Tài liệu HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ppt

16 354 0
Tài liệu HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

199 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Trần Viết Nguyên 1 , Nguyễn Văn Toàn 2 1 Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 2 Đại học Huế Tóm tắt. Trên cơ sở xem xét thực trạng doanh nghiệp, vốn đầu phát triển doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả đánh giá hiệu quả vốn đầu phát triển doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2010 như sau: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nông nghiệp và các ngành trong nông nghiệp rất thấp, thấp hơn nhiều mức bình quân chung các doanh nghiệp và lãi suất vay ngân hàng, thậm chí có một số năm bị âm, phản ánh các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, kinh doanh chưa hiệu quả, cần có biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chỉ số ICOR của các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế rất thấp, bị âm trong 2 năm 2009, 2010 (do giảm vốn mạnh), điều này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp cao, trong khi đó tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu doanh nghiệp nông nghiệp đạt thấp, hiệu quả đầu sản xuất kinh doanh thấp. Tỷ phần đóng góp của yếu tố vốn vào tăng trưởng của doanh nghiệp nông nghiệp đạt mức thấp ngoại trừ năm 2008, và âm một số năm, riêng ngành lâm nghiệp đạt mức cao, cho thấy các doanh nghiệp nông nghiệp thiếu vốn, mức đầu vốn hàng năm không ổn định. Tỷ phần đóng góp của yếu tố lao động doanh nghiệp nông nghiệp đạt mức thấp nhưng tỷ phần đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp của doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp và các ngành trong lĩnh vực này đạt mức rất cao, riêng của ngành lâm nghiệp đạt mức bình quân thấp và biến động lớn qua các năm. 1. Đặt vấn đề Doanh nghiệp là mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh tiên tiến của nhân loại, nó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thế giới, từng quốc gia và địa phương, cụ thể là đóng góp quan trọng vào gia tăng tổng sản phẩm xã hội, thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, tiên phong trong 200 tăng năng suất, đổi mới công nghệ, quản lý, xuất nhập khẩu hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hoá, tham gia các chương trình xoá đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách an sinh xã hội Để thực hiện sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần vốn đầu để thuê nhân công, mua sắm máy móc thiết bị, công xưởng xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Vốn đầu phát triển cùng với lao động, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên là những nhân tố giữ vai trò quan trọng hàng đầu đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp, do vậy việc huy động và sử dụng vốn đầu phát triển doanh nghiệp một cách hiệu quả có ý nghĩa quan trọng trong phát triển doanh nghiệp cũng như phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quốc gia. Để đánh giá hiệu quả vốn đầu phát triển của doanh nghiệp, có nhiều chỉ tiêu khác nhau, chẳng hạn như: ICOR, giá trị gia tăng làm ra từ một đơn vị tài sản cố định, lợi nhuận làm ra từ một đơn vị vốn cố định, lợi nhuận làm ra từ một đơn vị chi phí, tỷ phần đóng góp của vốn, lao động, năng suất tổng hợp vào gia tăng giá trị sản lượng, GDP hoặc một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu của các dự án như NPV (net present value), IRR (Internal return ratio)…trong phạm vi bài viết này chỉ trình bày một số chỉ tiêu như ICOR, tỷ phần đóng góp của vốn, lao động, năng suất tổng hợp vào giá trị gia tăng, tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. 2. Thực trạng doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế Năm 2010, các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế có 992 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, 1.200 tỷ đồng tổng nguồn vốn kinh doanh, sử dụng tài sản dài hạn giá trị là 880 tỷ đồng và đã tạo ra 495 tỷ đồng doanh thu, 33 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, đóng góp ngân sách nhà nước 11 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 2.496 lao động chiếm tỷ trọng 1,23% trên tổng số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh và 3,38% số lao động trong các doanh nghiệp của tỉnh (doanh nghiệp chung chiếm tỷ trọng 13,25% lao động trong nền kinh tế của tỉnh) với mức thu nhập bình quân 19 triệu đồng/người. 2.1. Một số chỉ tiêu hoạt động của doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 - Số lượng doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp tăng từ 18 doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng 1,67% số lượng doanh nghiệp của tỉnh) năm 2005 đến 174 doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng 5,74%) năm 2010. Số lượng và tỷ trọng doanh nghiệp ngành nông nghiệp tăng mạnh giai đoạn 2005-2010, tỷ trọng từ chiếm 11% năm 2005 lên 90% năm 2010, doanh nghiệp các ngành thủy sản và lâm nghiệp giảm mạnh về tỷ trọng số lượng (hình 1-Phụ lục). - Số lượng lao động trong các doanh nghiệp nông nghiệp từ 500 lao động (chiếm tỷ trọng 1,37% trong các doanh nghiệp) năm 2005 tăng nhanh lên 2.496 lao động (chiếm tỷ trọng 3,38% số lượng lao động trong các doanh nghiệp) năm 2010. 201 Giống như số lượng doanh nghiệp, số lao động doanh nghiệp ngành nông nghiệp tăng mạnh trong khi hai ngành còn lại ít hơn nhiều (hình 2-Phụ lục). - Doanh thu và tỷ trọng doanh thu của các doanh nghiệp nông nghiệp: Trong giai đoạn 2005-2010, các doanh nghiệp nông nghiệp tạo ra giá trị doanh thu 1.869 tỷ đồng chiếm 1,78% doanh thu của các doanh nghiệp. Trong lĩnh vực nông nghiệp, giá trị và tỷ trọng doanh thu doanh nghiệp ngành lâm nghiệp giảm mạnh từ năm 2009, doanh nghiệp ngành thủy sản giảm từ năm 2005-2009 sau đó tăng đột biến vào năm 2010 (hình 3-Phụ lục). - Tốc độ tăng doanh thu của các doanh nghiệp nông nghiệp bình quân giai đoạn 2006-2010 là 67% cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp chung. Doanh nghiệp từng ngành trong lĩnh vực nông nghiệp bình quân giai đoạn này tăng nhanh nhưng biến động mạnh qua các năm, có năm tăng quá cao, có năm sụt giảm so với năm trước (bảng 1- Phụ lục). - Doanh thu bình quân lao động doanh nghiệp nông nghiệp giai đoạn 2005-2010 là 214 triệu đồng/người/năm thấp hơn nhiều mức bình quân các doanh nghiệp (310 triệu đồng), trong đó các doanh nghiệp ngành nông nghiệp là 223 triệu đồng, doanh nghiệp lâm nghiệp là 388 triệu đồng, doanh nghiệp thủy sản là 122 triệu đồng. Tốc độ tăng doanh thu bình quân lao động giai đoạn 2006-2010 là 4,52%, trong đó doanh nghiệp ngành nông nghiệp tăng bình quân 7,03%, doanh nghiệp lâm nghiệp 43,01%, doanh nghiệp thủy sản 33,8% (bảng 2 - Phụ lục). - Các doanh nghiệp nông nghiệp tạo ra giá trị lợi nhuận trước thuế là 95 tỷ đồng giai đoạn 2005-2010, trong đó các doanh nghiệp ngành nông nghiệp tạo ra 60 tỷ đồng, các doanh nghiệp lâm nghiệp 32 tỷ đồng, doanh nghiệp thủy sản tạo ra 3 tỷ đồng (hình 4-Phụ lục). - Tổng thu nhập của người lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp giai đoạn 2005-2010 là 143 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp ngành nông nghiệp 81 tỷ đồng, các doanh nghiệp ngành lâm nghiệp 41 tỷ đồng, doanh nghiệp ngành thủy sản 22 tỷ đồng (hình 5-Phụ lục). - Bình quân một người lao động được trả 18 triệu đồng/năm giảm từ 21 triệu đồng năm 2005 xuống còn 13 triệu đồng năm 2008 sau đó tăng lên 19 triệu đồng năm 2010, trong khi của các doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ có chiều hướng tăng dần. Thu nhập bình quân hàng năm người lao động ngành nông nghiệp đạt thấp 17 triệu đồng giảm từ 22 triệu đồng năm 2005 xuống còn 14 triệu đồng năm 2010, doanh nghiệp ngành lâm nghiệp đạt mức khá 37 triệu đồng năm 2005 sau đó giảm đột ngột xuống còn 19 triệu đồng và tăng dần lên mức 38 triệu đồng năm 2010. Thu nhập bình quân người lao động ngành thủy sản bằng ngành nông nghiệp nhưng có xu hướng tăng 202 nhanh từ 6 triệu đồng 2005 lên 29 triệu đồng 2010. Tốc độ tăng thu nhập bình quân lao động giai đoạn 2006-2010 các doanh nghiệp nông nghiệp là 1,95% thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng bình quân của các doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, doanh nghiệp ngành nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 0,33%, doanh nghiệp lâm nghiệp tăng 5,9%, doanh nghiệp ngành thủy sản tăng 46,69% (bảng 3-Phụ lục). 2.2. Thực trạng vốn đầu phát triển doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế - Tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp nông nghiệp tăng từ 198 tỷ đồng cuối năm 2005 chiếm 2,64% nguồn vốn của các doanh nghiệp, lên 1.200 tỷ đồng đến cuối năm 2010 chiếm tỷ trọng 3,95% nguồn vốn của các doanh nghiệp (hình 6-Phụ lục). Trong lĩnh vực nông nghiệp, nguồn vốn của các doanh nghiệp ngành nông nghiệp tăng từ 126 tỷ đồng năm 2005 (chiếm 63,6%) lên 940 tỷ đồng năm 2010 (chiếm 78,4% của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này), doanh nghiệp lâm nghiệp từ 34 tỷ đồng năm 2005, tăng đột biến trong các năm 2008 (848 tỷ đồng), 2009 (854 tỷ đồng), sau đó giảm mạnh xuống còn 78 tỷ đồng trong năm 2010, doanh nghiệp thủy sản từ 38 tỷ đồng năm 2005, ít biến động đến năm 2009 và tăng mạnh lên 181 tỷ đồng năm 2010 (hình 6-Phụ lục). - Vốn bình quân lao động giai đoạn 2005-2010 là 521 triệu đồng, cao hơn nhiều so với vốn bình quân, đặc biệt vốn bình quân người lao động doanh nghiệp lâm nghiệp rất cao (1.141 tỷ đồng). Tốc độ tăng vốn bình quân lao động hàng năm giai đoạn này là 9,74% thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng chung của các doanh nghiệp, trong đó tốc độ tăng bình quân các doanh nghiệp lâm nghiệp là 177,92% (bảng 4-Phụ lục). - Tổng nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nông nghiệp tăng từ 130 tỷ đồng cuối năm 2005 chiếm 3,91% của các doanh nghiệp lên 992 tỷ đồng đến cuối năm 2010 (chiếm 7,22%), trong đó doanh nghiệp ngành nông nghiệp tăng từ 106 tỷ đồng năm 2005 (chiếm tỷ trọng 81,55% trong lĩnh vực nông nghiệp) lên 868 năm 2010 (chiếm 87,54%), doanh nghiệp lâm nghiệp từ 13 tỷ đồng năm 2005, tăng đột biến trong các năm 2008 (815 tỷ đồng), 2009 (849 tỷ đồng), sau đó giảm mạnh xuống còn 49 tỷ đồng trong năm 2010, doanh nghiệp thủy sản từ 11 tỷ đồng năm 2005, ít biến động đến năm 2009 và tăng mạnh lên 74 tỷ đồng năm 2010 (hình 7-Phụ lục). Tốc độ tăng nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp đạt bình quân hàng năm 95,61% giai đoạn 2006-2010, cao hơn nhiều doanh nghiệp chung (27,94%), trong đó doanh nghiệp ngành nông nghiệp là 55,66%, doanh nghiệp lâm nghiệp 321,16%, doanh nghiệp thủy sản 85,23%. Tuy nhiên, tốc độ tăng qua các năm của các doanh nghiệp nông nghiệp không ổn định, khi quá cao 534,78% (2008), khi giảm 40,08% năm 2010 (bảng 5-Phụ lục). 203 - Giá trị tài sản dài hạn của các doanh nghiệp nông nghiệp tăng từ 140 tỷ đồng cuối năm 2005 (chiếm 3,53% doanh nghiệp chung) lên 880 tỷ đồng đến cuối năm 2010 (chiếm 5,13%), trong đó doanh nghiệp ngành nông nghiệp tăng từ 89 tỷ đồng năm 2005 (chiếm tỷ trọng 63,58% trong lĩnh vực nông nghiệp) lên 740 năm 2010 (chiếm 84,08%), doanh nghiệp lâm nghiệp từ 22 tỷ đồng năm 2005, tăng đột biến trong các năm 2008 (537 tỷ đồng), 2009 (548 tỷ đồng), sau đó giảm mạnh xuống còn 38 tỷ đồng trong năm 2010, doanh nghiệp thủy sản ít biến động hơn từ 29 tỷ đồng 2005, ít biến động đến năm 2009 và tăng mạnh lên 102 tỷ đồng năm 2010 (hình 8-Phụ lục). Tốc độ tăng trưởng vốn cố định của các doanh nghiệp nông nghiệp bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 đạt mức 85,78%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng chung của các doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp ngành nông nghiệp là 63,64%, doanh nghiệp lâm nghiệp 281,97%, doanh nghiệp thủy sản 82,32%. Tuy nhiên, tốc độ tăng qua các năm của các doanh nghiệp nông nghiệp không ổn định, khi quá cao 385,05% (2008), khi giảm 30,52% năm 2010 (bảng 5-Phụ lục). - Vốn cố định bình quân lao động doanh nghiệp nông nghiệp giai đoạn 2005- 2010 là 367 triệu đồng/người/năm cao hơn gấp đôi bình quân chung của các doanh nghiệp, trong đó vốn cố định bình quân lao động của các doanh nghiệp ngành lâm nghiệp cao nhất (709 triệu đồng), cách biệt so với các ngành khác trong lĩnh vực nông nghiệp (bảng 6-Phụ lục). Tốc độ tăng vốn cố định bình quân lao động doanh nghiệp nông nghiệp hàng năm là 11,19%, trong đó của các doanh nghiệp ngành nông nghiệp 18,27%, doanh nghiệp lâm nghiệp 23,6%, doanh nghiệp thủy sản 17,14%. Tốc độ tăng giảm vốn cố định bình quân lao động của các doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp và các ngành trong lĩnh vực này không ổn định (bảng 6-Phụ lục). 3. Hiệu quả vốn đầu phát triển doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (trước thuế) của các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đạt ở mức thấp, thấp hơn mức bình quân chung của các doanh nghiệp (bảng 7). Bảng 7. Tỷ suất lợi nhuận trên vốnvốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2010 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn doanh nghiệp chung 5,52 6,58 6,02 4,26 6,43 4,89 Doanh nghiệp nông nghiệp -0,08 1,77 2,92 1,67 1,61 2,72 Ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan -0,78 1,14 2,07 3,30 2,37 2,14 204 Ngành lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 8,40 5,76 5,27 0,78 0,89 10,64 Khai thác nuôi trồng thủy sản -5,23 -1,12 1,88 2,14 -0,43 2,34 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 12,49 13,46 12,36 8,33 13,30 10,82 Doanh nghiệp nông nghiệp -0,13 2,61 3,93 1,81 1,71 3,29 Ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan -0,93 1,33 2,50 3,73 2,55 2,31 Ngành lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 21,55 12,15 9,11 0,81 0,92 16,94 Khai thác nuôi trồng thủy sản -18,65 -2,93 2,78 3,86 -0,96 5,71 (Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm 2006 – 2011 của Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế). Tỷ suất lợi nhuận (trước thuế) trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nông nghiệp đạt ở mức rất thấp, thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay của ngân hàng, sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và trích lập các quỹ, lợi nhuận được chia của chủ sở hữu vốn càng thấp nhiều hơn nữa (bảng 8). Điều này cho thấy các doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế còn nhiều khó khăn, hiệu quả sản xuất, kinh doanh còn thấp. Bảng 8. ICOR doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010 Đơn vị tính: Lần, giá thực tế Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 ICOR doanh nghiệp Thừa Thiên Huế 0,40 0,57 1,10 1,31 1,81 0,87 Doanh nghiệp nông nghiệp 2,38 0,83 1,23 2,61 -3,64 -11,19 Ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 3,79 0,70 0,79 1,45 -88,57 1,70 Ngành lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 0,89 0,63 -1,12 3,72 -0,05 8,85 Khai thác nuôi trồng thủy sản 3,17 -1,27 -3,74 -0,09 2,28 1,47 (Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm 2006 – 2011 của Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế). - ICOR của các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nhìn chung đạt thấp, thấp hơn nhiều ICOR chung (bảng 8), ICOR lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh và bình quân của cả nước, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu của các doanh nghiệp cao hơn mức bình quân chung. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do các doanh nghiệp không phải đầu các dự án lớn về hạ tầng, các dự án phục vụ công cộng khả năng thu hồi vốn chậm, thấp. - Tỷ phần đóng góp vốn đầu giai đoạn 2006-2010 của các doanh nghiệp nông 205 nghiệp đạt mức rất thấp ngoại trừ năm 2008, đặc biệt là của các doanh nghiệp ngành nông nghiệp và ngành thủy sản, riêng của ngành lâm nghiệp đạt mức cao (97,7%). Điều này cho thấy các doanh nghiệp lâm nghiệp được đầu nhiều vốn, các doanh nghiệp ngành nông nghiệp và thủy sản thiếu vốn, cần nhiều vốn hơn (bảng 10). Bảng 9. Tỷ phần đóng góp của các nhân tố vào tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 BQ06-10 Tỷ phần đóng góp của vốn doanh nghiệp chung 66,53 147,12 153,55 190,46 54,34 122,40 Doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp 45,25 -12,54 133,70 -212,33 -243,12 -57,81 Ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 43,91 13,43 54,89 -7.346,69 42,74 -1.438,34 Ngành lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 33,49 -75,55 372,27 -4,48 137,77 92,70 Khai thác nuôi trồng thủy sản -57,28 -71,29 18,95 57,67 41,65 -2,06 Tỷ phần đóng góp của lao động DN chung 1,02 4,18 4,70 6,27 2,89 3,81 Doanh nghiệp nông nghiệp 3,37 0,60 5,23 3,77 18,77 6,35 Ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 1,13 2,01 21,15 40,41 3,32 13,60 Ngành lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 9,10 4,09 0,11 2,09 3,64 3,81 Khai thác nuôi trồng thủy sản 20,69 0,00 3,21 -40,25 7,61 -1,75 Tỷ phần đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp 32,45 -51,30 -58,25 -96,72 42,77 -26,21 Doanh nghiệp nông nghiệp 51,38 111,94 -38,93 308,56 324,35 151,46 Ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 54,95 84,56 23,96 7.406,28 53,94 1.524,74 Ngành lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 57,40 171,45 -272,38 102,39 -41,41 3,49 Khai thác nuôi trồng thủy sản 136,59 171,29 77,84 82,58 50,74 103,81 Tỷ phần đóng góp của yếu tố lao động vào tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế thấp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành lâm 206 nghiệp và thủy sản. Điều này cần được xem xét điều chỉnh hợp lý vừa nâng cao trình độ tay nghề người lao động, vừa trả thu nhập thích đáng cho người lao động cũng đồng thời xem xét việc đầu vốn đúng mức theo nhu cầu cho các doanh nghiệp ngành nông nghiệp và thủy sản (bảng 9). Đóng góp yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 của các doanh nghiệp nông nghiệp rất lớn (ngoại trừ năm 2008 đạt ở mức thấp), đặc biệt là các doanh nghiệp ngành nông nghiệp và thủy sản rất cao, riêng doanh nghiệp ngành lâm nghiệp đạt mức bình quân qua các năm thấp, biến động rất lớn qua các năm (bảng 9). 4. Đánh giá chung - Số lượng doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp tăng nhanh nhưng chủ yếu của ngành nông nghiệp, ngành lâm nghiệp và thủy sản tăng chậm. Tốc độ tăng doanh thu doanh nghiệp nông nghiệp cao hơn gấp đôi doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ, tốc độ tăng của doanh nghiệp trong từng ngành đều cao nhưng không ổn định qua các năm, lợi nhuận trước thuế đạt thấp. Doanh thu bình quân lao động doanh nghiệp nông nghiệp thấp hơn bình quân chung doanh nghiệp, đặc biệt là ngành thủy sản, riêng doanh nghiệp ngành nông nghiệpdoanh thu bình quân lao động và mức tăng bình quân hàng năm đạt mức cao. - Cũng như số lượng doanh nghiệp, số lượng lao động trong các doanh nghiệp ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu và tăng mạnh trong khi hai ngành còn lại thu hút ít lao động, tuy nhiên trong năm 2010 lao động ngành thủy sản tăng nhanh. Thu nhập bình quân lao động doanh nghiệp nông nghiệp thấp và có xu hướng giảm, đặc biệt là ngành nông nghiệp, riêng ngành lâm nghiệp đạt mức khá, trong khi ngành thủy sản đạt thấp nhưng tăng nhanh qua các năm. Vốnvốn cố định bình quân lao động, vốn chủ sở hữu doanh nghiệp nông nghiệp cao hơn nhiều so với bình quân chung các doanh nghiệp nhưng có tốc độ tăng chậm hơn, riêng ngành lâm nghiệp có mức tăng bình quân hàng năm rất cao do năm 2008 tăng hơn 9 lần so với năm 2007. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nông nghiệp và các ngành trong nông nghiệp rất thấp, thấp hơn nhiều mức bình quân chung các doanh nghiệp và lãi suất vay ngân hàng, thậm chí có một số năm bị âm, phản ánh các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, kinh doanh chưa hiệu quả, cần có biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chỉ số ICOR của các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế rất thấp, bị âm trong 2 năm 2009, 2010 (do giảm vốn mạnh), điều này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp cao, trong khi đó tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu doanh nghiệp nông nghiệp đạt thấp, hiệu quả đầu sản xuất kinh doanh thấp. Tỷ phần đóng góp của yếu tố vốn vào tăng trưởng của doanh nghiệp nông nghiệp đạt mức thấp ngoại trừ năm 2008, và âm một số năm, riêng ngành lâm nghiệp đạt mức cao, cho thấy các doanh nghiệp nông nghiệp thiếu vốn, mức đầu vốn hàng 207 năm không ổn định. Tỷ phần đóng góp của yếu tố lao động doanh nghiệp nông nghiệp đạt mức thấp nhưng tỷ phần đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp của doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp và các ngành trong lĩnh vực này đạt mức rất cao, riêng của ngành lâm nghiệp đạt mức thấp và biến động lớn qua các năm. Trong thời gian đến, cần xem xét điều chỉnh chính sách đầu hợp lý vừa nâng cao trình độ tay nghề người lao động, vừa trả thu nhập thích đáng cho người lao động cũng đồng thời xem xét việc đầu vốn đúng mức theo nhu cầu./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. N. Gregory Mankiw, Macroeconomics, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nxb. Thống kê, 1999. 2. Nguyễn Bạch Nguyệt,Từ Quang Phương, Giáo trình kinh tế đầu tư, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2007. 3. Trần Viết Nguyên, Một số ý kiến về thực trạng và môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Xã hội miền Trung số 1 (9), (2010). 4. Kết quả điều tra doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế hàng năm 2005-2010 của Cục Thống kê Thừa Thiên Huế. 5. Niên giám thống kê các năm 2004, 2008, 2010 của Cục Thống kê Thừa Thiên Huế. THE EFFICIENCY OF INVESTMENT CAPITAL FOR DEVELOPMENT IN AGRICULTURE BUSINESS IN THUA THIEN HUE PROVINCE Tran Viet Nguyen 1 , Nguyen Van Toan 2 1 The department of people’s committee of Thua Thien Hue province 2 Hue University Abstract. Based on the review on agriculture business status and the amount of development investment capital in Thua Thien Hue province, the author offers some conclusions about and efficiency of the development investment capital in agribusiness in Thua Thien Hue province in the period 2005-2010: The rate of return on equity of enterprises in agriculture and the agricultural sector is very low, much lower than the average rate and business interest rates on bank loans, even negative in some years, which reflects the fact that the business is in difficult and inefficiency. There should be effective measures to improve the efficiency of business operations. ICOR of agricultural enterprises in Thua Thien Hue province is very low, negative in 2009, 2010 (due to the strong reduction in 208 capital), which reflects the fact that the efficiency of capital investment in the development of the agribusiness is high while the rate of return on equity of agricultural enterprises is low. This means that the efficiency in production and business investment is low. The percentage in the share of capital to the growth of agricultural enterprises remained low, even negative in some years except in 2008. The forestry sector reached a high level in the share of capital, indicating that agricultural enterprises were short of investment capital with unstable annual capital investment. The share of the labor factor from agricultural enterprises remained low but the contribution of total productivity factor of the agriculture businesses and other sectors in this area reached very high levels, except for the Forestry sector with a low average level and great fluctuation over the years. PHỤ LỤC BẢNG VÀ HÌNH (Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm 2006 – 2011 của Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế) Bảng 1. Tốc độ tăng doanh thu doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng doanh thu doanh nghiệp chung 33 29 31 18 28 Doanh nghiệp nông nghiệp 58 15 273 -21 11 Ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 60 56 246 -2 12 Ngành lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 86 -22 379 -43 -59 Khai thác nuôi trồng thủy sản -37 62 -18 13 904 Bảng 2. Giá trị và tốc độ tăng doanh thu bình quân lao động của doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 BQ 05-10 Doanh thu bình quân lao động (triệu đồng/người) 221 278 303 328 338 392 310 [...]... nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế 2005-2010 212 Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: % Hình 5 Giá trị và cơ cấu thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế 2005-2010 Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: % Hình 6.Giá trị và cơ cấu nguồn vốn các doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế 2005-2010 Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: % Hình 7 Giá trị và cơ cấu vốn chủ sở hữu của các doanh. .. tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2010 211 Đơn vị tính: Người Đơn vị tính: % Hình 2 Số lượng và cơ cấu lao động của các doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2010 Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: % Hình 3 Giá trị và cơ cấu doanh thu thuần của các doanh nghiệp nông nghiệp giai đoạn 2005-2010 Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: % Hình 4: Giá trị và cơ cấu lợi nhuận trước thuế doanh nghiệp. . .Doanh nghiệp nông nghiệp 167 213 242 244 218 198 214 Ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 191 276 372 154 166 177 223 Ngành lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 244 230 195 813 567 280 388 71 65 106 89 159 240 122 Tốc độ tăng doanh thu bình quân lao động (%) 25,44 8,99 8,33 Doanh nghiệp nông nghiệp 27,87 13,47 Ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ liên... Thừa Thiên Huế 2005-2010 Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: % Hình 7 Giá trị và cơ cấu vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2010 213 Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: % Hình 8 Giá trị và cơ cấu tài sản dài hạn của doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế 2005-2010 214 ... 27 30 22 Doanh nghiệp nông nghiệp 21 18 22 13 15 19 18 Ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 22 17 26 11 13 14 17 Ngành lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 37 19 22 23 27 38 28 6 16 12 15 23 29 17 Khai thác nuôi trồng thủy sản Tốc độ tăng thu nhập bình quân lao động 13,99 22,91 14,88 16,28 13,54 16,32 Doanh nghiệp nông nghiệp -16,44 22,42 -40,39 16,83 27,31 1,95 Ngành nông nghiệp và... lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan -49,42 16,89 5,90 Khai thác nuôi trồng thủy sản 154,82 -22,13 24,28 50,29 26,22 46,69 209 7,44 17,45 37,15 Bảng 4 Giá trị và tốc độ tăng vốn bình quân lao động doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 BQ0510 Vốn bình quân người lao động doanh nghiệp 195 223 263 319 372 411 297 Doanh. .. 411 297 Doanh nghiệp nông nghiệp 397 386 420 579 863 481 521 Ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 725 727 732 247 516 524 578 Ngành lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 217 176 254 2610 3234 352 1141 Khai thác nuôi trồng thủy sản 226 376 225 235 411 380 309 Tốc độ tăng vốn bình quân lao động (%) 14,65 18,02 21,33 16,40 10,61 16,20 Doanh nghiệp nông nghiệp -2,68 Ngành nông nghiệp và hoạt... nghiệp nông nghiệp 4,08 -2,95 Ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 15,57 -6,81 Ngành lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 24,95 19,67 5,42 17,93 31,14 66,73 -43,07 11,19 -70,62 152,59 0,59 18,27 -33,42 29,22 1250,32 25,61 -91,79 235,99 Khai thác nuôi trồng thủy sản 85,75 -49,79 Đvt: Doanh nghiệp -0,83 70,92 -20,34 17,14 Đơn vị tính: % Hình 1 Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh. .. 25,47 14,47 27,94 Doanh nghiệp nông nghiệp 25,04 20,18 534,78 33,76 -40,08 95,61 Ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 13,07 13,40 200,88 100,43 6,16 55,66 Ngành lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 95,60 61,04 1.863,23 Khai thác nuôi trồng thủy sản 56,39 5,83 -17,11 -10,02 460,08 82,53 Tốc độ tăng vốn cố định 23,05 46,25 50,94 36,55 16,53 34,66 Doanh nghiệp nông nghiệp 28,64 -2,01... 47,73 -30,52 85,78 Ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 28,19 8,16 145,30 130,84 5,71 63,64 Ngành lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ liên quan 31,46 18,73 1.450,72 2,04 -93,10 281,97 Khai thác nuôi trồng thủy sản 27,84 -49,79 8,90 428,88 210 -4,22 1,15 -94,04 321,16 82,32 Bảng 6 Giá trị và tốc độ tăng vốn cố định bình quân lao động doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2010 . quả vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (trước thuế) của các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 2 Đại học Huế Tóm tắt. Trên cơ sở xem xét thực trạng doanh nghiệp, vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên

Ngày đăng: 26/02/2014, 09:20

Hình ảnh liên quan

2009 và tăng mạnh lên 102 tỷ đồng năm 2010 (hình 8-Phụ lục). - Tài liệu HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ppt

2009.

và tăng mạnh lên 102 tỷ đồng năm 2010 (hình 8-Phụ lục) Xem tại trang 5 của tài liệu.
thấp, thấp hơn nhiều ICOR chung (bảng 8), ICOR lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh và bình quân của cả nước, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của các doanh nghiệp cao  - Tài liệu HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ppt

th.

ấp, thấp hơn nhiều ICOR chung (bảng 8), ICOR lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh và bình quân của cả nước, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của các doanh nghiệp cao Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 8. ICOR doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010 - Tài liệu HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ppt

Bảng 8..

ICOR doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010 Xem tại trang 6 của tài liệu.
nông nghiệp và thủy sản thiếu vốn, cần nhiều vốn hơn (bảng 10). - Tài liệu HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ppt

n.

ông nghiệp và thủy sản thiếu vốn, cần nhiều vốn hơn (bảng 10) Xem tại trang 7 của tài liệu.
PHỤ LỤC BẢNG VÀ HÌNH - Tài liệu HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ppt
PHỤ LỤC BẢNG VÀ HÌNH Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 3. Giá trị và tốc độ tăng thu nhập bình quân người lao động - Tài liệu HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ppt

Bảng 3..

Giá trị và tốc độ tăng thu nhập bình quân người lao động Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 5. Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu, vốn cố định - Tài liệu HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ppt

Bảng 5..

Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu, vốn cố định Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 4. Giá trị và tốc độ tăng vốn bình quân lao động doanh nghiệp nông nghiệp - Tài liệu HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ppt

Bảng 4..

Giá trị và tốc độ tăng vốn bình quân lao động doanh nghiệp nông nghiệp Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 6.Giá trị và tốc độ tăng vốn cố định bình quân lao động - Tài liệu HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ppt

Bảng 6..

Giá trị và tốc độ tăng vốn cố định bình quân lao động Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình 1. Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế - Tài liệu HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ppt

Hình 1..

Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình 2. Số lượng và cơ cấu lao động của các doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế - Tài liệu HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ppt

Hình 2..

Số lượng và cơ cấu lao động của các doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế Xem tại trang 14 của tài liệu.
Hình 3. Giá trị và cơ cấu doanh thu thuần của các doanh nghiệp nông nghiệp - Tài liệu HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ppt

Hình 3..

Giá trị và cơ cấu doanh thu thuần của các doanh nghiệp nông nghiệp Xem tại trang 14 của tài liệu.
Hình 5. Giá trị và cơ cấu thu nhập của người lao động - Tài liệu HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ppt

Hình 5..

Giá trị và cơ cấu thu nhập của người lao động Xem tại trang 15 của tài liệu.
Hình 6.Giá trị và cơ cấu nguồn vốn các doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế - Tài liệu HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ppt

Hình 6..

Giá trị và cơ cấu nguồn vốn các doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế Xem tại trang 15 của tài liệu.
Hình 8. Giá trị và cơ cấu tài sản dài hạn của doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế - Tài liệu HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ppt

Hình 8..

Giá trị và cơ cấu tài sản dài hạn của doanh nghiệp nông nghiệp Thừa Thiên Huế Xem tại trang 16 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan