Huy động vốn cho phát triển các doanh nghiệp ngành điện

100 342 1
Huy động vốn cho phát triển các doanh nghiệp ngành điện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

một bài viết bổ ích cho các bạn đang làm nghiên cứu

BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Đề tài: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN Hà Nội, 04/2012 LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong công trình nghiên cứu là trung thực xuất phát từ thực tế nghiên cứu. Tác giả công trình nghiên cứu MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Trang phụ bìa 3 PHẦN MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG I: HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 8 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN THỜI GIAN QUA 39 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN 64 Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I 70 Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận II 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC I 87 PHỤ LỤC II 94 GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN PHẦN MỞ ĐẦU I- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Với tất cả các nền kinh tế trên thế giới, năng lượng luôn được coi là nguồn “lương thực – thực phẩm sống còn”. Với vai trò như vậy, trong năm qua, ngành năng lượng Việt Nam đã có những nỗ lực mạnh mẽ nhằm góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Ngành điện là một ngành đặc biệt trong cơ sở hạ tầng ngoài tính chất là ngành liên quan đến an toàn, an ninh năng lượng quốc gia và đến chính sách xã hội của Nhà nước, còn là ngành cung cấp yếu tố đầu vào không thể thiếu cho sản xuất công nghiệp và mọi hoạt động khác của xã hội. Để đáp ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhu cầu về điện là rất lớn, ngành điện phải đi trước một bước trong việc cung cấp điện, vì vậy vốn đầu tư cho ngành điện là rất lớn, Ngành điện cũng vậy, nó đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân, tham gia phục vụ cho hầu hết các lĩnh vực từ sản xuất công nghiệp đến mọi hoạt động khác của xã hội. Điện ra đời đã tạo động lực thúc đẩy cho mọi ngành kinh tế phát triển. Do đó nếu thiếu điện sẽ gây ra sự đình trệ trong các hoạt động của nền kinh tế.Nhận thức được vai trò to lớn đó của ngành Điện nên ngay từ khi ra đời ngành Điện đã được chú trọng đầu tư phát triển. Tuy nhiên thực tế cho thấy ngành Điện hiện nay chưa cung cấp đủ điện phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Ai cũng có thể nhận ra đó là do tốc độ phát triển của ngành điện hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng điện ngày càng tăng của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Nhưng nguyên nhân của thực tế đó là gì? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế đó, trong đó phải kể đến nguyên nhân là ngành Điện chưa được đầu tư thoả đáng. Trần Thu Nga – CQ4 Page 5 GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN Công tác huy động vốn còn chậm chạp và vấn đề sử dụng vốn còn nhiều bất cập. Nhận thức được thực tế này và mong muốn trong thời gian tới ngành Điện Việt Nam sẽ khắc phục được khó khăn và đáp ứng được nhu cầu điện ngày càng cao của nền kinh tế, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN” II- Mục đích nghiên cứu: Về lý luận: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp trong ngành điện Nhận diện những thành tựu và hạn chế trong những hoạt động huy động vốn trước kia trong doanh nghiệp trong ngành điện. Về thực tiễn: Đánh giá thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp trong ngành điện thời gian vừa qua, và kế hoạch phát triển của ngành, từ đó làm cơ sở nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp. III- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp trong ngành điện không nghiên cứu khả năng này trong các doanh nghiệp nói chung. IV- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nghiên cứu các vấn đề đặt trong mối quan hệ mật thiết với nhau đồng thời phối kết hợp với các phương pháp kỹ thuật như thống kê, đánh giá, kiểm chứng, kinh tế tổng hợp… V- Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương: Trần Thu Nga – CQ4 Page 6 GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN Chương I: Doanh nghiệphuy động vốn cho đầu tư của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Chương II: Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển cho các doanh nghiệp ngành điện thời gian qua Chương III: Giải pháp huy động vốn cho phát triển trong các doanh nghiệp ngành điện Trần Thu Nga – CQ4 Page 7 GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN CHƯƠNG I: HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Doanh nghiệpcác nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp 1.1.1. Doanh nghiệpcác loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời. Doanh nghiệp là thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực kinh tế học. Doanh nghiệp như một cái áo khoác (phương tiện) để thực hiện ý tưởng kinh doanh. Muốn kinh doanh, thương nhân phải chọn lấy cho mình một trong số những loại hình mà pháp luật quy định. Về góc độ pháp lý, theo Khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Việt Nam, khái niệm về doanh nghiệp như sau: "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh. " Trên thực tế doanh nghiệp được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau: cửa hàng, nhà máy, xí nghiệp, hãng, Các loại hình doanh nghiệp: ∗Căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2005 thì hình thức pháp lý của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Trần Thu Nga – CQ4 Page 8 GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN  Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Trong hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động. Điều đó cũng có nghĩa là về mặt tài chính, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.  Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn. Các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của Công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với khoản nợ của công ty còn các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty.  Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) − Công ty trách nhiệm có 2 thành viên trở lên: là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. − Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ sở hữu (chủ sở hữu Công ty); chủ sở hữu Trần Thu Nga – CQ4 Page 9 GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của Công ty. Với cả hai hình thức doanh nghiệp này, chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và nghĩa vụ chính của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là khi số tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì chủ sở hữu không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp.  Công ty cổ phần là doanh nghiệpvốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào Công ty. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cho người khác, trừ trường hợp có quy định của pháp luật. Giống như Công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên của Công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm (hữu hạn) đối với các khoản nợ của Công ty trong phạm vi phần vốn đã góp. 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp tồn tại dưới một hình thức pháp lý nhất định về tổ chức doanh nghiệp. Chính những hình thức này cũng ảnh hưởng đến chính sách tài trợ của từng doanh nghiệp với từng loại hình cụ thể. - Công ty tư nhân Tài sản của Công ty chủ yếu được đầu tư bằng vốn của Chủ doanh nghiệp. Cũng có thể huy động thêm vốn từ bên ngoài thông qua hình thức đi vay, tuy nhiên việc huy động vốn từ bên ngoài là rất hạn hẹp và doanh nghiệp không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn trên thị trường. Qua đó, cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân là hạn hẹp, Trần Thu Nga – CQ4 Page 10 [...]...GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN loại hình doanh nghiệp này thường thích hợp với việc kinh doanh quy mô nhỏ Chủ doanh nghiệp tư nhân là người có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp, có quyền cho thuê doanh nghiệp của mình, có quyền bán lại doanh nghiệp hay tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng... nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư phát triển và cân đối vốn Vì vậy khi quyết định đầu tư, cần phải cân đối nhu cầu vốn cho Trần Thu Nga – CQ4 Page 23 GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN dự án đầu tư đó Chính điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải ước tính chi tiết về các dòng tiền dự kiến đạt được từ các dự án đầu tư của mình Nhu cầu vốn ban đầu cho hoạt động. .. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN tra, giám sát, hoặc tư vấn của các chuyên gia, các tổ chức như trong sử dụng nguồn vốn đi vay, do đó có hiệu quả sử dụng vốn không cao hoặc có thể sẽ có những quyết định đầu tư không khôn ngoan 1.3.2 Nguồn vốn huy động bên ngoài doanh nghiệp Ngoài các hình thức vốn đầu tư ban đầu của chủ doanh nghiệp thì doanh nghiệp còn... hút vốn đầu tư nhằm mở rộng sản xuất và Liên doanh nhằm khai thác tối đa lợi thé của các bên liên doanh Tóm lại, việc huy động vốn liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác về bản chất cũng là một kênh huy động vốn của doanh nghiệp để thực hiện đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật Doanh nghiệp có thể liên doanh với các loại hình doanh nghiệp khác nhau như Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp. .. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN 1.3 Nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được để thành lập một DN và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường và thị trường tài chính sẽ sớm tạo điều kiện để các DN mở rộng khả năng thu hút vốn vào kinh doanh Có nhiều... khổ một doanh nghiệp đã có sẵn, các tổ chức, doanh nghiệp khác góp vốn vào liên doanh với doanh nghiệp đó hoặc cũng có thể thực hiện liên doanh bằng cách cùng góp vốn để lập nên một đơn vị kinh tế mới Hình thức liên doanh, liên kết có thể được chia ra làm hai trường hợp Trần Thu Nga – CQ4 Page 33 GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN chủ yếu đó là: Liên doanh. .. nguồn vốn khác nhau để doanh nghiệp có thể lựa chọn để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp mình bao gồm cả nguồn vốn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp 1.3.1 Nguồn vốn huy động bên trong doanh nghiệp - Nguồn vốn bên trong: Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn có thể duy động được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. .. doanh nghiệp - Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động cũng nhanh hơn so với các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng Ở các ngành này, vốn cố định thường chiếm tỷ trọng cao hơn vốn lưu động, thời gian thu hồi vốn cũng chậm hơn - Những doanh nghiệp sản xuất ra những... vốn cho doanh nghiệp Huy động vốn từ các nguồn vốn này giúp cho doanh nghiệp tăng khả năng tài trợ cho việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời doanh nghiệp cũng có thể phản ứng linh hoạt trước những biến động của nền kinh tế Nếu điều kiện kinh tế không thuận lợi, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể thoong qua việc hoàn trả nợ vạy để thu hẹp quy mô kinh doanh. .. thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp (hay trái phiếu công ty) hoặc sử dụng thuê tài chính Trần Thu Nga – CQ4 Page 31 GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN • Nguồn vốn tín dụng thuê mua Trong hoạt động kinh doanh, tín dụng thuê mua là một phương thức giúp cho các doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có được tài sản cần thiết sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh . huy động vốn đầu tư phát triển cho các doanh nghiệp ngành điện thời gian qua Chương III: Giải pháp huy động vốn cho phát triển trong các doanh nghiệp ngành. 6 GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN Chương I: Doanh nghiệp và huy động vốn cho đầu tư của các doanh nghiệp trong

Ngày đăng: 28/02/2014, 14:22

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Giỏ bỏn điện bỡnh quõn của EVN giai đoạn 2005 – 2011. - Huy động vốn cho phát triển các doanh nghiệp ngành điện

Bảng 2.

Giỏ bỏn điện bỡnh quõn của EVN giai đoạn 2005 – 2011 Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 6: TIỀM NĂNG THỦY ĐIỆN VIỆT NAM - Huy động vốn cho phát triển các doanh nghiệp ngành điện

Bảng 6.

TIỀM NĂNG THỦY ĐIỆN VIỆT NAM Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 7: Cỏc nhà mỏy thuỷ điện lớ n( >100MW) của Việt Nam - Huy động vốn cho phát triển các doanh nghiệp ngành điện

Bảng 7.

Cỏc nhà mỏy thuỷ điện lớ n( >100MW) của Việt Nam Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 8: - Huy động vốn cho phát triển các doanh nghiệp ngành điện

Bảng 8.

Xem tại trang 68 của tài liệu.

Mục lục

  • CHƯƠNG I: HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN THỜI GIAN QUA

  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN

    • Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I

    • Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận II

    • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan