tìm giải pháp cho thị trường chứng khoán hiện nay

42 602 2
tìm giải pháp cho thị trường chứng khoán hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TỀN ĐỀ TÀI: TÌM GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HIỆN NAY SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN BÁ QUYỀN LỚP: QH-2010-KTCT Hà Nội, 2013 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TỀN ĐỀ TÀI: TÌM GIẢI PHÁP CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN HIỆN NAY SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN BÁ QUYỀN LỚP: QH-2010-KTCT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN XUÂN DŨNG Hà Nội, 2013 3 MỤC LỤC Chương 1. MỞ ĐẦU 6 1.1 Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài) 6 1.2 Mục đích nghiên cứu 7 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 7 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 7 1.5 Kết cấu nội dung đề tài nghiên cứu 7 Chương 2. Cơ sở lý luận về TTCK 9 Sơ lược về TTCK Việt Nam 9 2.1 Khái niệm 9 2.2 Chức năng cơ bản của TTCK 10 2.3 Các chủ thể tham gia TTCK 10 2.3.1 Tổ chức phát hành 11 2.3.2 Nhà đầu tư 11 2.3.3 Các tổ chức kinh doanh trên TTCK 12 2.3.4 Các tổ chức có liên quan đến TTCK 12 2.4 Cấu trúc và phân loại cơ bản của TTCK 13 2.5 Giá chứng khoán và các nhân tố hình thành, ảnh hưởng đến giá chứng khoán 13 2.5.1 Các nhân tố nội sinh: 14 2.5.2 Các nhân tố ngoại sinh: 15 2.5.3 Các nhân tố can thiệp: 15 2.6 Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam 16 Chương 3. Thực trạng hoạt động của TTCK Việt Nam từ năm 2008 đến nay 17 3.1 Những thành tựu đạt được từ khi thành lập đến nay 17 4 3.2 Khái quát những biến động của thị trường chứng khoán qua chỉ số VN-Index từ năm 2008 đến năm 2011 19 3.2.1 Năm 2008 19 3.2.2 Năm 2009: 21 3.2.3 Năm 2010 23 3.2.4 Năm 2011 25 3.3 Toàn cảnh thị trường chứng khoán năm 2012 26 3.4 Phân tích những nguyên nhân gây biến động TTCK năm 2012 32 3.4.1 Hàng hóa trên TTCK 32 3.4.2 Quá nhiều công ty chứng khoán so với quy mô thị trường 33 3.4.3 Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán 33 3.4.4 Chính sách của cơ quan quản lý còn nhiều điểm bất cập 34 Chương 4. Một số giải pháp cho sự phát triển bền vững của Thị trường chứng khoán Việt Nam. 35 4.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách 37 4.2 Tạo hàng hóa có chất lượng tốt cho TTCK 38 4.3 Tái cấu trúc các công ty chứng khoán 39 4.4 Tái cấu trúc cơ sở nhà đầu tư 40 4.5 Tăng cường giám sát, quản lý thông tin 40 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVH: Tập đoàn Bảo Việt 5 CSTK: Chính sách tài khóa CSTT: Chính sách tiền tệ CPI: Chỉ số giá tiêu dùng CTCK: Công ty chứng khoán DN: Doanh nghiệp DNNY: Doanh nghiệp niêm yết GDCK: Giao dịch chứng khoán. KLGD: Khối lượng giao dịch. MSN: Công ty Masan Consumer NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại TTCK: Thị trường chứng khoán TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán UBCK: Ủy ban chứng khoán VCSC: Công ty chứng khoán Bản Việt VN-Index: Chỉ số chứng khoán Việt Nam. 6 Chương 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài). Thị trường chứng khoán (TTCK) là một kênh cung cấp vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế. Nó cùng với hệ thống ngân hàng tạo nên một hệ thống tài chính cung cấp vốn đầu tư, phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, trong giai đoạn phát triển tiến tới CNH-HĐH thì việc duy trì mức tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sang hướng phát triển hiệu quả, ổn định thì sẽ cần một nguồn vốn rất lớn. Và TTCK càng đóng một vai trò quan trọng để thu hút nguồn vốn từ dân cư hay các nhà đầu tư nước ngoài để phục vụ quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Hơn thế nữa, trên phương diện chính trị và ngoại giao thì TTCK còn có tác động rất tích cực tới quá trình hội nhập của nước ta vào kinh tế khu vực và thế giới. Từ khi thành lập đến nay, TTCK VN đã góp phần nhiều vào quá trình phát triển kinh tế thị trường của nước ta, trong đó có quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tăng hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp này. Trong vai trò là một kênh huy động vốn thì TTCK cũng là một kênh huy động vốn lớn của các doanh nghiệp và chính phủ trong nền kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ đỉnh cao của thị trường năm 2006-2007. Theo thống kê của ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) huy động vốn của TTCK sau 12 năm hoạt động là 700.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong thời gian từ năm 2008 đến nay thì TTCK đã chứng kiến sự giảm tốc đáng sợ nhất trong lịch sử hoạt động của mình và nó chưa cho thấy có dấu hiệu dừng lại khi không chỉ các nhà đầu tư rút khỏi sàn mà còn cả các công ty niêm yết cũng không còn mặn mà với chứng khoán nữa, một số công ty đã chủ động hủy niêm yết như: C.ty cổ phần Hóa – Dược phẩm MEKOPHAR (MKP), C.ty cổ phần Gò Đàng – Godaco Seafood (AGD)…Vậy đâu là nguyên nhân của sự khủng hoảng nàygiải pháp nào trong thời gian tới để cải thiện tình hình đầu tư trong thị trường chứng khoán giúp thị trường phát triển ổn định và phát huy vai trò là một kênh huy động vốn lớn của nền kinh tế. Trong bài viết này tác giả muốn tìm hiểu đâu là nguyên nhân thực sự gây nên sự khủng hoảng của thị trường và từ các nghiên cứu lý luận trước đó để TTCK có thể thoát khỏi đợt suy thoái này và phát triển bền vững trong tương lai. 7 1.2 Mục đích nghiên cứu. • Tìm hiểu chung về TTCK VN và một số thị trường chứng khoán trong khu vực để có thể mở rộng hiểu biết của mình về TTCK. • Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng TTCK VN giảm tốc mạnh trong mấy năm gần đây (từ năm 2008 đến nay) trên các khía cạnh:  Khả năng thu hút vốn của TT  Mức độ hấp dẫn của thị trường với nhà đầu tư (thanh khoản)  Chính sách, quản lý của nhà nước đối với TTCK VN. • Đề xuất một số kiến nghị giúp thị trường phát triển hơn trong thời gian tới. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu. Để đạt được mục đích nghiên cứu, cần phải hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu sau: • Nghiên cứu cơ sở lý luận về TTCK thế giới nói chung và TTCK VN nói riêng. • Tìm hiểu thực trạng của TTCK VN trong những năm gần đây cụ thể là từ 2008 đến nay.  Tìm hiểu chính sách quản lý của nhà nước đối với TTCK VN  Phân tích tình hình hoạt động của công ty chứng khoán Kim Long (KLS)  Phân tích tình hình hoạt động của một số công ty niêm yết và nhà đầu tư trong, ngoài nước (quỹ đầu tư và nhà đầu tư cá nhân, tổ chức).  Đưa ra nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy thoái của thị trường.  Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khôi phục và phát triển TTCK VN trong tương lai. 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Các chủ thể tham gia TTCK VN: ủy ban chứng khoán nhà nước, công ty chứng khoán, công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, nhà đầu tư. • Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 2008 đến nay. • Phạm vi không gian nghiên cứu: đề tài chỉ nghiên cứu cổ phiếu trên sàn HOSE và không nghiên cứu các loại trái phiếu, cổ phiếu giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC). 1.5 Kết cấu nội dung đề tài nghiên cứu. • Phần mở đầu. 8 • Phần 1: Cơ sở lý luận về TTCK. • Phần 2: Thực trạng hoạt động của TTCK VN từ năm 2008 đến nay. • Phần 3: Giải pháp cho TTCK VN phát triển bền vững trong tương lai. • Kết luận và khuyến nghị. 9 Chương 2. Cơ sở lý luận về TTCK Sơ lược về TTCK Việt Nam 2.1 Khái niệm Thị trường chứng khoán (TTCK) trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy xét về mặt hình thức TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Theo khái niệm của Trường đại học Kinh tế quốc dân thì thị trường chứng khoán là nơi diễn ra hoạt động giao dịch, mua bán các loại chứng khoán được tiến hành bởi những đối tượng khác nhau theo quy định của pháp luật. Đây là nơi chấp nối quan hệ cung-cầu vốn đầu tư trung, dài hạn của nền kinh tế quốc dân và quốc tế; là nơi gặp gỡ, giao dịch giữa những người cần huy động vốn đầu tư (người phát hành chứng khoán) với người có vốn nhàn rỗi muốn đầu tư (người mua chứng khoán) cũng như các nhà kinh doanh chứng khoán với nhau. Thị trường chứng khoán là một hiện tượng lịch sử, xuất hiện cùng với sự phát triển bền vững của thị trường. Cũng như các thị trường khác, thị trường chứng khoán cũng qua những bước phát triển sơ khai ban đầu, sau đó ngày càng đa dạng, phức tạp dần theo sự phát triển của các quan hệ kinh tế-xã hội. Đây là thị trường đặc biệt, lưu hành các loại các loại hàng hóa đặc biệt là chứng khoán. Sự khác biệt cơ bản đó làm cho nguyên tắc, tổ chức, quản lý thị trường chứng khoán cũng khác biệt so với các thị trường thông thường. Như vậy, ta có thể thấy TTCK cũng là một thị trường hàng hóa chịu ảnh hưởng của quan hệ cung-cầu như trong nền kinh tế thị trường, chỉ khác là hàng hóa trong TTCK là những 10 giấy tờ có giá như: cổ phiếu, trái phiếu,…Sự trao đổi hàng hóa ở đây được thực hiện tập trung tại Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) và nhằm tạo ra nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. 2.2 Chức năng cơ bản của TTCK Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, TTCK ngày càng đóng góp nhiều cho sự phát triển của nền kinh tế. Dưới đây là một vài chức năng cơ bản nhất của TTCK đóng góp cho nền kinh tế. − Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế − Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng − Tạo tính thanh khoản cho chứng khoán − Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế − Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, TTCK đã phần nào cho thấy các chức năng cơ bản của nó đối với nền kinh tế, nhưng những chức năng này vẫn chưa phát huy hết được khả năng của nó. Có nhiều nguyên nhân làm kìm hãm sự phát triển của TTCK, và trong bài nghiên cứu này tác giả sẽ đi sâu tìm hiểu kỹ những nguyên nhân đó. 2.3 Các chủ thể tham gia TTCK Cũng giống như các thị trường truyền thống, để hoạt động được thì TTCK cũng phải có các chủ thể tham gia hoạt động mua bán của thị trường, điển hình nhất đó là người mua (nhà đầu tư) và người bán (công ty phát hành). Ngoài ra trên TTCK còn một số chủ thể tham gia khác tham gia góp phần làm thị trường hoạt động dễ dàng và ổn định hơn như: các tổ chức trung gian, các công ty kinh doanh trên TTCK, những người điều hành, quản lý TTCK, Sau đây là một số chủ thể tham gia chủ yếu trên TTCK Việt Nam. [...]... triển của thị trường kia và ngược lại Nếu không có thị trường sơ cấp thì cũng không có thị trường thứ cấp và nếu không có thị trường thứ cấp thì chứng khoán sẽ khó chuyển thành tiền, như vậy phạm vi nhà đầu tư sẽ bị thu nhỏ lại Trên thực tế thì không có sự phân biệt giữa chứng khoán sơ cấp và chứng khoán thứ cấp, sự giao dịch giữa hai trường này hầu như là giống nhau Trong một thị trường chứng khoán vừa... chứng khoán mới phát hành Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang tổ chức phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành − Thị trường thứ cấp: là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp và là nơi đảm bảo thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành Hai thị trường này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự phát triển của thị trường. .. TS Lê Văn Tư – Thị trường chứng khoán – NXB Thống kê[T121-123]) 2.6 Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam Ngày 11-8-1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt nam ra đời Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP HCM và Hà Nội Việc chuẩn bị cho TTCK Việt Nam... thể xảy ra trong thị trường tài chính Ngược lại, thị trường chứng khoán có làm lành mạnh hoặc làm ô nhiễm thêm cho môi trường tài chính Ngoài ra còn có các nhân tố vĩ mô khác ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán như chu kì phát triển kinh tế, lạm phát, giảm phát, những nhân tố phi kinh tế khác như thiên tai, chiến tranh, hòa bình,… (Theo tác giả GS TS Lê Văn Tư – Thị trường chứng khoán – NXB Thống... điều hành thị trường, dưới đây là một số các tổ chức, cơ quan trực tiếp hoặc gián tiếp điều hành cũng như tác động tới sự phát triển của thị trường − Cơ quan quản lý nhà nước − Sở giao dịch chứng khoán/ Trung tâm giao dịch chứng khoán − Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán − Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán − Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán − Các tổ chức tài trợ chứng khoán − Công... qua thị trường, đặc biệt là từ khối nhà đầu tư nước ngoài, đến nay danh mục của khối này khoảng 8 tỷ USD Các tổ chức thị trường như Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán cũng ngày càng phát triển, công nghệ thông tin được cải thiện, nhiều dịch vụ, nghiệp vụ, sản phẩm mới cũng đã được triển khai đảm bảo cho hoạt động thị trường được thông suốt, không để xảy ra đổ vỡ Khung phápcho thị. .. thị trường chứng khoán có thể chia thành nhiều loại như: căn cứ vào phương thức hoạt động, căn cứ vào hàng hóa trên thị trường và căn cứ vào sự luân chuyển dòng vốn Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả chỉ đưa ra cách phân loại TTCK dựa vào sự luân chuyển dòng vốn Theo cách này TTCK sẽ được phân chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp − Thị trường sơ cấp: là thị trường mua bán các chứng. .. ngày gốc 28-7-2000, khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động Chỉ số VNIndex cho thấy sự thay đổi giá và khối lượng giao dịch của các loại chứng khoán được niêm yết tại sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh 17 Chương 3 Thực trạng hoạt động của TTCK Việt Nam từ năm 2008 đến nay 3.1 Những thành tựu đạt được từ khi thành lập đến nay Sau 12 năm hoạt động, thị trường chứng khoán đã thực sự có sự trưởng... đoạn chứng khoán của cá nhân, các tổ chức, các công ty trong hoặc ngoài nước tạo ra cung, cầu chứng khoán giả tạo, làm giá cả hàng hóa chứng khoán bị méo mó, các chính sách can thiệp của chính phủ… Giá cả chứng khoán là hình ảnh phản chiếu những vấn đề cơ bản của kinh tế doanh nghiệp và nhữn ván đề cơ bản của nền kinh tế - xã hội vĩ mô Lý thuyết thị trường hiệu quả cho rằng giá cả thị trường chứng khoán. .. ty chứng khoán Vietcombank) Tình hình các công ty chứng khoán Theo thống kê của UBCKNN, thì hiện tại có 105 công ty chứng khoán đang hoạt động Trong đó, 10 công ty chứng khoánthị phần lớn nhất năm 2012 đã chiếm đến hơn một nửa doanh số giao dịch, vì vậy hơn 90 công ty còn lại sẽ chia nhau phần còn lại với tình hình thị trường èo uột như mấy năm gần đây thì các công ty chứng khoán nhỏ khó có thể tìm . mại TTCK: Thị trường chứng khoán TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán UBCK: Ủy ban chứng khoán VCSC: Công ty chứng khoán Bản Việt VN-Index: Chỉ số chứng khoán. phân chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. − Thị trường sơ cấp: là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn

Ngày đăng: 06/03/2014, 19:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1. MỞ ĐẦU

    • 1.1 Lý do chọn đề tài (tính cấp thiết của đề tài).

    • 1.2 Mục đích nghiên cứu.

    • 1.3 Mục tiêu nghiên cứu.

    • 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.

    • 1.5 Kết cấu nội dung đề tài nghiên cứu.

    • Chương 2. Cơ sở lý luận về TTCK

      • Sơ lược về TTCK Việt Nam

      • 2.1 Khái niệm

      • 2.2 Chức năng cơ bản của TTCK

      • 2.3 Các chủ thể tham gia TTCK

        • 2.3.1 Tổ chức phát hành.

        • 2.3.2 Nhà đầu tư

        • 2.3.3 Các tổ chức kinh doanh trên TTCK

        • 2.3.4 Các tổ chức có liên quan đến TTCK

        • 2.4 Cấu trúc và phân loại cơ bản của TTCK

        • 2.5 Giá chứng khoán và các nhân tố hình thành, ảnh hưởng đến giá chứng khoán

          • 2.5.1 Các nhân tố nội sinh:

          • 2.5.2 Các nhân tố ngoại sinh:

          • 2.5.3 Các nhân tố can thiệp:

          • 2.6 Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam

          • Chương 3. Thực trạng hoạt động của TTCK Việt Nam từ năm 2008 đến nay

            • 3.1 Những thành tựu đạt được từ khi thành lập đến nay.

            • 3.2 Khái quát những biến động của thị trường chứng khoán qua chỉ số VN-Index từ năm 2008 đến năm 2011.

              • 3.2.1 Năm 2008.

              • 3.2.2 Năm 2009:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan