Miễn trách nhiệm trong vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo qui định của CISG và Pháp luật Việt Nam

48 8.5K 55
Miễn trách nhiệm trong vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo qui định của CISG và Pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động ngoại thương quan trọng được tiến hành chủ yếu thông qua các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân trong và ngoài nước. Trong quá trình các chủ thể thực hiện hợp đồng này, nếu bên nào có hành vi vi phạm sẽ phải chịu các chế tài trước bên bị vi phạm. Tuy nhiên, điều này không phải đúng trong mọi trường hợp đó là khi bên vi phạm rơi vào trường hợp được miễn trách nhiệm. Miễn trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT là trường hợp bên vi phạm hợp đồng được giải thoát khỏi các hình thức chế tài thông thường được áp dụng khi có vi phạm hợp đồng. Đây là một nội dung quan trọng trong HĐMBHHQT bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các bên, góp phần đảm bảo sự cân bằng quyền lợi, chia sẻ rủi ro, ngăn ngừa sự trốn tránh trách nhiệm giữa các bên. Tuy nhiên, trong thực tiễn, nhiều doanh nghiệp Viêt Nam vẫn chưa chú ý đến các điều khoản cũng như các quy định về miễn trách nhiệm trong giao kết và thực hiện HĐMBHHQT dẫn đến việc các chủ thể này thường gặp phải nhiều bất lợi khi có tranh chấp liên quan xảy ra. Nguyên nhân cơ bản là các doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm vững đầy đủ các tập quán, quy định pháp lý quốc tế, trong khi đó, hiện nay, pháp luật về HĐMBHHQT nước ta tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng còn chưa hoàn thiện cũng như còn nhiều điểm chưa phù hợp với quy định chung của pháp luật quốc tế.

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI **** NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN (Lớp: 3413, MSSV: 341352) ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA CISG PHÁP LUẬT VIỆT NAM. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Quỳnh Trang. Hà Nội - 2013 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa h ọc độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong lu ận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong lu ận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung th ực, khách quan. Sinh viên Nguy ễn Thị Thanh Huyền Xác nhận của giáo viên hướng dẫn: 2 Lời cảm ơn! Hoàn thành khoá luận này em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là cô giáo ThS. Nguyễn Quỳnh Trang người đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khoá luận cho tới khi hoàn thành những người đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành khoá luận này! 3 MỤC LỤC TRANG L ỜI MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về miễn trách nhiệm trong h ợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 8 1.1 H ợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 8 1.1.1. Khái ni ệm. 8 1.1.2. Đặc điểm. 9 1.2. Ch ế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc t ế. 10 1.2.1. Khái ni ệm trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa qu ốc tế. 10 1.2.2. Các y ếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa qu ốc tế. 11 1.2.3. Các hình th ức chế tài áp dụng do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa qu ốc tế. 12 1.3. V ấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa qu ốc tế. 14 1.3.1. Khái ni ệm. 14 1.3.2. Các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa qu ốc tế. 14 1.3.3. H ệ quả pháp lý khi xảy ra các trường hợp miễn trách nhiệm trong h ợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 15 1.3.4. Ý nghĩa của các quy định về vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 16 1.4. Ngu ồn luật áp dụng đối với vấn đề miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 18 1.4.1. Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán 18 4 hàng hóa quốc tế (CISG). 1.4.2. Pháp lu ật Việt Nam điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa qu ốc tế. 21 K ết luận chương 1 21 CHƯƠNG 2: Các vấn đề pháp lý về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của CISG pháp luật Vi ệt Nam. 22 2.1. Các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa qu ốc tế. 22 2.1.1. Mi ễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. 22 2.1.1.1. Các d ấu hiệu của sự kiện bất khả kháng. 24 2.1.1.2. Nghĩa vụ của các bên khi gặp sự kiện bất khả kháng. 25 2.1.2. Mi ễn trách nhiệm trong hợp đồng do lỗi của bên bị vi phạm. 27 2.1.2.1. Căn cứ miễn trách nhiệm. 27 2.1.2.2 . Nghĩa vụ của bên vi phạm khi yêu cầu miễn trách nhiệm. 28 2.1.3. Mi ễn trách nhiệm khi người thứ ba có quan hệ với một bên trong h ợp đồng gặp sự kiện bất khả kháng. 29 2.1.3.1. Căn cứ miễn trách nhiệm. 29 2.1.3.2. Nghĩa vụ của bên vi phạm. 31 2.1.4. Th ỏa thuận miễn trách nhiệm trong hợp đồng. 32 2.1.4.1. Căn cứ miễn trách nhiệm. 32 2.1.4.2. Nghĩa vụ của bên vi phạm. 33 2.1.5. Mi ễn trách nhiệm do một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 34 2.2. H ệ quả pháp lý khi xảy ra các trường hợp miễn trách nhiệm do vi ph ạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 35 K ết luận chương 2 37 CHƯƠNG 3: Thực trạng tranh chấp về vấn đề miễn trách nhiệm do vi ph ạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếViệt Nam hiện nay 38 5 một số kiến nghị. 3.1. Tranh ch ấp liên quan đến Việt Nam về vấn đề miễn trách nhiệm do vi ph ạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 38 3.2. M ột số đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề miễn trách nhi ệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 41 K ết luận chương 3 44 K ẾT LUẬN. 45 DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 BẢNG TỪ VIẾT TẮT CISG Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc t ế. UNCITRAL Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế. L/C Thư tín dụng. UNIDROIT Vi ện thống nhất tư pháp quốc tế. EU Liên minh châu Âu. 6 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động ngoại thương quan trọng được tiến hành chủ yếu thông qua các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân trong ngoài nước. Trong quá trình các chủ thể thực hiện hợp đồng này, nếu bên nào có hành vi vi phạm sẽ phải chịu các chế tài trước bên bị vi phạm. Tuy nhiên, điều này không phải đúng trong mọi trường hợp đó là khi bên vi phạm rơi vào trường hợp được miễn trách nhiệm. Miễn trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT là trường hợp bên vi phạm hợp đồng được giải thoát khỏi các hình thức chế tài thông thường được áp dụng khi có vi phạm hợp đồng. Đây là một nội dung quan trọng trong HĐMBHHQT bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền nghĩa vụ của các bên, góp phần đảm bảo sự cân bằng quyền lợi, chia sẻ rủi ro, ngăn ngừa sự trốn tránh trách nhiệm giữa các bên. Tuy nhiên, trong thực tiễn, nhiều doanh nghiệp Viêt Nam vẫn chưa chú ý đến các điều khoản cũng như các quy định về miễn trách nhiệm trong giao kết thực hiện HĐMBHHQT dẫn đến việc các chủ thể này thường gặp phải nhiều bất lợi khi có tranh chấp liên quan xảy ra. Nguyên nhân cơ bản là các doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm vững đầy đủ các tập quán, quy định phápquốc tế, trong khi đó, hiện nay, pháp luật về HĐMBHHQT nước ta tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng còn chưa hoàn thiện cũng như còn nhiều điểm chưa phù hợp với quy định chung của pháp luật quốc tế. Công ước Viên 1980 về HĐMBHHQT (CISG) là một công ước quốc tế quan trọng hàng đầu trong việc điều chỉnh trực tiếp các HĐMBHHQT giữa các thương nhân. Hiện nay, đây là công ước được sử dụng phổ biến nhất trong hoạt động thương mại hàng hóa, điều chỉnh hai phần ba hoạt động thương mại hàng hóa trên thế giới. Những nội dung trong công ước trong đó có vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT được coi là luật mẫu cho các thương nhân cũng như pháp luật nhiều quốc gia trong việc điều chỉnh các HĐMBHHQT kể cả các quốc gia chưa phải là thành viên công ước trong đó có Việt Nam. Từ những nội dung trên cho thấy, việc nghiên cứu về vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT theo CISG pháp luật Việt Nam là việc làm thiết 7 thực có nhiều ý nghĩa. Xuất phát từ lý do đó, em đã chọn đề tài: “Vấn đề miễn trách nhiệm trong HĐMBHHQT theo quy định của CISG pháp luật Việt Nam ”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài. Nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng háo quốc tế theo quy định của CISG pháp luật Việt Nam. Bao gồm các quy định về các trường hợp miễn trách, nghĩa vụ của các bên khi xảy ra các trường hợp miễn trách, hệ quả phápcủa các trường hợp miễn trách. Đồng thời đưa ra những nhận xét về các quy định này của CISG pháp luật Việt Nam cũng như thực trạng, những phương hướng hoàn thiện pháp luật. 3. Phương pháp nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn bằng việc làm rõ phân tích các quy định của Công ước Viên 1980 về HĐMBHHQT pháp luật Việt Nam về vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 4. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênnin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, đề tài được viết dựa trên cá phương pháp: - Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu. - Phương pháp diễn giải, quy nạp. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 5. Kết cấu của khóa luận. Khóa luận có kết cấu gồm ba chương: CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về miễn trách nhiệm trong HĐMBHHQT. CHƯƠNG 2: Các vấn đề pháp lý về miễn trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT theo quy định của CISG pháp luật Việt Nam. CHƯƠNG 3: Thực trạng tranh chấp về vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT ở Việt Nam hiện nay một số kiến nghị. 8 CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 1.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. 1.1.1. Khái niệm. HĐMBHHQT là loại hợp đồng phổ biến trong thương mại quốc tế hiện nay và được quy định không chỉ trong các văn kiện quốc tế mà cả những văn bản pháp luật quốc gia. Về cơ bản, HĐMBHHQT có thể được hiểu là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung hay nó chính là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa trả tiền cho bên bán với đặc trưng riêng biệt là ma ng tính chất quốc tế (có yếu tố nước ngoài). Để xác định được loại hợp đồng này, các văn kiện quốc tế cũng như pháp luật các quốc gia dựa đều vào việc xác định yếu tố đặc trưng này. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là yếu tố nước ngoài là không giống nhau tuỳ theo quan điểm của luật pháp từng quốc gia các văn kiện quốc tế khác nhau cũng có các quy định khác nhau. Theo Công ước Lahay 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu hình, tính chất quốc tế được xác định trên cơ sở các tiêu chí là các bên giao kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau hàng hoá, đối tượng của hợp đồng, được chuyển qua biên giới một nước, hoặc là việc trao đổi ý chí giao kết hợp đồng giữa các bên được lập ở những nước khác nhau [9, Điều 1]. Công ước Viên 1980 về HĐM BHHQT (CISG) không đưa ra một khái niệm cụ thể, chính thức về HĐMBHHQT nhưng thông qua các quy định trong công ước, chúng ta có thể hiểu HĐMBHHQT là hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có “trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau” [10, Điều 1]. Như vậy, công ước chỉ đưa ra tiêu chí duy nhất để xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa là tiêu chí về trụ sở thương mại. Cụ thể hơn, Điều 10 Công ước quy định, nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ sẽ là trụ sở nào có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng đối với việc thực hiện hợp đồng đó, có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm hợp đồng. Trong trường hợp các bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ làm căn cứ xác định. 9 Theo pháp luật Việt Nam, cụ thể trong Luật thương mại Việt Nam 2005, các nhà làm luật không đưa ra tiêu chí rõ ràng để xác định thế nào là HĐMBHHQT mà chỉ liệt kê các trường hợp được coi là mua bán hàng hóa quốc tế: “Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập chuyển khẩu” [11, Khoản 1 Điều 27]. Trên cơ sở quy định này, có thể hiểu tiêu chí mà pháp luật Việt Nam đưa ra đó là sự chuyển dịch của hàng hóa là đối tượng của hợp đồng. Tuy nhiên, các hoạt động này được xác định với cả các khu vực có hải quan riêng trong lãnh thổ Việt Nam như khu chế xuất, có nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân Việt Na m trong và ngoài các khu vực này cũng được coi là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thì quy định này không thực sự phù hợp [14, trang 6]. Như vậy, trên phương diện pháp lý, các văn kiện khác nhau có cách quy định khá khác nhau về loại hợp đồng này. Tuy nhiên, về phương diện lý luận, HĐMBHHQT được xác định một cách chung nhất đó là sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa trả tiền cho bên bán đồng thời hợp đồn g này mang yếu tố nước ngoài được xác định trên cơ sở các yếu tố liên quan đến chủ thể (quốc tịch, nơi cư trú hoặc trụ sở thương mại), sự kiện pháp lý (nơi xác lập hoặc thực hiện hợp đồng), tài sản là đối tượng của hợp đồng. 1.1.2. Đặc điểm. HĐMBHHQT là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản nên nó cũng mang những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán tài sản như là sự thỏa thuận giữa các bên, là hợp đồng song vụ có đền bù, đối tượng là hàng hóa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật chủ thể là bên mua bên bán. Ngoài ra, với tính chất là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất quốc tế, loại hợp đồng này có những đặc trưng cơ bản là: - Hàng hóa là đối tượng của HĐMBHHQT phải thỏa mãn các quy chế hàng hóa được phép mua bán, trao đổi theo pháp luật của bên mua bên bán [3, trang 209]. - Chủ thể của HĐMBHHQT là các thương nhân trong một số trường hợp đặc biệt là nhà nước, có quốc tịch khác nhau hoặc/và có trụ sở thương mại, nơi cư trú tại các quốc gia khác nhau. [...]... quy định về vấn đề này trong CISG cũng mang ý nghĩa thực tiễn vô quan trọng đối với các hợp đồng MBHHQT Vi t Nam tương tự như vi c nắm rõ các quy định này của pháp luật thương mại trong nước 22 CHƯƠNG 2: Các vấn đề pháp lý về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của CISG pháp luật Vi t Nam 2.1 Các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa. .. thống pháp luật thương mại Vi t Nam, vi c gia nhập CISG - luật mẫu trong mua bán hàng hóa quốc tế, sẽ giúp thống nhất pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế của Vi t Nam với nhiều quốc gia trên thế giới, làm giảm bớt xung đột pháp luật trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế giữa pháp luật Vi t Nam các nước khác; tạo khung pháp luật thống nhất, tăng tính dự báo minh bạch cho pháp luật về lĩnh vực mua. .. trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1.2.1 Khái niệm trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Hợp đồng là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các chủ thể liên quan mà các bên trong hợp đồng có nghĩa vụ phải thực hiện Khi một bên trong hợp đồng có hành vi vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng thì bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình Vi phạm hợp đồng. .. bán hàng hóa quốc tế nói chung vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT nói riêng của các thương nhân Vi t Nam, điều ước quốc tế pháp luật quốc gia điều chỉnh chủ yếu, trực tiếp các quan hệ này đó là Công ước Vi n 1980 về HĐMBHHQT pháp luật Vi t Nam 1.4.1 Công ước Vi n 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế * Khái quát chung CISG được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp. .. lỗi của bên vi phạm * Có sự vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Vi phạm HĐMBHHQT là xử sự của các bên chủ thể hợp đồng không phù hợp với các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hoặc trái với các nội dung trong hợp đồng Biểu hiện của vi phạm hợp đồng có thể là một bên trong hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng Cơ sở để đánh giá hành vi này... lại quyền lợi của bên bị vi phạm mang lại hậu quả bất lợi cho bên vi phạm [13, trang 47] 11 1.2.2 Các yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Căn cứ để xác định trách nhiệm đối với bên có hành vi vi phạm hợp đồng bao gồm bốn yếu tố: có sự vi phạm hợp đồng, có thiệt hại tài sản của bên bị vi phạm, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng thiệt hại... các quốc gia này cũng đã áp dụng quen với vi c áp dụng CISG trong các giao dịch thương mại quốc tế Do đó, trong các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp Vi t Nam doanh nghiệp các quốc gia này, luật chủ yếu được lựa chọn hoặc là CISG hoặc là luật của các quốc gia đó (vì các doanh nghiệp Vi t Nam có ít thế lực trong đàm phán lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng trong khi đó pháp 20 luật Vi t... hệ hợp đồng có quyền thỏa thuận mọi vấn đề không trái với các quy định của pháp luật trong đó có cả các thỏa thuận về vi c miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Vi c thừa nhận các thỏa thuận của các bên về miễn trách nhiệm trong mua bán hàng hóa quốc tế chính là nhằm đảm bảo quyền tự do ý chí của các bên trong hợp đồng 2.1.4.1 Căn cứ miễn trách nhiệm Khi giao kết hợp đồng, các bên có thể đưa vấn đề miễn. .. bên vi phạm phải chứng minh được sự tồn tại của quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyết mà bên vi phạm không thể biết trước được vào thời điểm kí kết hợp đồng mối quan hệ nhân quả giữa vi c thực hiện quyết định đó với vi c vi phạm nghĩa vụ hợp đồng 2.2 Hệ quả pháp lý khi xảy ra các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Bên xảy ra các trường hợp miễn trách nhiệm. .. pháp chế tài do vi phạm hợp đồng 1.3.2 Các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm HĐMBHHQT Để có thể xác định được khi nào bên vi phạm hợp đồng được giải thoát khỏi các chế tài, pháp luật quốc tế pháp luật các quốc gia đã quy định các trường hợp miễn trách nhiệm Các trường hợp này rất đa dạng, phụ thuộc vào từng hệ thống pháp luật khác nhau, nhưng về cơ bản, các trường hợp miễn trách nhiệm thường được . 1.3. Vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Khi một bên trong HĐMBHHQT vi phạm hợp đồng, bên vi phạm đó có trách nhiệm phải. họ vi phạm hợp đồng. Miễn trách nhiệm theo thỏa thuận trong hợp đồng: các bên trong hợp đồng có thể tự mình dự liệu và thỏa thuận các trường hợp miễn trách

Ngày đăng: 05/03/2014, 16:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan