Báo cáo "Tìm hiểu về bản chất của tình thế cấp thiết " pot

4 1.2K 5
Báo cáo "Tìm hiểu về bản chất của tình thế cấp thiết " pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

nghiên cứu - trao đổi Tạp chí luật học - 35 Tìm hiểu về bản chất của tình thế cấp thiết ths. Hoàng Văn Hùng * 1. Tình thế cấp thiết trong pháp luật hình sự là một trong các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho x hội của hành vi gây thiệt hại bên cạnh các tình tiết khác nh phòng vệ chính đáng, bắt giữ ngời phạm pháp, thi hành mệnh lệnh cấp trên, thực hiện chức năng nghề nghiệp, rủi ro trong sản xuất Tại Điều 14 Bộ luật hình sự, tình thế cấp thiết đợc quy định nh sau: "1. Tình thế cấp thiếttình thế của ngời vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nớc, của tập thể, lợi ích chính đáng của mình hoặc của ngời khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. 2. Nếu gây thiệt hại rõ ràng là quá đáng, tức là vợt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì ngời có hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự". Nh vậy, quy định này xác định việc gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa không bị coi là tội phạm. Đồng thời, ngời có hành vi gây thiệt hại sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, quy định này cha chỉ ra đợc một cách rõ ràng là tại sao gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết lại không có tính nguy hiểm cho x hội. Để có cơ sở lí luận cho hoạt động thực tiễn, chúng ta cần tìm hiểu bản chất của tình thế cấp thiết đồng thời phải giải quyết hệ thống các vấn đề có liên quan với nó. Có nh vậy ta mới trả lời đợc câu hỏi thứ hai về tình thế cấp thiết là tại sao ngời có hành vi gây thiệt hại vợt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì phải chịu trách nhiệm hình sự. 2. Tình thế cấp thiết không chỉ đợc quy định tại Bộ luật hình sự mà còn đợc quy định trong Bộ luật dân sự tại Điều 267 và Điều 618: - Điều 267 quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trờng hợp xảy ra tình thế cấp thiết nh sau: "1. Tình thế cấp thiếttình thế của ngời vì muốn tranh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích của Nhà nớc, của tập thể, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của ngời khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn. 2. Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu tài sản không đợc cản trở ngời khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở ngời khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra. 3. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Chủ sở hữu đợc bồi * Giảng viên Khoa t pháp Trờng đại học luật Hà Nội nghiên cứu - trao đổi 36 - Tạp chí luật học thờng thiệt hại theo quy định tại khoản 3 Điều 618 của Bộ luật này". Nh vậy, quy định về tình thế cấp thiết trong Bộ luật dân sự không chỉ xác định việc gây thiệt hại không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu mà còn xác định nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trờng hợp này là không đợc cản trở ngời khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở ngời khác gây thiệt hại đối với tài sản của mình. - Điều 618 quy định về bồi thờng thiệt hại trong trờng hợp vợt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết nh sau "1. Ngời gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thờng thiệt hại cho ngời bị thiệt hại. 2. Trong trờng hợp thiệt hại xảy ra do vợt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì ngời gây thiệt hại phải bồi thờng cho ngời bị thiệt hại. 3. Ngời đ gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thờng cho ngời bị thiệt hại". Nếu quy định về tình thế cấp thiết trong Bộ luật hình sự xác định việc gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm và ngời gây thiệt hại không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì các quy định về tình thế cấp thiết trong Bộ luật dân sự tập trung xác định việc gây thiệt hại này không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu. Đồng thời, các quy định của luật dân sự còn quy định cụ thể nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trờng hợp này. Qua đó, ta thấy có sự thống nhất về mặt pháp lí giữa các quy định của pháp luật Việt Nam. Đáng chú ý là khi quy định về trờng hợp vợt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, Bộ luật hình sự xác định đây là trờng hợp phạm tội đặc biệt và ngời phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, ngời phạm tội còn phải bồi thờng cho ngời bị thiệt hại. 3. Nguyên tắc cơ bản đợc lí luận công nhận và thực tế đ chứng minh trong tình thế cấp thiết là ngời hoạt động gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết đ hi sinh lợi ích nhỏ để bảo vệ lợi ích lớn hơn. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có 2 tính chấtbản là không trái pháp luật và không có lỗi. Để xem xét việc gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có trái pháp luật không, chúng ta dựa vào các quy định của luật hình sự và dân sự để xác định. Theo các quy định này thì tình thế cấp thiết là những việc làm mà Nhà nớc khuyến khích mọi công dân thực hiện. Nó không những phù hợp với lợi ích của x hội, đáp ứng các đòi hỏi của x hội đối với mỗi công dân mà còn phù hợp với đạo đức x hội. Để xem xét hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có lỗi hay không, phải dựa vào lí luận về lỗi trong luật hình sự. Một ngời bị coi là có lỗi khi thực hiện một hành vi, nếu hành vi đó là kết quả của sự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi có đủ điều kiện lựa chọn và quyết định một xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của x hội (1) . Theo định nghĩa này thì ngời gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết đ lựa chọn và quyết định cách thức xử sự phù hợp với đòi hỏi của x hội và nh vậy họ không có lỗi. 4. Vấn đề trong tình thế cấp thiết cần đợc chú ý là hình thức của thiệt hại gây ra. Chúng tôi cho rằng, hình thức thiệt hại gồm các loại sau: - Thiệt hại đến tính mạng con ngời; - Thiệt hại đến sức khỏe con ngời; nghiên cứu - trao đổi Tạp chí luật học - 37 - Thiệt hại đến tài sản; - Thiệt hại đến quyền tự do cơ bản của công dân. Đối với thiệt hại đến tính mạng con ngời cần phải đợc chú ý đặc biệt vì tính mạng là cái quý nhất của con ngời. Về nguyên tắc, không thể hi sinh tính mạng của ngời khác để bảo vệ tính mạng của bản thân mình. Điều này không phù hợp với quy định về tình thế cấp thiết là hi sinh lợi ích nhỏ để bảo vệ lợi ích lớn. Nó cũng không phù hợp với đạo đức x hội. Chỉ trong trờng hợp đặc biệt mới đợc phép gây thiệt hại đến tính mạng con ngời. Thiệt hại đến sức khỏe và tài sản của công dân là thiệt hại dễ hình dung và đ đợc thực tế chứng minh. Loại thiệt hại sau cùng ở đây là những hạn chế đối với các quyền tự do cơ bản của công dân. Ta có thể thấy trờng hợp này trong các gia đình chăm sóc ngời thân thích là ngơi bị bệnh tâm thần. ở đây, vì lợi ích của chính ngời đó mà những ngời khác phải hạn chế các quyền tự do của họ bằng các hình thức khác nhau nh nhốt, giữ trong nhà, theo dõi, giám sát chặt chẽ khi ra ngoài đờng 5. Dấu hiệubản của mặt chủ quan của ngời gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là phải có mục đích bảo vệ lợi ích của Nhà nớc, của tập thể, lợi ích chính đáng của mình hoặc của ngời khác trớc nguy cơ bị đe dọa gây thiệt hại. Nếu thiếu dấu hiệu về mục đích này thì sự gây thiệt hại sẽ không còn nằm trong phạm vi của tình thế cấp thiết nữa. Nó sẽ là tội phạm có thể ở giai đoạn hoàn thành hoặc phạm tội cha đạt. Là tội phạm hoàn thành khi thiệt hại này phù hợp với dấu hiệu hậu quả nguy hiểm cho x hội. Nếu thiệt hại cha đạt đến mức độ của hậu quả nguy hiểm cho x hội thì nó là tội phạm ở giai đoạn phạm tội cha đạt. Mục đích hành động trong tình thế cấp thiết có các hình thức sau: - Bảo vệ lợi ích của Nhà nớc; - Bảo vệ lợi ích của tập thể; - Bảo vệ lợi ích chính đáng của mình; - Bảo vệ lợi ích chính đáng của ngời khác. Khi hoạt động, ngời gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải có ít nhất một trong các mục đích kể trên. Trên cơ sở lí luận về việc hình thành hành động của con ngời, chúng ta biết rằng mỗi hành động của con ngời không chỉ nhằm một mục đích mà có thể còn nhằm nhiều mục đích khác nhau. Nếu ngời hành động trong tình thế cấp thiết có nhiều mục đích và là những mục đích kể trên thì đơng nhiên đây là tình thế cấp thiết. Ví dụ: Muốn tránh nguy cơ hỏa hoạn, ngời gây thiệt hại vừa có mục đích bảo vệ tài sản của Nhà nớc vừa có mục đích bảo vệ tài sản của công dân. Vấn đề đặt ra ở đây là ngời gây thiệt hại có nhiều mục đích trong đó có một trong những mục đích kể trên thì có đợc coi là tình thế cấp thiết không. Ví dụ: Muốn tránh nguy cơ hỏa hoạn cho kho tài sản lớn của Nhà nớc, ngời gây thiệt hại đ chủ động phá tài sản của ngời hàng xóm không thân thiện với mình để tạo lối vào cho xe cứu hỏa đang tới. Chúng tôi cho rằng mặc dù có mục đích phá tài sản của ngời hàng xóm thì hành vi trên vẫn đợc coi là tình thế cấp thiết. 6. Nguyên tắc trong tình thế cấp thiết là hi sinh lợi ích nhỏ để bảo vệ lợi ích lớn. Nếu ngợc lại thì quy định của tình thế cấp thiết với tính chất là hớng dẫn cách nghiên cứu - trao đổi 38 - Tạp chí luật học xử sự của con ngời sẽ vô nghĩa. ở đây, cần chú ý mối tơng quan giữa lợi ích hi sinh và lợi ích cần bảo vệ. Không phải mọi trờng hợp, lợi ích cá nhân đều đợc đánh giá thấp hơn lợi ích của Nhà nớc và của tập thể, ví dụ: Có thể hi sinh tài sản của Nhà nớc để bảo vệ tính mạng con ngời. Cũng không phải mọi trờng hợp gây thiệt hại nhỏ hơn để bảo vệ lợi ích lớn hơn đều là tình thế cấp thiết vì nó còn phải phù hợp với đạo đức x hội, ví dụ: Khi ngời bệnh nặng cần tiếp máu thuộc nhóm máu hiếm thì không thể dùng vũ lực để lấy máu của ngời khác tiếp cho ngời này. Khi có nhiều lợi ích cần bảo vệ, về mặt nguyên tắc, ngời hoạt động trong tình thế cấp thiết phải bảo vệ lợi ích cao hơn. Ví dụ: Có nhiều bệnh nhân cấp cứu nhng bệnh viện lại chỉ có một máy trợ tim, phổi. 7. Nguồn nguy hiểm trong tình thế cấp thiết rất đa dạng, có thể là do con ngời, súc vật, sức mạnh thiên nhiên gây ra. Trờng hợp nguồn nguy hiểm do con ngời gây ra cũng có thể chia làm 2 loại: - Loại thứ nhất là do con ngời vô ý gây ra. Nếu ngời gây ra sự nguy hiểm lại có hành vi gây thiệt hại nhỏ để bảo vệ lợi ích khác lớn hơn của tình thế cấp thiết thì nó vẫn hợp pháp. Theo quy định về tình thế cấp thiết thì việc gây thiệt hại đó không là tội phạm và ngời gây ra thiệt hại không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và theo Điều 618 Bộ luật dân sự, ngời đ gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thờng cho ngời bị thiệt hại. - Loại thứ hai là do con ngời cố ý gây ra. Nếu ngời gây ra nguồn nguy hiểm với mục đích là tạo cớ để từ đó có lí do gây thiệt hại cho ngời khác hoặc cho lợi ích của Nhà nớc, của tập thể thì theo chúng tôi đó không còn là tình thế cấp thiết. Bởi vì, ngời gây thiệt hại trong trờng hợp này không xuất phát từ mục đích bảo vệ lợi ích của Nhà nớc, của tập thể và lợi ích chính đáng của bản thân mình hay của ngời khác. Trờng hợp này thiếu dấu hiệu chủ quan về mục đích của tình thế cấp thiết. Trên cơ sở các vấn đề đ nêu, sơ bộ có thể rút ra một số kết luận sau: - Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết là việc làm không trái pháp luật và không có lỗi; - Thiệt hại trong tình thế cấp thiết là thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản và trong trờng hợp đặc biệt là quyền tự do của công dân; - Mục đích bảo vệ lợi ích của Nhà nớc, của tập thể hoặc lợi ích chính đáng của công dân là dấu hiệu bắt buộc của tình thế cấp thiết. Nó có thể kết hợp với mục đích khác; - Lợi ích cần hi sinh trong tình thế cấp thiết không những phải nhỏ hơn lợi ích đợc bảo vệ mà còn phải phù hợp với đạo đức x hội; - Một ngời cố ý tạo nên nguy cơ rồi từ đó gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nớc, của tập thể hoặc của công dân thì không đợc coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết. (1). Xem: Trờng đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự, tập 1. Nxb. CAND, H. 1998. . - 35 Tìm hiểu về bản chất của tình thế cấp thiết ths. Hoàng Văn Hùng * 1. Tình thế cấp thiết trong pháp luật hình sự là một trong các tình tiết. Điều 267 quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trờng hợp xảy ra tình thế cấp thiết nh sau: "1. Tình thế cấp thiết là tình thế của ngời vì muốn

Ngày đăng: 08/03/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan