Tình hình đầu tư ra nước ngoài của malaysia và thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của malaysia tại việt nam

36 1.7K 14
Tình hình đầu tư ra nước ngoài của malaysia và thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của malaysia tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tình hình đầu tư ra nước ngoài của malaysia và thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của malaysia tại việt nam

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA MALAYSIA VÀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA MALAYSIA TẠI VIỆT NAM Phần 1: Tổng quan về Malaysia và quan hệ đầu tư Việt Nam- Malaysia 1 Tổng quan về Malaysia 2 Quan hệ Việt Nam- Malaysia Phần 2: Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Malaysia 1 Khái niệm chung về đầu tư ra nước ngoài 2 Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Malaysia 2.1 Tổng quan 2.2 Các đối tác đầu tư chính của Malaysia 2.3 Các ngành đầu tư chính 2.4 Các công ty của Malaysia đầu tư ra nước ngoài Phần 3: Thực trạng đầu tư của Malaysia vào Việt Nam 1.Cơ sở mối quan hệ đầu tư 2 Thực trạng đầu tư của Malaysia vào Việt Nam hiện nay 2.1 Năm 2008 2.2 Năm 2009 2.3 Năm 2010 2.4 Năm 2011 2.5 Năm 2012 Phần 4: Đánh giá tác động của việc hợp tác đầu tư và giải pháp thúc đẩy mối quan hệ đầu tư của hai nước 1 Tác động của FDI đến kinh tế 2 nước 2 Giải pháp thúc đẩy mối quan hệ đầu tư Phần 1: Tổng quan về Malaysia và quan hệ đầu tư Việt Nam- Malaysia 1 Tổng quan về Malaysia 1.1 Diện tích: 329.758 km2 1.2 Vị trí địa lý: Malaysia nằm ở vị trí trung tâm của vùng Đông Nam Á Phía Tây là bán đảo Malaysia và quần thể các đảo ở ngoài khơi, phía Bắc giáp với Thái Lan, phía Nam giáp với Singapore Phía Đông Malaysia giáp với phần phía Nam đảo Borneo, Brunei và Indonesia 1.3 Dân số: Năm 2004 dân số Malaysia là 25,6 triệu người, năm 2005 là 26,13 triệu người Tỉ lệ tăng dân số là 1,91%/năm Dự tính năm 2006, tỉ lệ tăng dân số là 1,42% Khoảng 58% dân số Malaysia là người Malay, 27% là người Trung Quốc và 8% còn lại là người Ấn Độ hay Pakistan 1.4 Ngôn ngữ chính: Tiếng Malay 1.5 Đơn vị tiền tệ: Đồng Ringgit (MYR) 1.6 Điều kiện kinh tế cơ bản Kinh tế Malaysia đã có những bước chuyển mình Từ một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp trong thập niên 60 của thế kỷ XX, ngày nay Malaysia là một nền kinh tế hướng ra xuất khẩu với các ngành chủ đạo là công nghệ cao, các ngành thâm dụng vốn và tri thức - GDP: Ngân hàng Trung ương Malaysia cho biết, mặc dù phải đối mặt với khó khăn và những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng năm 2012 kinh tế Malaysia đã tăng trưởng 5,6% Chính phủ Malaysia tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng những chính sách cải thiện môi trường kinh doanh - Xuất khẩu: 126,3 tỷ USD (năm 2004), 141,1 tỷ USD (năm 2005), chủ yếu là hàng hóa chế tạo (điện tử, nhựa và hóa chất, sản phẩm gỗ, sắt thép, dầu mỏ) Xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường: Hoa Kỳ (chiếm 19,8%), Singapore (15,6%), Trung Quốc (11,5%), Nhật Bản (8,4%), Thái Lan (4,6%), Hồng Kông của Trung Quốc (4,2%) (năm 2005) Trong năm 2012: xuất khẩu - trụ cột chính của nền kinh tế Malaysia - tiếp tục giảm trong tháng Tám và giảm 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 55,97 tỷ ringgit (18,34 tỷ USD), do nhu cầu yếu từ thị trường châu Âu và Trung Quốc - Nhập khẩu: 105,2 USD (năm 2004), 118,7% (năm 2005), chủ yếu là hàng hóa dùng phục vụ chế tạo tại chỗ (van và đèn điện tử, các nguyên liệu công nghiệp cơ bản và trung gian, linh kiện, phụ kiện cho thiêt bị vận tải) Nhập khẩu chủ yếu từ các thị trường: Singapore (27,9%), Nhật Bản (11,6%), Trung Quốc (9,7%), Hoa Kỳ (9,6%), Thái Lan (5,2%), Hàn Quốc (4,2%) (năm 2005) 2012: nhập khẩu của Malaysia lại tăng 2,8% lên 48,88 tỷ ringgit, chủ yếu là do nước này mua nhiều máy móc và hàng hóa thiết yếu khác, đưa tổng giá trị thương mại trong tháng 8 đạt 104,84 tỷ ringgit, thấp hơn so với mức 106,17 tỷ ringgit của cùng kỳ năm trước - Việc làm: Điều kiện thị trường lao động năm 2004 có nhiều ưu đãi với tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ còn3,5% Năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức 3,6% Hoạt động kinh tế trong nước năng động tiếp tục tạo ra nhiều việc làm trong khi năng suất lao động trong ngành chế tạo tăng 15,6% Trong năm 2012, khi cả thế giới đang đứng trước những khó khăn, thách thức về kinh tế thì Chính phủ Malaysia công bố nhiều chính sách lớn: Tăng tiền lương tối thiểu cho lao động khu vực tư nhân; Khởi động nhiều dự án có giá trị lớn, mỗi dự án hàng chục tỷ đô la Mỹ Đặc biệt khu vực Đông Malaysia (Sabah và Sarawak) đang được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh mẽ - Lạm phát: Lạm phát tiếp tục thấp mặc dù chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ từ 1,2% (2003) lên 1,4% (2004) do giá hàng hóa, thuốc lá, đồ uống và giá xăng dầu được điều chỉnh Tuy vậy, chỉ số giá tiêu dùng vẫn kiểm soát được nhờ điều kiện thị trường lao động tốt, làm thúc đẩy tăng năng suất lao động và mở rộng năng lực sản xuất - Cán cân thanh toán: Khu vực kinh tế nước ngoài tiếp tục tăng trưởng, thể hiện trong việc dự trữ trong nước tăng trong khi nợ nước ngoài vẫn kiểm soát được Dự trữ ngoại tệ đạt mức kỷ lục 253,5 tỷ ringgit (tương đương 66,7 tỷ USD) vào cuối năm 2004 Mức dự trữ ngoại tệ lại tiếp tục tăng lên 280,2 tỷ ringgit vào cuối tháng 4 năm 2005 2 Quan hệ Việt Nam - Malaysia 2.1 Quan hệ Chính trị, Ngoại giao Trước năm 1973, Malaysia chỉ có quan hệ với chính quyền Sài Gòn Sau khi ta và Mỹ ký Hiệp định Paris, ngày 30/3/1973 Malaysia chính thức lập quan hệ ngoại giao với ta nhưng đồng thời vẫn giữ quan hệ với chính quyền Sài Gòn Sau khi ta giải phóng miền Nam (1975), Malaysia là nước đầu tiên trong ASEAN công nhận chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam Năm 1976, hai nước lập ĐSQ ở thủ đô mỗi nước Quan hệ hai nước băng giá khi ta đưa quân vào Campuchia (1979) Từ cuối năm 1991, cùng với chuyển biến chung của cục diện quốc tế và khu vực, đặc biệt là việc ký Hiệp định Paris về Campuchia, cũng như việc ta triển khai chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá, quan hệ Việt Nam - Malaysia đã chuyển sang một giai đoạn phát triển mới về chất và ngày càng được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực cả song phương cũng như trong khuôn khổ ASEAN Năm 1994 hai nước thiết lập quan hệ Đảng cầm quyền Tháng 2/1994, Hội Hữu nghị Việt-Mã, Mã-Việt đã được lập ở mỗi nước Tháng 9/1995, hai nước đã lập Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam-Malaysia UBHH đã họp 3 kỳ (tại Kuala Lumpur tháng 9/1995, tại Hà Nội tháng 10/1996, tại Kuala Lumpur tháng 3/2003 và tại Hà Nội từ 9-10/3/2006) Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao và các cấp, các ngành Hai nước đã tổ chức tốt kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam–Malaysia (30/3/1973-30/3/2003) Năm 2013 đánh dấu 40 năm Việt Nam và Malaysia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Với 13 hiệp định hợp tác được ký kết trên nhiều lĩnh vực, mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam và Malaysia đã có nhiều chuyển biến to lớn Tên các Hiệp định đã ký giữa hai nước: Đến nay 2 nước đã ký 13 Hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực: - Hiệp định về các chuyến bay giữa và qua lãnh thổ hai nước (ký ngày 15/10/1978) - Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (ký ngày 21/01/1992) - Hiệp định hàng hải (ký ngày 31/3/1992) - Hiệp định về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật (ký ngày 20/4/1992) - Hiệp định hợp tác bưu điện và viễn thông (ký ngày 20/4/1992) - Hiệp định thương mại (ký ngày 11/8/1992) - Hiệp định thanh toán song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Quốc gia của Malaysia (ký tháng 3/1993) - Hiệp định hợp tác Khoa học, công nghệ về Môi trường (tháng 12/1993) - Hiệp định về hợp tác du lịch (ký ngày 13/4/1994) - Hiệp định hợp tác văn hoá (ký tháng 4/1995) - Hiệp định tránh đánh thuế trùng (ký 07/9/1995) - Hiệp định hợp tác Thanh niên và Thể thao (ký 14/6/1996) - Hiệp định về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông (25/9/2001) 2.2 Quan hệ Kinh tế · Kim ngạch buôn bán hàng năm với Việt Nam trong 3 năm qua: (đơn vị tính USD) Năm Việt Nam xuất Việt Nam nhập Tổng KN 2007 1,389,950,130 2,289,697,234 3,679,647,364 2008 1,955,264,507 2,596,052,385 4,551,316,892 2009 1.681.601.713 2.504.734.791 4.186.336.504 2010 2,093,117,890 3,413,391,716 5,506,509,606 6 tháng đầu 1,250,643,798 2011 1,860,169,430 3,110,813,228 · Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chính: (USD) 6 tháng đầu năm 2011 Malaysia Đơn vị Số lượng Giá trị USD Dầu thô Tấn 473,941 394,381,987 Gạo Tấn 309,454 162,819,437 Cao su Tấn 21,485 95,676,340 Sắt thép các loại Tấn 64,551 71,257,256 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng USD 37,160,045 Xăng dầu các loại Tấn 48,768 36,783,882 Cà phê Tấn 14,401 33,006,944 Điện thoại, linh kiện USD 0 31,086,093 Máy vi tính, sản phẩm điện tử USD 0 29,566,238 · Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính: (USD) 6 tháng năm 2011 Malaysia Đơn vị Số lượng Giá trị USD Dầu mỡ động thực vật USD 0 237,069,963 Dầu thô Tấn 3,229 188,982,547 Xăng dầu các loại Tấn 269,664 184,345,733 Máy vi tính, điện tử, linh kiện USD 177,712,207 Sắt thép các loại Tấn 251,488 175,441,055 Chất dẻo nguyên liệu Tấn 65,161 118,346,511 0 103,135,271 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng USD · Tình hình đầu tư của Malaysia vào Việt Nam Tính đến tháng 6 năm 2011, Malaysia có 386 dự án với tổng số vốn đăng ký là gần 19 tỉ USD, đứng thứ 5 trong số hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam Trong đó, riêng 6 tháng đầu năm 2011, Malaysia có 11 dự án với số vốn đăng ký là 347 triệu USD · Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Malaysia vào ngày 25 tháng 2 năm 2004, tại Hà Nội Phần 2: Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Malaysia 1 Khái niệm chung về đầu tư ra nước ngoài Các định nghĩa về đầu tư • Đầu tư là bỏ nhân lực, tài lực, vật lực vào công việc gì dựa trên cơ sở tính toán kinh tế xã hội (Từ điển tiến việt, viện ngôn ngữ học- viện kha học xã hội và nhân văn • Đầu tư là sự hy sinh tiêu dùng hiện tại nhằm tăng tiêu dùng tương lai (Samuelson Nordhaus) • Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực với mong muốn tăng năng lực sản xuất hay tăng thu nhập tương lai => Đầu tư là việc sử dụng vốn vào một hoạt động nhất định nhằm thu lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế - xã hội Đầu tư nước ngoài được chia làm 2 loại là Đầu tư trực tiếp và Đầu tư gián tiếp Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty" Đầu tư gián tiếp nước ngoài (thường được viết tắt là FPI | Foreign Portfolio Investment) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới Nó chỉ các hoạt động mua tài sản chính nước ngoài nhằm kiếm lời Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp giống như trong hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Các hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm : - Thực hiện sáp nhập và mua lại doanh nghiệp: là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào - Đầu tư phát triển kinh doanh : là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào - Thành lập tổ chức kinh tế (100% vốn liên doanh): đây là hình thức các công ty hay xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh Đặc điểm của các công ty này là: + Được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và là một pháp nhân mới ở nước nhận đầu tư + Hoạt động dưới sự chi phối của Luật pháp nước nhận đầu tư - Theo hình thức hợp đồng: đây là một văn bản được ký kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước (nước nhận đầu tư) để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tư cách pháp nhân mới nào.Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài này có đặc điểm: + Cả hai bên cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký kết giữa các bên về sự phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ + Không thành lập một pháp nhân mới, tức là không cho ra đời một công ty mới + Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do hai bên thoả thuận, phù hợp với tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu của hợp đồng Vấn đề vốn kinh doanh không nhất thuyết phải được đề cập trong văn bản hợp đồng hợp tác kinh doanh - Các hình thức khác : Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế, thực hiện những hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao Đầu tư ra nước ngoài chính là đầu tư nước ngoài của một quốc gia đối với phần còn lại của thế giới, hay có thể hiểu là hình thức một chiến lược kinh doanh của một công ty trong nước mở rộng hoạt động ra nước ngoài hoặc thông qua một lĩnh vực đầu tư , sáp nhập , mua lại hoặc mở rộng một cơ sở nước ngoài hiện có Sử dụng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một sự tiến triển tự nhiên cho các công ty như cơ hội kinh doanh tốt hơn sẽ có sẵn ở nước ngoài khi thị trường trong nước trở nên quá bão hòa Trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa, đầu tư nước ngoài là một lực lượng mạnh mẽ trong nền kinh tế của hầu hết các quốc gia Các nhà đầu tư hoạt động để tận dụng các cơ hội đầu tư sinh lợi ở nước ngoài, trong khi chính phủ muốn để thúc đẩy nền kinh tế của họ có chính sách để làm cho đất nước của họ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Khi một quốc gia nhận đầu tư từ nước ngoài, đó là đầu tư nước ngoài vào bên trong Khi một nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài, tựu của Malaysia, Việt Nam có thể nâng cao chất lượng lao động để phù hợp với yêu cầu ngày càng cao về tay nghề chuyên môn khi đất nước ta hội nhập sâu rộng vào nền kinh tê thế giới Xúc tiến quan hệ thương mại với Malaysia sẽ tạo điều kiện gián tiếp cho hoạt động thu hút nhiều hơn nữa các công ty Malaysia đến đầu tư tại Việt Nam Tăng cường giao dịch buôn bán với Malaysia giúp Việt Nam ngày càng hoà nhập hơn nữa vào thị trường thế giới, vào xu hướng toàn cầu hoá thương mại hoá từ đó tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia đầy đủ hơn nữa vào cộng đồng quốc tế Bên cạnh đó, Việt Nam có điều kiện để cải thiện hơn nữa mạng lưới buôn bán của mình với các nước ASEAN, giúp cho Việt Nam theo kịp nhịp độ tự do buôn bán với các nước trong cùng khối, mở đường cho sự tham gia toàn diện của Việt Nam vào các hoạt động hợp tác kinh tế với các thành viên của khối Hợp tác với Malaysia sẽ là cách tốt nhất để Việt Nam tiếp cận và chia sẻ những công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến Bên cạnh đó, Malaysia có nhiều kinh nghiệm trong phát triển kinh tế mà Việt Nam có thể học hỏi được như xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp điện tử và công nghiệp thực phẩm Việt Nam và Malaysia đều là những đất nước dồi dào về tài nguyên du lịch Malaysia là quốc gia có ngành công nghiệp du lịch phát triển nhất trong khu vực ASEAN và có những điều kiện văn hóa – xã hội tương đồng với Việt Nam Đây cũng là đất nước rất thành công trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch, đặc biệt là thương hiệu ”Malaysia – Châu Á đích thực” (Malaysia - Truly Asia) Bên cạnh đó, Chính phủ Malaysia cũng rất quan tâm đầu tư cho ngành du lịch, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng du lịch với 184,94 triệu USD giai đoạn 1996-2000 và khoảng 630 triệu USD giai đoạn 2001-2005 Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới, năm 2010, Malaysia là một trong 10 nước trên thế giới có lượng khách du lịch quốc tế đến nhiều nhất với 24,5 triệu lượt khách và doanh thu du lịch đạt 180,8 tỷ USD Trong kế hoạch phát triển kinh tế của Malaysia, du lịch được xác định là ngành mang lại nguồn ngoại tệ lớn nhất và tạo ra nhiều việc làm cho đất nước Do đó, hấp dẫn khách du lịch Malaysia là một thách thức khó khăn nhưng sẽ mang lại rất nhiều lợi nhuận Việt Nam hấp dẫn du khách Malaysia bởi nét văn hóa và phong cách sống độc đáo cùng với sự đa dạng, đặc sắc của hệ thống các bảo tàng, di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, mua sắm, ẩm thực… Việt Nam còn là đất nước có sự ổn định về chính trị; quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển và được nâng lên một tầm cao mới; kinh tế Malaysia có sự tăng trưởng cao và bền vững; giữa hai nước có các chuyến bay thẳng, thời gian bay ngắn (dưới 4 tiếng); hợp tác du lịch trong các nước ASEAN được ưu tiên Tuy nhiên, Việt Nam còn thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch đạo Hồi, đặc biệt là thiếu hệ thống nhà hàng phục vụ các món ăn Hồi giáo (Hala food) Bên cạnh đó, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch của các nước ngày càng trở nên khốc liệt Rất nhiều nước coi Malaysia là một thị trường quan trọng và tập trung tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá nhằm thu hút khách du lịch Malaysia, trong khi Việt Nam bị coi là kém cạnh tranh về giá các dịch vụ du lịch so với các nước trong khu vực Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, chính phủ Malaysia đã thực hiện chính sách kinh tế mới, tự do hoá kinh tế, khuyến khích tư nhân tham gia phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp thay thế nhập khẩu và chế biến hàng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, quản lý xã hội và kinh tế bằng luật pháp Bên cạnh đó, chính sách định hướng thị trường xuất khẩu rất nhanh chóng và nhạy bén giúp Malaysia luôn ổn định thị trường trước các biến động kinh tế thế giới, không phụ thuộc nhiều vào các thị trường truyền thống Malaysia đã trở thành một trong mười nước xuất khẩu hàng đầu thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt từ 200 tỷ USD trở lên Do vậy, Malaysia là một thị trường xuất khẩu khá ổn định và đầy tiềm năng đối với Việt Nam 2.2 Thực trạng đầu tư của Malaysia vào Việt Nam hiện nay ( trong 5 năm gần đây ) Top 20 nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ 1990 - 2010 Nhìn chung, Malaysia luôn là đối tác quan trọng của Việt Nam Xét cả giai đoạn hợp tác đầu tư lâu dài 1990-2010, Malaysia là đối tác lớn thứ 5, chiếm 9.5 % tổng lượng vốn đầu tư tại Việt Nam Nhiều dự án đầu tư đã được triển khai, các dự án này tập trung vào lĩnh vực như công nghiệp, năng lượng, sản xuất điện, hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, hợp tác trong lĩnh vực xây dựng trung tâm thương mại, khách sạn Với những dự án này đã góp phần thúc đẩy quan hệ đầu tư, đồng thời góp phần tăng trưởng quan hệ về thương mại giữa Việt Nam và Malaysia Chúng ta cùng nhìn lại thực trạng đầu tư trong 5 năm gần đây của Malaysia vào Việt Nam 2.2.1 Năm 2008 Năm 2008 là năm đánh dấu sự trỗi dậy của làn sóng đầu tư Malaysia vào Việt Nam.Chín tháng đầu năm 2008,Malaysia đã vượt qua các nhà đầu tư truyền thống luôn dẫn đầu về vốn đăng ký vào Việt Nam đến từ Nhật, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc… để trở thành nhà đầu tư có vốn đăng ký cao nhất ở Việt Nam Theo đó ghi nhận một luồng vốn đầu tư nước ngoài cao chưa từng có, đạt hơn 57 tỉ đô la Mỹ với 885 dự án được cấp phép Đặc biệt, đây được xem là thời kỳ đầu tư nhiều nhất của Malaysia từ trước đến nay ở thị trường Việt Nam Cả nước thu hút được hơn 9.580 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký hơn 142,2 tỉ đô la Mỹ Malaysia có 281 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 17,7 tỉ đô la Mỹ, đứng thứ hai về vốn đăng ký sau các nhà đầu tư đến từ Đài Loan (tổng vốn đăng ký hơn 19,46 tỉ đô la Mỹ) Danh sách 20 quốc gia đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2008 Các dự án đầu tư nổi bật : - Dự án lớn nhất đưa Malaysia vươn lên vị trí dẫn đầu ở Việt Nam là liên doanh xây dựng khu liên hợp thép ở Ninh Thuận giữa Tập đoàn Lion của Malaysia và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) Dự án có tổng công suất 14,42 triệu tấn thép thô/năm này đã đóng góp gần 10 tỉ đô la Mỹ vào tổng vốn cam kết đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2008 Thật ra, dự án thép nói trên không phải là dự án đầu tiên của Lion ở thị trường Việt Nam Nhà đầu tư đa ngành này đã đến Việt Nam hơn bốn năm nay thông qua công ty con là Parkson, với ngành nghề kinh doanh là phân phối mở trung tâm thương mại bán lẻ Parkson đã nhanh chóng mở 5 trung tâm thương mại chuyên bán hàng thời trang cao cấp tại các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội và Hải Phòng Hiện Parkson đang cố gắng tìm thêm nhiều địa điểm mới nhằm nhân rộng mô hình kinh doanh hàng thời trang cao cấp lên khoảng 8-10 trung tâm ở Việt Nam - Lĩnh vực xử lý môi trường cũng là một thế mạnh của các doanh nghiệp Malaysia Tập đoàn Gamuda khởi công xây dựng nhà máy xử lý nước thải thuộc dự án công viên Yên Sở, ở Hà Nội Dự án có nhiều hạng mục, trong đó nhà máy xử lý nước thải có diện tích 8,8 héc ta với tổng vốn đầu tư ước tính 233 triệu đô la Mỹ được xem là hạng mục quan trọng nhất Nhà máy có khả năng xử lý 200.000m 3 nước/ngày đêm, tương ứng với gần một nửa lượng nước thải sinh hoạt của Hà Nội, và phục vụ 1,2 đến 1,5 triệu dân Hà Nội Tập đoàn Wijaya Baru của Malaysia cũng đã ký kết bản ghi nhớ với UBND TPHCM để hợp tác các dự án đầu tư lớn về giao thông và môi trường trên địa bàn thành phố - Đầu tư mạnh vào bất động sản Lĩnh vực đầu tư nhiều nhất của Malaysia ở Việt Nam là địa ốc Hàng loạt công ty bất động sản lớn của Malaysia đã nhanh chân đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư với nhiều tham vọng lớn, như Tập đoàn Berjaya đặt ra mục tiêu trở thành nhà đầu tư hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam Tập đoàn này đã nhận được giấy phép đầu tư xây dựng một khu đô thị - đại học quốc tế đầu tiên tại khu đô thị Tây Bắc, huyện Hóc Môn, TPHCM, với tổng vốn đầu tư 3,5 tỉ đô la Mỹ Đây là dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn nhất trên địa bàn TPHCM Dự án này sẽ được xây dựng trên khu đất 925 héc ta và được chia làm bốn khu chức năng: giáo dục đại học, đô thị kế cận, trung tâm dịch vụ tổng hợp và khu công viên cây xanh Ngoài ra, Berjaya đã nhận được giấy phép đầu tư dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam với tổng vốn đầu tư 930 triệu đô la Mỹ, tại khu đất số 12 trên đường 3-2, quận 10, TPHCM (khu du lịch Kỳ Hòa hiện hữu) Berjaya cũng vừa cho khởi công xây dựng khu phức hợp gồm khách sạn năm sao, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và khu căn hộ cao cấp tại Đồng Nai, với vốn đầu tư khoảng 100 triệu đô la Mỹ Ngoài các dự án bất động sản, Berjaya còn hợp tác với các doanh nghiệp và ngân hàng trong nước để thành lập công ty chứng khoán tại TPHCM Berjaya hiện đang có cổ phần trong các khách sạn Sheraton, Intercontinental ở Hà Nội và khu du lịch Longbeach ở huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang Berjaya có kế hoạch đầu tư đến 10 tỉ đô la Mỹ vào Việt Nam, trong vòng 12 năm Bên cạnh Berjaya, một nhà đầu tư bất động sản lớn khác là SP Setia cũng có mặt với dự án khu đô thị sinh thái Eco Lake quy mô lớn ở Bình Dương Lĩnh vực địa ốc đang trong tình trạng “đóng băng” do các ngân hàng siết chặt vốn cho vay bất động sản cũng như ảnh hưởng chung tình hình tài chính thế giới Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp Malaysia, khó khăn chỉ là tạm thời, về trung và dài hạn, thị trường địa ốc Việt Nam vẫn rất hấp dẫn trong khu vực, vì nhu cầu nhà ở của người dân tăng cao, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, giới trẻ chiếm đa số có nhu cầu sống độc lập… Do đó, nhiều doanh nghiệp Malaysia tiếp tục tìm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Tập đoàn Giant Group Limited của Maylaysia đã lên kế hoạch xây dựng khu đô thị mới với số vốn lên đến 5 tỉ đô la Mỹ ở Đồng Tháp Hay gần đây nhất là một đoàn doanh nghiệp bất động sản Malaysia thuộc Liên đoàn bất động sản Quốc tế (FIABCI) đã đến TPHCM tìm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp trong nước nhằm phát triển các dự án nhà ở, cao ốc văn phòng, khách sạn, khu đô thị… 2.2.2 Năm 2009 Với 29 dự án cấp mới, 150.7 triệu USD vốn đăng kí cấp mới , 9 dự án tăng thêm 18.1 triệu USD và 168.7 triệu USD vốn đăng kí cấp mới và tăng thêm , Malaysia xếp vị trí thứ 13 trong bảng thống kê thu hút FDI theo đối tác của Việt Nam năm 2009 Nhìn chung các nhà đầu tư nước ngoài vẫn coi thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng và chịu ít sự tác động do cuộc khủng hoảng toàn cẩu gây ra Do vậy không chỉ các nhà đầu tư phương Tây hướng đến mà còn có các nhà đầu tư trong khu vực Châu Á cũng hướng tới Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tuy có sự suy giảm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhưng giá trị đầu tư vào Việt Nam cũng không giảm đáng kể và trong top các quốc gia đứng đầu vẫn xuất hiện các quốc gia đứng đầu là Hoa Kỳ, Island, Hàn Quốc và đặc biệt đã xuất hiện sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài từ Malaysia Malaysia cũng là một nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, cũng phát triển dựa trên ngành nông nghiệp nhưng hiện nay Malaysia cũng rất phát triển trong việc đầu tư ra nước ngoài, và là quốc gia đứng thứ 13 trong năm 2009 của top các quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam Nhưng phần lớn các dự án được đầu tư đều hướng tới các ngành dịch vụ (đặc biệt là dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống), bất động sản và ngành công nghiệp chế biến Đây là những ngành sinh lời cao và việc quay vòng vốn cũng nhanh nên vẫn là tâm điểm cho các nhà đầu tư nước ngoài hướng đến .Dự án điển hình phải kể đến là một dự án lớn mà các nhà đầu tư Malaysia đầu tư vào Việt Nam đó là Dự án thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya do Công ty Berjaya Land Berhad’s - Công ty con của tập đoàn Berjaya (Malaysia), làm chủ đầu tư Dự án được xây dựng trên diện tích khoảng 600 hécta tại trung tâm thành phố Nhơn Trạch, gồm các khu nhà ở cao từ 18-45 tầng, các công trình dịch vụ, phân khu chức năng như các công trình hành chính, công trình văn hóa… Đây là dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài lớn tại Đồng Nai với tổng vốn 2 tỷ USD Vốn điều lệ của dự án này là 400 triệu USD, bằng 1/5 vốn đăng ký 2.3 Năm 2010 Tháng 4/2010, Bộ Công Thương Việt Nam và Công ty Janakuasa (Malaysia) đã ký biên bản ghi nhớ về việc phát triển dự án Nhiệt điện BOT Duyên Hải 2 (tỉnh Trà Vinh) với tổng vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD, công suất 1.200MW Từ việc ký biên bản ghi nhớ này, các bên đối tác sẽ có cơ sở chính thức để triển khai việc đàm phán ký kết các hợp đồng liên quan, trong đó có hợp đồng mua bán điện Theo dự kiến, Janakuasa sẽ khởi công xây dựng nhà máy vào năm 2011 và nhà máy sẽ đi vào sản xuất trong năm 2014 hoặc 2015 Cũng trong lĩnh vực phát triển năng lượng Công ty JAKS Resources Berhad (Malaysia) đã ký kết 4 biên bản ghi nhớ với các đối tác Việt Nam để xây dựng hai nhà máy nhiệt điện 600MW tại tỉnh Hải Dương với vốn đầu tư dự kiến 2 tỷ USD Việc xây dựng của dự án dự kiến bắt đầu vào quý IV/2010, trong đó nhà máy 600MW đầu tiên dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động thương mại vào quý IV/2014, tiếp theo là nhà máy 600MW sẽ hoạt động trong quý II/2015 Dự án sẽ đóng góp khoảng 10% nhu cầu điện năng hiện tại cho lưới điện quốc gia để giảm bớt thiếu hụt cho các ngành công nghiệp của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng Theo bà Josephine Yei - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần chứng khoán SaigonBank Berjaya (SBBS) các DN Malaysia đang trong quá trình tăng nhanh vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam vì nơi đây là môi trường tốt cho các DN nước ngoài làm ăn và phát triển Bà Josephine cho rằng Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi để thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Các DN Malaysia nên tận dụng những chính sách ưu đãi này để phát triển DN và làm ăn lâu dài ở Việt Nam và đầu tư của Malaysia sẽ được mở rộng ra cả các tỉnh, thành phố khác, ngoài các thành phố trọng điểm hiện nay là Hà Nội và TP.HCM, như Bình Dương, Đồng Nai 2.2.4 Năm 2011 4 tháng đầu năm 2011: Một số dự án lớn được cấp phép trong 4 tháng đầu năm có thể kể tên, dự án Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam do Malaysia đầu tư, tổng vốn đầu tư 322,2 triệu USD với mục tiêu thiết kế, xây dựng và lắp đặt các hạng mục công trình xử lý nước thải tại Hà Nội … Thời gian này trong các dự án đầu tư vào Việt Nam, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất, kế đến là Hồng Kông, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản Tính đến tháng 6 năm 2011, Malaysia có 386 dự án với tổng số vốn đăng ký là gần 19 tỉ USD, đứng thứ 5 trong số hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam Trong đó, riêng 6 tháng đầu năm 2011, Malaysia có 11 dự án với số vốn đăng ký là 347 triệu USD Như vậy nguồn vào đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ Malaysia có thể thấy rằng có sự tăng mạnh mẽ trong các năm gần đây Trong năm 2011, thì Malaysia đã đứng thứ 8 trong các nước đứng đầu về nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, với 453.45 triệu USD vốn đăng kí cấp mới và tăng thêm 2.2.5 Năm 2012 Năm 2012 được coi là năm có nhiều điểm sáng cho việc phát triển kinh tế cũng như sự thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Nguyên nhân cho điều đó chính là sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây vẫn ổn định trong điều kiện kinh tế thế giới bị khủng hoảng và thị trường của Việt Nam vẫn có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, trong khi thị trường của nước họ có sự suy giảm Chỉ tính riêng 20 ngày đầu năm mới, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn ồ ạt đổ xô về với thị trường Việt Nam Điển hình nhất là các nhà đầu tư Malaysia đã cho thấy sự an tâm của họ về thị trường Việt Nam còn nhiều tiềm năng chưa được khai phá hết Các nhà đầu tư Malaysia liên tiếp gia tăng sự đầu tư vào thị trường Việt Nam kể từ năm 2008 và hiện giờ Malaysia là nước đứng thứ 6 trong các nước có nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/3/2012, tổng số dự án đầu tư trực tiếp phân theo ngành còn hiệu lực của Malaysia đầu tư vào Việt Nam là 402 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 11,079 tỉ USD Trong đó, vốn của nhà đầu tư đổ vào kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, 15 dự án với tổng vốn đạt 5,532 tỉ USD Đứng thứ hai là lĩnh vực cấp nước, xử lý chất thải, với 4 dự án với số vốn 2,340 tỉ USD Còn phân theo hình thức, có 298 dự án 100% vốn của Malayxia với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 9,171 tỉ USD; 81 dự án liên doanh với tổng vốn đạt 1,137 tỉ USD và có 15 dự án hợp tác theo hình thức công ty cổ phần với số vốn đạt 535 triệu USD ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO ĐỐI TÁC (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 15/12/2012) TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số dự Tổng vốn đầu tư Vốn điều lệ (USD) án đăng ký (USD) Nhật Bản 1832 28,673,492,293 8,168,742,982 Đài Loan 2235 24,933,294,410 10,066,573,809 Hàn Quốc 3184 24,815,860,392 8,558,393,403 Singapore 1097 24,671,322,549 7,096,197,924 BritishVirginIslands 509 15,348,229,951 5,300,124,922 Hồng Kông 699 11,900,002,728 3,870,620,114 Hoa Kỳ 639 10,500,382,254 2,512,087,899 Malaysia 428 10,182,354,427 3,576,040,832 Cayman Islands 54 7,505,985,912 1,551,590,422 Thái Lan 298 6,053,840,790 2,696,371,169 Đối tác đầu tư Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài Việt Nam Malaysia đứng thứ 8 trong tổng số 92 nước đầu tư vào Việt Nam, đứng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á với 428 dự án, tổng số vốn đăng kí trên 10.18 tỉ USD Các nhà đầu tư Malaysia rất nghiêm túc trong triển khai dự án, thể hiện lượng vốn giải ngân cao, tỷ lệ dự án giải thể thấp Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaysia vào Việt Nam không ngừng tăng lên, nhất là địa bàn TP .HCM Một trong những nhà đầu tư đáng chú ý nhất của Malaysia tại Việt Nam là Petroliam Nasional Bhd (Petronas) đã hợp tác với Petro Vietnam thăm dò, khai thác dầu từ năm 1991 Ngoài ra còn có nhiều DN Malaysia khác thành công tại VN như IGB xây dựng khách sạn New World ở TP.HCM, khách sạn Sheraton (Hà Nội) của Tập đoàn Faber, Tập đoàn bán lẻ Parkson (Lion Group), Nhà máy cao su APL… Riêng hợp tác về dầu khí, PetroVietnam cũng đã tham gia một số hoạt động liên kết với Petronas, thâm nhập thị trường cung cấp dịch vụ thăm dò, khai thác dầu khí đầy tiềm năng của Malaysia, đồng thời đẩy mạnh việc hợp tác, liên kết với các đối tác để thực hiện chiến lược phát triển thị trường cung cấp các dịch vụ kỹ thuật dầu khí ra nước ngoài Với thế mạnh trong ngành công nghệ thông tin, nhiều doanh nghiệp Malaysia đã có mặt tại Việt Nam để cùng cộng tác với các nhà khoa học Việt Nam phát triển ngành công nghệ cao này Tính đến 20/3/2012, các nhà đầu tư Malaysia đã có 24 dự án trong ngành thông tin và truyền thông với tổng vốn đạt 11, 927 triệu USD đang đầu tư tại Việt Nam Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay thị trường bất động sản Việt Nam đang có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư Malaysia Họ muốn tìm kiếm cơ hội trong giai đoạn mà khủng hoảng kinh tế tác động xấu đến thị trường bất động sản Dự án ECOLAKE Khu đô thị mới Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương Nhà đầu tư bất động sản năng động nhất của Malaysia là công ty Berjaya Land Berhad Từ năm 2006 đến nay, Berjaya đang thực hiện một số dự án với tổng số vốn ước tính lên đến 7.1 tỉ USD Một công ty khác là SP Setia, đang triển khai dự án Ecolakes giá trị 100 triệu USD và dự án Eco Xuân-Lái Thiêu với số vốn 177 triệu USD Công ty khác là Gamuda Land đã hợp tác với một doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào dự án Celadon City tại Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh Dự án trung tâm tài chính Việt Nam Một trong số những dự án công ty Berjaya Land Berhad đầu tư Ngoài ra, các nhà đầu tư Malaysia cũng tìm kiếm cơ hội đầu tư từ lĩnh vực bán lẻ Tập đoàn WCT Group đang đầu tư 600 triệu USD vào Platinum Plaza gồm khu mua sắm, giải trí, nhà ở, diện tích 9ha tại Khu đô thị mới nam Sài Gòn tại Bình Hưng, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh Phần 4: Đánh giá tác động của việc hợp tác đầu tư và giải pháp thúc đẩy mối quan hệ đầu tư của hai nước 1 Tác động của FDI đến kinh tế 2 nước Với nước đầu tư là Malaysia, việc đầu tư ra nước ngoài vừa phù hợp với chính sách đầu tư phát triển của Malaysia, vừa tận dụng được cơ hội phát triển, khai thác thị trường tiềm năng cũng như tận dụng lợi thế so sánh ở nước tiếp nhận đầu tư, mang lại nguồn lợi lớn cho nước này Đầu tư ra nước ngoài cũng là tất yếu trong bối cảnh nền kinh tế trong nước bão hòa, cần đa dạng hóa thị trường, nâng cao sức cạnh tranh Có thể thấy hoạt động đầu tư ra nước ngoài tác động thuận chiều đến nền kinh tế của Malaysia Với nước nhận được nguồn đầu tư nước ngoài FDI, nền kinh tế được cải thiện rõ rệt.FDI là nguồn vốn quan trọng, bổ sung cho vốn đầu tư phát triển Nguồn vốn FDI có đóng góp tích cực và ngày càng lớn vào duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định nền kinh tế.FDI làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng nguồn thu ngân sách.FDI góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng CNH, HĐH.FDI đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực, nâng cao sức mua trong nước FDI làm nâng cao trình độ công nghệ, tạo lập phương thức kinh doanh mới, góp phần làm cho nền kinh tế nước ta chuyển biến tích cực Hiện tại, đối với Malaysia, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN về xuất khẩu và nhập khẩu Trong khi đó, Malaysia đứng hàng thứ 3 trong khu vực về giá trị giao dịch thương mại với Việt Nam Trong lĩnh vực đầu tư, tính đến hết năm 2012, Malaysia đứng thứ 8 trong tổng số 92 nước và đứng thứ 2 trong các nước Đông Nam Á có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với tổng số 428 dự án, tổng số vốn đăng ký trên 10,1 tỷ USD Tổng kim ngạch hai chiều trong giai đoạn 20092012 đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 24% với giá trị tăng gần gấp đôi từ 4,1 tỷ USD năm 2009 lên 7,9 tỷ USD năm 2012 Tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều giữa Việt Nam – Malaysia năm 2012 đạt 7,9 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2011 Năm 2012, xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia đạt xấp xỉ 4,5 tỷ USD, tăng 56%, nhập khẩu của Việt Nam từ Malaysia đạt 3,4 tỷ, giảm 13% Năm 2012 đánh dấu kết quả quan trọng trọng khi Việt Nam lần đầu tiên sau 10 năm đã xuất siêu sang Malaysia với giá trị gần 1,1 tỷ USD.Một trong những động lực thúc đẩy là quan hệ đầu tư đã tạo nên biến chuyển tích cực cho cả 2 nền kinh tế 2 Giải pháp thúc đấy mối quan hệ đầu tư • Việt Nam cần giải quyết tốt vấn đề điện năng, sớm hoàn thành mạng đường cao tốc, cảng biển và các chính sách cụ thể liên quan tới thu hút vốn đầu tư nước ngoài • Việt Nam cũng cần thể hiện rằng phát triển hạ tầng đồng bộ sẽ giúp đẩy mạnh phát triển công nghiệp và phát triển công nghiệp liên quan trực tiếp tới gia tăng xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại • Việt Nam cần giữ ổn định của tỷ giá, lãi suất, cán cân thương mại, giá cả, tiền lương Đây là các yếu tố tác động trực tiếp tới việc lựa chọn địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài • Về xây dựng chính sách, tiếp tục rà soát, nghiên cứu và đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật một cách đồng bộ, rõ ràng nhằm một bước hoàn thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam theo hướng một mặt tạo thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng mặt khác phải đảm bảo công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này • Nghiên cứu chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút và sử dụng FDI, theo đó chính sách ưu đãi sẽ phải đi đôi với lĩnh vực, ngành nghề, tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể • Về công tác xúc tiến đầu tư, nghiên cứu đổi mới căn bản phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm vào các đối tác tiềm năng, đảm bảo tính thống nhất, liên vùng, liên ngành và mang tính chuyên đề • Về công tác quản lý sau cấp phép, cần tiếp tục tăng cường không chỉ ở các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư ở địa phương, mà cả sự tham gia của các bộ, ngành, liên ngành theo các chuyên đề Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động đầu tư để thúc đẩy giải ngân • Về công tác đối thoại chính sách, tiếp tục củng cố, tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác này, không chỉ thông qua các cuộc đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, mà còn với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, với các bộ, ngành ngành liên quan nhằm xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cũng như đưa ra các hướng giải quyết của các cơ quan quản lý nhà nước ... cho đất nước họ hấp dẫn nhà đầu tư nước Khi quốc gia nhận đầu tư từ nước ngoài, đầu tư nước ngồi vào bên Khi nhà đầu tư nước đầu tư nước ngồi, gọi đầu tư nước ngồi nước Mỗi đầu tư nước vào bên... thu nhập tư? ?ng lai => Đầu tư việc sử dụng vốn vào hoạt động định nhằm thu lợi nhuận lợi ích kinh tế - xã hội Đầu tư nước chia làm loại Đầu tư trực tiếp Đầu tư gián tiếp Đầu tư trực tiếp nước (tiếng... tiếp gia tăng đầu tư vào thị trường Việt Nam kể từ năm 2008 Malaysia nước đứng thứ nước có nguồn vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam Theo số liệu Cục Đầu tư nước (Bộ Kế hoạch Đầu tư) , tính đến

Ngày đăng: 27/02/2014, 17:49

Hình ảnh liên quan

· Tình hình đầu tư của Malaysia vào Việt Nam - Tình hình đầu tư ra nước ngoài của malaysia và thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của malaysia tại việt nam

nh.

hình đầu tư của Malaysia vào Việt Nam Xem tại trang 8 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan