Sự thật về ngộ độc thực phẩm doc

6 785 0
Sự thật về ngộ độc thực phẩm doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sự thật về ngộ độc thực phẩm Ăn cũng bệnh, không ăn cũng bệnh là đang suy nghĩ của nhiều người, bắt nguồn từ nỗi hoang mang về nguy cơ ngộ độc thực phẩm do các thức ăn nhiễm khuẩn, nhiễm độc, mất vệ sinh được bày bán nhan nhản khắp nơi, trá hình dưới những “bộ cánh tinh tươm”. Dưới đây là lời giải đáp cho một số hiểu lầm không đáng về ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Inmagine Không nên ăn rau, củ sống vì thực phẩm chưa chế biến tiềm tàng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cao? Bất kể loại thực phẩm chưa qua chế biến đều tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, ở rau củ nguy cơ này thấp hơn và hoàn toàn có thể được hạn chế đến mức tối thiểu nếu rau củ được rửa sạch trước khi ăn. Chiên hoặc nấu thịt sống và rau củ đồng thời trong cùng một chảo có an toàn không? Mỗi loại thực phẩm cần phải đạt đến một nhiệt độ nhất định để đảm bảo về vệ sinh và an toàn, ngoài ra cũng chỉ cần đạt đến ngưỡng nhiệt độ đó trên toàn bộ thể tích của món ăn được coi là an toàn. Chính vì vậy, các bà nội trợ không phải lo lắng rằng các vi khuẩn từ thịt chưa chín sẽ xâm nhập vào rau củ, với điều kiện không được để quên thực phẩm trong chảo tới khi nguội bớt. Ăn thịt bò tái có an toàn không? Riêng với thịt bò, bạn có thể ăn chín hoặc tái. Nhiệt độ chế biến an toàn của thịt bò là 63°C trên toàn bộ miếng thịt. Đối với loại thịt bò xay/ bằm, nhiệt độ của toàn bộ phần thịt cần phải đạt 75°C mới an toàn. Thịt heo và gia cầm lại là những trường hợp khác, nếu không được nấu chín hoàn toàn, hai “miếng ngon” này sẽ trở thành môi trường cho các mầm bệnh nguy hiểm. Ai là đối tượng có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cao nhất? Thông thường, các trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể được điều trị dứt điểm nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, hậu quả của nó sẽ ở lại lâu dài trong cơ thể người . Có người chỉ cần ăn phải một vài vi sinh vật gây hại đã lập tức nhiễm bệnh trong khi có người vẫn bình thường sau khi nuốt phải hàng ngàn con vi khuẩn. Sức đề kháng là một trong những yếu tố có tính quyết định. Các đối tượng có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cao cũng đồng thời là những người dễ nhiễm các loại bệnh thông thường khác. Họ là: _ Trẻ em dưới 5 tuổi; _Phụ nữ đang mang thai _ Người cao tuổi; _ Những người có vấn đề về hệ miễn dịch. Ảnh: Inmagine Bị tiêu chảy ngay sau khi ăn là biểu hiện của ngộ độc thực phẩm? Thông thường, mầm bệnh của ngộ độc thực phẩm đã tiềm tàng trong cơ thể ít nhất 4-6 tiếng đồng hồ, có trường hợp mất đến 3 ngày trước khi phát thành triệu chứng. Vì vậy, nếu bạn bị tiêu chảy sau khi ăn chưa tới 4 giờ thì bữa ăn gần nhất của bạn có thể không phải là thủ phạm. Thức ăn bạn nôn ra không phải lúc nào cũng là thủ phạm, nó có thể chỉ tình cờ hiện diện vào thời điểm hệ tiêu hóa của bạn “ngã bệnh”. Thức ăn trực tiếp gây hậu quả có thể đã được hấp thu vào cơ thể từ một ngày hoặc nhiều ngày trước. Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm là vi khuẩn hay vi trùng? Các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus thường chia sẻ những triệu chứng tương tự nhau, nhưng chúng lại là 2 tác nhân gây bệnh hoàn toàn khác nhau. Vi khuẩn là sinh vật đơn bào gây bệnh cho người qua đường ăn uống. Khác với vi trùng, vi khuẩn có thể sinh sôi trên thực phẩm và là nguyên nhân chính gây ngộ độ thực phẩm. Trong khi đó, vi trùng là một vật thể không sức sống và con đường lây truyền là từ người này sang người khác. Bạn nên đi khám nếu bị tiêu chảy kéo dài trên 1 hoặc 2 ngày, đi kèm theo các triệu chứng sau: đau thắt ở bụng, nhiệt độ cơ thể tăng trên 39 o C, đi tiêu ra máu, phân có màu đen hoặc sẫm màu, và các dấu hiệu bị mất nước như khát, bí tiểu, da khô, sốt cao, cơ thể bứt rứt, khó chịu. Nếu người bị tiêu chảy là trẻ con thì chỉ cần tình hình của bé không được cải thiện sau 24 giờ, và phân có máu hoặc mủ, sốt trên 38,5 o C phải lập tức đưa bé đến bệnh viện ngay. Những nguyên nhân nào gây tiêu chảy? Tiêu chảy là một triệu chứng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm. Tiêu chảy là đi tiêu ra nhiều nước và đi nhiều hơn 3 lần trong một ngày. Tiêu chảy cấp tính kéo dài tối đa trong 2-3 tuần, kéo dài hơn 3 tuần là tiêu chảy mạn tính. Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, trong đó, các nguyên nhân phổ biến nhất là từ vi khuẩn, vi trùng và ký sinh trùng. Tiêu chảy cấp tính cũng có thể là hậu quả của các dạng dị ứng thực phẩm hoặc phản ứng lại với thuốc, dược phẩm. Tiêu chảy mạn tính thường liên quan đến rối loạn như hội chứng ruột kích thích hoặc các bệnh như bệnh viêm ruột. Một số người bị tiêu chảy sau khi phẫu thuật dạ dày hoặc sau khi cắt bỏ túi mật. . Sự thật về ngộ độc thực phẩm Ăn cũng bệnh, không ăn cũng bệnh là đang suy nghĩ của nhiều người, bắt nguồn từ nỗi hoang mang về nguy cơ ngộ độc thực. không đáng về ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Inmagine Không nên ăn rau, củ sống vì thực phẩm chưa chế biến tiềm tàng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm cao? Bất

Ngày đăng: 08/03/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan