4 bước lấy lại phong độ sau thất bại pptx

3 337 0
4 bước lấy lại phong độ sau thất bại pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

4 bước lấy lại phong độ sau thất bại Khi mọi việc không xuôi chèo mát mái, bạn nên thừa nhận và chịu trách nhiệm về sai lầm của mình trước sếp và đồng nghiệp một cách thẳng thắn. Không có ai hoàn hảo và việc đôi khi mắc sai lầm cũng là chuyện bình thường. Sau thất bại, nhiều người cảm thấy đất trời như sụp đổthật khó khăn để lấy lại phong độ. Lúc này, nếu bạn đắm chìm trong chán nản, bỏ bê thì sự nghiệp của bạn gần như đặt dấu chấm hết. Vì thế, trong hoàn cảnh này, bạn cần cố gắng để lấy lại mình càng sớm càng tốt: - Chấp nhận sai lầm Khi mọi việc không xuôi chèo mát mái, bạn nên thừa nhận và chịu trách nhiệm về sai lầm của mình trước sếp và đồng nghiệp một cách thẳng thắn. Đừng vòng vo hay tìm cách đổ lỗi cho người khác bởi điều đó chỉ khiến bạn bị hạ thấp uy tín trong mắt mọi người với cách làm việc thiếu chuyên nghiệp, dám làm mà không dám chịu. Tất nhiên, việc nhận lỗi không hề dễ dàng nhưng bạn cứ xác định rằng, bạn chỉ phải làm việc này một lần duy nhất mà thôi. Sau này, nếu đồng nghiệp nào đó cố tình khơi gợi lại, bạn chỉ cần mỉm cười với họ mà không cần thanh minh gì nữa. - Không dằn vặt bản thân Nhận lỗi không có nghĩa là bạn cứ dằn vặt bản thân hay nghi ngờ năng lực của mình vì những lỗi lầm đó. Bạn nên biết rằng, không ai có thể tránh khỏi những lúc sai lầm, nhất là trong công việc. Nếu cứ ngồi trách móc bản thân, tinh thần của bạn sẽ nhanh chóng giảm sút và rất khó để lấy lại phong độ. Bởi vậy, bạn nên suy nghĩ theo hướng tích cực, lập kế hoạch khắc phục sai lầm và phấn đấu cho những mục tiêu lớn hơn. - Nhớ bài học kinh nghiệm Một lần thất bại là một lần chúng ta nên rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Nói như thế không có nghĩa là cứ để sai lầm đeo bám, ám ảnh bạn, khiến bạn day dứt mà bạn phải suy nghĩ một cách tích cực, nhiều cơ hội khác đang chờ đợi và bạn cần phấn đấu vì mục tiêu lâu dài thay vì gặm nhấm nỗi buồn thất bại. Sau thất bại, bạn phải nhanh chóng "xốc" lại tinh thần, suy nghĩ về những góp ý từ bạn bè, đồng nghiệp để tránh không mắc phải sai lầm tương tự. - Tự tin tiếp bước Không khó khăn nào là không thể vượt qua, điều quan trọng là bạn phải bình tĩnh, sáng suốt để tìm ra phương án khắc phục sai lầm tốt nhất. Đừng để sai lầm nhỏ phá hủy cả con đường sự nghiệp của bạn. Đôi khi, thất bại lại mở ra cho bạn những cơ hội mới mà trước đó bạn không nhìn thấy. Vì vậy, hãy trau dồi bản thân, sẵn sàng nắm bắt cơ hội để phát triển sự nghiệp. Còn nếu những thành viên khác trong nhóm ích kỷ, vấn đề sẽ khó giải quyết hơn. Bạn cần chứng tỏ mình quan tâm tới họ và mục tiêu của họ, khi đó có thể những thành viên ích kỷ đó sẽ thấy rằng họ sẽ đảm bảo được lợi ích của mình thông qua hoàn thành mục tiêu của cả nhóm. Còn nếu họ khăng khăng chỉ nghĩ tới bản thân, bạn có thể thẳng thẳn góp ý trực tiếp, thậm chí đề nghị họ ra khỏi nhóm. Nên giải quyết nhanh chóng và dứt điểm sự ích kỷ bởi nó lan tỏa rất nhanh. . 4 bước lấy lại phong độ sau thất bại Khi mọi việc không xuôi chèo mát mái, bạn nên thừa nhận. lầm cũng là chuyện bình thường. Sau thất bại, nhiều người cảm thấy đất trời như sụp đổ và thật khó khăn để lấy lại phong độ. Lúc này, nếu bạn đắm chìm

Ngày đăng: 07/03/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan