giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành hà nội

105 719 3
giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mọi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam. Giải quyết việc làm cho người lao động trong sự phát triển của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiếp kịp khu vực và thế giới. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ chương, đường lối, chính sách thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Qua hơn 20 năm đổi mới, cùng với những thành tựu to lớn về tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cũng đạt được những kết quả quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, đời sống người lao động trong đó có tầng lớp thanh niên được cải thiện rõ rệt. Thanh niên là lực lượng tiên phong trong phát triển chính trị, kinh tế và xã hội, đồng thời cũng là lực lượng mang lại sự thay đổi và đổi mới. Thế giới việc làm tạo môi trường cho thanh niên để họ tham gia một cách chủ động vào xã hội, cống hiến tài năng và tầm nhìn cho tương lao, phát triển cam kết và các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, tính trung bình, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao hơn từ hai đến ba lần so với nhóm dân số lớn tuổi hơn, nhất là thanh niên ở nông thôn, những vùng khó khăn. Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, ở khu vực ngoại thành Hà Nội, quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhộn nhịp. Đó là một quy luật phát triển tất yếu, đem lại một cuộc sống văn minh, hiện đại hơn và một nền kinh 1 tế phát triển hơn. Song, đằng sau những biến đổi tích cực đó còn những vấn đề xã hội khác đang cần quan tâm giải quyết. Điển hình hơn cả là vấn đề việc làm của thanh niên ngoại thành. Điều này được phát huy hiệu quả hay không phụ thuộc một phần vào chính sách và sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng. Điều đó đặt ra yêu cầu cần có sự nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niênthành phố Nội, đảm bảo kinh tế thành phố Nội có thể tăng trưởng cao, ổn định trong điều kiện Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Để góp phần vào những nghiên cứu chung đó, tôi chọn vấn đề “Giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian qua, ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể nêu một số đề tài sau: - Đề tài cấp nhà nước 70 A.02.02 “Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần”, của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Nội, 1994. - Đề tài cấp nhà nước KX-07-05-05: “Những đặc trưng và xu hướng biến đổi của cơ cấi xã hội nghề nghiệp nước ta trong giai đoạn hiện nay, dự báo và kiến nghị”, do tiến sĩ Nguyễn Đình Tấn-Giám đốc Trung tâm Xã hội học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm, 1995. - Đề tài “Quản lý nhà nước về việc làm Nội”, luận án Tiến sĩ Kinh tế Trần Văn Tuấn, Nội, 1995. - “Thị trường sức lao động thực trạng và giải pháp” của Phó Tiến sĩ Nguyễn Quang Hiền, Nhà xuất bản Thống kê, Nội, 1995. - “Chiến lược việc làm và đào tạo nghề thời kỳ 2001-2010” của tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Tạp chí Lao động Xã hội, 2001. 2 - Đề tài “Phát triển thị trường sức lao động, giải quyết việc làm qua thực tế ở Nội”, luận án Tiến sĩ Kinh tế Đỗ Thị Xuân Phương, Nội, 2005. - Đề tài “Phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Nội, 2002 bảo vệ tại Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề này với những cách tiếp cận khác nhau. Có thể thấy rằng, cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào đã công bố, tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Nội. Tuy vậy, nghiên cứu các công trình đã công bố, tôi cũng tham khảo được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn rất có giá trị đối với đề tài của mình. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề được nghiên cứu trong các công trình khoa học đó, kết hợp với khảo sát thực tế ở địa bàn thành phố Nội, tôi có thể rút ra và kiến nghị những giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Nội 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích của luận văn là góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề lao động, việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Nội. Đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: - Hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về lao động, việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên trong điều kiện kinh tế thị trường. - Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Nội. - Xác định quan điểm và đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên, trong đó tập trung vào những biện pháp hỗ trợ từ phía chính quyền thành phố. Quản lý và giải quyết việc làm cho người lao động có phạm vi rất rộng và phức tạp. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên thuộc 5 huyện ngoại thành Nội (cũ) dưới góc độ quản lý nhà nước. Về thời gian luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên trước ngày 01/8/2008. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và chủ trương của Đảng, chính sách pháp luận của nhà nước, lý luận về thất nghiệp, việc làm trong kinh tế học hiện đại. Ngoài các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp trừa tượng hoá là những phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học xã hội, nghiên cứu lý thuyết và tổng kết thực tiễn, phân pháp phân tích tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, phương pháp hệ thống, so sánh, thống kê 6. Đóng góp của luận văn Luận văn góp phần phân tích và làm rõ những vấn đề cơ bản về lao động, việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niênthành phố Nội, đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết tốt hơn việc làm cho thanh niên trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế của thành phố Nội. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý, nghiên cứu hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn của thành phố Nội đối với vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành. 4 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở CÁC VÙNG NGOẠI THÀNH TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY 1.1. VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN KHU VỰC NGOẠI THÀNH 1.1.1. Khái niệm và phân loại việc làm 1.1.1.1. Khái niệm việc làm Ngày nay, việc làm, thiếu việc làm, thất nghiệp là một trong những vấn đề có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của một đất nước. Tăng việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp là một trong những biện pháp quan trọng để từng bước ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo phát triển bền vững. Đặc biệt đối với Việt Nam, tốc độ tăng dân số, nguồn lao động cao, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm bị hạn chế do khả năng cung về vốn, tư liệu sản xuất còn thấp. Về mặt bản chất, việc làm là quan hệ tích cực, sáng tạo của chủ thể việc làm với hoạt động sống của mình, với ý nghĩa, nội dung và mục đích đặt ra. Tuỳ thuộc vào từng thời điểm, không gian và từng chủ thể có cách tiếp cận vấn đề, đưa ra các khái niệm khác nhau về việc làm. Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội và nhân khẩu; nó thuộc loại vấn đề chủ yếu nhất của toàn bộ đời sống xã hội. Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, khái niệm “việc làm” và “thị trường lao động” không hiếm khi bị đồng nhất với nhau. Hệ thống việc 5 làm được đưa thêm hàng loạt chức năng không đúng là tính chất của nó, còn thị trường lao động được tăng thêm tính chất tổng hợp. Khái niệm việc làm và khái niệm lao động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nhưng không hoàn toàn giống nhau. Việc làm không phải là hoạt động mà là những quan hệ xã hội giữa con người, mà trước hết là những quan hệ kinh tế và pháp lý về việc đưa người lao động vào hợp tác lao động cụ thể trong một chỗ làm việc xác định. Hoạt động lao động, trước hết, đó là một quá trình, còn việc làm là tài sản của chủ thể mà bằng cách nào đấy được đưa vào (hay là loại trừ ra) từ quá trình đó. Về giác độ kinh tế, việc làm thể hiện mối tương quan giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, giữa yếu tố con người và yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất. Việc làm gắn với quá trình tăng thu nhập, giảm sự nghèo khổ của người lao động, đồng thời không đi ngược lại với lợi ích cộng đồng mà pháp luật quy định. Nói cách khác, việc làm là công việc, những hoạt động có ích, không bị pháp luật cấm và mang lại thu nhập cho bản thân hoặc tạo điều kiện để tăng thu nhập cho các thành viên trong gia đình, đồng thời góp một phần cho xã hội. Nhà khoa học nổi tiếng trong kinh tế lao động người Nga Kotlia A., đã đưa ra khái niệm việc làm như phạm trù kinh tế nói chung tồn tại ở mọi hình thái xã hội. Đồng thời, việc làm là phạm trù tái sản xuất xã hội, mà không thể đồng nhất với lao động và sử dụng sức lao động. Nó định rõ đặc tính dân số hoạt động kinh tế so với những yếu tố sản xuất vật chất thể hiện quan hệ giữa con người về việc tham gia của họ vào trong sản xuất xã hội. Các nhà khoa học kinh tế Anh thì lại cho rằng “việc làm theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩ là tất cả những gì quan hệ đến cách kiếm sống của một con người, kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế” [4, tr.315]. Theo 6 quan điểm này thì tất cả những việc làm tạo ra thu nhập mà không cần phân biệt có được pháp luật thừa nhận hay ngăn cấm đều được gọi là việc làm. Các nhà kinh tế Sônhin và Grincốp của Liên xô lại cho rằng, “việc làm là sự tham gia của người có khả năng lao động vào một hoạt động xã hội có ích trong khu vực xã hội hoá của sản xuất, trong học tập, trong công việc nội trợ, trong kinh tế phụ của các nông trang viên” [4, tr.315]. Theo khái niệm này thì những người đang đi học, đang tham gia hoạt động trong các lực lượng vũ trang, những người nội trợ đều coi là người có việc làm. Ngày nay, ở Liên Bang Nga khái niệm này được quy định rõ trong Bộ Luật Việc làm của dân cư Liên bang Nga như sau: “việc làm là hoạt động của công dân nhằm thoả mãn những nhu cầu xã hội và của cá nhân, đem đến cho họ thu nhập và không bị pháp luật Liên bang ngăn cấm” [4, tr.315]. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khái niệm việc làm chỉ đề cập đến trong mối quan hệ với lực lượng lao động. Khi đó, việc làm được phân thành hai loại: Có trả công (những người làm thuê, học việc ) và không được trả công nhưng vẫn có thu nhập (những người như giới chủ làm kinh tế gia đình ). Vì vậy, “việc làm có thể được định nghĩa như một tình trạng trong đó có sự trả công bằng tiền hoặc hiện vật, do có một sự tham gia tích cực, có tính chất cá nhân và trực tiếp vào nỗ lực sản xuất” [4, tr.314]. Theo khái niệm này, người có việc làm là người làm việc gì đó để được trả công, lợi nhuận được thanh toán bằng tiền hoặc hiện vật, hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập của gia đình (không được nhận tiền công hay hiện vật). Khái niệm này đã được chính thức nêu tại Hội nghị quốc tế lần thứ 13 của nhà thống kê lao động (ILO.1993) và đã được áp dụng ở nhiều nước. Tuy nhiên, quan niệm này mang nghĩa rất rộng, bao trùm mọi hoạt động lao động của con người. Trong thời đại ngày nay, với quan niệm trên, có rất nhiều người sẽ thuộc diện có việc làm, bao gồm: những hoạt 7 động mang tính hợp pháp và những hoạt động mang tính phi pháp hay là những hoạt động lao động của con người vi phạm pháp luật hoặc bị cho là vi phạm đạo đức xã hội và bị ngăn cấm ở một số nước. Ví dụ, việc buôn bán heroin, mại dâm, ở các nước như Lan, Colômbia thì không cấm, nhưng những hoạt động này bị cấm ở các nước khác, đặc biệt là các nước Châu Á như: Việt Nam, Trung Quốc Do vậy, khái niệm trên chỉ mang tính khái quát, là cơ sở nghiên cứu vấn đề chung cho các nước trên thế giới. Ở nước ta, trong thời kỳ tập trung bao cấp, nhà nước đã đứng ra giải quyết việc làm, trực tiếp quản lý nguồn lao động kể từ khâu đào tạo, phân bổ đến việc sử dụng đãi ngộ đối với người lao động thực hiện theo chỉ tiêu pháp lệnh. Trong giai đoạn này, những khái niệm về thiếu việc làm, lao động dư thừa, việc làm không đầy đủ hầu như không được biết đến. Còn khái niệm “thất nghiệp” dường như là điều cấm kị nói tới dưới bất kỳ hình thức nào, trong nền kinh tế quốc dân, xu hướng quốc doanh hoá được coi là một điều tất yếu. Hướng phấn đấu của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh là chuyển nhanh vào khu vực quốc doanh, đối với mỗi công dân là vào đội ngũ viên chức nhà nước. Do đó việc làm và người có việc làm được xã hội thừa nhận và trân trọng là những người làm việc trong thành phần kinh tế quốc doanh, khu vực Nhà nước và kinh tế tập thể. Khi chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, quan điểm về việc làm được hiểu là hoạt động lao động không bị pháp luật ngăn cấm tạo thu nhập hoặc tạo ra điều kiện cho các thành viên trong hộ gia đình có thêm thu nhập. Điều này cũng phù hợp với các nhìn nhận và phân tích của Nhà nước ta, được quy định trong Điều 13 của Bộ luật Lao động: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm” [27, tr.13]. 8 Khái niệm việc làm của Bộ luật Lao động Việt Nam được cụ thể hoá, có thể hiểu dưới ba dạng hoạt động sau: - Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền mặt hoặc hiện vật. - Làm các công việc để thu lợi nhân cho bản thân. - Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Theo quan niệm trên, một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn hai tiêu thức: Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm. Thứ hai, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỏ rõ tính pháp lý của việc làm, quan niệm đã rõ ràng hơn so với quan niệm của tổ chức ILO. Hoạt động có ích không giới hạn về phạm vi, ngành nghề và hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Người lao động hợp pháp ngày nay được đặt vào vị trí chủ thể, có quyền tự do hành nghề, tư do liên kết kinh doanh, tự do tìm kiếm việc là, tự do thuê mướn lao động trong khuôn khổ của pháp luật, không bị phân biệt đối xử dù làm việc trong hay ngoài khu vực Nhà nước. Điều này khẳng định tính chấp pháp lý trong hoạt động của người lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước và các khu vực phi chính thức. Hai điều kiện đó có quan hệ chặt chẽ với nhau và là điều kiện cần và đủ để một hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm. Nếu một hoạt động tạo ra thu nhập, nhưng vi phạm pháp luật như trộm cắp, buôn bán ma tuý, mại dâm thì không được thừa nhận là việc làm. Mặt khác một hoạt động là hợp 9 pháp và có ích, nhưng không tạo ra thu nhập cũng không được thừa nhận là việc làm. Nhận thức về việc làm và tạo việc làm đã có sự chuyển biến căn bản. Nếu như trước đây, quan niệm phổ biến là Nhà nước chịu trách nhiệm tạo việc làm và bố trí việc làm cho người lao động thì nay đã chuyển sang quan niệm tạo việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, doanh nghiệp, xã hội và của chính bản thân người lao động. Sự thay đổi quan niệm về việc làm của Nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị trường, coi hoạt động lao động tao ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm, có vai trò quan trọng trong giải phóng sức lao động, thúc đẩy tạo mở việc làm và phát triển thị trường lao động ở nước ta. Quan niệm về việc làm nêu trên đã mang tính khái quát cao, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, cụ thể là: Thứ nhất, xét trên phạm vi rộng thì tính hợp pháp của một hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm tuỳ thuộc vào luật pháp của mỗi quốc gia và mỗi thời kỳ. Có hoạt động là việc làm ở nước này nhưng lại không được thừa nhận là việc làm ở nước khác. Thứ hai, không phải mọi hoạt động có ích và cần thiết cho gia đình và xã hội đều tạo ra thu nhập mặc dù nó góp phần làm giảm chi tiêu cho gia đình thay vì thuê người làm công. Theo giáo trình Kinh tế Lao động của Khoa Kinh tế Lao động và Dân số- Trường đại học Kinh tế Quốc dân Nội, khái niệm việc làm được hiểu “là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ ) để sử dụng sức lao động đó” [48]. Trạng thái phù hợp được thể hiện thông qua quan hệ tỉ lệ giữa chi phí ban đầu (C) như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và chi phí về sức lao động (V). Quan hệ tỉ lệ biểu diễn sự kết hợp giữa sức lao động với trình độ công nghệ sản xuất. Khi công nghệ thay đổi thì sự kết hợp đó cũng 10 [...]... cú vai trũ rt ln i vi thanh niờn Vic lm cho lao ng xó hi núi chung, cho thanh niờn núi riờng l vn ton cu v cng l vn xó hi bc xỳc, gay gt nht ca nhiu quc gia, trong ú cú Vit Nam c im ca gii quyt vic lm cho thanh niờn ngoi thnh hiu hn v vic lm cho thanh niờn ngoi thnh cn nghiờn cu nhng nột c trng ca gii quyt vic lm cho thanh niờn ngoi thnh Xó hi cng phỏt trin thỡ c cu vic lm cho thanh niờn cng cú s... trong vic o to, hng nghip, DN cho TNNT, c bit l i vi nhng thanh niờn cú trỡnh tt nghip trung hc ph thụng v trung hc c s; to iu kin cho TNNT cú c hi rng rói cho s la chn cỏc ngnh, ngh o to 2-3 nm hoc nhng khoỏ ngn hn nõng cao trỡnh cho thanh niờn ngoi thnh - H tr chuyn giao tin b khoa hc - k thut, t chc sn xut kinh doanh cho thanh niờn ngoi thnh - Tp trung dy ngh cho thanh niờn ngoi thnh, b i xut... xó hi cho t nc Trc ht, gii quyt vic lm m bo vic lm cho thanh niờn tham gia hot ng kinh t, kt ni h vo cỏc lnh vc sn xut v dch v, to kh nng cho h nhn c nhng khon thu nhp thit yu tỏi sn xut sc lao ng ca chớnh bn thõn mỡnh, cng nh nuụi sng gia mỡnh To nhiu vic lm to iu kin cho thanh niờn d dng la chn cụng vic phự hp, to nng sut cao hn v cú c hi nhn c thu nhp cao hn Thụng qua gii quyt vic lm cho thanh. .. cng sn cú lc lng thanh niờn cn thit trong mt khu vc, chớnh vỡ vy nh vic gii quyt vic lm s cung cp y cỏc thụng tin v ngnh ngh, 28 ni no ang d tha lao ng thanh niờn v ni no thỡ khan him lao ng tr, cng nh vic thanh niờn cn phi trang b nhng kin thc v k nng ngh nghip gỡ cú th kim c vic lm Gii quyt vic lm cho thanh niờn cú quy hoch, k hoch s giỳp cho c cho ngi s dng lao ng tr cng nh bn thõn thanh niờn cú... niờn núi riờng Nhng, nu khụng cú s sp xp, gii quyt hp lý, thỡ gii quyt vic lm cho thanh niờn s to cho bn thõn thanh niờn tớnh li, trụng ch vo s sp xp cụng vic ca Nh nc, l thúi quen n sõu vo tim thc ca nhiu th h ngi Vit Nam 1.2 H TR GII QUYT VIC LM CHO THANH NIấN KHU VC NGOI THNH 1.2.1 S cn thit h tr gii quyt vic lm cho thanh niờn khu vc ngoi thnh 29 Xut phỏt t nhng hn ch ca khu vc ngoi thnh nh s chuyn... ngh v liờn kt dy ngh cho thanh niờn khu vc ngoi thnh - H tr kinh phớ cho cỏc huyn ngoi thnh t chc cỏc hi ch vic lm to iu kin cho thanh niờn ngoi thnh cú nhiu c hi gp g vi ngi s dng lao ng m bo vic tip cn hng ngy ca thanh niờn ngoi thnh vi thụng tin v vic lm Liờn kt gia cụng tỏc gii thiu vic lm - bo him tht nghip v hi ch vic lm m bo cp nht thụng tin hng ngy v th trng lao ng cho thanh niờn ngoi thnh... ng Thanh niờn l lc lng lao ng tr cú tim nng rt ln Tim nng lao ng thanh niờn th hin th cht, trớ tu v tinh thn ca tng cỏ nhõn v cng ng thanh niờn ang sung sc v phỏt trin nhanh Tim nng ú ph thuc vo cỏc nhõn t bờn trong v bờn ngoi rt a dng, tỏc ng qua li an xen nhau, cú th mụ t bng hỡnh nh sau: Biểu đồ 1.1: Mô hình hình thành tiềm năng lao động cá nhân của thanh niên [8] Tiềm năng lao động cá nhân thanh. .. gii quyt vic lm cho TNNT Hin nay, thnh ph H Ni cha cú c cỏc c ch, chớnh sỏch c th h tr gii quyt vic lm cho TNNT nờn nhiu vn v vic lm cho thanh niờn ngoi thnh H Ni trong nhng nm va cha c gii quyt (s c phõn tớch sõu hn chng II) Khi cha cú chớnh sỏch thỡ khú thc hin c cỏc gii phỏp h tr gii quyt vic lm cho thanh niờn ngoi thnh vỡ nú khụng c s ng thun xó hi trong h tr gii quyt vic lm cho thanh niờn ... gii thiu vic lm cho thanh niờn ngoi thnh; cung ng v tuyn dng lao ng tr theo yờu cu ca doanh nghip + Cung ng cỏc dch v lao ng l thanh niờn ngoi thnh cho cỏc vn phũng i din, t chc, cỏ nhõn nc ngoi theo quy nh ca phỏp lut v nh hng ca thnh ph Cung cp cỏc thụng tin cn bit cho thanh niờn Vit Nam ang lao ng nc ngoi + Thc hin t vn quan h lao ng, tuyờn truyn ph bin phỏp lut lao ng, t vn phỏp lut thanh niờn ngoi... lm cho thanh niờn ngoi thnh c im ca lao ng thanh niờn Theo N OHiggins, thanh niờn l la tui ang trong thi gian chuyn tip gia thi thiu niờn v trng thnh [8] Tuy nhiờn, theo c cu la tui ca dõn s cỏc nc trờn th gii cú nhng quy nh khỏc nhau v tui thanh niờn, thụng thng t 15 n 24, 25, 29 hoc 34 tui Theo Liờn hp quc la tui 15-34 l thuc c cu lao ng tr Thanh niờn thng tớnh trong tui 15-24 hm ý tui ny thanh . HỖ TRỢ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở CÁC VÙNG NGOẠI THÀNH TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY 1.1. VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN KHU VỰC NGOẠI. lao động, việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên ở thành phố Hà Nội, đề xuất một số quan điểm và giải

Ngày đăng: 02/03/2014, 17:14

Hình ảnh liên quan

Biểu đồ 1.1: Mơ hình hình thành tiềm năng lao động cá nhân của thanh niên [8]. - giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành hà nội

i.

ểu đồ 1.1: Mơ hình hình thành tiềm năng lao động cá nhân của thanh niên [8] Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiờu phỏt triển kinh tế của Hà Nội thời kỳ 2002-2007 - giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành hà nội

Bảng 2.1.

Một số chỉ tiờu phỏt triển kinh tế của Hà Nội thời kỳ 2002-2007 Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 2.3: Tỡnh hỡnh dõn số và dõn số nụng thụn ngoại thành Hà Nội - giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành hà nội

Bảng 2.3.

Tỡnh hỡnh dõn số và dõn số nụng thụn ngoại thành Hà Nội Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.4: Số lượng ước tớnh dõn số trong độ tuổi thanh niờn (15-29 tuổi) - giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành hà nội

Bảng 2.4.

Số lượng ước tớnh dõn số trong độ tuổi thanh niờn (15-29 tuổi) Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 2.5: Ước lượng số lượng TNNT ngoại thành Hà Nội (15-29 tuổi) - giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành hà nội

Bảng 2.5.

Ước lượng số lượng TNNT ngoại thành Hà Nội (15-29 tuổi) Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.6: Tỡnh trạng việc làm của lao động trẻ năm 2005 - giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành hà nội

Bảng 2.6.

Tỡnh trạng việc làm của lao động trẻ năm 2005 Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 2.7: Trỡnhđộ văn hoỏ, trỡnh độ chuyờn mụn của lao động trẻ - giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành hà nội

Bảng 2.7.

Trỡnhđộ văn hoỏ, trỡnh độ chuyờn mụn của lao động trẻ Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2.8: Nguyện vọng tham gia đào tạo, học nghề của TNNT - giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên ngoại thành hà nội

Bảng 2.8.

Nguyện vọng tham gia đào tạo, học nghề của TNNT Xem tại trang 52 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nội dung

    • Cộng

    • 3.2.4.1. Tăng cường giải quyết việc làm đối với thanh niên ngoại thành Hà Nội

    • 3.2.4.2. Tăng cường vai trò của chính quyền Thành phố Hà Nội

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan