Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay đối với tín dụng ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Ðình

86 489 0
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay đối với tín dụng ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Ðình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay đối với tín dụng ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Ðình

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay…LỜI MỞ ĐẦUTrong những năm qua, cùng với thành tựu đổi mới của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt nam đã có những đổi mới sâu sắc, đóng góp tích cực vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định lưu thông tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.Tuy nhiên, liên tiếp trong những năm gần đây đã xảy ra nhiều vụ đổ bể tín dụng. Mà một trong những nguyên nhân chính của các vụ án này là do một số ngân hàng thương mại đã không thực hiện đầy đủ cơ chế bảo đảm tiền vay, dẫn tới tình trạng đánh giá sai lệch giá trị tài sản làm bảo đảm. Bên cạnh đó, một số ngân hàng còn nhiều hở trong quản lý tài sản bảo đảm, dẫn đến tình trạng tài sản bảo đảm tiền vay dưới hình thức cầm cố chỉ tồn tại trên giấy tờ, còn tài sản đó vẫn do khách hàng nắm giữ và sử dụng không được pháp luật cho phép, thậm chí có tổ chức tín dụng còn cho vaybảo đảm bằng cả những tài sản không đủ điều kiện quy định. Sau những tổn thất đó, các ngân hàng lại ra sức thắt chặt các điều kiện cho vay của mình, trong đó, chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Ðình cũng khép bớt cánh cửa cho vay của mình, đặc biệt là đối với khách hàng ngoài quốc doanh. Ðối với hoạt động cho vay, cả việc nới lỏng lẫn thắt chặt quy định về bảo đảm tiền vay đều không có hiệu quả đối với ngân hàng trong việc phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn vốn, lẫn việc nâng cao thu nhập từ hoạt động này. Vậy làm thế nào để có thể điều hành công tác bảo đảm tiền vay một cách có hiệu quả cả trên bình diện vĩ mô lẫn bình diện của ngân hàng? Trong quá trình thực tập tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Ðình, em nhận thấy có nhiều vướng mắc cần quan tâm, xem xét và sớm tìm ra giải pháp để bảo đảm tiền vay thực sự là một dấu hiệu đánh giá độ an toàn cũng như khả năng sinh lợi của khoản cho vay ngay từ giai đoạn lựa chọn khách hàng vay. Do đó, em lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay đối với tín dụng ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Ðình”. Trên quan điểm xem xét vai trò của bảo đảm tiền vay đối với hoạt động cho vay ngoài quốc doanh của ngân hàng từ đó có được cách nhìn đúng đắn về Phạm Hương Giang – NH40B Khoa Ngân hàng Tài chính Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay…việc thực hiện bảo đảm tiền vay tại chi nhánh, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:Chương 1: Lý luận chung về bảo đảm tiền vay.Chương 2: Thực trạng về công tác bảo đảm tiền vay đối với tín dụng ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Ðình.Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay đối với tín dụng ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Ðình.Với những hiểu biết còn hạn chế của một sinh viên cũng như thời gian thâm nhập thực tế chưa nhiều, chuyên đề này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô và những ai quan tâm đến đề tài này để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo- Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Thảo và các cán bộ phòng tín dụng ngoài quốc doanh của chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Ðình đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành luận văn này.Phạm Hương Giang – NH40B Khoa Ngân hàng Tài chính Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay…CHƯƠNG ILÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO ÐẢM TIỀN VAY*******1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại:Thuật ngữ "Ngân hàng thương mại " rất quen thuộc với mọi tầng lớp dân cư. Họ nhắc đến từ "Ngân hàng" hàng ngày, hàng giờ và không biết từ bao giờ "Ngân hàng " đã trở nên rất gần gũi với công chúng. Khi có một khoản tiền muốn dự trữ, họ tìm đến ngân hàng; khi một món tiền cần chuyển gấp cho một ai khác không cùng địa bàn, họ nhờ tới ngân hàng và khi muốn cải thiện đời sống, muốn đầu tư sản xuất kinh doanh họ coi ngân hàng như một chỗ dựa tin cậy nhất để tìm kiếm các khoản vay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu "Ngân hàng " theo đúng nghĩa của nó. Thậm chí cho đến nay, các nhà kinh tế học vẫn đang tranh luận và đưa ra hàng loạt các quan niệm về Ngân hàng thương mại. Có người định nghĩa Ngân hàng thương mại dựa trên tính chất, mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính, có nguời quan tâm đến đối tượng hoạt động của nó. Nhưng quan niệm phổ biến hơn cả về ngân hàng là dựa trên các dịch vụ tài chính mà nó cung cấp. Hãy thử nhìn lại khái niệm về ngân hàng mà các nước đã đưa ra cũng như định nghĩa mới nhất về ngân hàng.Luật ngân hàng Pháp năm 1941 coi ngân hàng là “những xí nghiệp hay cơ sở hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức kí thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay tài chính”. Luật ngân hàng Ấn Ðộ 1950 đã nêu: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền kí thác để cho vay hay tài trợ đầu tư” . Những định nghĩa giống như vậy được thiết lập dựa trên tính chất và mục đích hoạt động của ngân hàng. Một số khái niệm khác về ngân hàng lại được xây dựng trên cơ sở kết hợp tính chất, mục đích với đối tượng hoạt động của ngân hàng. Ví như luật Phạm Hương Giang – NH40B Khoa Ngân hàng Tài chính1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay…ngân hàng Ðan Mạch năm 1930 định nghĩa ngân hàng là "những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền kí thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngânđứng ra bảo hiểm".Theo luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam ngân hàng là “ loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan ”. Trong đó hoạt động ngân hàng được định nghĩa là “hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.Ngày nay, khi chức năng của các tổ chức tín dụng khác thay đổi và thâm nhập ngày càng sâu vào các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, khái niệm ngân hàng cũng có xu hướng thay đổi cho phù hợp. Các nhà kinh tế đã đưa ra cách tiếp cận khái niệm ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp: "Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế:1.2.1 Chức năng cung cấp điểm nhận tiền gửi cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và chính phủ.Không ai có thể biết chắc việc kinh doanh của ngân hàng bắt đầu từ khi nào. Nhưng lịch sử ghi nhận rằng nguồn gốc của nền công nghiệp này bắt đầu từ một loại tài khoản của các tiệm vàng thời trung cổ. Thời kì đó, xuất phát từ mong muốn vàng và các tài sản có giá khác của mình được an toàn, các khách hàng nhờ các tiệm vàng giữ hộ với một chi phí nhất định. Nhưng những người thợ vàng đã sớm khám phá ra rằng những gì mà khách hàng kí gửi tương đối ổn định. Từ đó một người thợ vàng có đầu óc kinh doanh có thể nghĩ ra rằng, họ có thể sử dụng khoản tiền gửi này vào mục đích có lợi cho bản thân. Vì thế, để thu hút người gửi tiền các thương nhân này chấp nhận "giữ hộ " vàng và tài sản có giá khác mà không tính phí, dần dà trả thêm phí cho những người kí gửi. Lúc này ngân hàng đã thực sự thực hiện chức năng cung cấp Phạm Hương Giang – NH40B Khoa Ngân hàng Tài chính Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay…điểm nhận tiền gửi. Ngày nay, bằng cách cung cấp các tài sản tài chính như tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kì hạn ngân hàng được coi là một điểm thu hút hầu như không rủi ro đối với các loại tiết kiệm của công chúng và có thể được rút bằng ngân quỹ ngay khi có nhu cầu về tiền. Cùng với sự ra đời của công ty bảo hiểm tiền gửi, ngân hàng ngày càng phát huy mạnh mẽ chức năng thu hút tiền gửi từ các tổ chức cũng như cá nhân.1.2.2 Chức năng thanh toán:Khi mở một tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, tuỳ theo mục đích sử dụng, các khách hàng có thể lựa chọn trong rất nhiều loại hình tài khoản mà ngân hàng cung cấp. Nếu mong muốn khoản tiền nhàn rỗi có thể sinh lời, khách hàng lựa chọn tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản có kì hạn. Ngược lại, nếu khách hàng thích thú sự thuận lợi trong thanh toán, họ có thể yêu cầu được mở một tài khoản tiền gửi thanh toán. Với các tài khoản có thể phát séc ngân hàng trở thành trung gian trao đổi chủ yếu và mua bán hàng hoá, dịch vụ. Ðồng thời ngân hàng khẳng định chức năng của mình trong lĩnh vực trung gian thanh toán bằng việc cung cấp một công cụ với khả năng không hạn chế đối với việc thanh toán cho các bên thứ ba theo yêu cầu. Ngày nay, khi hệ thống thanh toán đang nằm trong một giai đoạn chuyển tiếp và hướng tới sử dụng rộng rãi thanh toán điện tử cũng như lưu trữ điện tử về dữ liệu giao dịch, ngân hàng vẫn không mất đi vị trí trung tâm trong việc tạo ra quỹ khả dụng phục vụ mua bán hàng hoá, dịch vụ. Các quỹ tự do dịch chuyển xuyên qua mọi biên giới quốc gia, bất chấp với mọi khác biệt về địa lý và thể chế chính trị. Bởi lẽ các ngân hàng luôn sẵn lòng thanh toán tức thì mọi nhu cầu thanh toán phát sinh. Sởngân hàng có thể thực hiện được chức năng này là vì hoạt động trung gian thanh toán của ngân hàng dựa trên niềm tin của công chúng và sự tự nguyện chấp nhận tiền gửi ngân hàng của khách hàng.1.2.3 Chức năng tạo tiền:Một trong những hoạt động cơ bản mà ngân hàng thực hiện ngay từ khi ra đời là hoạt động tạo tiền dưới chiêu bài sử dụng tiền gửi của khách hàng để cấp phát tín dụng đối với những khách hàng có nhu cầu.Các ngân hàng nhận tiền gửi từ nhiều nguồn khác nhau. Khoản thu nhập dư thừa sau chi tiêu được các cá nhân và hộ gia đình kí gửi ở ngân hàng hình Phạm Hương Giang – NH40B Khoa Ngân hàng Tài chính Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay…thành nên các tài khoản tiết kiệm, kì hạn hoặc tiền gửi thanh toán. Các doanh nghiệp cũng vậy, họ gửi các khoản tiền thu được từ bán hàng, thu nhập từ đầu tư và các quỹ khác vào các loại tài khoản mà ngân hàng cung cấp. Ngay cả chính phủ, các nguồn thu từ thuế, từ phí, phạt, bán chứng khoán và các khoản thu khác nhận được từ các thành phần kinh tế cũng nhờ ngân hàng "giữ hộ". Tất cả các khoản tiền gửi này tượng trưng cho loại tiền gửi "sơ cấp"- là những khoản tiền gửi phát sinh từ sự tin tưởng của khách hàng.Khác với việc chỉ thuần tuý nhận tiền gửi cấp từ khách hàng, Ngân hàng thương mại còn có khả năng tạo ra tiền gửi khi họ cho vay hoặc đầu tư. Các khoản cho vay của ngân hàngmột trong những nguồn tín dụng quan trọng nhất của nền kinh tế, cung cấp các nguồn tài chính giúp người tiêu dùng, doanh nghiệp và cơ quan có thể mua hàng hoá và dịch vụ ngay cả khi thu nhập và tiền tiết kiệm của họ không đủ. Khi ngân hàng cho một cá nhân hoặc doanh nghiệp vay thì nó tạo ra trên sổ sách một khoản tiền gửi của người đi vay. Cũng như vậy, khi một ngân hàng mua trái phiếu kho bạc hoặc các loại chứng khoán khác cho danh mục của mình thì tiền gửi được tạo ra cho những người bán chứng khoán này.1.3 Cho vay –Lí do tồn tại cơ bản của một ngân hàng.Cho vay là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng, là nguồn tài trợ tiêu dùng và đầu tư trọng yếu của các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức Chính phủ. Ðối với các doanh nghiệp, từ những cửa hàng bán hoa quả cho đến những nhà kinh doanh ô tô, ngân hàng luôn là nguồn tín dụng chính giúp họ mua sắm hàng hoá và ô tô trưng bầy trong cửa hàng. Ðồng thời, ngân hàng cũng là nguồn vốn lưu động ngắn hạn quan trọng, hỗ trợ cho tổ chức kinh tế mua hàng tồn kho, trả thuế hoặc trang trải một phần hay toàn bộ chi phí sửa chữa, lắp đặt…Ðể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường xuyên phải tìm đến nguồn cho vay dài hạn của ngân hàng, phục vụ mua trang thiết bị, nhà xưởng và các tài sản cố định khác. Các tổ chức chính quyền tìm đến ngân hàng như là một địa chỉ cấp tín dụng tin cậy khi nguồn thu về thuế không đủ thực hiện các khoản chi tiêu. Ngay cả khi chính phủ muốn đầu tư vào một dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở hay thực hiện các công trình công cộng Ngân hàng là người đầu tiên cùng chính phủ chia sẻ ý tưởng đó. Còn với người tiêu dùng- một bộ phận quan trọng chiếm phần đa Phạm Hương Giang – NH40B Khoa Ngân hàng Tài chính Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay…trong nền kinh tế thì sao? Ngân hàng tài trợ trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng khẩn cấp dưới hình thức các khoản vay có thể thương lượng. Việc đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền kịp thời tạo điều kiện cho người tiêu dùng nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện sinh hoạt.Nhưng nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của ngân hàng lại là nguồn vốn mà ngân hàng huy động được. Nó là cơ sở quan trọng để thực hiện các khoản cho vay và do đó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển ngân hàng. Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, ngân hàng được phép huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội dưới hình thức nhận tiền gửi của công chúng. Như vậy trong quá trình tái sản xuất xã hội thường xuyên xuất hiện hiện tượng tạm thời thừa vốn ở tổ chức cá nhân này, trong khi những tổ chức cá nhân khác lại có nhu cầu thiếu vốn cần bổ sung. Hiện tượng thừa vốn được giải quyết bằng việc hình thành nên các tài khoản tiền gửi. Còn nhu cầu về vốn của các tổ chức và cá nhân sẽ được ngân hàng tài trợ từ những khoản tiền gửi đó.Việc cho vay trên cơ sở nguồn vốn huy động được giúp ngân hàng thực hiện chức năng phân phối lại vốn tiền tệ để đáp ứng nhu cầu tái sản xuất xã hội, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp và việc làm của đân cư.Chức năng phân phối lại tiền tệ, đến lượt nó, lại góp phần bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận trong toàn bộ nền kinh tế. Muốn làm cho lợi nhuận của các ngành tiến tới trạng thái bình quân, phải có sự dịch chuyển vốn từ các ngành có lợi nhuận thấp sang các ngành có lợi nhuận cao. Và đồng thời ngành có lợi nhuận cao sẽ lôi cuốn nguồn vốn đầu tư để sản sinh ra khối lượng hàng hoá dồi dào hơn, do đó giá cả hàng hoá và theo đó lợi nhuận giảm. Ngành có lợi nhuận thấp có khả năng tăng lên. Nhưng nếu chỉ có các tổ chức và các cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh tự vận động thì họ khó có cơ hội để tham gia đầu tư vốn vào các ngành có lợi nhuận cao. Các khoản cho vay của ngân hàng đã góp phần đẩy nhanh quá trình dịch chuyển vốn, là cơ sở thúc đẩy quá trình bình quân hoá tỉ suất lợi nhuận.Ðối với lưu thông tiền tệ, cho vay là hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ và có vai trò quyết định- là con đường tốt nhất đưa tiền vào lưu thông. Thông qua việc cung cấp các khoản vay ngắn hạn, ngân hàng có thể kiểm soát lượng Phạm Hương Giang – NH40B Khoa Ngân hàng Tài chính Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay…tiền lưu thông và đảm bảo sự phù hợp giữa lưu thông tiền tệ và lưu thông hàng hoá. Ðồng thời tín dụng cũng là khâu trung gian để ngân hàng thương mại kiểm soát lượng tiền cung ứng thông qua việc thực hiện các công cụ chính sách tiền tệ. Những công cụ này tác động trực tiếp đến hoạt động cho vay của ngân hàng, kéo theo sự biến động trong lượng tiền cung ứng cho lưu thông. Thêm vào đó, những biến động trong các khoản cho vay của ngân hàngtác động mạnh mẽ lên lạm phát vì tiền gửi ngân hàngmột trong những thành phần lớn nhất của cung tiền tệ được sử dụng bởi công chúng. Mà những biến động về cung tiền tệ có quan hệ chặt chẽ với sự biến động giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế.Khi các khoản cho vay đối với các ngành kinh tế khan hiếm và chi phí cao thì chi tiêu trong nền kinh tế chậm lại và nạn thất nghiệp thường gia tăng. Nếu đối với nền kinh tế, cho vay giữ một vai trò quan trọng thì đối với ngân hàng cho vay là hoạt động có tính sống còn.Nhìn vào bảng cân đối kế toán của ngân hàng, hẳn ai cũng phát hiện ra một điểm khá thú vị: hầu hết tài sản có của ngân hàng là các khoản nợ về tài chính, chứ không phải là đất đai nhà cửa hay thiết bị, máy móc như các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ khác. Chính sự khác biệt này là lí do tồn tại cơ bản của ngân hàng. Các doanh nghiệp phi tài chính, khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, phần lớn lợi nhuận của họ thu được từ việc bán hàng hoá hay dịch vụ. Buôn bán- yêu cầu phải duy trì tồn kho thành phẩm, sản xuất- đòi hỏi duy trì tồn kho nguyên vật liệu cũng như việc sử dụng thiết bị hiện đại. Nhưng không phải nhà buôn hay nhà sản xuất kinh doanh nào cũng luôn sẵn có các khoản vốn để đáp ứng tức thì mọi nhu cầu đầu tư. Trong khi đó, yếu tố đầu vào của ngân hàng lại chủ yếu là tiền, lợi nhuận của ngân hàng chi có thể có được nếu đầu vào đó được sử dụng một cách hiệu quả. Một trong những con đường truyền thống và phổ biến nhất dẫn ngân hàng đến với mục tiêu lợi nhuận là tài trợ cho các nhà sản xuất, kinh doanh. Ngân hàng tiến hành kinh doanh trên nguồn vốn huy động được từ mọi thành phần kinh tế, nên luôn phải đáp ứng tất cả các nhu cầu rút tiền của người gửi. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà các nhà Phạm Hương Giang – NH40B Khoa Ngân hàng Tài chính Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay…quản lý phải thực hiện là đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cho ngân hàng. Hoạt động đầu tư của ngân hàng phần nào đảm nhiệm nghĩa vụ đó. Cùng với vai trò tăng cường mức độ đa dạng hoá, hạn chế rủi ro, hoạt động đầu tư đã cùng với hoạt động cho vay tạo ra một danh mục tài sản có khả năng sinh lời. Nhưng lịch sử ra đời của hoạt động đầu tư đã chỉ ra rằng, đầu tư chỉ là hoạt động có tính hỗ trợ chứ không thể thay thế được vai trò của hoạt động cho vay đối với ngân hàng. 1.4 Kinh tế ngoài quốc doanh trong việc tiếp cận vốn của ngân hàng:1.4.1 Vị trí của tín dụng ngoài quốc doanh đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng :Ở những nước có nền kinh tế phát triển, khu vực ngoài quốc doanh từ lâu đã là thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của quốc gia. Còn ở Việt nam, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh mới chỉ chính thức được hình thành sau công cuộc đổi mới nền kinh tế. Tuy ra đời muộn, nhưng khu vực này đã sớm hoà mình vào xu thế phát triển của đất nước, đóng góp ngày càng lớn vào GDP. Sự phát triển của kinh tế ngoài quốc doanh, bên cạnh vai trò huy động vốn cho bản thân, chẳng những thúc đẩy sự phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, mà thông qua đó, thúc đẩy hệ thống ngân hàng đổi mới và hoàn thiện các chính sách tín dụng, thanh toán và ngoại hối. Sở dĩ kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng giữ một vị trí quan trọng đối với hoạt động ngân hàng là vì:Qua 10 năm tiến hành sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước: 1991-1994, 1995-1997 và 1998-2000, số lượng doanh nghiệp Nhà nước đã giảm hơn 50% do giải thể, phá sản, sáp nhập, cổ phần hoá và bán lại cho tư nhân. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước còn tồn tại nhưng hoạt động kém hiệu quả, vốn của ngân hàng vẫn tồn đọng trong các doanh nghiệp này. Trong khi đó, không ít các cá nhân, tổ chức trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thâm nhập vào các thị trường mới như công nghệ thông tin, điện tử, điện lạnh và đang hoạt động có hiệu quả, thu hút một lượng lao động lớn. Như vậy, cơ cấu khách hàng giữa doanh nghiệp Nhà nước và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã thay đổi và có xu hướng tiếp tục thay đổi. Do vậy, việc dịch chuyển cơ cấu cho vay từ khu vực Phạm Hương Giang – NH40B Khoa Ngân hàng Tài chính Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay…kinh tế quốc doanh sang khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là tất yếu. Mặt khác, ngay từ khi ra đời, các khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các doanh nghiệp Nhà nước. Cho đến nay, hầu hết các ngân hàng đã có được một danh sách các khách hàngdoanh nghiệp Nhà nước vay vốn thường xuyên tại ngân hàng. Do đó, thị phần cho vay của các ngân hàng trong khu vực này rất khó mở rộng. Trong khi đó, cho vay ngoài quốc doanh đang là một thị trường còn để ngỏ, nên việc thâm nhập vào khu vực này là cơ hội nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng.Tuy nhiên nỗi lo của ngân hàng khi thâm nhập vào thị trường này vẫn là lí do chủ yếu khiến việc tiếp cận vốn của khu vực ngoài quốc doanh trở nên khó khăn.1.4.2 Khó khăn của ngân hàng khi thực hiện hoạt động tín dụng ngoài quốc doanh:Về vấn đề thông tin: Hầu hết các thành phần kinh tế ở khu vực này nhỏ và non trẻ hơn so với các đối tác thuộc khu vực quốc doanh, và dưới con mắt của ngân hàng có nhiều rủi ro hơn. Phát triển trong môi trường thiếu thiện cảm như vậy, khu vực này trong một số trường hợp đã chủ ý làm các thông tin về bản thân không rõ ràng và đặc biệt cảnh giác với việc tiết lộ thông tin cho người ngoài. Hơn thế nữa, các ngân hàng khó hoặc không thể thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến đối tượng khách hàng này. Nên nhiều khi ngân hàng phải miễn cưỡng chấp nhận các báo cáo tài chính không đáng tin cậyHiện nay, mối quan hệ qua lại giữa các tổ chức tài chính và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã không khuyến khích được khu vực này sử dụng các hệ thống kế toán và tài chính minh bạch. Họ có thể làm cho quá trình kiểm toán khó khăn hoặc không thể thực hiện được bằng cách không thực hiện theo hệ thống kế toán chính thống hoặc sử dụng nhiều hệ thống sổ sách.Về chi phí giao dịch và các yếu tố rủi ro: Việc không có hoặc thiếu thông tin khiến khu vực này gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, không chỉ vì họ có rủi ro và chi phí giao dịch cao mà còn vì chính sách của Nhà nước chưa thực sự tạo điều kiện cho khu vực này vay vốn. Khi một tổ chức Nhà nước Phạm Hương Giang – NH40B Khoa Ngân hàng Tài chính [...]... thin cụng tỏc bo m tin vay trung di hn cú ti sn bo m bng chớnh i tng cho vay Cỏc doanh nghip ó s dng vn ỳng i tng v ỳng mc ớch vay vn, gúp phn khụng nh vo vic hon thnh tt k hoch sn xut kinh doanh ca cỏc doanh nghip Cho vay doanh nghip ngoi quc doanh chim t trng 4% tng d n Trong ú cú 5,4 t VND cho vay tiờu dựng i vi cỏn b cụng nhõn viờn, 4,3 t VND cho vay Cụng ty c phn thnh lp t cỏc Doanh nghip Nh nc vi... cỏc t cho vay( t 6 t xung cũn 3 t) v vic hỡnh thnh thờm chi nhỏnh Ngõn hng Cụng thng Cu Giy C cu t chc ca Ngõn hng cụng thng khu vc Ba ỡnh c th hin qua s sau: Giám đốc Phó giám đốc Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Phòng kiểm tra kiểm toán Phòng nguồn vốn Các quỹ tiết kiệm Phó giám đốc thường trực Phòng kinh doanh đối ngoại Phòng kinh doanh đối nội Các tổ cho vay Ngõn hng... Giy, chi nhỏnh n nh t chc, tp trung y mnh cụng tỏc tip th, sp xp v phõn cụng cỏn b cú nng lc phự hp vi tng doanh nghip, ng thi tỡm kim khỏch hng mi cú tỡnh hỡnh ti chớnh lnh mnh, sn xut kinh doanh n nh thit lp quan h tớn dng Kt qu l d n trong nhiu doanh nghip ó tng lờn nhanh chúng, mt s doanh nghip ó vay vn duy nht chi nhỏnh Ngõn hng cụng thng Ba éỡnh v cú thờm nhiu doanh nghip mi n m L/C v vay vn... L/C v vay vn vi khi lng ln Tng d n cho vay n 31/12/2001 t 1172 t So vi cựng k nm trc tng 158 t, tc tng 15,58% so vi cựng k Trong ú, cho vay Doanh nghip nh nc chim 96% tng d n Hu ht cỏc khon cho vay i vi Doanh nghip Nh nc hin nay u ỏp dng hỡnh thc cho vay khụng cú bo m bng ti sn Mt vi n v trc thuc cho vay cú bo lónh ca Tng cụng ty, v mt s doanh nghip khỏc cho vay Phm Hng Giang NH40B Khoa Ngõn hng... cỏc bin phỏp bo m tin vay trc khi cho vay Thc cht ú l nhng bin phỏp phũng nga ri ro tớn dng, l c s phỏp lý cng nh c s kinh t cho vic thu hi cỏc khon tin vay Cú quan im cho rng: Bo m tin vay ch l vic yờu cu khỏch hng vay cú ti sn hu hỡnh i ng vi mún vay ca mỡnh Song thc t chng minh mt khon vay nu ch c m bo bng ti sn hu hỡnh thỡ ú vn cha phi l khon vay an ton Vn vay vn cú th b chim dng nu ti sn s dng... nhp khu - Thc hin cỏc chng trỡnh tớn dng ti tr u thỏc Cho n nay, chi nhỏnh ó thc hin thnh cụng 3 chng trỡnh tớn dng ti tr u thỏc l EC ( ti tr vn cho ngi Vit nam hi hng t Hng Kụng), Vit c, i Loan (Qu phỏt trin doanh nghip va v nh ca i Loan cho vay doanh nghip va v nh) - Thc hin chng trỡnh tớn dng Chớnh ph nh cho vay sinh viờn, cho vay i vi cỏc i tng nghốo Hot ng kinh doanh ngoi t: - Mua bỏn, kinh doanh. .. mi cú c hi vay khụng cú bo m bng ti sn Da trờn nhu cu vay vn ca khỏch hng, ngõn hng la chn ti sn bo m phự hp, vỡ khi cho vay cú bo m bng ti sn, giỏ tr ca khon vay ph thuc vo giỏ tr ti sn lm bo m Phm Hng Giang NH40B Khoa Ngõn hng Ti chớnh Mt s gii phỏp nhm hon thin cụng tỏc bo m tin vay CHNG II: THC TRNG V VIC THC HIN BO M TIN VAY I VI TN DNG NGOI QUC DOANH TI NGN HNG CễNG THNG KHU VC BA èNH ***********... tng hn nm trc 46,6% trong ú riờng USD ó t doanh s 169,35 triu, tng 58% Trong hot ng mua bỏn ngoi t, chi nhỏnh xỏc nh mc tiờu phc v khỏch hng trong vic ỏp ng nhu cu ngoi t thanh toỏn hng nhp khu bng tin vay ngõn hng, do vy doanh thu ngoi t ca Chi nhỏnh khụng cao Bờn cnh ú, chi nhỏnh cng ht sc coi trng cụng tỏc tip th, phỏt trin thờm khỏch hng kinh doanh xut khu ng thi nõng cao phong cỏch giao dch, phc... trc ca ngi vay l nguyờn nhõn trc tip dn ti ri ro tớn dng Nh vy, ri ro tớn dng luụn gn lin vi ri ro t phớa khỏch hng vay Ngõn hng khụng th nm bt c nhng ri ro phỏt sinh trong quỏ trỡnh hot ng sn xut kinh doanh cng nh ri ro xut phỏt t vic c ý s dng tin vay trỏi mc ớch ca ngi vay Trong lý thuyt ta thng núi, vi t cỏch l ngi cho vay, ngõn hng gi th ch ng trong la chn khỏch hng vay Nhng khi vn vay nm trong... hot ng Bờn cnh phũng ngun vn t ti chi nhỏnh NHCT khu vc Ba éỡnh, cũn cú 9 Qu tit kim úng trờn ton thnh ph H Ni bao gm Qu tit kim s 15, 17, 18, 20, 21, 23, 26, 27, 28 Phũng kinh doanh i ni : Phũng kinh doanh i ni l phũng thc hin mi giao dch vi khỏch hng v hot ng tớn dng trong nc Phũng cú 55 nhõn viờn, trong ú cú 1 trng phũng v 3 phú phũng Phũng kinh doanh i ni n nay vn c chia thnh 3 mng hot ng éú l : phũng . trạng về công tác bảo đảm tiền vay đối với tín dụng ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Ðình. Chương 3: Một số giải pháp và kiến. và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay đối với tín dụng ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Ðình .Với những hiểu

Ngày đăng: 28/11/2012, 11:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan