Đề cương ôn thi Tốt nghiệp THPT về bài nghị luận "Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trên bài trời văn nghệ dân tộc" của Phạm Văn Đồng.

2 1.7K 9
Đề cương ôn thi Tốt nghiệp THPT về bài nghị luận "Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trên bài trời văn nghệ dân tộc" của Phạm Văn Đồng.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề cương ôn thi Tốt nghiệp THPT về bài nghị luận "Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trên bài trời văn nghệ dân tộc" của Phạm Văn Đồng.

Trường: THPT Trần Phú Giáo án ôn thi tốt nghiệp NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC - Phạm Văn Đồng - Ngày soạn: 4/3/2013 A. Kiến thức cơ bản: I. Về tác giả: - Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ rất sớm, bị địch bắt và đày ra Côn Đảo. Sau khi ra tù, PVĐ tiếp tục hoạt động cách mạng. Tháng 8 năm 1945, ông tham gia Chính phủ lâm thời và làm Trưởng phái đoàn Chính phủ VN dự các hội nghị quan trọng có ý nghĩa lịch sử như Hội nghị Phông-te-nơ-blô (1946), Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954). Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ,… - PVĐ là nhà cách mạng xuất sắc, nhà văn hóa, đồng thời là nhà lí luận văn nghệ lớn của nước ta trong thế kỉ XX. Ông viết nhiều bài nghị luận đặc sắc về các nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, - Với những đóng góp to lớn đối với đất nước, ông được Nhà nước tặng Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương cao quý khác. II. Về tác phẩm: 1. Xuất xứ: PVĐ viết bài “NĐC – ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của NĐC (3/7/1888 – 3/7/1963), in trong Tạp chí Văn học tháng 7 năm 1963. Tác phẩm có giá trị phát hiện và định hướng nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. 2. Nội dung: Bài viết chia làm ba phần: a. Phần thứ nhất, từ “Ngôi sao NĐC” đến “Vóc da cọp không lường thực hư”. Theo ông, có một số người chỉ biết NĐC là tác giả của “Truyện Lục Vân Tiên” mà chưa biết ông còn là lá cờ đầu của thơ văn yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX. Tác giả khẳng định: NĐC là một hiện tượng văn học độc đáo, thơ văn NĐC có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra. Cuộc đời của NĐC là cuộc đời của một chiến sĩ suốt đời phấn đấu, hi sinh vì nghĩa lớn. Cho dù bị mù cả hai mắt, không trực tiếp cầm súng, ông đã cầm bút và coi văn chương là một vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù. Với NĐC, thiên chức của thơ văn là chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai; vạch trần những âm mưu, thủ đoạn và lên án những kẻ lợi dụng văn chương làm điều phi nghĩa. b. Phần thứ hai, từ “Thơ văn yêu nước của NĐC” đến “Núi sông còn gánh hai vai nặng nề”. Tác giả bình về thơ văn yêu nước của NĐC. Theo ông, thơ văn yêu nước chống ngoại xâm của NĐC đã “làm sống lại” một thời kì “khổ nhục nhưng vĩ đại”, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại, cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bằng những hình tượng văn học “sinh động và não nùng”, làm xúc động lòng người. Tiêu biểu nhất là “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” và bài thơ “Xúc cảnh”. Với “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, lần đầu tiên trong văn học viết nước nhà, người nông dân chân lấm tay bùn xuất hiện với tư thế một nghĩa sĩ. Và đây là “khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang”. c. Phần thứ ba, từ “Bây giờ xin nói về Lục Vân Tiên” đến hết. Tác giả đề cập tới một tác phẩm lớn của NĐC là truyện thơ “LVT”. Đây là “một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa”. Bằng cách nhìn và sự phân tích sắc sảo, PVĐ đã nhìn nhận và đánh giá lại những giá trị nhân văn sâu sắc của truyện thơ này. Chính vì vậy, ông khẳng định “LVT” chứa đựng những nội dung tư tưởng, đạo đức gần gũi với quần chúng nhân dân, cả thời xưa lẫn thời nay, có thể “truyền bá rộng rãi trong dân gian”. Kết thúc bài viết, PVĐ khẳng định vẻ đẹp nhân cách, sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng của NĐC trong nền văn học dân tộc; nhấn mạnh ý nghĩa, giá trị to lớn của cuộc đời, văn nghiệp NĐC: “Đời sống và sự nghiệp… và tư tưởng”. 3. Nghệ thuật: Đây là bài văn nghị luận có bố cục chặt chẽ, các luận điểm được triển khai mạch lạc, bám sát vấn đề trung tâm; cách lập luận từ chung đến riêng, kết hợp cả diễn dịch và quy nạp, dùng hình thức “đòn bẩy” nhằm khẳng định rõ hơn, nổi bật hơn giá trị của tác phẩm. Lời văn vừa có tính khoa học, vừa có màu sắc văn chương; ngôn ngữ giàu hình ảnh. Trong bài viết, giọng điệu có sự thay đổi linh hoạt, lúc thì hào sảng, lúc lại xót xa. 4. Chủ đề: Qua bài viết, PVĐ khẳng định: Cuộc đời của NĐC là cuộc đời của một người chiến sĩ đã phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Sự nghiệp thơ văn của ông là một minh chứng Giáo viên: Phạm Huỳnh Hồng Diễm 1 Trường: THPT Trần Phú Giáo án ôn thi tốt nghiệp hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc đời. Cuộc đời và văn nghiệp của NĐC là tấm gương sáng cho hôm nay và cho cả mai sau. B. Bài tập: ĐỀ 1: Nêu thật ngắn gọn cảm hứng chung của bài viết và phác thảo trình tự lập luận của PVĐ trong tác phẩm này. 1. Cảm hứng chung: ngợi ca cuộc đời và khẳng định giá trị văn chương của NĐC. 2. Trình tự lập luận: - Khẳng định vị trí, ý nghĩa cuộc đời và thơ văn NĐC khi đặt trong hoàn cảnh cụ thể của lịch sử dân tộc lúc bấy giờ. - Chứng minh bằng cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của NĐC qua việc tái hiện cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc và phân tích sự phản ánh hiện thực đó trong thơ văn của ông. - Khẳng định giá trị nghệ thuật của thơ văn NĐC: lối viết giản dị, mộc mạc, gần gũi với quần chúng nên có sức “truyền bá” lớn. Giáo viên: Phạm Huỳnh Hồng Diễm 2

Ngày đăng: 28/02/2014, 09:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan