quan hệ thương mại việt trung thực trạng và những vấn đề đặt ra

40 1.5K 9
quan hệ thương mại việt   trung thực trạng và những vấn đề đặt ra

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

quan hệ thương mại việt trung thực trạng và những vấn đề đặt ra

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI KINH TẾ QUỐC TẾ BỘ MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ    BÀI TẬP NHÓM Đề tài : Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Thực trạng những vấn đề đặt ra Giảng viên hướng dẫn : Lớp Nhóm thực hiện : : Hà Nội, tháng 11/ 2013 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU Kể từ khi Việt Nam Trung Quốc bình thường hóa quan hệ đến nay, nhiều văn bản, hiệp định đã được ký kết giữa hai nước, đã tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển đạt được một số thành tựu quan trọng. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước ngày càng gia tăng. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, hiện nay Trung Quốc đang trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Việc tham gia vào kinh tế toàn cầu hóa khu vực đã mở ra cho hai nước nhiều cơ hội, cụ thể là hệ thống pháp luật chính sách thương mại ngày càng minh bạch, thị trường xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng, hàng rào thuế quan đang dần được dỡ bỏ giữa hai nước, cơ sở hạ tầng thương mại cũng đang được hai nước quan tâm phát triển Tuy nhiên, hội nhập quốc tế cũng đưa lại những thách thức, đó là cạnh tranh hàng hóa Việt Nam với hàng hóa của các nước trong khu vực hàng hóa Trung Quốc ngày càng diễn ra gay gắt. Bên cạnh đó, quan hệ thương mại giữa hai nước còn nhiều vấn đề phải tiếp tục giải quyết như: Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc còn quá lớn, tình trạng buôn lậu gian lân thương mại có dấu hiệu gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam còn thụ động, phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Đề tài “Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Thực trạng những vấn đề đặt ra”góp phần tìm hiểu thực trạng mối quan hệ thương mại Việt Nam Trung Quốc từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC 1.1.Cơ sở của mối quan hệ thương mại Việt Nam Trung Quốc Việt Nam Trung Quốc là hai nước láng giềng, có hoàn cảnh địa lý gần gũi, có truyền thống văn hóa tương đồng, gắn bó với nhau. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam Trung Quốc chia sẻ nhiều giá trị chung của nền văn hóa phương Đông. Việt Nam tiếp thu nhiều giá trị về văn hóa tôn giáo Trung hoa cổ đại. Nhân dân Việt Nam Trung Quốc có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, truyền thống, đã trải qua thử thách của thời gian những thành tích đạt được trong những năm qua tạo tiền đề tốt đẹp cho sự phát triển hơn nữa mối quan hệ Việt – Trung. 1.1.1.Vị trí địa lý Trung Quốc nằm ở trung tâm Đông Á, có đường biên giới với 14 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm: Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afganistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanmar, Lào Việt Nam nên rất thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động buôn bán qua biên giới với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.Phía Đông Đông Nam Trung Quốc tiếp giáp biển Thái Bình Dương với đường bờ biển dài 14.500 km. Trung Quốc là nước lớn thứ tư thế giới với tổng diện tích là 9,6 triệu km2, sau Nga, Canada Hoa Kỳ. Đây cũng là nước đông dân nhất thế giới với dân số là 1,3 tỷ người, vì thế sức mua rất đa dạng, từ hàng chất lượng trung bình đến hàng chất lượng cao cấp, điều này rất thuận lợi cho việc hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường này. Đặc biệt Việt Nam nằm ở điểm trung gian nối Trung Quốc với ASEAN trên các tuyến đường xuyên Á, hành lang Đông Tây, cũng như trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Với điều kiện vị trí địa lý nêu trên, Việt Nam Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mua bán, trao đổi hàng hóa phát triển các hoạt động hợp tác về kinh tế - xã hội khác. 1.1.2 Văn hóa Việt Nam – Trung Quốc có nét tương đồng về văn hóa, có phong tục tập quán Á Đông tương đối giống nhau. Có thể nói, sự tương đồng về văn hóa sự gần gũi về phong tục tập quán nảy sinh từ nền văn minh lúa nước là nhân tố hết sức quan trọng tạo nên truyền thống láng giềng hòa mục, hữu hảo, gần gũi dễ thông cảm lẫn nhau trong giao lưu, quan hệ giữa nhân dân hai nước ViệtTrung từ bao đời nay. 1.1.3. Thể chế chính trị Việt Nam Trung Quốc có thể chế chính trị giống nhau, đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, trung thành với Chủ nghĩa Mác – Leenin, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Hai nước đều kiên trì xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân và chế độ Xã hội Chủ nghĩa. 1.1.4. Kinh tế Hai nước ViệtTrung đều có tiềm năng to lớn trong nhiều lĩnh vực hợp tác kinh tế, mậu dịch đầu tư vì lợi ích riêng của mỗi bên. Hai nước đã có chung đường biên giới trên bộ, trên biển là điều kiện thuận lợi cho hai bên thông thương mậu dịch, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Trung Quốc là thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng, có sức tiêu thụ lớn. Việt Nam là quốc gia thuộc hàng trung bình trên thế giới, hơn 86 triệu dân, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguyên liệu sản xuất dồi dào. Đó là những yếu tố bổ sung, hỗ trợ cho nhau vì chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước và tiến trình tham gia hợp tác, hội nhập kinh tế khu vực, toàn cầu. Trong bối cảnh chung của tình hình quốc tế khu vực nêu trên, tình hình riêng của Việt Nam và Trung Quốc cũng có những thau đổi theo chiều hướng thuận lợi. Trong quan hệ đối ngoại, Đảng nhà nước ta đặc biệt coi trọng mối quan hệ với các nước láng giềng, Việt Nam sẵn sàng đàm phán để giải quyết những vấn đề thuộc về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Về phía Trung Quốc, cũng từng bước thực hiện bình thường hóa quan hệ và thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng.Trong quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc cũng thể hiện những thiện chí của mình đối với việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Hai bên nhất trí thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật văn hóa theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. 1.2. Quá trình phát triển quan hệ thương mại Việt - Trung 1.2.1. Giai đoạn từ 1991- 2000 Sau khi bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, nhiều văn bản hiệp đinh liên quan đến thương mại được ký kết giữa hai nước nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Năm 1995 Việt Nam chính thức trở thành hội viên của ASEAN, thông qua cầu nối giữa Trung Quốc với ASEAN, Việt Nam Trung Quốc còn phát triển theo nhiều loại hình kinh doanh. Bên cạnh việc thúc đẩy hợp tác song phương, Chính phủ hai nước cũng chú trọng đến hợp tác đa phương. Về phía Việt Nam, tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ Việt Nam cho phép Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng được áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực kinh tế cửa khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng ban hành nghị định 57/1998/NĐ-CP về việc quy định chi tiết Luật thương mại, sửa đổi luật khuyến khích đầu tư trong nước, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng tạm nhập tái xuất, bãi bỏ thuế tiểu ngạch, đơn giản hóa thủ tục gia công, áp dụng thuế VAT, Những chính sách ưu đãi trên đã khuyến khích một số ngành sản xuất trong nước phát triển, góp phần làm thay đổi dần cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Về phía Trung Quốc, để chiếm lĩnh thị trường các nước có chung đường biên giới trên bộ bằng hàng hóa giá rẻ thu hút các loại nguyên nhiên liệu phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất, Trung Quốc đã ban hành chính sách ưu đãi biên mậu, thuế VAT, hoàn thuế VAT cho hàng hóa xuất qua biên mậu. Đồng thời thành lập hệ thống các cơ quan quản lý biên mậu từ Trung ương đến địa phương và phân cấp mạnh quản lý cho địa phương. Những chính sách này đã giúp cho Trung Quốc rất thành công trong việc phát triển quan hệ thương mại với các nước có chung đường biên giới, luôn ở thế chủ động trong quan hệ trao đổi hàng hóa với các nước. Ngoài ra chính phủ hai nước đã ký Hiệp định về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới, Hiệp định về biên giới trên bộ, tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hóa qua biên giới giữa hai nước diễn ra thuận lợi. 1.2.2. Giai đoạn 2001 – 2006 Năm 2001 Trung Quốc chính thức gia nhập WTO, Trung Quốc đã dành cho các nước đang phát triển được hưởng quy chế tối huệ quốc, trong đó có Việt Nam. Tạo cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa thị trường Trung Quốc.Bên cạnh đó hệ thống chính sách của Trung Quốc cũng phải điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của WTO. Đặc biệt là hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn đối với hàng nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc yêu cầu ở mức cao hơn trước đây. Một số chính sách ưu đãi đối với biên mậu cũng được chính phủ Trung Quốc loại bỏ dần.Điều này đã gây tổn hại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngày 14/11/2002, Trung Quốc ASEAN đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện, tạo tiền đề thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) vào năm 2010 đối với các nước ASEAN. Hiệp định này mở ra cho Việt Nam Trung Quốc một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tháng 5/2004, chính phủ hai nước chủ trương xây dựng “hai hành lang một vành đai kinh tế”, đây được coi là chương trình hợp tác trung dài hạn giữa hai nước nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. 1.2.3. Giai đoạn từ 2007 – nay Ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, điều này khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Như vậy, Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của WTO, hệ thống hành lang pháp lý khá hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước.Tháng 5-2008, hai bên nhất trí phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam; kim ngạch thương mại hai chiều năm 2012 đạt hơn 40 tỷ USD, tăng 15,35% so năm 2011. Hai bên có nhiều tiềm năng để nâng mức trao đổi thương mại song phương trong thời gian tới. Bước sang thế kỷ 21, công cuộc đổi mới cải cách ở cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đang đứng trước những cơ hội thách thức mới. Vì vậy việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện giữa hai nước theo phương châm mười sáu chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” không những đáp ứng nguyện vọng lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước mà còn phù hợp với xu thế hòa bình phát triển khu vực cũng như thế giới. 1.3. Vai trò của quan hệ thương mại ViệtTrung với nền kinh tế Việt Nam Thời buổi hiện nay là thời buổi nền kinh tế mở cửa, cho nên xuất nhập khẩu là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng.Mà trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.Bởi vậy quan hệ thương mại ViệtTrung đối với nền kinh tế Việt Nam nắm vai trò quan trọng hàng đầu. Nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc của Việt Nam bắt đầu gia tăng mạnh từ năm 2000. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, vượt qua cả Nhật Bản Hàn Quốc. Tỷ trọng nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ năm 2000 đến nay liên tục gia tăng (năm 2000 - 2005 - 2010 - 2012 các tỷ lệ tương ứng là 8,9 - 16,0 - 23,8 - 25,3%), lớn hơn bất kỳ một nước hay khu vực nào khác. Năm 2004, Trung Quốc lần đầu tiên chính thức trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.Việt Nam trở thành bạn hàng lớn thứ 5 của Trung Quốc trong khối các nước ASEAN. Năm 2012, nước ta nhập siêu từ Trung Quốc trên 16,4 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch nhập khẩu cả nước xấp xỉ 63,45 tỷ USD, trong đó nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc gần 17 tỷ USD (chiếm 26,8%). Mặt khác, Trung Quốc hiện đang là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, với nhiều mặt hàng như gạo, sắn lát, cao su thiên nhiên, các loại rau hoa quả, hạt điều thủy, hải sản Ngoài than đá, giày dép, khoáng sản (quặng sắt, đồng, titan ), sản phẩm nhựa, hiện nay, Trung Quốc đang là bạn hàng nhập khẩu số một về gạo, cao su, hạt điều, là nước nhập khẩu thuỷ sản thứ 3 nhập khẩu trên 56% giá trị rau quả tươi xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, một số mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam cũng bắt đầu thâm nhập từng bước mở rộng thị phần trên thị trường Trung Quốc như hàng dệt may, linh kiện điện tử, Trong những năm gần đây, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu sang thị trường Trung quốc đã không ngừng được mở rộng cả về quy mô chủng loại. Từ đó, có thể thấy Trung Quốc là bạn hàng không thể thiếu được của Việt Nam, cả về nguồn hàng cũng như thị trường tiêu thụ. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆTNAM - TRUNG QUỐC 2.1. Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc 2.1.1. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc 2.1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại Trung – Việt được khôi phục phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại giữa hai nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD năm 2009, tăng gấp gần 700 lần. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. a. Giai đoạn 1991 – 2000 Giai đoạn từ 1991 – 2000 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc không ngừng tăng lên, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nước nhà. Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1991 – 2000 Đơn vị: Triệu USD Năm 199 1 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 XK sang TQ 19,3 95,6 0 135,8 0 295,7 0 361, 9 340, 2 474, 1 478,9 0 858,9 0 1536,4 Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2000, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1536 triệu USD, tăng 79 lần so với năm 1991 là 19,3 triệu USD. Tính trung bình tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1991 – 2000 là khoảng 20%/năm. Tốc độ phát triển này khá cao so [...]... hàng nêu trên của Trung Quốc còn tiếp tục tăng 2.2 Một số vấn đề đặt ra trong quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam Trung Quốc trong giai đoạn tới Vấn đề thứ nhất, Trung Quốc là một nước lớn, đang phát triển rất nhanh có sức thu hút toàn cầu Sự phát triển của Trung Quốc là cơ hội phát triển cho Việt Nam Việt Nam phải cải cách, phát triển nhanh mới tận dụng được cơ hội này Trung Quốc phát triển... (nóng) cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường Việt Nam Mở cửa biên giới, tự do hoá thương mại theo các Hiệp định quốc tế khu vực kéo theo việc di nhập các sản phẩm, hàng hoá không thân thiện với môi trường sức khoẻ con người vào nước ta Trong quan hệ với Trung Quốc, ta cũng cần tính đến vấn đề tranh chấp thương mại Với quy mô thương mại hiện nay, các tranh chấp thương mại sẽ gia tăng, đặc biệt là các biện... WTO) để hạn chế hàng nhập khẩu vào nước ta gây mất ổn định thị trường thiệt hại cho Việt Nam CHƯƠNG 3.ĐỊNH HƯỚNG NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- TRUNG QUỐC 3.1 Định hướng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc tới 2020 3.1.1 Định hướng xuất khẩu Thứ nhất, tận dụng cơ hội từ sự tăng trưởng của Trung Quốc, sự thiếu hụt về nguyên liệu một số hàng hoá khác như... khẩu 3.2 Các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Quốc Với thực trạng các hạn chế nguyên nhân của sự tồn tại đã nêu ở trên, nhóm đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam- Trung Quốc như sau: Một là,tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hợp tác thương mại với Trung Quốc: soát lại những hiệp định đã ký kết giữa hai bên để những điều chỉnh phù hợp với các... Việc nâng quan hệ hai nước trở thành mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, việc thành lập đi vào hoạt động của Ban chỉ đạo quan hệ song phương giữa Chính phủ hai nước đã góp phần hết sức quan trọng trong việc giải quyết kịp thời các vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển toàn diện quan hệ song phương, nhất là đưa quan hệ hợp tác kinh tế thương mại lên tầm cao mới Bên cạnh đó, các bộ,... Không vì lợi ích ngắn hạn tại Trung Quốc mà bỏ mất cơ hội ở các thị trường khác Phải xây dựng chiến lược đối tác thương mại lâu dài linh hoạt Việt Nam luôn phải quán triệt tinh thần thị trường Trung Quốc là một bộ phận của thị trường thế giới Do đó phát triển quan hệ thương mại với Trung Quốc phải tính đến quan hệ với các thị trường khác Vấn đề này ta chưa quan tâm đúng mức Thực tế là, hoạt động nghiên... các mối quan hệ kinh tế đa phương song phương, cần xây dựng chiến lược đối tác thương mại trên cơ sở những phân tích dự báo chiến lược đúng đắn Không quá tập trung vào một thị trường, phải có quan điểm chiến lược dài hạn Vấn đề thứ sáu, trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam cần tính đến lợi ích tổng thể để có sự phối hợp hành động Chạy theo lợi ích ngắn hạn, cục bộ sẽ bị thiệt thòi với Trung Quốc,... Việt Nam khác với Trung Quốc chứ không phải làm thế nào để Việt Nam có thể cạnh tranh với Trung Quốc Khai thác những ưu thế của Việt Nam với tư cách là một nước nhỏ linh hoạt Nhiều nước vùng lãnh thổ nhỏ bên cạnh Trung Quốc đã thành công khi làm khác với Trung Quốc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan Vấn đề thứ năm, hợp tác với Trung Quốc cần tính đến lợi ích thương mại với các đối tác... từng bước đi vào hoạt động b Nguyên nhân Sở dĩ quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước có bước phát triển mạnh mẽ sâu rộng trong thời gian vừa qua là do mối quan hệ chính trị giữa hai nước đang ngày càng phát triển tốt đẹp Các chuyến thăm thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy quan hệ toàn diện giữa hai bên không ngừng nâng cao Việc nâng quan hệ. .. có năng lực cạnh tranh vượt trội so với Việt Nam, vì vậy cần coi Trung Quốc là một thị trường hơn là đối thủ cạnh tranh, từ đó tranh thủ sự phát triển đặc thù thị trường để hợp tác kinh tế thương mại Những lợi thế của Việt Nam về địa kinh tế chính trị cần được tận dụng triệt để Hợptác thay cho cạnh tranh, đối đầu, phòng thủ Trong ngắn hạn ,Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với Trung Quốc ở nhiều . (%) 20 01 3047.3 3.0 1417.4 -7 .7 1 629 .9 14.5 -2 1 2.5 20 02 3754.1 23 .2 1595.3 12. 6 21 58.8 32. 4 -5 63.5 20 03 5003.1 33.3 1883.1 18.0 3 120 .0 44.5 - 123 6.9 20 04. nghiệp Việt Nam còn thụ động, phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Đề tài Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Thực trạng và những vấn đề đặt ra góp

Ngày đăng: 26/02/2014, 23:43

Hình ảnh liên quan

2.1. Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc - quan hệ thương mại việt   trung thực trạng và những vấn đề đặt ra

2.1..

Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2012 - quan hệ thương mại việt   trung thực trạng và những vấn đề đặt ra

Bảng 2.3.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2012 Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 2.6: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2006 - quan hệ thương mại việt   trung thực trạng và những vấn đề đặt ra

Bảng 2.6.

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2006 Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 1991 – 2012 - quan hệ thương mại việt   trung thực trạng và những vấn đề đặt ra

Bảng 2.8.

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 1991 – 2012 Xem tại trang 19 của tài liệu.
Thứ năm, điểm tăng trưởng mới trong quan hệ thương mại hai nước đã hình thành và ngày càng phát huy tác dụng quan trọng - quan hệ thương mại việt   trung thực trạng và những vấn đề đặt ra

h.

ứ năm, điểm tăng trưởng mới trong quan hệ thương mại hai nước đã hình thành và ngày càng phát huy tác dụng quan trọng Xem tại trang 20 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC

    • 1.1.Cơ sở của mối quan hệ thương mại Việt Nam Trung Quốc

      • 1.1.1.Vị trí địa lý

      • 1.1.2 Văn hóa

      • 1.1.3. Thể chế chính trị

      • 1.1.4. Kinh tế

      • 1.2. Quá trình phát triển quan hệ thương mại Việt - Trung

        • 1.2.1. Giai đoạn từ 1991- 2000

        • 1.2.2. Giai đoạn 2001 – 2006

        • 1.2.3. Giai đoạn từ 2007 – nay

        • 1.3. Vai trò của quan hệ thương mại Việt – Trung với nền kinh tế Việt Nam

        • Chương 2: ThỰc trẠng quan hỆ thương mẠi ViỆtNAM - Trung QUỐC

          • 2.1. Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc

            • 2.1.1. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc

            • 2.1.2. Thực trạng nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam

            • 2.1.3. Đánh giá mối quan hệ thương mại Việt – Trung

            • 2.2. Một số vấn đề đặt ra trong quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn tới

            • Chương 3.ĐỊnh hưỚng và nhỮng giẢi pháp thúc đẨy quan hỆ thương mẠi ViỆt Nam- Trung QuỐc.

              • 3.1. Định hướng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc tới 2020

                • 3.1.1. Định hướng xuất khẩu

                • 3.1.2. Định hướng nhập khẩu

                • 3.1.3. Định hướng về xử lý nhập siêu

                • 3.1.4. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng thương mại

                • 3.2. Các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

                • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan