Chính sách phát triển nông nghiệp của Campuchia. pdf

25 2.3K 41
Chính sách phát triển nông nghiệp của Campuchia. pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chính sách phát triển nông nghiệp của Campuchia. Lời mở đầu Campuchia là một trong những quốc gia trực thuộc Đông Nam Á có nền kinh tế đang trên đà phát triển. Trong gần 1 thập kỉ tăng trưởng, Campuchia đã đạt được một sự tiến bộ vượt bậc trong thu nhập bình quân đầu người, tăng gấp đôi từ 288 USD năm 2000 đến 900 USD năm 2009, và trong khoảng thời gian từ 1998 đến 2007 được xem là nước xếp thứ 2 trên thế giới về tốc độ tăng trưởng. Một trong những nhân tố đóng góp vào thành công đó của Campuchia là sự phát triển nhanh chóng của ngành nông nghiệp, một trong những ngành đang có nhiều đóng góp nhất vào tổng thu nhập quốc dân của Campuchia. Với diện tích đất rộng lớn và hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, Campuchia có tiềm năng trở thành một đầu mối xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới. Để đạt được những thành tựu đặc sắc đó, chính sách phát triển nông nghiệp của Campuchia đóng vai trò hàng đầu, tiên quyết. Văn bản sau đi sâu vào việc phân tích thực trạng ngành nông nghiệp và các chính sách hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp của Campuchia. Sự cần thiết phải nghiên cứu Thành công hay thất bại của những nỗ lực nhằm chuyển biến nền nông nghiệp không những phụ thuộc vào khả năng và kĩ năng của người dân trong việc nâng cao năng suất cây trồng và năng suất lao động mà quan trọng hơn còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nông dân. Trong nền nông nghiệp truyền thống, người dân không muốn và cũng không có điều kiện áp dụng kĩ thuật mới, mà đây lại là yếu tố quyết định chuyển động của nông nghiệp. Do đó, chính phủ cần có chính sách giúp đỡ về kĩ thuật (giống mới, biện pháp canh tác mới ) và hướng dẫn họ thực hiện những biện pháp này. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất nhỏ, hình thức trang trại hộ gia đình là chủ yếu. Do đó họ không có khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng. Để giúp họ đầu tư theo mô hình lớn như hệ thống điện, đường xá, thủy lợi , chính phủ cần có chính sách hỗ trợ cho họ dưới nhiều hình thức đầu tư để tạo điều kiện phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế Campuchia giúp hiểu rõ hơn về sự tăng trưởng kinh tế to lớn của Campuchia trong những thập niên gần đây, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về việc vận dụng những thế mạnh, khắc phục điểm yếu, sửa chữa những sai sót còn tồn đọng trong bộ máy quản lý cũng như tránh được những sai lầm mà Campuchia đã gặp phải trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. Đối tượng nghiên cứu Văn bản sau tiến hành nghiên cứu về thực trạng phát triển nông nghiệp của Campuchia trong những thập kỉ gần đây để đánh giá một cách toàn diện những thành tựu cũng như hạn chế trong quá trình phát triển đó, sau đó đi sâu vào tìm hiểu những chính sách, quan điểm, đường lối cũng như cách thức quản lý, vận dụng chúng vào thực tiễn của chính phủ để hiểu sâu sắc và toàn diện hơn những yếu tố tạo nên sự biến chuyển của nền nông nghiệp Campuchia. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu hiện trạng phát triển của nền nông nghiệp Campuchia từ trước đến nay, các thành tựu cũng như hạn chế, sau đó đối chiếu với chính sách phát triển nông nghiệp của Campuchia trong giai đoạn 3 thập kỉ trước trở về đến nay, đặc biện chú ý vào giai đoạn 5 năm gần đây. Phương pháp nghiên cứu Văn bản sau sử dụng phương pháp biện chứng, nghĩa là căn cứ trên một hiện trạng có thực đã qua kiểm chứng trong một khoảng thời gian xác đinh để rút ra những kết luận về hiệu quả và tính khả thi của một chính sách. Đồng thời có sự kết hợp giữa phương pháp định lượng, dựa trên những số liệu có thực và định tính, dựa trên quan điểm và hiểu biết của nhà nghiên cứu để đưa ra kết luận chính xác nhất. Kết cấu: Kết cấu văn bản bao gồm 3 chương chính - Chương 1: Một số đặc điểm cơ bản ảnh hường đến chính sách phát triển ngành nông nghiệp của Campuchia. - Chương 2: Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp Campuchia. - Chương 3: Định hướng phát triển nông nghiệp của Campuchia và khả năng hợp tác với Việt Nam Chuơng 1: Một số đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến chính sách phát triển ngành nông nghiệp của Campuchia 1.1. Khái quát chung về chính sách phát triển nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm Chính sách phát triển nông nghiệp là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ và biện pháp do Nhà nước hoạch định và thực hiện để đièu chỉnh các hoạt động nông nghiệp của quốc gia trong một thời gian nhất định nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó. 1.1.2. Vai trò của chính sách phát triển nông nghiệp Việc phát triển kinh tế vùng nông thôn sẽ góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống của nhân dân và từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 1. Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn là một hệ thống các biện pháp, chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống nhân dân. 2. Việc thực hiện chính sách cho vay theo vùng đến tận thôn, làng thông qua hình thức tổ vay vốn; kết hợp tuyên truyền về dịch vụ ngân hàng, dịch vụ vay tiền, hàng năm đều tổ chức Hội nghị khách hàng để đối thoại, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp giúp cơ chế tín dụng được nhân dân tin tưởng; khách hàng vay vốn đã sử dụng mục đích, quản lý và phát triển đồng vốn tốt; các đối tượng vay vốn biết cách sử dụng nguồn vốn để phát triển mô hình sản xuất và có nhiều khách hàng còn dư nợ đã ăn nên làm ra. 3. Chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn và nông giúp nông nghiệp phát triển cả bề rộng và chiều sâu, giúp người dân có điều kiện về vốn sản xuất, thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng. 4. Hỗ trợ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên toàn quốc. 1.2. Một số đặc điểm cơ bản ảnh hường đến chính sách phát triển ngành nông nghiệp của Campuchia 1.2.1. Đặc điểm về địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1. Campuchia là một quốc gia tại Đông Nam Á, nằm bên bờ vịnh Thái Lan và nằm giữa các nước Thái Lan, Việt Nam và Lào. Do đó, đất nước này nằm hoàn toàn trong vùng khí hậu nhiệt đới. Đồng thời, giống như phần còn lại của châu Á, khí hậu Campuchia chịu ảnh hưởng của gió mùa, trở thành vùng nhiệt đới ẩm và khô theo mùa một cách rõ rệt, mùa khô và mùa mưa kéo dài trong một khoảng thời gian tương đối bằng nhau. Nhiệt độ và độ ẩm thường ở mức cao quanh năm. Đây là một trong những điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để phát triển nông nghiệp lúa nước. Tuy vậy, Campuchia cũng là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về mức độ bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu trong năm 2011, đứng thứ 28 trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến năm 2012. Báo cáo cho biết Campuchia nằm trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong năm 2011, chỉ sau Thái Lan. Campuchia bị coi là một quốc gia dễ bị tổn thương từ tác động của biến đổi khí hậu do nền kinh tế sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào lượng nước tự nhiên canh tác trên nền đất thấp và thiếu cơ sở hạ tầng cũng như công nghệ thích hợp để đối phó với các hiệu ứng biến đổi khí hậu. Những biểu hiện của tác hại biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng cao và gia tăng lũ lụt, bão lốc, mưa lớn bất thường, cường độ cao cũng như các hậu quả tác động đến môi trường tự nhiên đều thể hiện rõ nét tại Campuchia. 2. Ngoài ra, Campuchia nằm ở trung tâm Đông Nam Á, một khu vực có nền kinh tế phát triển nhanh và năng động với một thị trường đầy tiềm năng của trên 550 triệu dân. Đầu tư vào Campuchia, các nhà đầu tư không chỉ được hưởng lợi từ thị trường nội địa của Campuchia mà còn có cơ hội xâm nhập thị trường ASEAN và được ưu đãi tiếp cận thị trường Châu Âu và các nước phát triển khác vì Campuchia là thành viên của WTO. 3. Campuchia là quốc gia có nhiều đất nông nghiệp và lâm nghiệp, hải đảo, vùng duyên hải dài đẹp, cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú. Ở Campuchia có các mỏ đá vôi, cao lanh, thiếc, bạc, vàng, quặng sắt và thậm chí cả đá quý ở Pailin và Bokeo. Gần đây còn phát hiện có dầu mỏ ngoài khơi và tại khu vực TSB. Do điều kiện tự nhiên cũng như đất đai thuận lợi, sản phẩm nông nghiệp chính của Campuchia, cũng như nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, là lúa nước. Việc sản xuất lúa bên cạnh việc phục vụ cho nhu cầu trong nước còn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Campuchia. Những mặt hàng nông nghiệp rất nổi tiếng khác của Campuchia, bên cạnh lúa nước là ngô, lạc, đậu Ngoài ra, Campuchia còn được biết đến với cây cao su, được trồng rộng rãi và đóng vao trò quan trọng đối với xuất khẩu, đem lại một khoản lợi nhuận lớn hàng năm. Đồng thời, đất đai của Campuchia rất phù hợp để tiến hành trồng nhiều loại cây công nghiệp khác. Tuy vậy, sự màu mỡ và phong phú về đất đai lại tương phản với khả năng khai thác của chính quyền và người dân trong nước. Trữ lượng đất được nông dân sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp là không nhiều, chủ yếu bao gồm khoảng 2,8 triệu hecta (ha) đất canh tác, tương đường 20% diện tích đất được sử dụng làm đất nông nghiệp, trong đó 91% được dành để trồng lúa, 11% và 9% là dành cho thực phẩm khác, cùng với các cây công nghiệp (chủ yếu là cao su). Vì thế, đất nhiều nơi bỏ hoang hay canh tác không hết năng suất. Theo báo cáo của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp Campuchia, nước này hiện có khoảng 6 triệu mẫu đất có thể canh tác được. Trong đó, 1,8 triệu gia đình nông dân chỉ được làm chủ 1/2 phần diện tích đất này, tính ra, trung bình mỗi hộ canh tác chưa tới 2 mẫu. Đất ít, điều kiện canh tác khó khăn, khiến người nông dân không thể đủ ăn trên mảnh đất của mình. Họ buộc phải bán đất để giải quyết tình trạng khó khăn trước mắt. Và chính điều này đẩy họ vào cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo, bán đất, thiếu đất canh tác, đói nghèo. Trong khi đó, các quan chức chính quyền cũng xẻ những mảnh đất màu mỡ của dân bán cho các công ty giàu có nước ngoài kiếm lời, tạo ra nạn bán đất ở đất nước Chùa Tháp. Khi có nhu cầu của nhà đầu tư bên ngoài, việc bán đất trở thành phong trào nhất thời rộng khắp, chính quyền bán theo chính quyền, dân bán theo dân, và có tình trạng mua đi bán lại để kiếm lợi của số thương nhân chớp thời cơ. Từ đây cũng xảy ra kiện cáo liên tục, tranh chấp đất có khi đổ máu, chết người giữa dân với dân, giữa dân với người có thế lực. 4. Campuchia có đường bờ biển dài 443 km, giáp vịnh Thái Lan. Sông Mekong, con sông dài thứ hai trên thế giới, chảy dọc từ bắc đến nam đất nước. Campuchia có một hồ lớn ở vùng đồng bằng được tạo nên bởi sự ngập lụt. Đó là hồ Tonle Sap (TSB), có diện tích khoảng 2.590 km² trong mùa khô tới khoảng 24.605 km² về mùa mưa. Phần lớn (khoảng 75%) diện tích đất nước nằm ở cao độ dưới 100 mét so với mực nước biển, ngoại trừ dãy núi Cardamon (điểm cao nhất là 1.771 m), phần kéo dài theo hướng bắc-nam về phía đông của nó là dãy Voi (cao độ 500-1.000 m) và dốc đá thuộc dãy núi Dangrek(cao độ trung bình 500 m) dọc theo biên giới phía bắc với Thái Lan. Đồng thời, Campuchia có một mạng lưới sông ngòi phong phú không kém gì Việt Nam. Do đó, đất nước này nghiễm nhiên thừa hưởng rất nhiều các nguồn lợi thủy sản của sông Mekong và TSB, một trong những đặc điểm đã đưa Campuchia trở thành đất nước có ngành thủy hải sản nước ngọt phát triển vào bậc nhất trên thế giới. 5. Nguồn lực của đất nước càng ngày càng thu hẹp. Đất đai ở nhiều khu vực có xu hướng thoái hóa vĩnh viễn không hồi phục. Hơn nữa, việc tưới tiêu gặp trở ngại do nguồn nước hạn chế. Là một quốc gia với địa hình bằng phẳng và có ít vùng núi hoặc lưu vực sông, Campuchia không có nhiều khu vực có thể sử dụng để lưu trữ nước tưới. Tài nguyên nước ngầm cũng hạn chế đáng kể. Hoạt động thủy lợi mùa khô bị giới hạn trong chỉ 7% diện tích canh tác. Hậu quả là sản xuất lúa gạo chỉ tiến hành được vào mùa mưa hàng năm, khiến cho các gia đình nông dân trồng lúa (kéo theo là gần như toàn bộ dân số) không đủ khả năng tự cung tự cấp. 1.2.2. Đặc điểm kinh tế, chính trị và xã hội 1. Campuchia là một nước tương đối nhỏ với dân số ít ỏi (vào khoảng 14 triệu người), với 70% dân số làm nghề nông. Trải qua 3 thập kỉ đầy hỗn loạn về chính trị với những cuộc nội chiến diễn ra liên miên, Campuchia được liệt vào danh sách một trong những nước nghèo nhất trên thế giới. Sau khi đạt được sự ổn định chính trị trong thời gian gần đây, Campuchia bắt đầu bước vào thời kì tăng trưởng kinh tế nhanh chóng với tốc độ GDP tăng bình quân hàng năm xấp xỉ 10,3% kể từ năm 2004 trở đi. Tuy vậy, những triển vọng to lớn về phát triển kinh tế vẫn bị trì trệ bởi sự hạn chế về trình độ học vấn của dân cư, thiếu sót về kĩ năng chuyên môn cũng như kinh nghiệm lao động, và thiếu đầu tư, một phần là do rủi ro cao. Từ trước đến giờ, phần lớn dân số Campuchia vẫn là những nông dân trồng lúa kiếm thêm thu nhập từ việc đánh bắt cá, hay ngược lại, ngư dân bổ sung thu nhập thông qua việc trồng lúa. Thêm vào đó, ở một vài vùng trên đất nước (như lưu vực TSB), chăn nuôi gia súc đóng một vai trò quan trọng trong thu nhập từng hộ dân và là tài sản chính của kinh tế hộ gia đình. 2. Nguồn lợi thủy sản ở TSB, dù rất phong phú và là nguồn cung cấp protein chính cho toàn quốc, dường như đã đạt khả năng sản xuất tối đa. Phần lớn dân số sống ở nông thôn do đó bị kẹt trong tình trạng tự cung tự cấp, việc cải thiện cuộc sống cũng như nâng cao quy mô sản xuất cũng bị giới hạn. Tuy vậy, trợ cấp từ bên ngoài kèm theo những công nghệ mới có thể giúp nâng cao việc khai thác thủy sản nước ngọt mà vẫn bảo tồn được trữ lượng tài nguyên cần thiết. 3. Việc khó tiếp cận thị trường là hậu quả của cơ sở hạ tầng nông thôn nghèo nàn lạc hậu, nhu cầu thị trường hạn chế do dân số ở thành thị ít ỏi, tín dụng nông thôn không được phổ cập rộng rãi (cho đến khi Luật Đất đai 2001 được thông qua gần đây), khả năng tổ chức quản lý và việc thực thi quyền lợi yếu kém. Trong hoàn cảnh đó là không có gì đáng ngạc nhiên khi ngành A&RD ở Campuchia, một đất nước thuộc khu vực CLMV đã không đạt được sự linh động và định hướng thị trường như hai ông bạn láng giềng to lớn ở phía Đông (Việt Nam) và phía tây (Thái Lan), mà lại giống người bạn phía Bắc Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hơn. 4. Hai mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng của Campuchia là lúa nước và cao su, một trong số những mặt hàng được ưa chuộng nhất trên thế giới đã mở ra tiềm năng xuất khẩu của Campuchia trong tương lai. Bên cạnh sản phẩm lúa và cao su, những mặt hàng khác đang được Campuchia tích cực xúc tiến đẩy mạnh, bao gồm việc nghiên cứu để trồng thêm nhiều loại cây công nghiệp và nông nghiệp khác, cũng như tăng cường khai thác thủy sản trong các vùng lãnh hải thuộc quyền quản lý của quốc gia. Tuy vậy, như đã nói ở trên, những khó khăn về cơ sở vật chất, hạ tầng, kèm theo đó là những hạn chế sẵn có về tự nhiên, tâm lí nông dân đã khiến cho công cuộc mở rộng mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ tụt hậu so với các nước láng giềng. 5. Tuy đối mặt với nhiều vấn đề trong sản xuất kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng, tình hình an ninh chính trị của Campuchia lại có những thành tựu đáng mừng. Chính trị, an ninh được cải thiện đáng kể, nền kinh tế thị trường được thiết lập tốt. Campuchia thực hiện chính sách tự do kinh tế và được coi là một trong những nền kinh tế cởi mở nhất ở châu Á. 1.2.3. Vấn đề khu vực và quốc tế 1. Campuchia là một thành viên của Nhóm Khu vực tiểu vùng sông Mekong và đã tham gia vào một số hoạt động thuộc phạm vi tiểu khu vực do ADB tài trợ, chủ yếu liên quan đến lĩnh vực giao thông và điện lực. Thứ hai, từ sau khi có Hiệp định Hoà bình về Campuchia năm 1991, quan hệ của Campuchia với các nước tài trợ, với giới kinh doanh đặc biệt là khu vực tư nhân được duy trì tốt. Các nhà tài trợ luôn dành cho Campuchia những cam kết viện trợ đáng kể. Trung bình mỗi năm Campuchia nhận được 500 triệu USD tiền viện trợ từ các nước tài trợ (năm 2006 được 601 triệu USD). Có thể nói, việc tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế khu vực đã đem cho Campuchia rất nhiều lợi thế cũng như tiềm năng phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng trong tương lai. Tuy vậy, tình trạng hiện thời của Campuchia, một đất nước nhỏ bé với 14 triệu dân, kẹp giữa hai cường quốc kinh tế mang tầm khu vực, cũng có nghĩa là nền kinh tế của Campuchia sẽ bị hai nước kia nuốt chửng. Hai người hàng xóm lân cận cũng tiến hành phát triển và xuất khẩu những mặt hàng nông nghiệp tương tự, và họ làm việc đó một cách thuần thục và hiệu quả hơn hẳn. Ngành sản phẩm nông nghiệp của Campuchia mà không được sử dụng để phục vụ cho mục đích tiêu dùng trong nước tạo thành một phần nền kinh tế nông nghiệp của các nước láng giềng. Tất cả các cao su được sản xuất tại Campuchia đều được quảng bá và buôn bán sang Việt Nam (với giá thành thấp hơn 20% so với giá chuẩn trên thị trường quốc tế), trong khi phần gạo thằng dư của Campuchia được tiếp thị thẳng sang Thái Lan (từ các tỉnh phía Bắc) hoặc Việt Nam (từ các tỉnh phía Nam). Điều này đã gây nên những tác động tiêu cực rất nghiêm trọng về giá cả hàng hóa trong những tháng cao điểm về kinh doanh vì phần lớn phần sản xuất thặng dư đã được bán cho các đại lý Thái Lan hoặc Việt Nam tại thời điểm thu hoạch, và người tiêu dùng sau đó sẽ phải mua lại với giá cao hơn rất nhiều so với giá thành trên thị trường thông thường. 2. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2004 với tư cách là một nước kém phát triển tương đương với việc Campuchia có thể duy trì thuế nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp ở các cấp độ cao hơn thông qua đàm phán gia nhập, nhưng cuối cùng Campuchia đã không làm như vậy. Tuy nhiên, xét riêng về xuất khẩu, Campuchia đã thực hiện một cam kết ràng buộc trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp ở mức không và không áp dụng các khoản trợ cấp này trong tương lai. Điều này có nghĩa rằng Campuchia (vì mục tiêu hiệu quả lâu dài) đã quyết định không thực hiện quyền sử dụng xuất khẩu nông nghiệp trợ cấp theo như Hiệp định về Nông nghiệp của Tổ chức Thương mại Thế giới, công cụ mà các nước thành viên kém phát triển nhất được quyền sử dụng. 3. Một hiện tượng mới diễn ra trong lĩnh vực nông nghiệp trong suốt 2 năm qua là việc ký kết đầu tư trực tiếp nước ngoài và các hợp đồng thỏa thuận mua bán nông sản với các tổ chức tư nhân mang tầm khu vực đến từ các nước thuộc khu vực sông Mekong. Hai phương thức trao đổi này đã góp phần giúp cung cấp trực tiếp đầu vào, vốn và thị trường cho ngành nông nghiệp Campuchia, nhưng từ đó cũng làm nảy sinh các vấn đề về quyền sử dụng đất và sự thống trị thị trường. Cho đến nay, hình thức đầu tư có vẻ là hình thức phổ biến nhất trong bộ phận dân cư thưa thớt, cô lập ở Đông Bắc và Tây Bắc của đất nước. Tuy nhiên, trong vấn đề rủi ro chính trị, hợp đồng canh tác là một yếu tố rất đáng để tâm. Tình trạng pháp lý của đầu tư trực tiếp nước ngoài có đôi lúc là không chắc chắn. Thêm vào đó, do mối quan hệ của Campuchia với hai nước láng giềng lớn hơn đôi khi diễn ra trong tình trạng căng thẳng, một phần những nhà đầu tư của những quốc gia này đã tiến hành cung cấp vốn trực tiếp vào lĩnh vực đất đai và sản phẩm nông nghiệp ở Campuchia trong trạng thái miễn cưỡng, trái ngược hẳn so với lĩnh vực trao đổi sản phẩm nông nghiệp. Chương 2: Thực trạng ngành Nông nghiệp Campuchia và biện pháp khắc phục 2.1. Thực trạng nông nghiệp Campuchia 2.1.1. Đóng góp của nông nghiệp trong nền kinh tế Campuchia Campuchia là nước có nền kinh tế đang phát triển, nằm trong khu vực kinh tế sôi động là Châu Á - Thái Bình Dương. Nền kinh tế Campuchia bắt đầu phát triển từ những năm 90 khi có nền kinh tế thị trưởng. Campuchia vẫn là nước nông nghiệp (20% diện tích đất nông nghiệp, 70% dân số làm nghề nông). Kể từ năm 1991 đến nay, Campuchia luôn đạt được tốc độ phát triển kinh tế khá cao. Trung bình từ năm 1991 đến 2008, GDP hàng năm tăng trưởng bình quân 8.14%, trong đó khu vực nông nghiệp tăng trưởng 4.2%. Năm 2009, chịu tác động mạnh của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, GDP của Campuchia suy giảm 2.4%. Các ngành công nghiệp và xây dựng, du lịch đều giảm mạnh so với năm 2008, trong khi đó, khu vực nông nghiệp vẫn duy trì được mức tăng 4%, tương đương với những năm trước đó. Tăng trưởng GDP của Campuchia giai đoạn 1991- 2009 Cơ cấu kinh tế Campuchia cũng đang có những bước dịch chuyển khá tích cực. Khu vực công nghiệp và dịch vụ đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế, trong khi khu vực nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể, khu vực nông nghiệp đóng góp 50.7% GDP vào năm 1991 nhưng năm 2008 chỉ còn 32.5%. Tương tự, mức đóng góp của khu vực công nghiệp tăng từ 12.3% vào năm 1991 lên đến 22.4%, khu vực dịch vụ tăng từ 37% lên 45.1% trong năm 2008. Tuy vậy, sự dịch chuyển về cơ cấu kinh tế đang bị chậm lại trong những năm gần đây, sau một thời gian có chuyển biến khá mạnh. So với các nền kinh tế đang phát triển khác, đóng góp của tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ vào kinh tế Campuchia vẫn đang ở mức rất thấp. Chủ yếu trong giai đoạn gần đây, đóng góp của nông nghiệp trong cơ cấu GDP vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Bộ trưởng Nông - Lâm - Ngư nghiệp Chan Sa Run tại hội nghị về vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế tổ chức mới đây, nhấn mạnh lĩnh vực nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở nước này. Ông Chan Sa Run cho biết các lĩnh vực du lịch, dệt may, đặc biệt là nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Campuchia, nâng cao thu nhập cho người dân và giảm mạnh số hộ nghèo trong thời gian qua. Sự phát triển của lĩnh vực này trong thời gian qua đã giúp Campuchia giảm trên 1% tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm, từ 47% năm 1994 xuống 34% năm 2004. Thu nhập của người dân cũng tăng 6%/năm từ 247 USD/người năm 1994 lên 513 USD/người năm 2006. [...]... hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nước Chương 3: Định hướng phát triển ngành nông nghiệp của Campuchia và khả năng hợp tác với Việt Nam 3.1 Định hướng phát triển ngành nông nghiệp của Campuchia 3.1.1 Tập trung phát triển nông thôn Do hầu hết của người nghèo đang sống ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa, đầu tư nhiều hơn nên tập trung phát triển nông thôn và hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp như cung cấp... tăng thu nhập cho nông dân và giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo trong thời gian tới, Chính phủ Campuchia sẽ tiếp tục các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích nông dân trong sản xuất nông nghiệp, phát triển các mô hình sản xuất liên kết 2.1.2 Chiến lược phát triển nông nghiệp của Campuchia Nhận thức được vai trò của Nông nghiệp trong xoá đói giảm nghèo và những đóng góp của nó đối với nền kinh tế, Chính phủ hoàng gia... Campuchia quan tâm Danh mục tham khảo Văn bản Báo cáo Phát triển Nông nghiệp Campuchia - Viện Kinh tế Campuchia (6-62006) Phát triển Nông nghiệp bền vững ở Campuchia - Nhean Choch (9-12/2008) Đánh giá Chương trình hỗ trợ ngành đối với khu vực Nông nghiệpphát triển nông thôn của Campuchia - ASHOK K LAHIRI (2009) Nông nghiệp Campuchia - Thách thức và Triển vọng - Sok Siphana, Chap Sotharith, Chheang... một quan điểm chung và lợi ích của các thành viên của họ để đối phó với chính phủ có liên quan để tạo thuận lợi cho thương mại cụ thể vấn đề và phát triển của ngành công nghiệp xuất khẩu gạo như một toàn thể Tóm lại để phát triển nông nghiệp, Chính phủ không thể thực hiện một mình, nó cần sự tham gia của Tổ chức khu vực tư nhân, phi chính phủ, và phát triển đối tác Tất cả các thành viên phải làm việc... định nông nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu trong Chiến lược tứ giác (RGC) Để đẩy mạnh phát triển lĩnh vực nông nghiệp, trong giai đoạn II (2008-2013) của RGC, Chính phủ nứoc này đã nêu lên mục tiêu chủ yếu: nâng cao năng suất và đa dạng hoá nông nghiệp, cũng như cải cách ruộng đất, ngư nghiệp và lâm nghiệp, bằng cách giải quyết tổng thể các vấn đề kỹ thuật nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nông. .. quy hoạch và chiến lược rõ ràng Tiềm năng cho sự tăng trưởng trong nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng do những nỗ lực của Chính phủ, khu vực tư nhân, cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ và các đối tác phát triển thúc đẩy nông nghiệpphát triển nông thôn trong các lĩnh vực Campuchia thực sự có tiềm năng cho các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là gạo Tuy nhiên, để di chuyển từ sản... tựu trên, năm 2011- 2012 Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia đã thực hiện nhiều chiến dịch tuyên truyền, phổ biến, chuơng trình khuyến nông đến tất cả bà con nông dân về các chủ trương, chính sách của Chính phủ trong việc phát triển nông nghiệp, các biện pháp áp dụng kỹ thuật mới, giống mới trong trồng trọt, chăn nuôi, đầu tư nâng cấp và cải tạo và làm mới hệ thống thủy lợi, Chính phủ Hoàng gia Campuchia.. . tranh và đa dạng hóa xa của nó hiện tại hẹp dựa trên hình thức của sự tăng trưởng 3.1.3 Cần bổ sung với các ngành mới Nông nghiệp là quan trọng, nhưng cần phải được bổ sung bởi sự phát triển trong các lĩnh vực khác 1 Ngành nông nghiệp ở khu vực nông thôn, tức là các hoạt động phi nông nghiệp (ví dụ như xay xát gạo, thương mại) nên là nguồn chính của sự tăng trưởng 2 Nhà đầu tư nước ngoài có thể mang lại... và các cơ quan tài chính vi mô dành cho lĩnh vực này, và do biết cách áp dụng canh tác hiệu quả hơn Phát triển nông nghiệp đã có những nền tảng cơ bản vững chắc Hơn nữa, giá cả các sản phẩm như bắp, đậu, sắn và cao su tăng, càng tạo ra động lực để thực hiện chính sách đa dạng hoá nông nghiệp Chính phủ Hoàng gia tiếp tục giành sự ưu tiên cho việc tăng năng suất và đa dạng hoá nông nghiệp, cũng như xúc... tiên coi sản xuất nông nghiệp, phấn đấu đạt mức tăng trưởng trung bình từ 3 - 4%/năm và coi nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng nhằm góp phần phát triển kinh tế, tăng tổng sản phẩm cho xã hội, tạo công ăn việc làm, khai thác và tận dụng tiềm năng sẵn có của đất nước, góp phần nâng cao và cải thiện đời sống của hơn 80% dân số là nông dân 2.2 Những hạn chế của ngành nông nghiệp Campuchia và . đến chính sách phát triển ngành nông nghiệp của Campuchia. - Chương 2: Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp Campuchia. - Chương 3: Định hướng phát triển. ngành nông nghiệp của Campuchia 1.1. Khái quát chung về chính sách phát triển nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm Chính sách phát triển nông nghiệp là hệ thống các

Ngày đăng: 07/03/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan