Tài liệu Để đối phó với suy phát pdf

4 254 0
Tài liệu Để đối phó với suy phát pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Để đối phó với suy phát Khi nền kinh tế đang suy yếu, mà chính phủ vẫn nỗ lực cứu ngân hàng, bất động sản và doanh nghiệp nhà nước, thì việc in tiền và vay nợ sẽ tiếp tục. Trong khi đó ngân sách chi tiêu của chính phủ và tiêu xài của người dân không cắt giảm, thì bội chi sẽ gia tăng. Căn nguyên của lạm phát (inflation) thường là sự gia tăng cung tiền bằng nợ vay hay bằng cách in tiền, khiến lưu lượng tiền trong nền kinh tế dư thừa, tạo nên việc giảm giá trị của bản tệ. Dĩ nhiên, giá hàng hóa phải nâng cao hơn để bù vào hao hụt cho phí tổn của sản xuất và bảo tồn mức lời. Lạm phát leo thang cho tới khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, doanh nghiệp buộc phải hạ giá thành sản phẩm vì nhu cầu tiêu thụ sụt giảm do tỷ lệ thất nghiệp tăng; và khi đó, cung tiền hạ xuống, nền kinh tế rơi vào giảm phát (deflation). Suy phát (stagflation) lại là hiện tượng hơi nghịch lý, không thuần túy đi theo chiều hướng lạm hay giảm, mà bao gồm cả hai diễn biến trái chiều này. Giá hàng hóa leo thang vì bản tệ mất giá, trong khi kinh tế vẫn suy thoái vì thất nghiệp cao và nhu cầu tiêu xài giảm. Hiện tượng suy phát chỉ mới xảy ra một vài lần trong lịch sử. Cuộc suy phát của nền kinh tế Mỹ kéo dài trong thập niên 1970s là một điển hình. Cuộc suy phát ở Mỹ Năm 1970, nền kinh tế Mỹ đối mặt với nhiều tiền đề của suy phát, nhất là chíến lược siết lượng cung và tăng giá bán của tổ chức các nước xuất khẩu dầu OPEC. Nếu tính theo thị giá USD thời nay thì năm 1971, dầu thô từ $20/ thùng đã tăng vọt lên gấp 5 lần sau khi OPEC ra tay, kéo theo mọi giá cả hàng hóa cùng tăng. Cũng năm 1971, Tổng thống Mỹ Richard Nixon rút khỏi khối hiệp thương tiền tệ Bretton Woods. Đồng USD đang được cam kết “neo” vào vàng với mức quy đổi $ 35 /1 ounce, trở thành đồng tiền tự do thả nổi. Việc in tiền của Chính phủ dễ dàng hơn khi không còn phụ thuộc bản vị vàng, nhưng niềm tin của người dân vào đồng đô la Mỹ cũng sụt giảm mạnh. Trong khi đó, ngân sách cũng bị hao tổn với chiến tranh tại Việt Nam. Lượng cung USD tăng, sức mua chưa giảm, hàng hóa tăng, gây nên lạm phát phi mã. Chuỗi đồng hành của chi phí đẩy (cost push), chi phí cầu kéo (demand-pull) lẫn cung tiền cao đã khiến mức lạm phát của nước Mỹ lên đến 14% vào thời điểm 1978 và 1980. Trong 3-4 năm sau, nền kinh tế Mỹ khập khễnh với tỷ lệ tăng trưởng -1 đến 1% GDP, và thất nghiệp lên đến hơn 8% tạo thêm gánh nặng cho chính sách an sinh xã hội và ngân sách. Reagan và giải pháp Năm 1980, Tổng thống Regan đắc cử, bổ nhiệm ông Paul Volcker vào vị trí Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Federal Reserve). Hai ông coi việc tăng giá trị USD thành một bản tệ mạnh là cốt lõi của chánh sách mới. Volcker siết chặt cung tiền, giữ lãi suất tín dụng thật cao,và giá hàng hóa bắt đầu giảm nhiệt. Giải pháp của ông đẩy nhiều công ty yếu kém, bao gồm cả ngân hàng và các tập đoàn lớn, đi đến phá sản. Nhưng sau cuộc thanh lọc, một loạt các biện pháp hành chánh nhằm cắt giảm thuế, hủy bỏ đi các luật lệ trói buộc doanh nghiệp được ban hành đã thúc đẩy kinh doanh và hồi sức nền kinh tế. Những doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ (SMEs) trở thành mũi nhọn và phân khúc này kéo nguyên đòan tàu kinh tế Mỹ vượt bão và tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng thống Regan tái đắc cử và nước Mỹ bước vào một thời kỳ ổn định kinh tế khá dài, qua đến thời của Tổng thống Bill Clinton. Suy phát và cơ hội tái diễn Ngày nay, nước Mỹ dường như đang quay trở lại thập niên 70s, với chính sách đồng đô la yếu và lãi suất tín dụng thật thấp của đương kim Chủ tịch Fed Ben Bernanke. Chính phủ in tiền thêm, nợ công và tư chồng chất, chánh phủ dùng 1.300 tỷ USD để cứu nguy ngân hàng lớn, ngành sản xuất xuống dốc và tỷ lệ thất nghiệp tăng trên 10%. Nhiều dự báo cho rằng mức tăng trưởng GDP 3-4 năm tới của Mỹ không thể vượt ngưỡng 2%. Tôi cho rằng song song với giảm sút GDP, lạm phát tại Mỹ sẽ tăng lên tới 5- 6% sau 2012. Lý do là chính phủ vẫn tiếp tục phải vay mượn hay in tiền thêm khiến đồng đô la sụt giá, và lãi suất của trái phiếu chính phủ phải gia tăng để thu hút nhà đầu tư, nhất là khi các quốc gia châu Âu cũng rơi vào tình trạng xoay nợ. Nói cách khác, suy phát sẽ là một tình trạng có khả năng xảy ra tại Mỹ vào thời gian tới. Tuy nhiên, mức độ suy phát sẽ không quá trầm trọng như đã diễn ra ở thập niên 70s. Hai lý do: Trung Quốc vẫn dư thừa nguồn cung hàng hóa và USD vẫn là bản vị thanh toán của thế giới. Suy phát tại Việt Nam Theo tôi, kinh tế Việt Nam vừa bắt đầu tình trạng suy phát dù tăng trưởng GDP được thống kê là đã đạt đến 6% vào 6 tháng đầu 2011. Lạm phát đang ở mức 19%, đồng VND cao hơn giá trị thực khỏang 17%, lãi suất cho doanh nghiệp vẫn trên 20% và các nguồn ngoại tệ (FDI, kiều hối, FII…) giảm xuống khá tệ hại. Đến cuối năm nay, Việt Nam sẽ đối mặt với những vấn nạn đã làm điên đầu Reagan và Volcker 20 năm trước. Khi nền kinh tế đang suy yếu, mà chính phủ vẫn nỗ lực cứu ngân hàng, bất động sản và doanh nghiệp nhà nước, thì việc in tiền và vay nợ sẽ tiếp tục. Trong khi đó ngân sách chi tiêu của chính phủ và tiêu xài của người dân không cắt giảm, thì bội chi sẽ gia tăng. Suy phát sẽ trầm trọng và sự lụn bại của kinh tế tài chánh sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Một giải pháp cho Việt Nam? Tôi không có đủ dữ kiện và số liệu thực (khác với những gì công bố) để đưa ra một giải pháp cu thể. Nhưng nếu chúng ta mời ông Volcker qua đây để tư vấn, tôi chắc ông sẽ khuyến cáo chánh phủ ban hành một nghị quyết gồm những đường lối như sau: Giữ vững giá trị của đồng VND bằng cách “neo” sự quy đổi của tiền vào một rỗ các bản tệ căn bản (USD, Euro, Yen) và vàng. Cho VND được tự do chuyển đổi. Niềm tin sẽ ào ạt quay lại VND và VND có thể mạnh hơn cả USD. Không cứu trợ bất cứ một ngân hàng, doanh nghiệp nào, dù công hay tư. Để mặc cho tất cả bong bóng, từ bất động sản đến chứng khóan, vỡ mà không can thiệp. Không hổ trợ bừa bãi cho những dự án FDI lấy đất nông nghiệp, phi sản xuất và hủy họai môi trường. Bán tất cả doanh nghiệp nhà nước trong vòng 5 năm và đem nợ công của chánh phụ xuống dưới mức 10% của GDP. Giảm ngân sách 10% trong năm đầu và tiếp tục xuống đến 50% sau 5 năm. Khuyến khích doanh nghiệp tư với chương trình dẹp bỏ rào cản pháp lý; thể hiện chánh sách thị trường rõ ràng với một sân chơi bằng phẳng; cắt bỏ gánh nặng “phong bì” cho doanh nghiệp. Giải pháp này sẽ khiến nền kinh tế xáo trộn trong những năm đầu vì doanh nhân và người dân sẽ phải điều chỉnh tư duy và hành xử. Nhưng tôi chắc chắn là Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh sau 4 năm và tài chánh quốc gia cũng như của người dân sẽ cải thiện nhanh chóng. Suy phát có thể là kích thích tố để chánh phủ làm điều “đúng” và đưa Việt Nam trở lại với mức sống tiến bộ như các quốc gia phát triển ở Châu Á. Đây là thành quả mà người dân Việt xứng đáng với những cố gắng và hy sinh sau 40 năm trì trệ. . Để đối phó với suy phát Khi nền kinh tế đang suy yếu, mà chính phủ vẫn nỗ lực cứu ngân hàng, bất động. thập niên 1970s là một điển hình. Cuộc suy phát ở Mỹ Năm 1970, nền kinh tế Mỹ đối mặt với nhiều tiền đề của suy phát, nhất là chíến lược siết lượng cung

Ngày đăng: 25/02/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan