Tài liệu Nghiên cứu dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại phường Khương Mai quận Thanh xuân - Hà Nội potx

7 1.5K 30
Tài liệu Nghiên cứu dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại phường Khương Mai quận Thanh xuân - Hà Nội potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TCNCYH 34 (2) - 2005 98 Nghiên cứu dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại phờng khơng mai quận thanh xuân - Nội Ngô Quý Châu 1 , Nguyễn Quỳnh Loan 2 ( 1 ) Bộ môn Nội Tổng Hợp trờng đại học Y Nội. ( 2 ): Khoa Hô Hấp Bệnh viện Bạch Mai. Nghiên cứu điều tra dịch tễ học BPTNMT qua phỏng vấn 2001 đối tợng dân c trên 35 tuổi tại phờng Khơng Mai, quận Thanh Xuân Nội rồi khám lâm sàng và đo chức năng thông khí bằng máy spirometer analyser ST 300 cho những ngời có dấu hiệu hoặc yếu tố nguy cơ. Làm nghiệm pháp phục hồi phế quản với 400 mcg salbutamol cho ngời có chỉ số FEV1/VC<70%. Tần xuất mắc BPTNMT ở quần thể dân c lứa tuổi 35 chung cho 2 giới là 1,53%, tỷ lệ mắc bệnh ở nam là 2,73%, cao hơn ở nữ (0,36%). Tỷ lệ mắc BPTNMT trong nhóm đang hút thuốc là 4,15%, trong nhóm đã cai thuốc là 3,47%, trong nhóm không hút thuốc là 0,39%. Có 29,4% số đối tợng mắc bệnh không có biểu hiện lâm sàng và 94,1% số đối tợng mắc bệnh đợc phát hiện bệnh lần đầu. Các bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 57,5; 64,7% số đối tợng mắc bệnh ở giai đoạn I; 17,6% số đối tợng mắc bệnh ở giai đoạn II. 17,6% ở giai đoạn III; 82,4% số đối tợng mắc bệnhnghiện thuốc lá, thuốc lào. Tỷ lệ mắc VPQMT đơn thuần hay BPTNMT giai đoạn O là 3,9%. I. Đặt vấn đề Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) hiện đang đợc Y học toàn cầu quan tâm đặc biệt vì tính chất gia tăng của bệnh cả về tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong và di chứng nặng nề cùng chi phí điều trị cao. Hiện nay, BPTNMT xếp hàng thứ t trong các nguyên nhân gây tử vong. Theo dự đoán của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đến năm 2020 BPTNMT sẽ đứng hàng thứ 5 trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Đây thực sự là một thử thách đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn thế giới để giải quyết khuynh hớng xấu này [5]. BPTNMT là tình trạng bệnh lý đặc trng bởi rối loạn thông khí tắc nghẽn không có khả năng hồi phục hoàn toàn, sự tắc nghẽn thông khí thờng tiến triển từ từ và liên quan đến đáp ứng viêm bất thờng của phổi với các hạt và khí độc hại [6]. Rối loạn thông khí tắc nghẽn của BPTNMT là do phối hợp của bệnh các đờng thở nhỏ (viêm tiểu phế quản tắc nghẽn) và tổn thơng nhu mô phổi (giãn phế nang) với những mức độ khác nhau tuỳ từng cá thể. Bệnh liên quan chặt chẽ với sự ô nhiễm môi trờng sống, khí hậu thời tiết và đặc biệt là thói quen hút thuốc lá, thuốc lào. Tại khoa Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai trong 5 năm từ 1996 - 2000, tỷ lệ bệnh nhân chẩn đoán lúc ra viện là BPTNMT chiếm 25,1% đứng hàng đầu trong các bệnh lý về phổi và có 15,7% trong số này đợc chẩn đoán là Tâm phế mạn [2]. Tỷ lệ mắc BPTNMT ở Việt Nam cũng có chiều hớng gia tăng theo xu thế chung của thế giới. Điều này đặt ra vấn đề là cần thiết phải có những nghiên cứu dịch tễ để có những dữ liệu thiết yếu về độ lu hành, mức độ nặng của BPTNMT trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp góp phần đối phó với loại bệnh hô hấp nguy hiểm này. ở Việt Nam cho tới nay cha có nghiên cứu về tỷ lệ mắc BPTNMT ở cộng đồng. Vì vậy đề tài đợc thực hiện nhằm những mục tiêu sau: TCNCYH 34 (2) - 2005 1. Xác định tỷ lệ mắc BPTNMT và tìm hiểu về yếu tố nguy cơ mắc bệnh ở phờng Khơng Mai, quận Thanh Xuân - Hà Nội. 2. Mô tả các đặc điểm lâm sàng, X quang phổi chuẩn và chức năng thông khí ở nhóm đối tợng mắc BPTNMT. II. Đối tợng và phơng pháp nghiên cứu 1. Thiết kế nghiên cứu Đây là một nghiên cứu mô tả dịch tễ học tại một vùng dân c thuộc nội thànhNội theo kỹ thuật điều tra ngang. 2. Chọn mẫu 2.1. Cỡ mẫu Cỡ mẫu đợc tính theo công thức: n = Z 1 2 - /2 2 )1( d pp Với = 0,05, tỷ lệ ớc tính mắc BPTNMT p = 0,05; lựa chọn mức sai số tuyệt đối chấp nhận đợc d = 0,01; sử dụng bảng tính cỡ mẫu của S.K. Lwanga và S. Lemeshow (1991) tính đợc cỡ mẫu là 1825 ngời. 2.2. Chọn mẫu Chọn ngẫu nhiên mẫu 19 tổ từ 61 tổ dân phố ở phờng Khơng Mai theo phơng pháp lấy mẫu xác suất kiểu lấy mẫu ngẫu nhiên đơn. Tất cả các hộ trong 19 tổ đợc chọn nằm trong diện điều tra và các cá nhân trong hộ gia đình ở độ tuổi 35 tuổi sẽ nằm trong mẫu nghiên cứu. 3. Phơng pháp nghiên cứu 3.1. Thiết kế bộ câu hỏi Bộ câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp đợc xây dựng có tham khảo một số bộ câu hỏi quốc tế dùng trong điều tra dịch tễ bệnh hô hấp [3, 4]. 3.2. Phỏng vấn tại hộ gia đình Từ 19 tổ dân phố đợc chọn ngẫu nhiên theo sơ đồ chọn mẫu có 1150 hộ gia đình, tất cả những ngời 35 tuổi đợc phỏng vấn là 2001 ngời. Số điều tra viên là 10 ngời. Việc phỏng vấn và khám lâm sàng, đo chức năng thông khí và chụp X.quang phổi đợc thực hiện năm 2002. 3.3. Khám lâm sàng, đo chức năng thông khí và chụp X.quang phổi * Chọn các đối tợng có nguy cơ BPTNMT: Có 1 trong những tiêu chuẩn sau: - Có các triệu chứng lâm sàng: ho, khạc đờm, khó thở - Đợc chẩn đoán là hen hoặc tiền sử bị hen phế quản - Có tiền sử hút thuốc lá-thuốc lào với mức độ hút trên 15 bao-năm. - Tiền sử gia đình đun bếp củi + bếp than trên 20 năm - Tiền sử nghề nghiệp: Công nhân mỏ, công nhân hoá chất, công nhân dệt. * Tổ chức khám lâm sàng và đo thông khí phổi cho những đối tợng có nguy cơ BPTNMT - Từ 2001 ngời đợc phỏng vấn và dựa vào những tiêu chí trên, sàng lọc ra nhóm có nguy cơ BPTNMT. Tất cả những đối tợng xếp vào nhóm có nguy cơ đợc khám lâm sàng và đo thông khí phổi. - Đo thông khí phổi bằng phế dung kế điện tử Spiroanalyzer-ST 300 (Japan). - Tiến hành test hồi phục phế quản (HPPQ) cho những đối tợng có chỉ số Tiffeneau FEV 1 /VC <70%: Đo FEV 1, , FEV 1 /VC trớc Test. Khí dung Salbutamol 400 mg trong 6 phút. Sau khí dung 30 phút đo lại FEV 1 , FEV 1 /VC. 99 TCNCYH 34 (2) - 2005 100 - Chụp X.quang phổi cho những đối tợng có kết quả FEV 1 /VC <70% sau test HPPQ. 3.4. Đánh giá kết quả đo thông khí phổi và mức độ nặng của BPTNMT - Chẩn đoán xác định BPTNMT khi: FEV 1 /VC <70% sau test HPPQ. - Phân chia giai đoạn và mức độ nặng của bệnh theo GOLD -2001. III. Kết quả 1. Kết quả nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT và yếu tố nguy cơ 1.1. Số đối tợng đợc phỏng vấn, tuổi, giới Dựa trên danh sách cử tri và các hộ gia đình trong tổ dân phố, chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp 2001 ngời ( 35 tuổi) từ 19 tổ đợc chọn, có 988 nam và 1013 nữ. Bảng 1: Phân bố 2001 đối tợng đợc phỏng vấn theo nhóm tuổi và giới tính Nhóm tuổi Nam Nữ 35 39 149 192 40 44 204 265 45 49 212 169 50 54 145 156 55 59 111 85 60 64 64 57 65 69 43 23 70 74 30 28 > 75 30 38 Tổng số 988 1013 Nhận xét: Kết quả bảng 1 cho thấy có sự phân bố tơng đối đồng đều về giới trong mẫu nghiên cứu và trong từng nhóm tuổi. 1.2. Kết quả sàng lọc từ bảng câu hỏi Dựa vào các tiêu chí chọn đối tợng có nguy cơ đã nói ở trên, từ 2001 phiếu điều tra cá nhân trả lời đầy đủ và chi tiết các câu hỏi sàng lọc ra 584 đối tợng xếp vào nhóm có nguy cơ BPTNMT, trong nhóm này có 381 nam và 203 nữ. 313 ngời tham gia nghiên cứu định bệnh, 271 ngời không tham gia tiếp. Các đặc điểm chung về tuổi, giới, các yếu tố nguy cở của hai nhóm này không có sự khác biệt có ý nghĩa. Do vậy cho phép tính kết quả nghiên cứu của cả nhóm 584 đối tợng có nguy cơ từ kết quả của nhóm 313 ngời tham gia nghiên cứu với hệ số ngoại suy là 584/313 = 1,8. Bảng 2. Xếp loại theo kết quả thông khí phổi ở nhóm đối tợng có nguy cơ cao Xếp loại CNTK bình thờng (không có bệnh) RLTK tắc nghẽn hồi phục (Hen PQ) RLTK tắc nghẽn không hồi phục (BPTNMT) N = 313 289 7 17 Tỷ lệ (%) 92,33 2,33 5,43 Nhận xét: Số ngời mắc BPTNMT là 17 ngời cao hơn 2 lần hen phế quản 1.3. Các yếu tố nguy cơ BPTNMT và tỷ lệ mắc BPTNMT ở phờng Khơng Mai - Thanh Xuân - Nội Trong 2001 ngời đợc phỏng vấn có 649 ngời (32,4%) có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào (đang hút hoặc đã cai). Trong số này có 211 ngời hút ở mức độ > 15 TCNCYH 34 (2) - 2005 101 bao-năm (32,5% số những ngời hút thuốc), không có một đối tợng nữ nào hút thuốc. Có 253 ngời phơi nhiễm với khói bếp củi, bếp than > 20 năm (12.6%); 938 ngời tiếp xúc <20 năm (46,9%); 810 ngời không tiếp xúc với khói bếp củi, bếp than (40,5%). Tỷ lệ mắc các triệu chứng hô hấp tăng lên một cách rõ rệt theo mức độ hút thuốc lá, thuốc lào (p<0,05). Không thấy rõ sự kết hợp giữa phơi nhiễm khói bếp củi, bếp than và triệu chứng của bệnh (p>0,05). 3,9% số ngời đợc phỏng vấn có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phế quản mạn tính (VPQMT) đơn thuần nghĩa là có triệu chứng ho, khạc đờm mạn tính nhng CNTK bình thờng. Dựa vào kết quả đo thông khí phổi và kết quả test hồi phục phế quản, với hệ số ngoại suy là 1,8 chúng tôi tính ra số đối tợng mắc BPTNMT trong mẫu nghiên cứu là 31 ngời (27 nam và 4 nữ). Bảng 3: Tỷ lệ mắc BPTNMT ở phờng Khơng Mai - Thanh Xuân - Nội Chung cho cả hai giới Nam Nữ Giới Tỷ lệ % Nhóm đối tợng (%) (%) (%) Tỷ l mắc BPTNMT 95% CI 1,53 (0,95 - 2,33) 2,73 (1,66 - 4,52) 0,36 (0,17 - 1,26) Tỷ lệ mắc BPTNMT trong nhóm đang hút thuốc 4,15 (1,85 - 7,34) 4,15 (1,85 - 7,34) 0 Tỷ lệ mắc BPTNMT trong nhóm đã cai thuốc lá 3,47 (1,44 - 8,2) 3,47 (1,44 - 8,2) 0 Tỷ lệ mắc BPTNMT trong nhóm không hút thuốc 0,39 (0,12 - 1,24) 0,52 0,34 Nhẹ 0,09 Trung bình 1,35 Tỷ lệ mắc BPTNMT theo mức độ Nặng 0,09 Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam là 2,73%; ở nữ là 0,36%. Tỷ lệ mắc BPTNMT ở nhóm đang hút thuốc (4,15%) và nhóm đã cai thuốc (3,47%) cao hơn hẳn so với nhóm không hút thuốc (0,39%). 2. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, X.quang phổi chuẩn và chức năng thông khí ở nhóm đối tợng mắc BPTNMT 2.1.Một số đặc điểm lâm sàng và X.quang phổi Độ tuổi trung bình của nhóm đối tợng mắc bệnh phổi BPTNMT là 57,5 tuổi. Triệu chứng lâm sàng gặp nhiều hơn cả là triệu chứng ho và khạc đờm (47,1%), khó thở (11,8%), có cả 3 triệu chứng ho + khạc đờm + khó thở là 5,9%; 64,7% các đối tợng có bất thờng khi nghe phổi (có hội chứng phế quản). Không có triệu chứng lâm sàng là 29,4% và số đối tợng BPTNMT không có biểu hiện lâm sàng này khi xếp theo giai đoạn của BPTNMT bệnh đã ở giai đoạn II(A, B). Nh vậy có 29,4% số đối tợng đợc phát hiện BPTNMT khi cha có biểu hiện lâm sàng. TCNCYH 34 (2) - 2005 102 Hội chứng phế quản là hội chứng X.quang gặp phổ biến trong nhóm BPTNMT với tỷ lệ 82,4%, hình ảnh giãn phế nang gặp với tỷ lệ 58,8%. 2.2. Đặc điểm thông khí phổi Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thông khí phổi ở nhóm BPTNMT cho thấy tất cả các chỉ tiêu thông khí đều giảm dới mức bình thờng: FVC, VC đều giảm, giá trị trung bình của FEV 1 giảm rõ rệt: 55,5% (95% CI, 46,1 - 64,8%) trị số lý thuyết (TSLT). Toàn bộ nhóm đối tợng mắc bệnh đều có chỉ số Tiffeneau giảm < 70%, trong khi đó chỉ số Gaensler bình thờng ở 50% số đối tợng trên. Theo kết quả khám lâm sàng và đo chức năng thông khí phổi 64,7% số đối tợng mắc bệnh ở giai đoạn I; 17,6% số đối tợng ở giai đoạn II. 17,6% ở giai đoạn III. IV. bàn luận 1. Các yếu tố nguy cơ BPTNMT và tỷ lệ mắc BPTNMT ở phờng Khơng Mai - Thanh Xuân - Nội Kết quả phỏng vấn cho thấy có 649 /2001 ngời có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào (đang hút hoặc đã cai) chiếm 32,4%, trong số này có 211 ngời hút ở mức độ > 15 bao-năm (32,5% số những ngời hút thuốc), không có một đối tợng nữ nào hút thuốc. Tỷ lệ mắc các triệu chứng hô hấp tăng lên một cách rõ rệt theo mức độ hút thuốc lá, thuốc lào (p<0,05). 3,9% số ngời đợc phỏng vấn có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán VPQMT đơn thuần nghĩa là vừa có triệu chứng ho vừa có triệu chứng khạc đờm, mà cả hai triệu chứng này đều biểu hiện kéo dài > 3 tháng mỗi năm và trong 2 năm liên tiếp nhng kết quả đo thông khí phổi bình thờng, đây chính là số đối tợng mắc BPTNMT ở giai đoạn 0 (giai đoạn nguy cơ) theo xếp loại mới [6]. Qua bảng 3 cho thấy tỷ lệ nam mắc bệnh nhiều hơn nữ: 2,73% ở nam, 0,36% ở nữ. Tỷ lệ mắc BPTNMT ở nhóm đang hút thuốc (4,15%) và nhóm đã cai thuốc (3,47%) cao hơn hẳn so với nhóm không hút thuốc (0,39%). Việc so sánh kết quả với những nghiên cứu khác ở trong nớc về BPTNMT rất hạn chế vì nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên về BPTNMT trong cộng đồng, đa số các nghiên cứu khác đợc thực hiện tại bệnh viện. Theo những nghiên cứu gần đây về lu hành độ của BPTNMT trong 12 nớc thuộc khu vực Châu á - Thái Bình Dơng [8], đã ớc tính có khoảng từ 3,3 - 6,7% ngời lớn >30 tuổi mắc bệnh các nớc trong khu vực. Theo đánh giá của hội lồng ngực Đài Loan thì tỷ lệ mắc BPTNMT chung cho cả hai giới (lứa tuổi > 40) ở Đài Loan năm 1994 là 16% [7]. Nh vậy tỷ lệ mắc bệnh chung cho cả 2 giới trong nghiên cứu của chúng tôi (1,53%) ít hơn so với các nghiên cứu trên. 2. Một số đặc điểm lâm sàng, X.quang phổi chuẩn và chức năng thông khí ở nhóm đối tợng mắc BPTNMT 2.1.Một số đặc điểm lâm sàng và X.quang phổi Độ tuổi trung bình của nhóm đối tợng mắc BPTNMT là 57,5 tuổi. Triệu chứng lâm sàng gặp nhiều hơn cả là triệu chứng ho và khạc đờm (47,1%), khó thở (11,8%), có cả 3 triệu chứng ho + khạc đờm + khó thở là 5,9%; có 64,7% số đối tợng có bất thờng khi nghe phổi (có hội chứng phế quản). Không có triệu chứng lâm sàng là 29,4% và số đối tợng BPTNMT không có biểu hiện lâm sàng TCNCYH 34 (2) - 2005 103 này khi xếp theo giai đoạn của BPTNMT bệnh đã ở giai đoạn II (A, B). Nh vậy có 29,4% số đối tợng đợc phát hiện BPTNMT khi cha có biểu hiện lâm sàng nhng đã ở giai đoạn II. Điều này phù hợp với y văn trên thế giới [6]. Hội chứng phế quản là hội chứng X.quang gặp phổ biến trong nhóm BPTNMT với tỷ lệ 82,4%, hình ảnh giãn phế nang gặp với tỷ lệ 58,8%. Không gặp một trờng hợp nào có hình ảnh tăng áp động mạch phổi. Điều này do các BN đợc phát hiện sớm cha có biểu hiện của tâm phế mạn. 2.2. Đặc điểm thông khí phổi Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thông khí phổi ở nhóm BPTNMT cho thấy tất cả các chỉ tiêu thông khí đều giảm dới mức bình thờng: FVC, VC đều giảm, giá trị trung bình của FEV 1 giảm rõ rệt: 55,5% TSLT. Toàn bộ nhóm đối tợng mắc bệnh đều có chỉ số Tiffeneau giảm < 70%, trong khi đó chỉ số Gaensler bình thờng ở 50% số đối tợng trên. Nh vậy, nếu dùng chỉ số Gaensler để phát hiện tắc nghẽn lu lợng thở có thể bỏ sót một nửa số đối tợng mắc bệnh. Các thông số FEF 25-75% , V 25, V 50 , V 75 đều giảm < 60% TSLT phản ánh tắc nghẽn đờng thở nhỏ. 64,7% số đối tợng mắc bệnh ở giai đoạn I; 17,6% số đối tợng ở giai đoạn II. 17,6% ở giai đoạn III theo phân loại của GOLD 2001[6]. Nh vậy hầu hết các BN đều đợc chẩn đoán ở giai đoạn sớm của bệnh, khác hẳn so với các BN ở trong bệnh viện [2]. V. Kết luận Qua điều tra dịch tễ học BPTNMT tại phờng Khơng Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội chúng tôi có những kết luận sau: 1. Về tỷ lệ mắc BPTNMT và yếu tố nguy cơ của bệnhquần thể dân c (lứa tuổi 35) thuộc phờng Phơng Mai, quận Thanh Xuân - Nội - Tỷ lệ mắc VPQMT đơn thuần hay BPTNMT giai đoạn O là 3,9%. - Tỷ lệ mắc BPTNMT chung cho 2 giới là 1,53%, tỷ lệ mắc bệnh ở nam là 2,73%, ở nữ là 0,36%. - Tỷ lệ mắc BPTNMT trong nhóm đang hút thuốc là 4,15%, trong nhóm đã cai thuốc là 3,47%, trong nhóm không hút thuốc là 0,39%. - Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất là phơi nhiễm với khói thuốc lá: Tỷ lệ mắc các triệu chứng hô hấp tăng lên một cách rõ rệt theo mức độ hút thuốc lá (p < 0,05). 2. Đặc điểm về lâm sàng, X.quang phổi chuẩn và chức năng thông khí của nhóm đối tợng BPTNMT - Đặc điểm lâm sàng: Có độ tuổi trung bình là 57,5. 82,4% số đối tợng mắc bệnh có nghiện thuốc lá, thuốc lào. 29,4% số đối tợng mắc bệnh không có biểu hiện lâm sàng và 94,1% số đối tợng mắc bệnh đợc phát hiện bệnh lần đầu. - Xquang phổi: Hội chứng phế quản gặp ở 82,4%, hình ảnh giãn phế nang gặp ở 58,8% BN BPTNMT. - Đặc điểm thông khí phổi. Toàn bộ nhóm đối tợng mắc BPTNMT đều có biểu hiện rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn, giá trị trung bình của FEV 1 : 55,5% (95% CI, 46,1 - 64,8%) TSLT. Chỉ số Tiffeneau (< 70%) nhạy hơn chỉ số Gaensler trong chẩn đoán BPTNMT. Các thông số FEF 25-75% , V 25, V 50 , V 75 đều giảm < 60% TSLT phản ánh tắc nghẽn đờng thở nhỏ. 64,7% số đối tợng mắc bệnh ở TCNCYH 34 (2) - 2005 104 giai đoạn I; 17,6% số đối tợng ở giai đoạn II. 17,6% ở giai đoạn III theo phân loại của GOLD 2001. Tài liệu tham khảo 1. Ban phòng chống tác hại thuốc lá- Bộ Y tế (1999): Một số kết quả điều tra về tình hình hút thuốc lá ở Việt nam và các bệnh có liên quan. Nhà xuất bản Y học- Nội . 2. Ngô Quý Châu và CS (2002). Tình hình bệnh phổi tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai trong 5 năm (1995 - 2000). Thông tin y học lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai, 7: 50-58. 3. American Thoracic Society (1978). Respiratory disease questionnaires for use with Adults in Epidemiological Research. Am Rev Respir Dis, 118 : 11 - 35. 4. Minette A (1989). Questionnaire of European Community for Coal and Steel (ECSC) on respiratory symptoms. 1987 - Updating of the 1962 and 1967 questionnaires for studying chronic bronchitis and emphysema. Eur Respir J, 2: 165 - 177. 5. Murray JLC and Lopez AD (1996): The Global burden of Disease: A comprehensible assessement of mortality and disability from diseaes, injuries, and risk factors in 1990 and projected to 2020. WHO 1996. 6. Pauwels RA, Buist AS, Calverley PM, Jenkins CR, Hurd SS (2001): Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of chronic obstructive pulmonary disease. NHLBI/WHO Global initiative for chronic obstructive lung disease (GOLD) workshop summary. Am J Respir Crit Care Med, 163: 1256- 76. 7. Reury PP (1996). Guideline for COPD management in Taiwan. The journal for respiratory disease management. Special edition. Volume 1, issue No3, December, 1996. 8. Tan WC, Seale P, Charoenratanakul S, et al (2001). Poster presented at the American Thoracic Society Meeting, May 2001, San Francisco. Summary Epidemiological study of chronic obstructive pulmonary disease in hanoi-vietnam This was the cross-sectional epidemiological survey of a general population sample of 2001 men and women whose age > 35 years old living in the Khuong Mai precinct, Thanh Xuan district, Hanoi, Vietnam. Data on respiratory symptoms, diseases, and risk factors were collected through standardized interviewed questionnaires. Lung function tests were performed Spirometer analyser ST 300, Japan. Subjects whose FEV 1 /VC value was < 70% underwent a bronchodilator test with inhalation of 400mcg of Salbutamol. Results. The prevalence of COPD was 1.53%, 4.15% in smokers, 3.47 in ex- smokers, 0.39 % in non- smokers. The prevalence was 2.73% in men and 0.36 % in women. The prevalence of COPD was significantly higher in the male group as smoking habit and tobacco consumption was greater. There was no previous diagnosis of COPD in 94.1% of cases. 64.7% with mild COPD, 17.6 % of patients with moderate COPD and 17.6% of patients with severe COPD. The prevalence of stage 0 of COPD was 3.9%. . TCNCYH 34 (2) - 2005 98 Nghiên cứu dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại phờng khơng mai quận thanh xuân - Hà Nội Ngô Quý Châu 1 , Nguyễn. của bệnh, khác hẳn so với các BN ở trong bệnh viện [2]. V. Kết luận Qua điều tra dịch tễ học BPTNMT tại phờng Khơng Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Ngày đăng: 26/02/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan