ngon ngu cu chi o cac quoc gia

12 535 0
ngon ngu cu chi o cac quoc gia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngôn ngữ cử chỉ ở một số nền văn hóa khác nhau Ý nghĩa Gật đầu “Tôi đồng ý” hầu hết các quốc gia. “Tôi không đồng ý” một số nơi tại Hy Lạp, Yugoslavia, Bungari, và Thổ Nhĩ Kỳ. Hất đầu ra sau “Đồng ý” Thái Lan, Philippines, Ấn Độ và Lào. Nhướng lông mày “Đồng ý” Thái Lan và một số nước khác châu Á. “Xin chào” Phillipines. Nháy mắt “Tôi có bí mật muốn chia sẻ với anh nè!” Mỹ và các nước châu Âu. Là dấu hiệu tán tỉnh người khác giới một số quốc gia khác. Mắt lim dim “Chán quá!” hay “Buồn ngủ quá!” Mỹ. “Tôi đang lắng nghe đây.” Nhật, Thái Lan và Trung Quốc. Vỗ nhẹ (bằng ngón trỏ) lên mũi “Bí mật đó nha!” Anh “Coi chừng!” hay “Cẩn thận đó!” Ý Khua tay Người Ý thường xuyên khua tay khi trò chuyện. Ở Nhật, khua tay khi nói chuyện bị xem là rất bất lịch sự. Khoanh tay Ở một số quốc gia, khoanh tay có nghĩa là “Tôi đang phòng thủ!” hoặc “Tôi không đồng ý với anh đâu.” Dấu hiệu “O.K.” (ngón cái và ngón trỏ tạo thành chữ O) “Tốt đẹp” hay “Ổn cả” hầu hết các nước. “Số 0” hoặc “Vô dụng!” tại một số nơi châu Âu. “Tiền” Nhật Bản. Là sự sỉ nhục người khác Hy Lạp, Braxin, Ý, Thổ Nhĩ Kỹ, Liên bang Nga và một số quốc gia khác. Chỉ trỏ Ở Bắc Mỹ hay châu Âu, dùng ngón trỏ để chỉ là chuyện bình thường. Ở Nhật Bản, Trung Quốc chỉ người khác bằng ngón trỏ bị xem là bất kính và vô cùng bất lịch sự. Người ta thường dùng cả bàn tay để chỉ ai đó hay vấn đề gì đó Giữ khoảng cách Người châu Á thường giữ khoảng cách ít nhất là 1 mét khi giao tiếp. Trong khi đó, người Mỹ Latin và Trung Đông thích đứng gần nhau, đôi khi chỉ cách nhau chừng nửa mét. Đối với người Mỹ và châu Âu, khoảng cách này là trung bình cộng của hai khoảng cách trên Thân thể Thân thể cũng đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Nếu đối tác tiến lại gần hơn, nghĩa là công việc đang tiến triển tốt. Đối tác càng thích và đồng ý với bạn thì người đó càng tiến lại gần bạn hơn. Nói cách khác, khi người đối diện không đồng tình với bạn hoặc không chắc chắn điều gì, người đó sẽ ngồi dịch xa ra. Còn khi họ cảm thấy lo lắng hoặc nghi ngờ, họ sẽ xê dịch người bên này bên kia, về phía trước, lùi lại phía sau. Để nhận biết và đọc được ý nghĩa các cử động cơ thể người khác, bạn hãy để ý đến hành động của chính mình. Để đưa ra các thông điệp nhằm tiến tới kết quả tốt đẹp, bạn hãy luôn ngồi thẳng với người đối diện. Trong hầu hết các cuộc đàm phán, người ta thường duy trì một tư thế nhất định. Khi bạn đàm phán, hãy để ý đến những thay đổi hoặc dịch chuyển nhỏ của đối tác. Những thay đổi nhỏ này có thể mang nghĩa không đồng ý hoặc anh ta bắt đầu cảm thấy chán hoặc thay đổi quan điểm. Ví dụ, đối tác có thể thở dài, nhìn ra chỗ khác và xoay người sang một bên. Khi bạn thấy những thay đổi này, bạn nên tiếp tục một cách thận trọng bởi vì nó có nghĩa là “Tôi cảm thấy rằng bạn quan tâm đến điểm cuối cùng mà chúng ta vừa thảo luận” hoặc nên nghỉ giải lao một chút. Tay Nhìn chung, cánh tay mở rộng nghĩa là người đó rất hài lòng với quá trình đàm phán. Nếu người đó khoanh tay trước ngực, thì nên hiểu là không đồng tình với cách giao tiếp của bạn. Nếu đối tác ngả người xa khỏi bàn và cho tay ra phía sau thành ghế, nghĩa là cần đề cập đến vấn đề lớn hơn hoặc đây là phản ứng đối với vấn đề đang bàn tới. Trong khi đàm phán, cánh tay có thể cho thấy rõ nhất những thay đổi trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Ví dụ, khi bắt đầu cuộc đàm phán, cả hai bên đều ngồi thẳng và đặt tay lên bàn. Sau đó, khi bạn nói rằng công ty bạn yêu cầu mức lợi nhuận được chia trong thời gian đầu là 50%, đối tác có thể sẽ bỏ tay khỏi bàn và khoanh trước ngực. Hành động đó cho bạn biết điều bạn vừa nói không thể chấp nhận. Khi đó bạn nên làm rõ ý của mình, hoặc tốt nhất là hỏi thẳng đối tác có quan tâm đến 50% đó không. Bàn tay ó hàng ngàn điệu bộ cử chỉ của bàn tay. Chỉ riêng bàn tay thì không thể cho biết người đối diện nghĩ gì, nhưng khi kết hợp với những cử chỉ khác của cơ thể thì lại có thể tiết lộ được điều gì đó. Hãy xem xét các dấu hiệu sau: • Mở lòng bàn tay: Lòng bàn tay mở được coi là thông điệp tích cực. Trong thời kỳ điều đình trước đây, mở lòng bàn tay chứng minh là mình không mang vũ khí. Còn ngày nay hành động đó lại có nghĩa tôi không có điều gì che giấu cả. • Vòng bàn tay ra sau đầu: Đối tác có ý muốn đề cập đến vấn đề quan trọng hơn. • Đan các ngón tay vào nhau: Hành động này thể hiện sự trịnh trọng hoặc đối tác muốn điều khiển cuộc đàm phán. • Ra mồ hôi tay: Nói chung, ra mồ hôi tay là dấu hiệu của sự lo lắng, lo sợ hoặc thiếu tự tin. • Cử chỉ động chạm: Những cử chỉ sờ mũi, tai, cằm, đầu hoặc quần áo vô ý là dấu hiệu của sự lo lắng và bất an. Chân Nếu bạn hỏi người khác tại sao lại bắt chéo chân, hầu hết đều trả lời đơn giản là để được thoải mái. Cho dù như thế là thành thật nhưng họ chỉ đúng một phần. Tư thế đó có thể thoải mái một lúc nhưng nếu lâu, bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Tư thế bắt chéo chân có thể làm hỏng cuộc đàm phán. Trong cuốn sách Làm thế nào có thể đọc người khác như đọc một cuốn sách, tác giả Gerard I. Nierenberg và Henry H. Calero đã giới thiệu một cuộc nghiên cứu những vụ đàm phán trong bán hàng. Trong số 2.000 cuộc mua bán được ghi hình đó, không có ai ngồi bắt chéo chân. Nếu bạn muốn chứng tỏ với đối tác mình sẵn sàng hợp tác và đáng tin cậy, đừng bao giờ ngồi vắt chéo chân. Hãy để thẳng chân, bàn chân chạm xuống sàn và hơi nghiêng người về phía đối tác, như thế đối tác sẽ thấy bạn đang biểu lộ một dấu hiệu tích cực. Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ Giao tiếp phi ngôn ngữ là kiểu giao tiếp theo chiều hướng cảm xúc. Một số trong hàng ngàn trạng thái tĩnh lặng đạt được thông qua sự quan sát những cung bậc dưới đây, giúp chúng ta khám phá được những gợi ý quan trọng trong giao tiếp phi ngôn ngữ: • Giao tiếp bằng mắt. Thị giác có ảnh hưởng lớn đến hầu hết tất cả mọi người và vì thế đặc biệt quan trọng trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Có phải nguồn thông tin này bị thiếu, quá mạnh mẽ hay thực sự cần thiết? • Cử chỉ gương mặt. Thể hiện sự giận dữ, sợ hãi, nỗi buồn niềm vui, sự căm phẫn. Vậy gương mặt nào thể hiện những tình cảm yêu thương? Nó giống như mặt nạ và trông xoàng xĩnh, hay thể hiện được những tình cảm mãnh liệt và đầy sự quan tâm? Giọng nói. Âm thanh của giọng nói thể hiện những tình cảm của bạn từng khoảnh khắc. Âm vang của giọng nói của bạn là gì? Có ấm áp, tự tin và vui vẻ không? Hay nghe có vẻ gượng ép và không suôn sẻ? • Tư thế. Tư thế, dáng điệu và tác phong được miêu tả qua cách chúng ta ngồi, dáng đi buông thõng, tư thế đứng, nghiêng người, cúi xuống, dừng lại và di chuyển cơ thể trong một không gian. Có phải hình dáng của bạn trông cứng nhắc và bất động hay thoải mái? Vai có căng, nâng lên hay hơi nghiêng? Bụng có chật hay hơi tròn cho thấy chúng ta đang thở sâu? • Sự tiếp xúc. Sự va chạm bàn tay, ôm hay ghì chặt cho chúng ta cảm giác rất dễ chịu. Nhưng cảm giác “dễ chịu” này chỉ là tương đối, một vài người thích mạnh mẽ, một số khác chỉ cần ôm nhẹ. Chúng có phân biệt được sự khác nhau giữa những gì chúng ta thích và những gì người khác thích? • Sự xúc cảm (cường độ). Phản ánh sự nỗ lực mà chúng ta sử dụng để diễn đạt. Chúng ta có ngập ngừng hay quá thờ ơ dường như thể hiện sự thiếu quan tâm, hay chúng ta có quá cường điệu? Một lần nữa, điều này có liên quan đến người khác cảm thấy thích gì cũng như cá nhân chúng ta thích gì hơn. • Không gian và thời gian. Phản ánh khả năng là người nghe giỏi, thích và để hết tâm trí vào giao tiếp? Điều gì xảy ra khi một người mà chúng ta thích bày tỏ một điều gì đó rất quan trọng? Câu trả lời - không nhất thiết phải bằng lời - có đến quá nhanh hay quá chậm? Lượng thông tin có dễ dàng trao đổi qua lại với nhau? • Những âm thanh thể hiện sự thông hiểu. Những âm thanh như “ahhh, ummm, ohhh” thốt ra với sự kết hợp của mắt và cử chỉ gương mặt, sự thông hiểu trong giao tiếp với sự liên kết của cảm xúc. Hơn nữa, là ngôn ngữ của sự say mê và yêu thương. Những dấu hiệu phi ngôn ngữ này kết hợp với nhau thể hiện sự quan tâm và đầu tư của chúng ta trong giao tiếp. Chúng ta có thể nhận ra và gửi những thông điệp này tốt hay không tùy thuộc vào khả năng kiểm soát được sự căng thẳng và thể hiện cảm xúc của mình - và của người khác. Giải mã hành vi phi ngôn ngữ Ưu thế và thế mạnh Để chân lên bàn Đặt tay sau đầu hoặc gáy Đặt tay lên hông Úp lòng bàn tay khi bắt tay Đứng trong khi đối tác ngồi Đan các ngón tay vào nhau Khuất phục và lo lắng Bồn chồn Ít giao tiếp mắt Sờ tay lên mặt Dùng cặp để “bảo vệ” người Ngửa lòng bàn tay khi bắt tay Khạc họng Không đồng ý, tức giận và hoài nghi Đỏ mặt Chỉ ngón tay Liếc mắt Cau mày Quay người đi Khoanh tay hoặc chân Chán nản và thiếu quan tâm Không giao tiếp mắt Nghịch đồ vật trên bàn Nhìn vô định Gõ xuống mặt bàn Nghịch quần áo Nhìn vào đồng hồ, cửa Không chắc chắn và do dự Lau kính Trông lúng túng Cho ngón tay vào miệng; Cắn môi Bước tới bước lui Nghiêng đầu Ngồi dịch ra xa Nghi ngờ, không thành thật Sờ mũi khi nói Che miệng Không giao tiếp mắt Có cử chỉ phi lý Khoanh tay, bắt chéo chân; Đang đánh giá Gật đầu Liếc mắt Duy trì giao tiếp mắt Hơi nghiêng đầu Vuốt cằm Sờ ngón tay trỏ vào môi Áp tay lên má Tự tin, hợp tác và thành thật Cúi người về phía trước Mở rộng tay và bàn tay Giao tiếp mắt Đặt bàn chân thẳng trên sàn Không bắt chéo chân Đung đưa theo lời nói của đối tác Cười Kỹ thuật biểu cảm trên khuôn mặt Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi thông qua sự biểu cảm khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau biểu cảm trên khuôn mặt sẽ giúp bản thân mình tự tin hơn và dễ thành công hơn trong giao tiếp. - Không giao tiếp mắt: Những người muốn che giấu điều gì thường không giao tiếp mắt khi nói dối. - Nhìn lướt qua: Khi cảm thấy chán, người ta thường nhìn lướt qua người đối diện hoặc liếc nhìn xung quanh phòng. - Nhìn sâu vào mắt người đối diện: Người nào tỏ ra bực tức với bạn hoặc hợm hĩnh thường nhìn chằm chằm vào mắt bạn. - Duy trì giao tiếp mắt: Liên tục duy trì giao tiếp mắt cho thấy là biểu hiện của sự trung thực và đáng tin cậy. - Hơi ngoảnh đầu: Khi chú ý đánh giá điều bạn đang nói, người đối diện sẽ hơi ngoảnh đầu sang một bên như muốn nghe rõ hơn. - Nghiêng đầu: Hơi nghiêng đầu chứng tỏ người đó không tự tin lắm về điều vừa được nói. - Gật đầu: Khi đồng ý với bạn, người đối diện sẽ gật đầu trong khi bạn đang nói. - Cười: Khi cảm thấy tự tin và khi đồng ý, người ta sẽ cười với bạn một cách tự nhiên. Giao tiếp mắt Đôi mắt được ví là cửa sổ của tâm hồn, là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người. Trong khi giao tiếp, có thể hiểu được cảm xúc người khác thông qua ánh mắt để có cách ứng xử phù hợp. - Ánh mắt hỗ trợ ngôn ngữ nói: Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn, thuyết phục hơn. - Ánh mắt thay thế lời nói: Có những điều kiện, hoàn cảnh người ta không cần nói nhưng vẫn có thể làm cho người ta hiểu được điều mình muốn nói thông qua ánh mắt. Yêu cầu khi sử dụng ánh mắt: Phải thể hiện đúng ánh mắt mình muốn chuyển tải điều cần nói, đồng thời không nên sử dụng những ánh mắt khó chịu, soi mói, chằm chằm Nụ cười Nụ cười được xem là một trang sức trong giao tiếp và cũng là phương tiện làm quen hay xin lỗi rất tinh tế, ý nhị. Biết sử dụng nụ cười đúng lúc, hợp lý là một nghệ thuật cần được rèn luyện thường xuyên để có thể biểu cảm thông qua các kiểu cười khác nhau. Luôn nở nụ trên môi sẽ tạo được kết quả giao tiếp tốt. Chất lượng cuộc sống >> Nghệ thuật giao tiếpSức mạnh của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp Mọi cử chỉ vô ý của ứng viên đều bị nhà tuyển dụng xếp vào khung đánh giá.Trong cuộc phỏng vấn, ngoài những câu hỏi kiểm tra đã được chuẩn bị sẵn, nhà tuyển dụng cần quan sát tinh tế ứng viên để từ đó có sự đánh giá tổng thể. Ngôn ngữ cơ thể là một trong những biểu hiện cho thấy rõ về điều đó. Sức mạnh của ngôn ngữ cơ thể Trong giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Dù muốn hay không, nó cũng bộc lộ rõ tính cách của bạn. Vì thế, hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây cho tới khi hoàn hảo: Ngôn ngữ cơ thể được thể hiện các điệu bộ, cử chỉ và cả sự xuất hiện của bạn nữa. Tư thế và điệu bộ: - Đứng hoặc ngồi thẳng. Không khom lưng - Khi ngồi, đặt cả hai chân xuống nền, không khoanh chân hoặc gấp chân và luồn sâu dưới ghế. - Có thể hơi nghiêng người về phía trước hoặc sau để bạn xuất hiện trông thoải mái [...]... ý: Nên: - Nhìn v o mắt người đang nói chuyện với bạn - Miệng cười kèm theo ánh mắt thật sự thoải mái Không nên: - Nhìn chằm chằm v o mắt người đối diện - Nhìn đi chỗ khác khi ai đó đang nói chyện với bạn - Đ o mắt liên tục - Nháy mắt thường xuyên (bởi nếu nháy mắt trông bạn sẽ không đáng tin) Những việc nên làm khác: - Hãy đàm phán một nơi thích hợp - Ăn mặc phù hợp theo đúng vắn hoá công ty - Nói...hơn - Không khoanh tay vòng qua cổ Tay: - Không đưa tay sờ lên mặt hay vuốt miệng - Không nên cho hai tay v o túi, hoặc để dưới ngăn bàn vì làm như vậy trông bạn thật đáng nghi ngờ - Không siết chặt hai tay v o nhau - Không cầm nắm tay người khác trừ khi bạn bắt tay họ Sức mạnh của mắt Hầu hết mọi người thường o n tính cách và bắt cái thần của người khác qua ánh... nên nói giọng the thé - Lịch sự, nhã nhặn - Thực hành đàm phán thử một vài lần với một người bạn của bạn - Chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi măt, về những cái mà bạn muốn trình bày với nhà tuyển dụng - Tự tin v o chính bản thân mình . tích cực. Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ Giao tiếp phi ngôn ngữ là kiểu giao tiếp theo chi u hướng cảm xúc. Một số trong hàng ngàn trạng thái tĩnh. nụ trên môi sẽ t o được kết quả giao tiếp tốt. Chất lượng cu c sống >> Nghệ thuật giao tiếpSức mạnh của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp Mọi cử chỉ

Ngày đăng: 08/03/2014, 18:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan