2 dư rồi hòa tan vào nước ñược dung dịch F. ðiện phân dung dịch F với ñiện cực trơ ñến khi anot thu ñược 504 ml khí (ñktc). Khối lượng kim loại bám vào catot là A. 0,96 gam. B. 1,60 gam. C. 1,92 gam. D. 0,84 gam. Câu 21: Cho 1,12 gam bột Fe và 0,24 gam bột Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO 4 xM, khuấy nhẹ cho ñến khi dung dịch mất màu xanh nhận thấy khối lượng kim loại sau phản ứng là 1,88 gam. Giá trị của x là: A. 0,04M. B. 0,06M. C. 0,1M. D. 0,025M. Câu 22: Cho 0,411 gam hỗn hợp Fe và Al vào 250 ml dung dịch AgNO 3 0,12 mol/l. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu ñược chất rắn X cân nặng 3,324 gam. Khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban ñầu là A. 0,084 gam. B. 0,056 gam C. 0,168 gam. D. 1,12 gam. Câu 23: Cho bột Zn dư vào dung dịch B chứa 0,015 mol Zn(NO 3 ) 2 và 0,02 mol Cu(NO 3 ) 2 ñược dung dịch X. Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X ñược 2,97 gam kết tủa. Giá trị của V là (giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn) A. 30 ml. B. 50 ml. C. 30 ml hoặc 40 ml. D. 30 ml hoặc 50 ml. Khóa học LTðH môn Hóa học – Thầy Ngọc Bài t ập về phản ứng của kim loại với dung dịch muối Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng ñài vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 - Câu 24: Cho 5,1 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào 250 ml dung dịch CuSO 4 sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc thu ñược 6,9 gam chất rắn Y và dung dịch Z chứa hai muối. Cho dung dịch NaOH dư vào Z lọc lấy kết tủa nung trong không khí ñến khối lượng không ñổi ñược 4,5 gam chất rắn E. Nồng ñộ mol dung dịch CuSO 4 là A. 0,3M. B. 0,2M. C. 0,1M. D. 0,4M. Câu 25: Cho 1,93 gam hỗn hợp gồm Fe và Al tác dụng với dung dịch chứa Cu 2+ và 0,03 mol Ag + . Sau phản ứng thu ñược hỗn hợp hai kim loại có khối lượng 6,44 gam. Khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ñầu là: A. 1,12 gam và 0,81 gam. B. 0,85 gam và 1,08 gam. C. 1,39 gam và 0,54 gam. D. 0,56 gam và 1,37 gam. Câu 26: Cho hỗn hợp X chứa 0,05 mol Fe và 0,03 mol Al tác dụng với 100 ml dung dịch X chứa AgNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 . Sau phản ứng thu ñược dung dịch Y và 8,12 gam chất rắn Z gồm 3 kim loại. Cho chất rắn Z tác dụng với dung dịch HCl dư thu ñược 0,03 mol H 2 . Nồng ñộ mol của AgNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 trong dung dịch X lần lượt là: A. 0,3M; 0,5M. B. 0,5M; 0,3M. C. 0,4M; 0,4M. D. 0,7M; 0,3M. Câu 27: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu 2+ và 1 mol Ag + ñến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu ñược một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau ñây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên? A. 2. B. 1,2. C. 1,5. D. 1,8. (Trích ñề thi tuyển sinh ðH – Cð khối A – 2009) Câu 28: Cho m gam Fe vào 100 ml dung dịch chứa Cu(NO 3 ) 2 0,1M và AgNO 3 0,2M thu ñược dung dịch chứa 2 ion kim loại và chất rắn có khối lượng (m + 1,6) gam. Giá trị của m là A. 0,28 gam. B. 2,8 gam. C. 0,56 gam. D. 0,59 gam. Câu 29: Cho 1 ñinh Fe vào 1 lit dung dịch chứa Cu(NO 3 ) 2 0,2M và AgNO 3 0,12M. Sau khi phản ứng kết thúc thu ñược dung dịch A với màu xanh ñã nhạt một phần và chất rắn B có khối lượng lớn hơn khối lượng của ñinh Fe ban ñầu là 10,4 gam. Khối lượng của ñinh Fe ban ñầu là A. 11,2 gam. B. 5,6 gam. C. 16,8 gam. D. 8,96 gam. Câu 30: Cho 2,24 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO 3 0,1M và Cu(NO 3 ) 2 0,5M. Khuấy ñều ñến khi phản ứng hoàn toàn thu ñược chất rắn A và dung dịch B. Khối lượng của chất rắn A là: A. 3,32 gam. B. 0,84 gam. C. 4,48 gam. D. 0,48 gam. Câu 31: Có 2 học sinh cùng làm thí nghiệm với dung dịch X chứa AgNO 3 0,15M và Cu(NO 3 ) 2 0,01M. - Học sinh A cho m gam Mg vào 200 ml dung dịch X thu ñược 5 gam chất rắn và dung dịch Y. - Học sinh B cho vào 200 ml dung dịch X 0,78 gam kim loại M (ñứng trước Cu trong dãy ñiện hóa và có hóa trị II trong hợp chất) thu ñược 2,592 gam chất rắn và dung dịch Z. Giá trị của m A. 2,2. B. 3,6. C. 2,04. D. 1,632. Câu 32: Cho m 1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO 3 ) 2 0,3M và AgNO 3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu ñược m 2 gam chất rắn X. Nếu cho m 2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu ñược 0,336 lít khí (ở ñktc). Giá trị của m 1 và m 2 lần lượt là: A. 8,10 và 5,43. B. 1,08 và 5,43. C. 0,54 và 5,16. D. 1,08 và 5,16. (Trích ñề thi tuyển sinh Cao ñẳng – 2009) Câu 33: Cho 6,48 gam Al tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung dịch chứa Fe 2 (SO 4 ) 3 1M và CuSO 4 0,8M sau phản ứng xong thu m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 16,4 gam. B. 24,26 gam C. 15,2 gam. D. 15,57 gam. Câu 34: Cho 10,8 gam nhôm vào 500 ml dung dịch chứa HCl 0,4M và FeCl 3 1,2M. Sau phản ứng hoàn toàn thu m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 8,4 gam. B. 28 gam. C. 16,8 gam. D. 11,2 gam. Giáo viên: Vũ Khắc Ngọc Nguồn: Hocmai.vn . Trang | 1 - BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI DUNG DỊCH MUỐI BÀI TẬP TỰ LUYỆN Dạng 1: Một kim loại tác dụng với một dung dịch muối Câu 1: Nhúng. Bài t ập về phản ứng của kim loại với dung dịch muối Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng ñài tư vấn: 1900 5 8-5 8-1 2 - Trang | 1 -

Ngày đăng: 08/03/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan