lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính năm 2004 của công ty btl việt nam

25 1.6K 36
lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính năm 2004 của công ty btl việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TSCĐ: Tài sản cố định. KTTH: Kế toán tổng hợp. KTTT: Kế toán thanh toán. KTCN: Kế toán công nợ. KTHTK: Kế toán hàng tồn kho. KTT: Kế toán trưởng. KTV: Kiểm toán viên. ĐĐH: Đơn đặt hàng. HTKSNB: hệ thống kiểm soát nội bộ. KSNB: Kiểm soát nội bộ. LNTT: Lợi nhuận trước thuế. VCSH: Vốn chủ sở hữu. DT: Doanh thu CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp. HTK: Hàng tồn kho 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hiện nay, ở Việt nam kiểm toán vẫn còn là một lĩnh vực rất mới mẻ so với các nước trên thế giới. Lịch sử hình thành và phát triển của kiển toán Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ những năm đầu thập niên 90, trong khi các nước khác hình thành từ rất sớm; xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường: đòi hỏi các hoạt động kinh tế- tài chính diễn ra một cách bình đẳng, công khai, minh bạch. Điều này thật sự cần thiết đối với các nhà đầu tư, các doanh nhân, thương nhân và cả nhà nước. Họ rất cần độ tin cậy cao của những thông tin kinh tế- tài chính để sử dụng, xem xét cân nhắc khi đưa ra quyết định đầu tư kinh doanh hoặc quyết định về kinh tế, tài chính, ngân sách địa phương, nhà nước. Và họ chỉ có thể yên tâm, mạnh dạn đưa ra các quyết định đầu tư khi các thông tin do kế toán cung cấp được đánh giá và xác nhận một cách khách quan trung thực bởi tổ chức hay cá nhân hành nghề kiểm toán độc lập. Đó chính là các hoạt động kiểm toán do kiểm toán viên thực hiện. có rất nhiều các công ty kiểm toán độc lập được thành lập và đi vào hoạt động đóng góp một phần công sức vào sự nghiệp phát triển đất nước. Nhiệm vụ của họ là thực hiện các cuộc kiểm toán thật hiệu quả và chính xác. Trên thực tế, để đảm bảo cho công cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán, việc lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộc kiểm toán là nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản trong công tác kiểm toán mà còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán. Nguyên tắc đó được quy định thành chuẩn mực và đòi hỏi kiểm toán viên phải tuân thủ đầy đủ nhằm đảm bảo tiến hành công tác kiểm toán có hiệu quả và đạt chất lượng. Một kế hoạch kiểm toán hoàn thiện, hợp lí và chi tiết sẽ giúp kiểm toán viên thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán, đảm bảo cho cuộc kiểm toán được hoàn thiện theo đúng kế hoạch đặt ra. Nhận thức được tầm quan trọng của của công việc lập kế hoạch kiểm toán thì trong quá trình tham gia lớp học: kiểm toán tài chính nhóm chúng tôi đã vận dụng những kiến thức đã được cô dạy và tìm hiểu thực tế; nhóm chúng tôi đã dựa vào tình 2 huống giả định là: công ty trách nhiệm hữu hạn BTL Việt Nam để thực hiện bài tiểu luận: “LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2004 CỦA CÔNG TY BTL VIỆT NAM”. Do giới hạn về thời gian và trình độ nghiên cứu nên bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô để bài tiểu luận hoàn thiện hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hiểu rõ hơn về cuộc kiểm toán báo cáo tài chính từ khi bắt đầu đến khi hoàn tất công việc chuẩn bị kiểm toán. Vận dụng những kiến thức đã học về kiểm toán để lập kế hoạch một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính cụ thể. Biết cách vận dụng những nguyên tắc cơ bản của kiểm soát nội bộ để tư vấn nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với một số khoản mục và chu trình nghiệp vụ chủ yếu trong các tình huống cụ thể. Nâng cao kỹ năng trình bày tài liệu, phân tích và tổng hợp thông tin, chọn lọc thông tin để phát hiện và giải quyết vấn đề. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Do giới hạn kiến thức và thời gian nghiên cứu nên bài tiểu luận chỉ tập trung nghiên cứu việc lập kế hoạch kiểm toán trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính đối với kiểm toán độc lập mà chưa đi sâu nghiên cứu được việc vận dụng vào các lĩnh vực kiểm toán khác. Cụ thể là báo cáo tài chính của công ty TNHH BTL Việt Nam năm 2004. 4. Phương pháp nghiên cứu Với kiến thức đã học và tự tích lũy nhóm chúng tôi đã thực hiện bài tiểu luận này bằng các phương pháp toán học, kết hợp giữa tổng hợp và phân tích, đưa ra những nhận định đánh giá chung về quá trình lập kế hoạch kiểm toán. 5. Kết cấu nội dung đề tài Gồm có 5 mục chính: 1.Tìm hiểu khách hàng 2. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ 3. Xác lập mức trọng yếu cho tổng thể và từng bộ phận báo cáo tài chính 4. Tổng hợp các rủi ro trọng yếu bao gồm cả gian lận được xác định trong giai đoạn lập kế hoạch 5. Thư quản lý gửi cho khách hàng 3 PHẦN II: NỘI DUNG TRÌNH BÀY 1. Tìm hiểu khách hàng 1.1. Hiểu biết môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN: 1.1.1. Môi trường kinh doanh chung Năm 2004 tình hình kinh tế của Việt Nam có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng GDP cao, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) chuyển biến theo hướng tích cực, tuy nhiên chỉ số lạm phát trong năm này vẫn ở mức cao. Về tốc độ tăng trưởng GDP. Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì GDP tăng trưởng cao 7,69% trong năm 2004, trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%, dịch vụ 7,47% và nông lâm nghiệp và thuỷ sản 3,5%, giúp nâng mức thu nhập bình quân đầu người từ 490 USD năm 2003 lên 553 USD năm 2004. GDP bình quân đầu người tính theo tỷ giá ngang giá sức mua (PPP) đạt 2.580 USD, tăng 12,2% so với năm 2003. Tỷ lệ thất nghiệp liên tục giảm trong các năm qua, tỷ lệ thất nghiệp độ tuối lao động ở thành thị giảm từ 6,4% năm 2000 xuống còn 5,6% trong năm 2004. Về lạm phát. Mức lạm phát năm 2004 tương đối cao, đạt 9,5%. Việc tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chủ yếu do giá dầu trên thế giới biến động bất thường và ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, làm giảm 1/3 lượng gia cầm của Việt Nam. Về đầu tư Tổng vốn đầu tư năm 2004 đạt 258.700 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2003, trong đó vốn đầu tư phát triển của khu vực Nhà nước là 154.000 tỷ đồng, chiếm 60%. Đầu tư của khu vực tư nhân tăng thêm 11.375 tỷ đồng trong năm 2004, bằng 20%. Đầu tư nước ngoài cũng tăng 14%, từ 38.650 tỷ đồng năm 2003 lên 44.200 tỷ đồng năm 2004. Năm 2004, Việt Nam thu hút được thêm 2,08 tỷ USD vốn FDI đăng ký mới vào 679 dự án đầu tư được cấp phép, cùng với trên 2 tỷ USD vốn bổ sung cho các dự án đang hoạt động. Cơ cấu các dự án FDI tăng thêm vẫn chủ yếu nghiêng về các tỉnh, thành phố phía Nam , nơi chiếm 70,5% về số dự án và 64,2% số vốn. Về xuất khẩu. Xuất khẩu năm 2004 là điểm chói sáng nhất trong bức tranh toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam năm 2004. Kim ngạch xuất khẩu năm 2004 tăng vọt lên 26 tỷ USD (20,2 tỷ USD năm 2003). Xuất khẩu tăng ở cả hai khu vực; khu vực kinh tế nhà nước đạt 11,74 tỷ USD, tăng 17,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất, tăng 40,4% so với năm 2003, chiếm tỷ trọng 54,9% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2004. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2004, trong đó đáng kể nhất là dầu thô, tăng 1.184 triệu USD, tương đương 48,3%. Năm 2004, ngành dầu khí Việt Nam sản xuất và khai thác được 4 khoảng 19 triệu tấn dầu và hơn 6 tỷ mét khối khí thiên nhiên, đạt doanh thu trên 6 tỷ USD. Như vậy so với giá trị xăng dầu đã qua chế biến nhập khẩu là 3,571 tỷ USD, Việt Nam là nước có xuất khẩu thuần dương về dầu mỏ (2,095 tỷ USD). Về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ. Thị trưởng ngoại hối và tiền tệ trong nước chịu ảnh hưởng của biến động phức tạp trên thị trường thế giới. đồng USD mất giá kỉ lục so với Euro và JNP và một số ngoại tệ khác. Tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng chỉ tăng khoảng 0,63% so với mức tăng tương tự là 1,52% năm 2003 Nhìn chung, năm 2004 tỷ giá VND/USD khá ổn định 1.1.2. Các vấn đề về ngành nghề mà DN kinh doanh và xu hướng của ngành nghề Năm 2004, thị trường hàng kim khí điện máy không có nhiều biến động lớn, ngoại trừ việc xuất hiện nhiều mặt hàng với giá thấp nhắm vào các đối tượng người tiêu dùng có thu nhập thấp và trung bình. Một số mặt hàng điện lạnh có xu hướng tăng tốc độ tiêu thụ nhanh do thời tiết nóng, đặc biệt vào các tháng hè. Các sản phẩm giá rẻ có xu hướng lỗi thời ngày càng nhanh. Tuy nhiên nguy cơ này là không cao đối với những nhãn hiệu nổi tiếng đã có chỗ đứng trên thị trường. Các sản phẩm của những nhãn hiệu lớn chủ yếu cạnh tranh qua chất lượng và kiểu dáng sản phẩm. Các nhà phân phối hàng kim khí điện máy ngày càng nắm vững hơn tình hình thị trường, họ liên tục tung ra các đợt khuyến mãi, giảm giá, tặng quà vào những dip lễ lớn. Tuy nhiên, các biện pháp này chủ yếu được áp dụng tại các thành phố lớn và do một số nhà phân phối lớn thực hiện thông qua hệ thống siêu thị kim khí điện máy. Người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn trong việc lựa chọn sản phẩm do thu nhập thực tế của phần lớn người tiêu dùng là giảm khi giá cả tăng cao, đặc biệt là giá xăng dầu, cùng với việc ngày càng có nhiều sản phẩm hơn để người tiêu dùng lựa chọn. Các dự báo của những chuyên gia thị trường kim khí điện máy về tình hình thị trường năm 2005 nhìn chung là khả quan, đặc biệt là khả năng tiêu thụ rất mạnh của khu vực hàng giá rẻ. Tuy nhiên, nếu muốn tồn tại, các nhà phân phối hàng kim khí điện máy cần có chính sách đa dạng hóa mặt hàng để tạo thêm sự lựa chọn cho khách hàng và cũng để phân tán rủi ro. 1.2. Hiểu biết về DN 1.2.1. Các hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu Bản chất của các nguồn doanh thu: từ bán hàng, cung cấp dịch vụ Cơ cấu doanh thu: 5 Theo sản phẩm thì từ bán hàng chiếm 98% và phần nhỏ là từ cung cấp dịch vụ chiếm 2%. Theo khách hàng: bán cho các nhà phân phối 93%, bán trực tiếp 7%. Các sản phẩm và dịch vụ chính mà doanh nghiệp cung cấp: chủ yếu kinh doanh các mặt hàng kim khí điện máy, và cung cấp các dịch vụ sửa chữa bảo trì, bảo trì máy móc cho khách hàng (có tính phí). Doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng trên để tiêu thụ ở thị trường Việt Nam: khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp là các nhà phân phối, cũng bán trực tiếp nhưng không đáng kể. Địa điểm sản xuất, kinh doanh: Trụ sở chính đặt tại Nguyễn Thị Minh Khai quận 3 thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2003, 2004 công ty đã khai trương thêm hai của hàng trưng bày sản phẩm tại quận 1 và quận 5 nhằm giới thiệu sản phẩm và thương hiệu của công ty. Các nhà cung cấp chính: chủ yếu là các hãng điện máy của Nhật Bản. Năm 2004 thì công ty kí hợp đồng làm đại lý độc quyền phân phối máy điều hòa hòa nhiệt độ,máy nước nóng và tủ lạnh nhãn hiệu Rotus. 1.2.2. Sở hữu, các bên liên quan và cấu trúc tổ chức của DN  Tổ chức bộ máy quản lý: 6 BAN GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC KINH DOANH GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH BP kho phòng mua hàng phòng hành chính cửa hàng KD phòn g KD phòng kế toán Bp tài vụ Ban giám đốc của công ty bao gồm Tổng Giám Đốc và hai Phó Tổng Giám Đốc chịu trách nhiệm điều hành công việc chung của toàn công ty theo chiến lược phát triển công ty được Hội Đồng Quản Trị thông qua.Những vấn đề quan trọng liên quan đến định hướng phát triển hoặc những giao dịch quan trọng đều phải được thông qua tại cuộc họp Hội Đồng Quản Trị trước khi thực hiện. Giúp việc cho Ban Giám Đốc có hai giám đốc bộ phận, gồm một Giám đốc kinh doanh phụ trách vấn đề kinh doanh và một Giám đốc tài chính phụ trách tài chính- kế toán. Giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm về doanh số của công ty và thực hiện kế hoạch mua hàng và tồn trữ hàng để đảm bảo doanh số theo mục tiêu chung của công ty. Giám đốc tài chính chịu trách nhiệm cân đối thu- chi, cơ cấu các nguồn lực tài chính để tài trợ cho các hoạt động của công ty, đồng thời tổ chức hệ thống kế toán để ghi chép, theo dõi tình hình hoạt động của công ty để báo cáo cho Ban Giám Đốc và cho các đối tượng bên ngoài khác (chủ yếu là công ty mẹ và cơ quan thuế)  Tổ chức và hoạt động của bộ máy kế toán a. Nhân sự Nhân sự phòng kế toán hiện tại có 5 người:Bà Lâm Ngọc Hà-kế toán trưởng, cô Hoàng Liên Thanh-kế toán tổng hợp,cô Phạm Thị Mơ-kế toán thanh toán, cô Nguyễn Thị Lan-kế toán công nợ, cô Trịnh Thị Huyền-kế toán hàng tồn kho. Cô Huyền là nhân viên mới bắt đầu làm việc vào tháng 10/2004, sau khi cô Phạm Thị Hoa Mai xin nghỉ việc (ngay sau khi ông Thành-kế toán trưởng cũ của công ty xin từ chức vào cuối năm 2004). Tuy nhiên, do công ty BTL thuê dịch vụ của công ty Laostrans để xử lý các thủ tục nhập hàng nên công việc của kế toán hàng tồn kho không đến nỗi quá phức tạp. Tất cả các nhân viên làm việc tại phòng kế toán đều có trình độ đại học. Ngoài ra, công ty không thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ hay một phòng ban nào có chức năng tương tự. b. Tin học hóa công tác kế toán Công ty sử dụng phần mềm kế toán Auto Balacing, một phần mềm khá lạc hậu và có nhiều điểm không tương thích với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. Phần mền này chỉ mở được sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết công nợ, không lập được bất cứ chứng từ nào, toàn bộ hệ thống chứng từ được xử lý thủ công với mẫu in sẵn và đánh số từ trước, cung cấp các báo cáo ở mức độ rất hạn chế. Phần mềm tự động cân đối bằng cách tạo ra một tài khoản trên bảng cân đối kế toán với số dư bằng đúng số chênh lệch, ngoài ra phần mềm cò cho phép người dùng xóa, sửa, thêm, bớt nghiệp vụ ngay cả khi đã chuyển sổ cái. 7 c. Một số diễn biến quan trọng trong hoạt động của phòng kế toán từ khi thành lập. Cuối năm 2004 ông Thành (kế toán trưởng) nghỉ việc do bất đồng với Giám đốc tài chính về việc xử lý các khoản mục chi phí không có chứng từ hợp lệ. Khi bà Hà nhận chức thay ông Thành thì những khoản chi không có chứng từ hợp lệ cũng được thanh toán miễn là được phê duyệt đầy đủ. Tình hình thu hồi nợ phải thu của công ty trở nên trì trệ hơn do khách hàng chậm trễ trong việc thanh toán tiền, các nhà cung cấp trong nước cũng có xu hướng đòi nợ sớm và quyết liệt hơn Biện pháp trong năm tới là thắt chặt thời hạn bán chịu đối với những khách hàng thường xuyên không thanh toán đúng hạn. Tuy nhiên qua năm 2005 vẫn chưa được Ban giám đốc chấp thuận. 1.2.3. Các thay đổi lớn về quy mô hoạt động của DN Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 1996, qui mô của Doanh nghiệp chưa lớn. Nhưng từ năm 2002, công ty đẩy mạnh qui mô chuyển sang kinh doanh các loại hàng xuất khẩu ở Nhật Bản. Liên tục trong 2 năm 2003 và 2004 công ty đã khai trương thêm hai cửa hàng trưng bày sản phẩm tại Quận 1 và Quận 5 nhằm giới thiệu sản phẩm và thương hiệu của công ty. Dựa vào kết quả khả quan thu từ hoạt động của hai cửa hàng này, công ty đang triển khai thêm kế hoạch xây dựng một cửa hàng tương tự tại quận Tân Bình trong năm 2005, kế hoạch dự kiến cũng là thuê một mặt bằng có vị trí tốt và bỏ thêm vào chi phí để trang trí trước khi sử dụng, tương tự như hai cửa hàng trước. Năm 2004 cũng là năm công ty kí được hợp đồng làm đại lý độc quyền phân phối máy điều hòa nhiệt độ, máy nước nóng và tủ lạnh nhãn hiệu Rotus. Với ưu thế giá rẻ, những mặt hàng này đều bán rất chạy trong năm 2004 và góp phần quan trọng trong việc đẩy doanh số của năm 2004 tăng đột biến, bên cạnh việc liên tục tăng nhanh doanh số của sản phẩm truyền thống của công ty. 1.2.4 Hiểu biết về hệ thống kế toán áp dụng 2. Chế độ kế toán: BTL đăng ký chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam. 3. Niên độ tài chính bắt đầu vào ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. 4. Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung 5. Đồng tiền sử dụng để ghi sổ và lập báo cáo tài chính: VNĐ 6. Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 7. Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm định kỳ 8. tính giá xuất hàng tồn kho theo phương pháp FIFO 9. Khấu hao tài sản cố định được trích theo phương pháp đường thẳng, tỷ lệ khấu hao cho nhà cửa là 4%/năm, phương tiện vận chuyển là 10%/năm và thiết bị quản lý là 20% - 25%/năm 8 1.2.5. Kết quả kinh doanh và thuế Từ khi đi vào hoạt động năm 1996, công ty liên tục bị lỗ. Tuy nhiên 6 năm liên tiếp lỗ lãi thì từ năm 2002 công ty đã bắt đầu có lãi. Hàng năm công ty đều khai và nộp thuế đầy đủ, chưa có tiền lệ bị cơ quan thuế vụ phát hiện ra các sai phạm, hành vi trốn hay hoãn việc nộp thuế. Công ty được chuyển lỗ của những năm đầu hoạt động nên đến năm 2004 công ty vẫn chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp do theo kế hoạch chuyển lỗ đã đăng ký do lãi của công ty trong năm 2002, 2003, 2004 vẫn nhỏ hơn số lỗ được chuyển sang. 1.3. Các vấn đề khác 1.3.1. Nhân sự chủ chốt của DN Họ tên Chức vụ Bằng cấp và kinh nghiệm Liên lạc (mail/tel) Nakatawa Tổng giám đốc … 1.3.2. Nhân sự kế toán Họ tên Chức vụ Công việc Liên lạc (mail/tel) Lâm Ngọc Hà Kế toán trưởng Hoàng Liên Thanh Kế toán tổng hợp Nguyễn Thị Lan Kế toán công nợ Trịnh Thị Huyền Kế toán hàng tồn kho 1.4. GIAO DỊCH BẤT THƯỜNG VÀ CÁC RỦI RO PHÁT HIỆN Qua việc tìm hiểu KH và môi trường kinh doanh, KTV đã xác định sơ bộ các rủi ro như sau 9  Phần mềm kế toán công ty sử dụng không tương thích với chế độ kế toán hiện hành, tự động cân đối bằng cách thêm một tài khoản bất kỳ với số dư tương ứng sẽ làm sai lệch so với số liệu thực tế và có thể ảnh hưởng tới bất kỳ tài khoản nào trên báo cáo tài chính. Cần phải nâng cấp hoặc thay thế bằng một phần mềm kế toán phù hợp hơn.  Sự thay đổi kế toán trưởng trong kỳ do bất đồng với Giám đốc tài chính về việc xử lý các khoản chi bất hợp lý làm gián đoạn công tác kế toán. Kế toán trưởng nghỉ cũng là lí do của kế toán hàng tồn kho xin nghỉ việc.  Không có hệ thống kiểm soát nội bộ vì vậy khả năng phát hiện sai sót trong quá trình thực hiện công tác kế toán sẽ hạn chế. Cần lập hệ thống kiểm soát nội bộ cho công ty.  Từ khi bà Hà lên làm kế toán trưởng thì những khoản chi không hợp lý được phê duyệt miễn là có đầy đủ chữ ký sẽ làm cho chi phí tăng cao, làm giảm lợi nhuận và cũng có thể bị trừ ra khi tính thu nhập chịu thuế làm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng lên. Cần phải dựa vào hạn mức tối đa cho phép của những khoản mục chi phí, tìm những chứng từ chứng minh chi phí đó hợp lý hay không?  Khó đòi các khoản nợ phải thu sẽ ảnh hưởng đến tình hình quay vòng vốn của doanh nghiệp, tình trạng chiếm dụng vốn hoặc là mất hẳn các khoản nợ.  Chủ nợ đòi nợ sớm và quyết liệt hơn làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty, hạn chế việc quay vòng vốn. Cần phải xác lập lòng tin nơi nhà cung cấp bằng cách thanh toán đúng hơn trong những lần đầu và có những biện pháp mềm mỏng khác để lấy lòng tin từ khách hàng. 2. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ 2.1. Môi trường kiểm soát Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị có tính môi trường đến việc thiết kế, hoạt động xử lý dữ liệu của các loại hình kiểm soát nội bộ. Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát chung chủ yếu liên quan tới quan điểm thái độ và nhận thức cũng như hành động của các nhà quản lí doanh nghiệp vì vậy qua việc xem xét hồ sơ về cơ cấu tổ chức của công ty, KTV nhận thấy các vấn đề sau : - Công ty thiết lập cơ cấu tổ chức theo mô hình tập trung, đứng đầu là Hội đồng quản trị, sau đó là Ban giám đốc gồm giám đốc kinh doanh và giám đốc tài chính, 2 bộ phận này trực tiếp quản lí các phòng ban trực thuộc nên các hoạt động trong công ty đều được kiểm soát và chỉ đạo khá chặt chẽ, phù hợp với từng bộ phận. - Chính sách nhận sự của công ty có nhiều ưu đãi, tạo điều kiện cho nhân viên hoàn thành tốt công việc 10 [...]... soát xét công việc KSCL Chủ nhiệm kiểm toán KTV chính/ Trưởng nhóm Kiểm toán viên Trợ lý 1 Trợ lý 2 Trợ lý 3 ……… ……… 5 Thư quản lý gửi cho khách hàng Công ty Kiểm toán Student Accountant Ltd TP Hồ Chí Minh ngày 10/02/2005 Kính gửi : Hội đồng quản trị công ty TNHH BTL Việt Nam Kính thưa quý Ông Chúng tôi đã kiểm tra báo cáo tài chính của Công ty TNHH BTL Việt Nam cho năm kết thúc ngày 31/12 /2004 và sau... gian và phạm vi của các thử nghiệm kiểm toán áp dụng cho việc kiểm tra của mình, và báo cáo về tình trạng này sẽ không làm thay đổi báo cáo kiểm toán ngày 10/02/2005 về báo cáo tài chính của đơn vị Công ty Kiểm toán Student Accountant Ltd PHẦN III: KẾT LUẬN Hoạt động kiểm toán độc lập vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ đối với nền kinh tế nước ta Kiểm toán tài chínhViệt Nam tuy đã xuất hiện từ lâu nhưng... kiểm toán cần thiết cho việc đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính và đồng thời để trợ giúp cho kiểm toán viên lập lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính Việc kiểm tra của chúng tôi tuân thủ theo các các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, bao gồm cả vệc xem xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ về kế toán với các mục đích đã nêu trên và không cần thiết phải đưa ra tất cả mọi yếu kém về kiểm. .. Xác lập mức trọng yếu cho tổng thể và từng bộ phận của báo cáo tài chính 3.1 Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính và xác định khu vực rủi ro cao (số liệu thô phụ lục I, II) Trên cơ sở những báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp cùng với các phân tích sơ bộ, KTV đã nhận thấy được sự biến động tình hình kinh doanh của công ty qua 2 năm 2003 – 2004 Nhìn chung, tình hình kinh doanh của công ty TNHH BTL Việt. .. trong hồ sơ công ty, KTV nhận thấy rằng : Thứ nhất, công ty áp dụng chế độ và chuẩn mực kế toán Việt Nam, niên độ tài chính bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm, đồng tiền sử dụng để ghi sổ và lập BCTC là VNĐ, khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng… Như vậy, công ty BTL đã áp dụng đầy đủ các quy định theo chế độ kế toán Việt Nam, đây cũng là cơ sở để kiểm toán viên đưa... soát nội bộ của công ty BTL Việt Nam, chúng tôi đã học hỏi được rất nhiều kiến thức thực tiễn, đồng thời nắm vững thêm lý luận kiểm toán, các chuẩn mực kiểm toán hiện hành, đặc biệt là công tác lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính cho một công ty cụ thể Những sinh viên như chúng tôi cần phải không ngừng trau dồi kiến thức và học hỏi kỹ năng làm việc để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội... hành báo cáo của chúng tôi ngày 10/02/2005 Chúng tôi đã nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ về kế toán của công ty, trong phạm vi yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam như là một phần của cuộc kiểm tra Theo các chuẩn mực này mục tiêu của sự đánh giá là là để làm cơ sở cho việc dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ về kế toán nhằm 22 xác định nội dung, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm. .. vậy, xét về nguyên tắc, công ty BTL đã xây dựng một bộ máy kế toán khá phù hợp với quy định kế toán Việt Nam Thứ ba, phần mềm kế toán công ty áp dụng là Auto Balancing – một phần mềm kế toán khá lạc hậu và có nhiều điểm không tương thích với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam Auto Balancing chỉ mở được các sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết công nợ và cung cấp các báo cáo ở mức độ rất hạn chế, ngoài... nghĩa của nó trong những năm gần đây So với kiểm toán tài chính trên thế giới thì kiểm toán Việt Nam còn rất non trẻ Hơn nữa, nó ra đời phát triển cùng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần Chính vì vậy, kiểm toán Việt nam phải đối mặt với không ít khó khăn để phát triển và hoàn thiện mình trước yêu cầu hội nhập quốc tế 24 Tuy còn non trẻ nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng kiểm toán tài chính Việt Nam. .. khi lập bảng cân đối kế toán Rõ ràng đây là một điểm yếu mà công ty cần khắc phục kịp thời, nó đem lại nhiều rủi ro không chỉ về bộ máy kế toán mà còn ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty khi hệ thống kế toán đưa ra các thông tin không chính xác cho các quyết định kinh doanh của ban quản lí, hay sự nhìn nhận sai lệch về các thông tin tài chính của công ty từ các đối tượng bên ngoài công ty, . là: công ty trách nhiệm hữu hạn BTL Việt Nam để thực hiện bài tiểu luận: “LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2004 CỦA CÔNG TY BTL VIỆT NAM . Do. thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán, việc lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộc kiểm toán

Ngày đăng: 28/02/2014, 09:27

Hình ảnh liên quan

Năm 2004 tình hình kinh doanh ngành kim khí điện máy gặp nhiều khó khăn, đặc biệt cuối quý IV mức tiêu thụ sản phẩm bị chựng lại nhưng Doanh thu của công ty vẫn tăng lên - lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính năm 2004 của công ty btl việt nam

m.

2004 tình hình kinh doanh ngành kim khí điện máy gặp nhiều khó khăn, đặc biệt cuối quý IV mức tiêu thụ sản phẩm bị chựng lại nhưng Doanh thu của công ty vẫn tăng lên Xem tại trang 14 của tài liệu.
Nếu bảng tính khấu hao của tháng trước  bị tính sai dẫn đến  tính khấu hao tháng  này sai và các tháng  tiếp theo cũng vậy - lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính năm 2004 của công ty btl việt nam

u.

bảng tính khấu hao của tháng trước bị tính sai dẫn đến tính khấu hao tháng này sai và các tháng tiếp theo cũng vậy Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng tính lương được lập căn cứ vào  hồ sơ nhân sự. - lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính năm 2004 của công ty btl việt nam

Bảng t.

ính lương được lập căn cứ vào hồ sơ nhân sự Xem tại trang 17 của tài liệu.
Căn cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán - lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính năm 2004 của công ty btl việt nam

n.

cứ vào bảng trên, KTV chọn ra mức trọng yếu để áp dụng khi thực hiện kiểm toán Xem tại trang 20 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Hiểu biết môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN:

  • 1.1.1. Môi trường kinh doanh chung

  • 1.1.2. Các vấn đề về ngành nghề mà DN kinh doanh và xu hướng của ngành nghề

  • 1.2.1. Các hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu

  • 1.2.2. Sở hữu, các bên liên quan và cấu trúc tổ chức của DN

  • 1.2.3. Các thay đổi lớn về quy mô hoạt động của DN

  • 1.2.4 Hiểu biết về hệ thống kế toán áp dụng

    • 2. Chế độ kế toán: BTL đăng ký chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam.

    • 3. Niên độ tài chính bắt đầu vào ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

    • 4. Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung

    • 5. Đồng tiền sử dụng để ghi sổ và lập báo cáo tài chính: VNĐ

    • 6. Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

    • 7. Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

    • 8. tính giá xuất hàng tồn kho theo phương pháp FIFO

    • 9. Khấu hao tài sản cố định được trích theo phương pháp đường thẳng, tỷ lệ khấu hao cho nhà cửa là 4%/năm, phương tiện vận chuyển là 10%/năm và thiết bị quản lý là 20% - 25%/năm

    • 1.2.5. Kết quả kinh doanh và thuế

      • 1.3. Các vấn đề khác

      • 1.3.1. Nhân sự chủ chốt của DN

      • 1.3.2. Nhân sự kế toán

      • 1.4. gIAO DỊCH BẤT THƯỜNG VÀ CÁC RỦI RO phát hiỆN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan