Tài liệu BIẾM HỌA MỸ THUẬT, MỘT CHUYÊN NGÀNH RIÊNG, TẠI SAO KHÔNG? pptx

6 445 1
Tài liệu BIẾM HỌA MỸ THUẬT, MỘT CHUYÊN NGÀNH RIÊNG, TẠI SAO KHÔNG? pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BIẾM HỌA MỸ THUẬT, MỘT CHUYÊN NGÀNH RIÊNG, TẠI SAO KHÔNG? Để sáng tác biếm họa, họabiếm phải có cái nhìn sắc sảo, tỉnh táo với các hiện tượng xã hội, cập nhật với đời sống xã hội. Dù vui vẻ hay châm chích thì biếm họa luôn tìm vào góc khuất của con người, cá nhân hoặc tập thể, những mục đích, hoặc một cơ chế xã hội, những chính sách đã được mặc định thành văn bản, những qui định, những qui tắc xã hội mòn mỏi trong quá trình vận hành, bộc lộ những bất cập, những ứng xử tùy tiện, thói lợi dụng,vô cảm, hoặc quá cứng nhắc Tùy từng mức độ ảnh hưởng đến xã hội, người họabiếm đọc được ra bằng nét vẽ để phê phán, lên án, bình phẩm hoặc bóc mẽ chúng ra bằng vẻ hài hước để mọi người cùng suy ngẫm và hành động. Nên tính chiến đấu của biếm rất cao, trực diện khoét rất sâu vào những thủ phạm đã gây hại cho xã hội. Rõ ràng biếm họa luôn gắn chặt với xã hội, tác động mạnh đến xã hội, góp phần cải tạo cuộc sống. Có lúc biếm họa cũng bộc lộ vai trò chính luận, sắc sảo mạnh mẽ như những bình luận chính trị. Bởi vậy ở nhiều nước trên thế giới, ngoài những tờ báo biếm họa chuyên ngành, nhiều báo chữ đã thường xuyên để hẳn trang một đăng tranh biếm về vấn đề thời sự bức xúc nhất. Vì biếm họa được coi là vũ khí linh hoạt sắc bén, tiếp cận nhanh với tất cả mọi người. Họa sĩ biếm ở ta từ lâu đã hình thành một đội ngũ có vai trò phản biện xã hội khá mạnh mẽ. Từ lâu những tên tuổi nối dài đội ngũ như Phan Kế An (Phan Kích), Mai Văn Hiến, Nguyễn Nghiêm, Đặng Nhân, Lý Trực Dũng, Dzuy Minh, Phạm Tấn Phú, Nguyễn Bích, Chóe, DZím, Đốp, ớt, Đan, Võ An Lai, Ngô Đình Chương, Trần Quyết Thắng, Trịnh Lập, Văn Nhân, Văn Thanh,Tín Nhượng, Phạm Trung Miên, Cò Lả, Dad, Sa tế và khá nhiều họa sĩ ở phía Nam và ở các địa phương không thể kể ra hết được. Trong số đó, có người chuyên, người không chuyên, có một số là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, có người không, nhưng họ đều hăng hái vẽ tranh biếm. Đó là sự tích cực của những cá thể nặng lòng với cuộc sống hơn là sự chăm sóc của hệ thống thông tin xã hội. Họ thực sự là những cảnh sát văn hóa tự nguyện. Có lẽ do nguyên nhân về tính chuyên nghiệp chưa cao và những rào cản xã hội mà biếm họa của ta chưa phát triển được mạnh mẽ. Có thể nói tranh biếm của ta có một số na ná như truyện phim truyền hình, những cảnh chống tiêu cực, tham nhũng cũng chỉ được biếm ở chừng mức nào đấy thôi, còn lại là những vùng cấm dù họa sĩ không sợ thì Tổng biên tập nhiều tờ báo không dám vượt qua. Trên một số mặt báo hiện nay, có nhiều tranh biếm thuộc loại minh họa cho các ý hài, mà chưa thực sự sử dụng ngôn ngữ khái quát mạnh mẽ của thể loại này. Biếm họa mà chua chú loằng ngoằng như lời thoại của phim truyền hình nhiều tập của ta, xem biếm không cười được và không phải nghĩ ngợi thì chưa gọi là tranh biếm. Những biếm họa nổi tiếng thế giới thường không lời mà thâm thúy đến đau buốt, ngấm sâu đến vùng cao hoang* trong cơ thể người. Những tranh như thế có sức sống bền lâu xuyên thế kỉ, có sức mạnh của bom tấn bom tạ. Thế giới có những họabiếm lừng danh, tên tuổi của họ là niềm kiêu hãnh quốc gia. Thế gới đã từng có những xung đột xuyên quốc gia chỉ vì một bức tranh biếm. Chúng ta đang hiếm những bức tranh như vậy. Hiện nay có nhiều tờ báo đã trân trọng để mục tranh biếm thường xuyên như Lao động, Tuổi trẻ Nhưng phần nhiều thì tranh biếm chưa thực sự được coi trọng. Với nhiều tờ báo, biếm vẫn chỉ như rau dưa thêm thắt trong bữa ăn. Còn tranh biếm chính trị trong nước hoặc chính trị quốc tế gần như vắng bóng. Điều này nói lên gì? Phải chăng xã hội ta không thích tranh biếm? Trong thực tế, tranh biếm luôn là thứ nhạy cảm với xã hội, những tranh biếm thực sự đúng nghĩa, sự tác động của nó luôn quá mạnh. Tranh biếm luôn là những viên thuốc đắng mà những lương y biếm chưng chế ra rất khó nuốt, nhất là với những thế lực mờ ám. Với chúng, đó là những viên thuốc cực độc không gây tử vong tức thời thì cũng làm cho chúng ốm nặng. Vậy nên tranh biếm không phải xã hội nào cũng dùng được. Một xã hội lành mạnh, người ta không sợ tranh biếm, mà coi nó như những liều thuốc dự phòng hữu ích. Một xã hội còn nhiều yếu kém thì chỉ dám dùng tranh biếm trong chừng mực chịu đựng được, mà đôi khi còn lợi dụng biếm để làm bình phong ẩn mình. Như vậy tranh biếm khó có đất phát triển, và tất nhiên là khó có tác giả đỉnh cao. Rõ ràng tranh biếm có vị thế khá đặc biệt. ở Hội Mỹ thuật Việt Nam, từ khi được thành lập 1957, họa sĩ vẽ tranh biếm đã được xếp vào chuyên ngành đồ họa. Số hội viên chuyên về biếm họa đã ít, vai trò lại khá mờ nhạt, thậm chí lép vế. Trong khi các chuyên ngành lí luận, hội họa, đồ họa được đầu tư nghiên cứu, sáng tác, mở trại thì các họabiếm hầu như bị lãng quên. Rơi vào tình cảnh đi sớm về trưa mặc lòng, họ phải lặng lẽ chơi lẻ với các báo. Trong hai ba cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, họabiếm có đóng góp rất lớn, nhưng lại chưa thấy ai được tôn vinh giải thưởng Nhà nước thì đủ thấy sự nhìn nhận về biếm còn rất mờ nhạt, nên đánh giá chưa đúng về vai trò của biếm họa, nếu không nói là coi thường. Từ những phân tích trên, thì ta thấy việc xếp biếm họa vào đồ họa chung chung là hoàn toàn khiên cưỡng. Bởi về tính đặc thù, các họabiếm có vai trò lớn ở lĩnh vực báo chí, hoạt động cập nhật như người làm báo. Nên, nằm trong Hội Mỹ thuật thì biếm họa phải được đặt ở vị trí một chuyên ngành. Bởi không thể đơn thuần coi biếm là đồ họa sách báo như, minh họa, thiết kế, hoặc tranh khắc độc lập Chỉ có như vậy, biếm họa mới tập hợp được lực lượng và phát huy tốt nhất vai trò phản biện xã hội, với tính chiến đấu không khoan nhượng đặc thù của loại hình này. . BIẾM HỌA MỸ THUẬT, MỘT CHUYÊN NGÀNH RIÊNG, TẠI SAO KHÔNG? Để sáng tác biếm họa, họa sĩ biếm phải có cái nhìn sắc sảo,. trí một chuyên ngành. Bởi không thể đơn thuần coi biếm là đồ họa sách báo như, minh họa, thiết kế, hoặc tranh khắc độc lập Chỉ có như vậy, biếm họa mới

Ngày đăng: 26/02/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan