Hoi dap cac luat moi duoc ban hanh nam 2012

142 393 0
Hoi dap cac luat moi duoc ban hanh nam 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012 BỘ TƯ PHÁP VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT HỎI - ĐÁP CÁC LUẬT MỚI ĐƯỢC BAN HÀNH NĂM 2012 NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP NĂM 2012 1 2 Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012 CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN: Nguyễn Duy Lãm Vụ trưởng Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp TỔ CHỨC BIÊN SOẠN: Uông Ngọc Thuẩn Phó Vụ trưởng Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp THAM GIA BIÊN SOẠN: Tập thể tác giả Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp: Tô Thị Thu Hà Nguyễn Thị Thạo Nguyễn Thuỳ Nhung Vũ Trọng Toàn Hồ Thị Nga 1 2 Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012 LỜI GIỚI THIỆU Tại kỳ họp thứ 3, khoá XIII Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Giám định tư pháp, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật Lao động. 03 Luật này được ban hành là một công cụ quản lý quan trọng và đắc lực của Nhà nước trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong các lĩnh vực giám định tư pháp, xử lý vi phạm hành chính và lao động. Với mong muốn góp phần phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của các tổ chức, cá nhân về giám định tư pháp; xử lý vi phạm hành chính và lao động, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp phối hợp với Nhà xuất bản Tư pháp biên soạn và giới thiệu cuốn “Hỏi - đáp các Luật mới được ban hành năm 2012”. Cuốn sách này được trình bày theo hình thức hỏi - đáp trực tiếp và thông qua các tình huống pháp luật ngắn gọn, khoa học, phản ánh khá đầy đủ các quy định pháp luật. Nội dung cuốn sách bao gồm: Phần I: Quy định pháp luật về giám định tư pháp Phần II: Quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính Phần III: Quy định pháp luật về lao động Trong quá trình biên soạn khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc. Xin trân trọng giới thiệu! Hà Nội, tháng 12/2012 BAN CHỈ ĐẠO ĐỀ ÁN 1 2 Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012 Phần I QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP 1 1 Luật Giám định có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. 1. Giám định tư pháp là gì? Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 thì giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp. Hiện nay, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động giám định tư pháp được quy định như thế nào? 2. Điều 5 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định chính sách của Nhà nước đối với hoạt động giám định tư pháp như sau: - Nhà nước đầu tư, phát triển hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập trong các lĩnh vực có nhu cầu giám định lớn, 1 2 Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012 thường xuyên để đáp ứng nhu cầu của hoạt động tố tụng; - Nhà nước có chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập phát triển; - Nhà nước có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với người giám định tư pháp. Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong giám định tư pháp? 3. Theo quy định tại Điều 6 Luật Giám định tư pháp 2012, trong giám định tư pháp những hành vi sau đây bị nghiêm cấm: - Từ chối đưa ra kế luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng; - Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật; - Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp; - Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi; - Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp; - Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật; - Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp. Tôi đã tốt nhiệp Đại học Y Hà Nội và công tác ở bệnh viện Đa khoa cấp huyện tại địa phương được 3 năm, có đầy đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao. Hiện tại, tôi chưa từng vi phạm pháp luật hình sự và không bị xử lý hành chính. Xin hỏi, tôi có đủ tiêu chuẩn để trở thành giám định viên pháp y hay không? 4. Theo quy định tại Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 thì công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét bổ nhiệm giám định viên tư pháp: - Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; - Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 5 năm trở lên. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 3 năm trở lên; - Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ 1 2 Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012 giám định; Đồng thời, theo quy định của Điều luật, người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp phải không thuộc các trường hợp sau đây: - Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; - Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; - Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; Đối với trường hợp của anh (chị), do công tác mới được 03 năm ở bệnh viện đa khoa cấp huyện nên chưa đáp ứng tiêu chuẩn về thời gian. Mặt khác, để trở thành một giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, anh (chị) cần phải có chứng chỉ bồi đào tạo nghiệp vụ pháp y. Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật, anh (chị) chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn để trở thành giám định viên tư pháp. Xin hỏi, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp phải có những nội dung gì? 5. Theo quy định tại Điều 8 Luật Giám định tư pháp 2012, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp gồm những giấy tờ sau đây: - Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp; - Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm; - Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp; - Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc; - Chứng chỉ đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự; - Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực giám định. Theo quy định của pháp luật, những ai có thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên tư pháp? 6. Khoản 1 Điều 9 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định 1 2 Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012 thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên tư pháp như sau: - Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần hoạt động tại các cơ quan trung ương; - Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự hoạt động tại các cơ quan trung ương; - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bổ nhiệm giám định viên tư pháp hoạt động trong các lĩnh vực khác tại các cơ quan trung ương thuộc phạm vi quản lý; - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương. Anh N là giám định viên tư pháp trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự. Trong một lần thực hiện giám định tư pháp cho một vụ án, anh đã tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được để trục lợi. Hành vi của anh N đã bị phát hiện ngay sau đó. Anh bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời bị cơ quan xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo. Xin hỏi với những sai phạm này, có thể miễn nhiệm chức danh giám định viên tư pháp của anh N được không? 7. Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Giám định tư pháp 2012, thì giám định viên tư pháp bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây: - Không còn đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên được quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2 ; - Thuộc một trong các trường hợp không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp được quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 3 ; - Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử 2 Khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định: 1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp: a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên. Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên; c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định. 3 Khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định: Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp: a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; c) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. 1 2 Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012 phạt hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp; - Thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 6 Luật Giám định tư pháp 4 ; - Theo đề nghị của giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng có quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hoặc thôi việc. Đối với trường hợp của anh N, anh đã thực hiện hành vi tiết lộ thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp. Đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm được quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật Giám định tư pháp. Đồng thời, anh đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo và bị xử phạt hành chính do vi phạm pháp luật về giám định tư pháp. Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật, có cơ sở để miễn nhiệm chức danh giám định viên tư pháp đối với anh N. 4 Điều 6 Luật Giám định tư pháp quy định các hành vi bị nghiêm cấm gồm: 1. Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng. 2. Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật. 3. Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp. 4. Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi. 5. Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp. 6. Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật. 7. Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp. Anh B bị anh V đánh trọng thương, phải điều trị tại bệnh viện. Sau khi nhận tin báo, cơ quan điều tra đã đến xác minh, điều tra và yêu cầu anh B đi giám định thương tích. Tuy nhiên, anh B, do nhận tiền từ anh V, đã làm đơn từ chối giám định thương tích. Nhằm giải quyết nhanh vụ án, cơ quan điều tra đã trưng cầu cơ quan giám định thực hiện giám định thương tích cho anh B dựa trên hồ sơ bệnh án của anh B mà bệnh viện cung cấp. Do hồ sơ không thể phản ánh hết tình trạng thương tích nên giám định viên không thể kết luận chính xác. Xin hỏi trong trường hợp này, giám định viên có quyền từ chối giám định hay không? 8. Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Giám định tư pháp 2012 thì giám định viên tư pháp có quyền từ chối giám định trong trường hợp nội dung cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn; đối tượng giám định, các tài liệu liên quan được cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định; thời gian không đủ để thực hiện giám định hoặc có lý do chính đáng khác. Giám định tổn hại sức khỏe (giám định thương tích) là 1 2 Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012 loại giám định tư pháp thường gặp nhất. Theo những văn bản chuyên môn của ngành pháp y, việc giám định tổn hại sức khoẻ được thực hiện theo một trình tự chặt chẽ, trong đó không thể thiếu việc hỏi - khám xét trực tiếp người bị thương tích. Việc giám định dựa trên hồ sơ bệnh án sẽ mang lại những kết quả không chính xác. Như vậy, trong trường hợp này, giám định viên có quyền từ chối giám định tư pháp với lý do đối tượng giám định, các tài liệu liên quan không được cung cấp đủ để thực hiện giám định. Theo quy định của pháp luật, khi từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định phải thông báo cho người trung cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do. Theo Luật Giám định tư pháp 2012, tổ chức giám định tư pháp công lập được thành lập trong những lĩnh vực nào? Hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập được tổ chức như thế nào? 9. Theo quy định tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp 2012, tổ chức giám định tư pháp công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập trong các lĩnh vực khác sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Hệ thống tổ chức giám định tư pháp được tổ chức như sau: • Trong lĩnh vực pháp y: - Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế; - Trung tâm pháp y cấp tỉnh; - Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng; - Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an. • Trong lĩnh vực pháp y tâm thần: - Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế; - Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế: Căn cứ yêu cầu giám định pháp y giám định pháp y tâm thần của hoạt động tố tụng và điều kiện thực tế của các khu vực, vùng miền trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định 1 2 Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012 thành lập Trung tâm pháp y tâm thần khu vực sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp. • Trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự: - Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an; - Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh; - Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng. Nhà nước ta có chính sách như thế nào để bảo đảm cơ sở vật chất cho tổ chức giám định tư pháp công lập? 10. Căn cứ theo nội dung quy định tại Điều 13 Luật Giám định tư pháp 2012, Nhà nước ta có các biện pháp bảo đảm cơ sở vật chất cho tổ chức giám định tư pháp công lập sau đây: - Tổ chức giám định tư pháp công lập được nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện và điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định tư pháp. - Kinh phí hoạt động của tổ chức giám định tư pháp công lập được bảo đảm từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. - Bộ Y tế quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần. - Bộ Công an quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự. Anh C và một số người bạn là giám định viên tư pháp có nhiều năm kinh nghiệm muốn thành lập tổ chức giám định tư pháp tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Xin hỏi, theo quy định của pháp luật, anh C có thể thực hiện dự định này không? 11. Nhà nước ta có chính sách khuyến khích các tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập phát triển. Theo quy định tại Điều 14 Luật Giám định tư pháp 2012, thì tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập hoạt động dưới hình thức Văn phòng giám định tư pháp. Văn phòng giám định tư pháp được thành lập trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả. Văn phòng giám định tư pháp do 01 giám định viên tư pháp thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng giám định tư pháp do 02 giám định viên tư pháp trở lên thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng giám định 1 2 [...]... định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012 Mặc dù không có trình độ đại học nhưng qua nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu, ông được coi là một chuyên gia có kiến thức uyên thâm trong lĩnh vực cổ vật Xin hỏi, ông M có thể thực hiện giám định tư pháp hay không? Theo quy định tại Điều 18 Luật Giám định tư pháp 2012, thì công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được... tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012 định tư pháp Phần II QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 2.2 Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 01/5/2013 36 1 2 Phần I Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012 Xử phạt vi phạm hành chính là gì? Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định, vi phạm hành chính là... lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện 2 Phần I Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012 thì người có thẩm quyền cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp là chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh Cụ thể, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở hoạt động xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp theo đề nghị của... luật mới được ban hành năm 2012 việc hay không? quyền và nghĩa vụ gì? Theo quy định của pháp luật thì Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ, cơ quan ngang bộ khác và Ủy ban nhân dân... định tư pháp 2012 quy định, người trưng cầu giám đinh, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp Hiện nay, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng (Pháp lệnh số 02 /2012/ UBTVQH13)... định tư pháp của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp; báo cáo Chính phủ về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp trong phạm vi toàn quốc - Chủ trì hoặc đề nghị bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra về tổ chức, hoạt động giám định tư... được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập, Văn phòng giám định tư pháp phải đăng ký hoạt động như thế nào? 1 Theo quy định tại Điều 17 Luật Giám định tư pháp 2012 thì trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập, Văn phòng giám định tư pháp đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp Sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân... của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 Theo đó, cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể 2 Phần I Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012 thời gian theo ngày làm việc h) Một phút là sáu mươi giây Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm... luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012 45 Ông B và ông A là hàng xóm sống cạnh nhau Trong quá trình làm nhà, ông B đã để nguyên vật liệu xây dựng làm ảnh hưởng đến việc trồng trọt hoa màu tại vườn nhà ông A Bức xúc vì nhà ông B cố tình gây thiệt hại đến hoa màu, ông A đã báo Ủy ban nhân dân xã Sau đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành... vụ, quyền hạn sau đây: a) Chủ trì hoặc phối hợp trong việc đề xuất, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; 2 Phần I Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012 b) Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thống kê, xây dựng, . mới được ban hành năm 2012 BỘ TƯ PHÁP VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT HỎI - ĐÁP CÁC LUẬT MỚI ĐƯỢC BAN HÀNH NĂM 2012 NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP NĂM 2012 1 2 Phần. thiệu! Hà Nội, tháng 12 /2012 BAN CHỈ ĐẠO ĐỀ ÁN 1 2 Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012 Phần I QUY ĐỊNH

Ngày đăng: 06/03/2014, 09:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trong trường hợp trên, việc N và T thường xuyên tụ tập cùng bạn bè tổ chức đua xe trái phép nhưng chưa bị xử lý hành chính được coi là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Theo đó, việc vi phạm hành chính nhiều lần, nghĩa là việc “cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý” (khoản 6 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012) được coi là tình tiết tăng nặng. Khoản 1 Điều 10 đã quy định các tình tiết tăng nặng cụ thể bao gồm:

  • a) Vi phạm hành chính có tổ chức;

  • Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

  • Theo quy định tại khoản 12 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, hành vi chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

  • Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, cụ thể là:

  • Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong công tác xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

  • Theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm sau đây:

  • Theo quy định tại Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, mức phạt tiền được áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

  • Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực được quy định tại Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được áp dụng cho hai đối tượng là cá nhân và tổ chức.

  • Theo quy định tại Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

  • Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

  • Theo quy định tại Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì trong xử phạt vi phạm hành chính Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền như sau:

  • Thẩm quyền của Công an nhân dân trong xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và được áp dụng đối với từng cấp bậc, chức vụ như sau:

  • Theo quy định tại Điều 40 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; cụ thể như sau:

  • Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền xử phạt vi phạm hành chính theo một trong hai hình thức là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng.

  • Thẩm quyền của Thanh tra được quy định tại Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và được phân cấp cụ thể như sau:

  • Theo quy định tại Điều 47 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thuỷ nội địa có thẩm quyền trong xử phạt vi phạm hành chính như sau:

  • Theo quy định tại Điều 49 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:

  • Thẩm quyền của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại Điều 51 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Theo đó, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền:

  • Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền quy định tại Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, cụ thể như sau:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan