Đề và gợi ý dạng văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí

23 57.9K 87
Đề và gợi ý dạng văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu tổng hợp các đề và gợi ý giải đề về dạng văn nghị luận xã hội tư tưởng đạo lí. Gợi ý được trình bày theo trình tự các bước rất cụ thể, rõ ràng. Tài liệu phù hợp cho những học sinh đang ôn luyện thi tốt nghiệp THCS, THPT và Đại học - Cao đẳng. Ngoài ra, đây cũng là tài liệu tham khảo cho giáo viên và các bậc phụ huynh.

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯỞNG, ĐẠO LÍ Có 2 kiểu đề: - Kiểu đề đưa ra một nhận định: một câu nói, danh ngôn, châm ngôn, tục ngữ, ca dao… - Kiểu đề yêu cầu luận về 1 phẩm chất, tính cách, trạng thái tâm lí… của con người. Dàn ý: (cần viết hàm súc trong khoảng 600 từ) 1. MB: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: cần đảm bảo 2 điều - Dẫn dắt vấn đề. - Giới thiệu được luận đề. 2. TB: a. Giải thích khái niệm (nếu có): Là gì? b. giải vấn đề: Tại sao? c. Biểu hiện: Vấn đề đó được thể hiện ntn trong cuộc sống hằng ngày (chứng minh)? d. Đánh giá, luận bàn vấn đề (đề mở, thể hiện rõ bản lĩnh của người viết, quan niệm của người viết đối với vấn đề đó là đúng hay sai, có thể lật ngược vấn đề hay không…). 3. KB: - Rút ra bài học về nhận thức hành động. ĐỀ 1: Trong thư gởi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn (1809 – 1865) viết: “xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi.” (Theo Ngữ văn 10, Tập 2, NXBGD, 2006, tr.135). Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi trong cuộc sống. (Đề thi ĐH khối C năm 2009) Gợi ý: 1. Giải thích ý kiến: (0.5đ) - Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin-côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối. - Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người. 2. Bàn luận về trung thực trong khi thi trong cuộc sống: (2.0đ) - Trong khi thi (1.0đ) + Trung thực là phải làm bài bằng thực lực chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất. + Người trung thực phải là người biết rõ: Trung thực trong khi thi dù bị rớt vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với cách của một thí sinh, trung thực trong khi thi là điều quan trọng hơn cả. - Trong cuộc sống (1.0đ) + Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thật với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quý. + Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng không trung thực sẽ là một người thiếu nhân cách có thể gây ra nhiều nguy hại cho hội. 3. Bài học nhận thức hành động: (0.5đ) - Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực là một giá trị làm nên nhân cách của mình; ngay cả khi đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực. - Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực, mà hành động cụ thể lúc này là trung thực trong khi thi; cần khẳng định bảo vệ sự trung thực, kiên quyết đấu tranh với mọi hoạt động thiếu trung thực đang tồn tại khá phổ biến trong hội. ĐỀ 2: Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một hội. Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn bàn về tinh thần trách nhiệm thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay. (Đề thi ĐH khối C năm 2010) Gợi ý: 1. Giải thích: (0.5đ) 1 - Về nội dung, ý kiến này đề cập đến mối nguy hại ngấm ngầm rất cần cảnh giác của thói vô trách nhiệm; nó xuất phát từ mỗi cá nhân nhưng lại gây hậu quả to lớn đối với toàn hội. - Về thực chất, ý kiến này là một sự cảnh báo về vấn nạn đạo đức mang tính thời sự: thói vô trách nhiệm hậu quả khôn lương của nó. 2. Luận bàn về tinh thần trách nhiệm thói vô trách nhiệm của con người: (2.0đ) - Tinh thần trách nhiệm (1.0đ) + Tinh thần trách nhiệm là ý thức nỗ lực nhằm hoàn thành tốt những phận sự của mình. Nó biểu hiện cụ thể, sống động trong ba mối quan hệ cơ bản: giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với toàn hội cá nhân với bản thân mình. + Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cao đẹp, một thước đo giá trị con người; là cơ sở để xây dựng hạnh phúc của mỗi gia đình; đồng thời tinh thần trách nhiệm cũng góp phần quan trọng tạo nên quan hệ hội tốt đẹp, thúc đẩy sự phát triển của hội. - Thói vô trách nhiệm (1.0đ) + Thói vô trách nhiệm là một biểu hiện của lối sống phi đạo đức, thể hiện ở ý thức hành động không làm tròn phận sự của mình đối với hội, gia đình bản thân, gây nên những hậu quả tiêu cực. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, lối sống ấy đang khá phổ biến, trở thành một vấn nạn trong hội. + Tác hại của thói vô trách nhiệm: làm băng hoại đạo đức con người; gây tổn hại hạnh phúc gia đình; gây tổn thất cho cộng đồng, kìm hãm sự phát triển tiến bộ hội. 3. Bài học nhận thức hành động: (0.5đ) - Bản thân cần nhận thức sâu sắc tinh thần trách nhiệm là thước đo phẩm giá con người; không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong mọi lĩnh vực đời sống. - Cần ý thức rõ tác hại có thái độ kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của thói vô trách nhiệm trong xã hội. ĐỀ 3: Viết bài văn nghị luậnvề ý kiến: Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn. (Đề thi ĐH khối C năm 2011) Gợi ý: 1. GT: - Biết tự hào về bản thân là thái độ hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có, về những đóng góp của mình cho cuộc sống; biết xấu hổ là cảm thấy hổ thẹn về sự kém cỏi những lỗi lầm của mình trước người khác. - Nội dung ý kiến: Đề cao việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc về bản thân, hướng đến sự hoàn thiện mình. 2. Luận bàn ý kiến: - Khẳng định sự cần thiết của việc biết tự hào: biết tự khẳng định mình, giúp bản thân tự tin hơn trong cuộc sống trong công việc, có thêm động lực để vươn tới những ước mơ lớn hơn. - Phê phán thái độ tự cao, tự đại (tự đánh giá mình quá cao, quá lớn vì thế mà trở nên hợm hĩnh). - Khẳng định sự cần thiết của việc biết xấu hổ: giúp con người có ý thức điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với những chuẩn mực đạo đức; biết xấu hổ còn quan trọng hơn biết tự hào bởi nó là biểu hiện của ý thức hoàn toàn tự giác, xuất phát từ lương tâm, giúp con người nâng cao năng lực hoàn thiện nhân cách. - Phê phán thái độ tự ti, mặc cảm (tự đánh giá thấp bản thân nên thiếu tự tin). 3. Bài học nhận thức hành động: - Nhận thức sâu sắc về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. - Nghiêm khắc đối với chính mình; không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nhân cách. ĐỀ 4: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu. (Đề thi ĐH khối C năm 2012) Gợi ý: 1. GT: - Kẻ cơ hội là người lợi dụng thời cơ để mưu cầu lợi ích trước mắt, bất kể việc làm đúng hay sai; người chân chính là người luôn biết sống đúng với thực chất phù hợp với những giá trị hội; thành tích là những kết quả được đánh giá tốt; thành tựu là những thành quả có ý nghĩa lớn, đạt được sau một quá trình phấn đấu bền bỉ. - Về nội dung, ý kiến này chỉ ra sự đối lập về lối sống cách hành xử trong công việc giữa loại người cơ hội và người chân chính. 2. Bàn luận: - Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích: 2 + Do thói vụ lợi, bất chấp đúng sai nên trong công việc, kẻ cơ hội không cầu “kết quả tốt” mà chỉ cầu “được đánh giá tốt”. Kẻ càng vụ lợi thì càng nôn nóng có được thành tích. Bởi thế, loại người này thường chỉ tạo ra thành tích giả. + Về thực chất, cách hành xử ấy là lối sống giả dối, là thói ăn gian làm dối khiến cho thật giả bất phân, làm băng hoại các giá trị trong hội; đó chính là sự suy đồi về đạo đức; lối sống cơ hội này đã khiến bệnh thành tích lan tràn như hiện nay. - Người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu: + Coi trọng chất lượng thật, kết quả thật là đức tính của người chân chính. Bởi thế họ thường kiên nhẫn trong mọi công việc để làm nên những kết quả thực sự, những thành quả có ý nghĩa lớn. Đối với họ, chỉ có những thành quả thực mới tạo nên giá trị thực của con người, dù có khi phải trả giá đắt. + Về thực chất, cách hành xử ấy thuộc về lối sống chân thực, trung thực, biểu hiện của những phẩm chất cao quý; giúp tạo nên những thành quả thực, những giá trị đích thực cho mình cộng đồng, góp phần thúc đẩy xã hội tiến lên. 3. Bài học nhận thức hành động: - Cần nhận thức rõ đây là hai kiểu người đối lập nhau về nhân cách: một loại người tiêu cực thấp hèn cần phê phán, một mẫu người tích cực cao cả cần trân trọng. - Cần noi theo lối sống của những người chân chính, luôn coi trọng những kết quả thật kiên nhẫn phấn đấu để lập nên những thành tựu; đồng thời lên án lối sống cơ hội, nôn nóng chạy theo thành tích giả. ĐỀ 5: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa. (Đề thi ĐH khối D năm 2009) Gợi ý: 1. GT: - Về nội dung trực tiếp, câu trích này nói về hậu quả của việc đánh mất niềm tin vào bản thân. - Về thực chất, ý kiến này đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự tin. 2. Bàn luận: - Người có lòng tự tin luôn khẳng định năng lực phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định, giúp con người vững vàng, lạc quan thành công trong cuộc sống. Do đó tự tin là đức tính quý báu. - Khi mất tự tin: + Con người không còn tin vào phẩm chất năng lực của bản thân nên sẽ đánh mất những điều kiện cơ bản và cần thiết giúp đạt đến những giá trị quý báu: nghị lực ý chí, hi vọng lạc quan… + Con người không còn khả năng đương đầu với những khó khăn, thử thách, nên dễ dang buông xuôi, bỏ mất những cơ hội tốt trong cuộc sống. 3. Bài học: - Trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, đặc biệt những khi gặp khó khăn, thử thách, cần nêu cao bản lĩnh, không đánh mất niềm tin vào bản thân. - Luôn sống tự tin nhưng tránh chủ quan. Phải cảnh giác với việc tự tin mù quáng. Phải tỉnh táo để biết lắng nghe; biết học hỏi, hợp tác; biết tu dưỡng phẩm chất trau dồi năng lực của bản thân vì đó là cơ sở của lòng tự tin. ĐỀ 6: Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng. Từ ý kiến trên, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người cuộc sống. (Đề thi ĐH khối D năm 2010) Gợi ý: 1. GT: - Đạo đức giả là cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ đạo đức bề ngoài nhằm che đậy bản chất vô đạo đức bên trong. - Về thực chất, đạo đức giả là lối sống giả dối, vì thế nó nguy hại như một căn bệnh chết người nhưng khó nhận biết. 2. Bàn luận: - Những biểu hiện của bệnh đạo đức giả: + Dùng những lời nói hay ho, đẹp đẽ bề ngoài để che đậy ý nghĩ đen tối tình cảm thấp hèn bên trong. + Dùng những hành động có vẻ tích cực để ngụy trang cho những động cơ xấu xa, đê tiện. - Tác hại của bệnh đạo đức giả: 3 + Đối với mỗi người: Vì sống giả dối nên tự đánh mất dần nhân cách, đánh mất niềm tin, sự quý trọng của mọi người dành cho mình. + Đối với hội: Làm lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật giả bất phân; làm suy đồi phong hóa hội và gây nhiều hậu quả khôn lường khác. 3. Bài học: - Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực. - Kiên quyết lên án, vạch trần ngăn chặn thói đạo đức giả. ĐỀ 7: Suy nghĩ về ý kiến: Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích. (Đề thi ĐH khối D năm 2011) Gợi ý: 1. GT: - Người nổi tiếng được khâm phục, được nhiều người biết đến về tài năng sự thành công ở một lĩnh vực nào đó; người có ích là người đem lại lợi ích, giá trị tốt đẹp cho hội bằng những việc làm cụ thể của mình. - Về thực chất, ý kiến này khẳng định giá trị đích thực của mỗi cá nhân thông qua những đóng góp của họ đối với gia đình hội. 2. Bàn luận: Ý kiến nêu trong đề cần được lật đi lật lại, xem xét từ nhiều phía, thấy được mối quan hệ giữa hai mệnh đề (đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng trước hết hãy là người có ích), để luận bàn (theo hướng khẳng định hay bác bỏ) cho thỏa đáng, thuyết phục. Dưới đây là một số ý cơ bản: - Khát vọng trở thành người nổi tiếng là chính đáng nhưng không phải ai cũng có năng lực, tố chất điều kiện để đạt được. - Nếu cố gắng bằng mọi cách chỉ để nổi tiếng, con người dễ trở nên mù quáng, ảo tưởng về bản thân, thậm chí gây tác hại cho hội. - Mỗi cá nhân, bằng những suy nghĩ, việc làm bình thường, hoàn toàn có thể khẳng định được giá trị của bản thân, đóng góp cho cộng đồng, trở thành người có ích mà vẫn có cơ hội nổi tiếng; tuy nhiên, “có ích” là điều kiện để “nổi tiếng”, vì thế trước khi thành người nổi tiếng thì hãy là người có ích. - Những người chỉ bằng lòng, an phận với những gì mình đã có, thiếu ý chí khát vọng thì cuộc sống sẽ mất dần ý nghĩa sẽ không còn hi vọng trở thành người nổi tiếng. 3. Bài học: - Cần xác định rõ mục đích sống, ý thức được điều quan trọng trong cuộc đời là sự khẳng định giá trị của bản thân bằng những đóng góp tích cực cho hội. - Không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên trong cuộc sống. ĐỀ 8: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa. (Đề thi ĐH khối D năm 2012) Gợi ý: 1. GT: - Thần tượng là những hình mẫu tưởng hoặc có quyền năng đặc biệt, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với cá nhân hay cộng đồng. Ngưỡng mộ thần tượng là sự tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho thần tượng; mê muội thần tượng là sự say mê, tôn sùng một cách mù quáng, thiếu tỉnh táo trước thần tượng. - Về nội dung, ý kiến đề cập đến tính hai mặt của việc say mê thần tượng: nếu ngưỡng mộ đúng mức là tích cực thì ngưỡng mộ quá mức là tiêu cực có thể còn gây ra hậu quả khôn lường. 2. Bàn luận: - Ngưỡng mộn thần tượng là một nét đẹp văn hóa: + Ngưỡng mộ thần tượng thể hiện nhu cầu văn hóa cao của con người: nhu cầu được sống trong những tình cảm cao cả, nồng nhiệt; nhu cầu được hướng tới, vươn tới những tầm cao, những đỉnh cao sáng giá của đời sống. + Ngưỡng mộ thần tượng là một ứng xử văn hóa, biểu hiện ở các phương diện mến phục; hành động tôn vinh cổ vũ; ngôn ngữ ca ngợi tán dương. - Mê muội thần tượng là một thảm họa: + Mê muội thần tượng là trạng thái mù quáng trong nhận thức, thái quá trong tình cảm, không còn khả năng suy xét, phân biệt đúng sai, lẫn lộn về giá trị; mê muội thần tượng còn dẫn đến hành động sai lầm quá khích, gây ra những hậu quả tệ hại cho bản thân hội. 4 + Việc mù quáng chạy theo thần tượng hay khuếch trương thần tượng quá mức đều là biểu hiện của sự mê muội thần tượng, đều là những thái độ ứng xử thiếu lành mạnh, thậm chí thiếu văn hóa, có thể gây ra những hậu quả khôn lường. 3. Bài học: - Cần có nhận thức đúng đắn về việc ngưỡng mộ thần tượng lường được những hậu quả của sự mê muội để có thái độ cách ứng xử phù hợp, làm cho tâm hồn phong phú hơn, nâng tầm văn hóa cho bản thân, từ đó phấn đấu vươn tới những tầm cao của đời sống. - Biết chế ngự những cảm xúc say mê thái quá trước thần tượng, không chạy theo thần tượng một cách mù quáng; phê phán mọi biểu hiện mê muội thần tượng trong cuộc sống hằng ngày, trước hết là trong học đường. ĐỀ 8: Suy nghĩ về câu nói: Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên. (Đề thi CĐ khối C, D năm 2009) Gợi ý: 1. GT: - Câu nói so sánh sự đối lập giữa thời gian rất dài của đời người thời gian rất ngắn của một ngày để nhấn mạnh: giá trị cuộc sống của mỗi ngày là cơ sở để tạo nên chất lượng, ý nghĩa cuộc sống của một đời người. - Thực chất, ý nghĩa câu nói: trong cuộc đời con người mỗi ngày là rất quan trọng, quý giá; đừng để lãng phí thời gian. 2. Bàn luận: - Thời gian là một điều kiện quan trọng để tạo nên cuộc sống của con người. Ai cũng ước được sống lâu để làm việc, cống hiến, tận hưởng niềm hạnh phúc… - Một ngày rất ngắn ngủi nhưng con người có thể làm được nhiều việc có ích cho bản thân, cho hội: học tập, lao động; có những phát minh, công trình khoa học được tìm ra trong khoảng thời gian rất ngắn. - Sự so sánh đối lập giữa một ngày một đời người còn thể hiện ý nghĩa sâu sắc về mối quan hệ giữa việc nhỏ và việc lớn; có rất nhiều việc nhỏ xem ra không đáng quan tâm, nhưng là cơ sở để tạo thành những sự việc lớn. - Phê phán hiện tượng lười biếng trong công việc, hoạt động sống hằng ngày. 3. Bài học: - Cuộc đời con người là hữu hạn nên phải biết quý trọng thời gian, đừng để thời gian trôi đi một cách lãng phí. - Biết trân trọng những giá trị của việc làm, những niềm vui, hạnh phúc thường ngày trong cuộc sống. ĐỀ 9: Bàn về mối quan hệ giữa tài đức. (Đề thi CĐ khối C, D năm 2010) Gợi ý: 1. GT: - Tài là nói tới trình độ, năng lực khả năng sáng tạo của con người. - Đức là nói tới phẩm chất nhân cách của con người. 2. Bàn luận: - Tài đức là hai mặt quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách của con người. - Nếu chỉ chú trọng đến tài mà không quan tâm đến đức sẽ dễ dẫn đến sự lệch lạc trong suy nghĩ hành động, thiếu sự phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện bản thân; thậm chí quá coi trọng tài mà không chú ý đến đức sẽ dẫn đến những suy nghĩ hành động gây tác hại cho bản thân, cộng đồng hội. - Nếu chỉ lo phấn đấu, tu dưỡng đức mà không quan tâm đến việc nâng cao trình độ, năng lực khả năng sáng tạo của bản thân thì cũng không thể có nhiều đóng góp tốt cho cộng đồng hội. - Giải quyết tốt mối quan hệ hài hòa, gắn bó giữa tài đức sẽ giúp con người phát triển toàn diện có nhiều đóng góp hữu ích cho hội. 3. Bài học: Phải biết trau dồi, rèn luyện bản thân cả về trình độ, năng lực phẩm chất. ĐỀ 10: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Khi thói ích kỉ trở thành lối sống của con người thì tinh thần hi sinh vì cộng đồng, tình thương yêu đồng loại, sự sẻ chia với mọi người chỉ còn là những giá trị lạc lõng. (Đề thi CĐ khối C, D năm 2011) Gợi ý: 1. GT: - Với người có lối sống ích kỉ thì những chuẩn mực đạo đức hội (tinh thần hi sinh, lòng nhân ái…) chỉ là những giá trị xa lạ hoặc không có ý nghĩa gì. - Thực chất, câu nói nhằm nêu lên những tác hại của lối sống ích kỉ cảnh báo về một hiện tượng đời sống: thói ích kỉ đang trở thành lối sống của khá nhiều người trong hội. 5 2. Bàn luận: - Ích kỉ là chỉ biết vì lợi ích của riêng mình. Người sống ích kỉ luôn nghĩ về bản thân, lấy lợi ích cá nhân làm thước đo mọi giá trị, bất chấp quyền lợi của người khác. - Khi thói ích kỉ trở thành lối sống của con người thì sẽ dẫn đến sự tha hóa về nhân cách. Khi lối sống ích kỉ trở nên phổ biến trong đời sống thì những giá trị đạo đức truyền thống sẽ trở nên xa lạ, lạc lõng. - Người có lối sống ích kỉ thường xem nhẹ trách nhiệm của mình đối với hội, thờ ơ trước niềm vui, nỗi buồn của những người xung quanh; đồng thời, họ cũng không coi trọng tinh thần hi sinh vì cộng đồng, tình thương yêu đồng loại, sự sẻ chia của người khác. - Lối sống ích kỉ đang tồn tại trong một bộ phận của đời sống hội đôi khi được che đậy bằng nhiều hình thức bóng bẩy, giả tạo. Khi con người không dám đấu tranh với nó nghĩa là đang dung túng, tạo môi trường và điều kiện cho lối sống đó lên ngôi. 3. Bài học: - Cần lên án đấu tranh chống lại lối sống ích kỉ. - Phải biết sống vị tha, có tinh thần trách nhiệm, kết hợp hài hòa giữa quyền lợi cá nhân lợi ích cộng đồng. ĐỀ 11: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp. (Đề thi CĐ khối C, D năm 2012) Gợi ý: 1. GT: - Nghề nghiệp là cách nói khái quát về ngành nghề, công việc của mỗi người trong hội; cao quý là có giá trị lớn về mặt tinh thần, rất đáng trân trọng. - Ý kiến nhằm khẳng định mọi ngành nghề trong hội đều quan trọng; giá trị cao quý của nghề nghiệp là do con người tạo ra chứ không phải do bản thân nghề nghiệp đó. 2. BL: - Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người: + Bản thân nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người; sự cao quý ấy phải do bản thân con người làm nên trong quá trình thực hiện nghề nghiệp của mình. + Trong hội, không có nghề tầm thường; bất cứ nghề nào mang lại lợi ích cho con người cộng đồng đều đáng được trân trọng, tôn vinh. - Chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp: + Thước đo giá trị nghề nghiệp là hiệu quả phẩm chất đạo đức của người lao động trong công việc. + Sự cao quý của nghề nghiệp là do con người biết đem hết tài năng, sức lực phẩm chất đạo đức của mình để làm nên các giá trị vật chất hoặc tinh thần, giúp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. - Phê phán một số quan niệm lệch lạc trong hội hiện nay khi cho rằng có nghề cao quý, có nghề tầm thường và chạy theo những ngành nghề chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho cá nhân. 3. Bài học: - Cần phải biết chọn nghề phù hợp với năng lực trình độ của bản thân. - Cần nuôi dưỡng niềm đam mê, tình yêu nghề để có thể tận tâm cống hiến được nhiều nhất cho hội. ĐỀ 12: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Bổn phận hạnh phúc là cốt sống cho người khác” - Auguste de Comte. Gợi ý: 1. GT: - Sống có bổn phận là cốt sống cho người khác: nghĩa là một trong những trách nhiệm của mình là phải sống cho người khác, người có tinh thần trách nhiệm, sống đúng vị trí bổn phận của mình chính là sống cho người khác: người khác ở đây được hiểu là những người thân trong gia đình, anh chị em, bà con họ hàng thân thích, những người xung quanh, những người ngoài hội. - Hạnh phúc là sống cho người khác: sống cho người khác trước hết là bổn phận - mang tính trách nhiệm - nhưng cao hơn bổn phận là hạnh phúc. Được sống cho người khác là niềm vui, niềm hạnh phúc của chính mình. Đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác cũng chính là đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho chính mình. - Vậy “Bổn phận hạnh phúc là cốt sống cho người khác” có thể nói cách khác là: sống cho người khác chính là bổn phận hạnh phúc của chính mình. 2. Bàn luận: 6 - Đây là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn tích cực, mang tinh thần nhân ái, nhân văn, nhân đạo cao cả. - Trước hết, sống cho người khác là một bổn phận, là trách nhiệm mà ta cần thực hiện, vì có sống cho người khác, hy sinh cho người khác, mang đến những điều tốt đẹp cho người khác, thì người khác cũng sẽ sống cho mình, đem lai những điều tốt đẹp cho mình. Chúng ta thường nói: một người vì mọi người mọi người vì một người cũng chính là thực hiện tinh thần câu nói của Auguste de Comte. - Sau đó, sống cho người khác là niềm vui, hạnh phúc của chính mình, điều này còn cao hơn cả bổn phận. Trong cuộc sống, chúng ta được sống cho người mà mình yêu thương chính là điều hạnh phúc của con người. Thật bất hạnh đau khổ thay cho những ai không có người thương yêu để mà sống cho họ, sống vì họ, 3. Bài học: - Đây là câu nói có ý nghĩa giáo dục rất tích cực đối với chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay. Cần phát huy những tác động tốt ấy đến với mọi người xung quanh. - Tuy vậy vẫn còn có nhiều người trong cuộc sống, lao động, học tập công tác lại chỉ sống cho riêng mình. Đó là lối sống ích kỉ cần phê phán, cần phải thay đổi. ĐỀ 13: Trình bày suy nghĩ về câu nói: “Những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Những điều chúng ta không biết là cả một đại dương” (Newton). Gợi ý: 1. GT: - “Những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước”: những hiểu biết của chúng ta về những gì nhân loại đã khám phá, tìm hiểu về vũ trụ, tự nhiên, hội loài người cũng chỉ bằng một giọt nước trong đại dương bao la. Một giọt nước là quá nhỏ bé so với cả đại dương mênh mông bao la. Vậy những điều mà chúng ta biết là vô cùng hạn chế, ít ỏi so với những điều ta chưa biết. “Những điều chúng ta không biết là cả một đại dương”: những gì mà chúng ta chưa biết, không biết về vũ trụ, trái đất, tự nhiên hội còn rất nhiều như là cả một đại dương mênh mông bao la. So với một giọt nước thì đại dương là quá to lớn. Vậy những điều mà chúng ta chưa biết, không biết còn rất nhiều so với những gì mà chúng ta đã biết. - Sự đối lập giữa điều đã biết chỉ là 1 giọt nước còn những điều chưa biết là cả một đại dương bao la đã là một động lực rất lớn để thôi thúc chúng ta khám phá, tìm hiểu về vũ trụ, tự nhiên hội. Đây là một vấn đề lớn mà chúng ta cần phải nhìn nhận thật rõ ràng để có những hành động cụ thể như học tập, nghiên cứu, tìm hiểu trong các ngành khoa học tự nhiên cũng như hội. 2. Bàn luận: - Trong thực tiễn học tập, nghiên cứu công tác, khi ta càng học tập, khám phá ra những điều mới mẻ trong đại dương bao la kiến thức của nhân loại thì ta lại càng thấy những điều ấy còn quá nhỏ bé, ít ỏi hạn chế. - Tác động của câu nói đó với việc học tập của học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, giảng đường đại học là rất tích cực, nó giúp cho mọi người nhìn nhận lại chính mình, về những hiểu biết của mình còn hạn chế. Để từ đó có hành động cụ thể để luôn luôn nâng cao những hiểu biết của mình những người khác. 3. Bài học: - Cần có ý thức nâng cao kiến thức như câu nói của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi.” - Cần có thái độ khiêm tốn, tránh tự mãn, tự kiêu về vốn kiến thức mà mình có được. ĐỀ 14: Trình bày suy nghĩ về câu:“Học cho rộng. Hỏi cho thật kỹ. Suy nghĩ cho thật cẩn thận. Phân biệt cho rõ ràng. Làm việc cho hết sức. Như thế mới thành người” (Sách Trung Dung). Gợi ý: 1. GT: - Học cho rộng: vì kiến thức là bao la như biển cả đại dương, cho nên đã học là phải tìm hiểu thật nhiều, biết cho rộng thì mới đáp ứng được việc trở thành người hiểu biết rộng. - Hỏi cho thật kỹ: khi học không những cần học cho rộng mà còn phải học cho sâu sắc những điều mình biết, như thế mới là học, tránh cái gì cũng biết một cách hời hợt, chỉ biết cái bề ngoài mà không hiểu cho kỹ, cho sâu sắc cái bên trong. - Suy nghĩ cho thật cẩn thận: trên tinh thần học cho kỹ, cho sâu thì cần phải suy nghĩ cho thật kĩ, thật cẩn thận, sâu sắc vấn đề mình học. - Phân biệt cho rõ ràng: biết phân biệt rõ ràng giữa đúng – sai, tốt – xấu, thiện - ác, điều gì nên nói, điều gì không cần nói, việc gì nên làm, việc gì không nên làm. 7 - Làm việc cho hết sức: khi ta đã học rộng, học kĩ, suy nghĩ cẩn thận, phân biệt rõ ràng thì cần phải làm việc cho hết sức, cho toàn vẹn, cho chu đáo. Đem hết những hiểu biết của mình mà làm việc thì hiệu quả công việc sẽ cao. → Nếu làm được như vậy thì “Như thế mới thành người”. 2. Bàn luận. - Trong hội ngày nay vẫn còn nhiều người trong quá trình học tập thực hành (học → hành) đã: học chưa rộng, hỏi chưa thật kỹ, suy nghĩ chưa cẩn thận vì thế không phân biệt được rõ đâu là đúng, đâu là sai, đâu là tốt, đâu là xấu, cho nên khi làm việc, khi hành động sẽ không hết sức, không đạt hiệu quả mong muốn. vì thế cũng chưa thành người (tức là người đã trưởng thành về nhân cách, năng lực). - Tất nhiên, cũng đã có nhiều người trong hội xưa - nay đã làm được như vậy. 3. Bài học: Cần ý thức rõ tác động của lời dạy trên trong quá trình học tập, lao động, công tác ĐỀ 15: Trình bày suy nghĩ về câu nói: “Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng” (Lỗ Tấn). Gợi ý: 1. GT: Trên con đường đi đến thành công thì những kẻ lười biếng không thể đi được đến đích mà chỉ có những con người luôn chăm chỉ học tập, lao động để vượt qua mọi khó khăn thử thách, những chông gai trên đường đi, mới đạt được vinh quang. Nói cách khác, cái đích cuối cùng trên con đường đi của những kẻ lười biếng, không chăm chỉ học tập, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, lao động, chính là thất bại. 2. Bàn luận: - Nếu học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu lại lười biếng, ham chơi, không học tập một cách nghiêm túc, chăm chỉ, vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần thì không thể có kết quả tốt được. Ngược lại, nếu học sinh, sinh viên mà vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo thì chắc chắn sẽ đi đến được thành công. - Nhiều người cho rằng mình thông minh, tài năng không cần học chăm chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập. Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết được đúng quy trình dẫn đến sai kết quả. Cần luôn biết rằng, để trở thành thiên tài thì chỉ có 1% là tài năng bẩm sinh, còn 99% là sự lao động, mồ hôi công sức đổ ra mới có được. - Trong hội ngày nay, thế hệ trẻ có rất nhiều người đã thành công trong học tập, lao động, công tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống hội là nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động, nghiên cứu, Nhưng cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động, của mình. 3. Bài học: - Cần có ý thức chăm chỉ, vượt khó vươn lên trong quá trình học tập, nghiên cứu, lao động. - Cần có khát vọng vươn đến thành công. ĐỀ 16: Trình bày suy nghĩ về câu thành ngữ: “Tôn sư trọng đạo”. Gợi ý: 1. GT: - “Tôn sư” là tôn trọng, kính trọng, đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập trong cuộc sống. “Trọng đạo” là xem trọng những đạo tốt đẹp của con người đã được thầy truyền dạy. - Nói cách khác, thành ngữ nhằm nhấn mạnh kẻ làm trò phải biết tôn trọng, lễ phép người thầy vì chính thầy đã truyền dạy kiến thức cả đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người. 2. Bàn luận: - Đây chính là truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam. Truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy học tập của con người. - Ngày nay có rất nhiều người học trò đang ngồi trên ghế nhà trường, được học nhiều bộ môn của các thầy cô giảng dạy nhưng họ không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Điều ấy có nghĩa là đạo truyền thống không được tôn trọng, học tập Nhưng cũng có rất nhiều người học trò đã đang hiểu thực hành câu thành ngữ cũng đang bước trên con đường thành đạt trong cuộc sống, trong khoa học,… 3. Bài học: - Cần biết tôn trọng, lễ phép đối với thầy. 8 - Có ý thức nhân rộng truyền thống tốt đẹp này của dân tộc. ĐỀ 17: Trình bày suy nghĩ về vấn đề mà Thân Nhân Trung đã nêu trong “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Bảo Đại thứ ba – 1442”: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Gợi ý: 1. GT: - Hiền tài là những người tài cao học rộng, có đạo đức. Nguyên khí là khí chất làm nên sự sống ban đầu. Quốc gia là đất nước, xét về mặt lãnh thổ, chủ quyền. - Mối quan hệ giữa hiền tài quốc gia: Hiền tài là khí chất làm nên sự sống còn phát triển của hội, đất nước. Hiền tài dồi dào thì đất nước hưng thịnh, hiền tài cạn kiệt thì đất nước suy yếu. Cho nên, muốn nguyên khí thịnh, đất nước phát triển thì phải chăm lo bồi dưỡng hiền tài → Nhấn mạnh vai trò của hiền tài trong xã hội. 2. Bàn luận: - Vai trò của người hiền tài tạo ra những giá trị vật chất tinh thần, góp phần tạo nên sự cường thịnh của một quốc gia, một dân tộc; nhìn ra quy luật vận động, vạch ra hướng đi tất yếu, tích cực để thúc đẩy hội đi lên; qui tụ sức mạnh của hiền tài sẽ tạo nên nội lực vững chắc cho quốc gia. (Kể tên những người có thể coi là bậc hiền tài của quốc gia như Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh…). - Hiện nay, đất nước đang chuyển mình vươn lên những tầm cao mới, đòi hỏi nhiều thực lực nội lực. Vì vậy, việc cần một nền giáo dục chất lượng cao, một chính sách sử dụng nhân tài hợp để họ có điều kiện phát huy hết khả năng của mình, phục vụ đất nước hiệu quả là một vấn đề cấp bách đúng đắn mà Đảng Nhà nước đang quan tâm (lấy dẫn chứng từ chính sách thu hút hiền tài, ngăn chặn tình trạng “chảy máu chất xám”). Đồng thời, nó cũng đặt ra cho mỗi người, nhất là thế hệ trẻ, ý thức tự rèn luyện tài năng đạo đức của bản thân để có thể trở thành công dân có ích cho hội. - Phê phán những người có tài mà không có đức, những người tài năng nhưng có lối sống cá nhân, ích kỉ, không cống hiến, đóng góp sức mình cho cộng đồng, một bộ phận thanh niên hiện nay ăn chơi sa đọa, hủy hoại nhân cách, làm gánh nặng cho gia đình hội. 3. Bài học: Cần nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước, để luôn trau dồi, rèn luyện trở thành người “vừa hồng vừa chuyên” như lời Bác Hồ đã dạy. ĐỀ 18: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Sai lầm lớn nhất mà bạn mắc phải trong cuộc sống là luôn sợ sai lầm” (Elbert Hubhard) Gợi ý: 1. GT: - Sai lầm là hậu quả không hay do làm điều gì đó không theo quy luật của nó. Trong cuộc sống, sau mỗi lần thất bại, ta nhìn lại nhận ra mình đã sai lầm một bước nào đó, nhưng đó chỉ là sai lầm trong những hoàn cảnh cụ thể. Còn luôn sợ sai lầm mới là sai lầm lớn nhất trong cuộc sống. - Về thực chất, chúng ta nên đối diện với sai lầm của mình để làm lại từ đầu chứ không nên vội vàng đầu hàng, buông xuôi, bất lực. Sợ sai lầm chính là căn nguyên sâu xa của mọi thất bại trong cuộc sống. 2. Bàn luận: - Cuộc sống vốn nhiều khó khăn, thử thách nên ta không dễ dàng đạt được thành công ngay lập tức. Vì vậy, việc vấp phải sai lầm là điều không ai muốn nhưng khó có thể tránh khỏi. Điều quan trọng là thái độ ứng xử của ta trước mỗi lần vấp ngã. - Trải qua những sai lầm, vấp ngã, con người sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. Vì vậy, nếu sợ sai lầm tức là ta đã khước từ những bài học kinh nghiệm quý báu để làm giàu vốn sống cho bản thân. - Sợ sai lầm cũng đồng nghĩa với việc tự ta đã đánh mất đi những cơ hội để hoàn thành công việc, để kiểm nghiệm khả năng của bản thân làm ta trở nên mạnh mẽ hơn. Thái độ sợ hãi sẽ biến bạn thành một con ốc chỉ dám co mình lại trong cái vỏ chật hẹp của tưởng, trở thành kẻ hèn nhát tụt hậu. 3. Bài học: - Trang bị cho mình kiến thức, kĩ năng để có thể nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc, thấu đáo, tìm ra những hướng đi đúng đắn tự tin thực hiện nó. - Mạnh dạn đối mặt với thử thách, chấp nhận sai lầm thất bại để thay đổi chúng. ĐỀ 19: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Mọi tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian (C. Mác) Gợi ý: 9 1. GT: - Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí, đúng mức có hiệu quả của cải vật chất, thời gian, công sức của bản thân. Đây là một trong những phẩm chất cơ bản của con người. - Tiết kiệm thời gian nghĩa là sử dụng thời gian một cách hợp lí, hiệu quả. Xét đến cùng, mọi sự tiết kiệm đều xuất phát từ sự tiết kiệm thời gian nhằm để tiết kiệm thời gian. 2. Bàn luận: - Thời gian là yếu tố chi phối đến tất cả các hoạt động sống của con người, không có thời gian thì không thể tồn tại, không thể làm các công việc dù lớn dù nhỏ. - Có thời gian là có tất cả. Thời gian qua đi không thể lấy lại được. Mỗi con người chỉ có một quỹ thời gian nhất định để sống, học tập, lao động, vui chơi, vì vậy cần phải biết quý từng giây phút mà mình đang có. - Nhờ tiết kiệm thời gian, con người sẽ tiết kiệm được sức lực của cải. - Lịch sử hội loài người là lịch sử của quá trình tiết kiệm thời gian. Khi con người không ngừng cải tiến, phát minh các công cụ lao động, khoa học kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, tức là đã mang đến cho con người một thứ vô giá đó là thời gian. - Tiết kiệm là biểu hiện của người văn minh, có hiểu biết. Tiết kiệm không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn có ích cho hội. - Làm thế nào để tiết kiệm được thời gian?: quý trọng thời gian mà mình đang có, sử dụng thời gian đó một cách ý nghĩa, cần thiết có ích cho mình, cho người thân cho hội - Phê phán những người không ý thức được giá trị của thời gian, dùng thời gian vào những công việc vô bổ, vô ích. 3. Bài học: - Có kế hoạch khoa học trong sắp xếp thời gian sử dụng thời gian hiệu quả. Biết quý trọng thời gian sống của đời người, nhất là những phút giây tuổi trẻ, để “không phải tiếc nuối vì những năm tháng sống hoài, sống phí”. - Biến hành động tiết kiệm thời gian thành hành động mang tính phổ quát, một lối sống lành mạnh. ĐỀ 20: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động (Xi-xê-rông) Gợi ý: 1. GT: - Đức hạnh là đạo đức, là phẩm chất, là những đức tính tốt đẹp của con người, có sẵn hay phải trải qua quá trình rèn luyện mới có được. Hành động là những việc làm cụ thể, được bộc lộ hằng ngày, quan trọng hơn đó là sự thể hiện của đức hạnh. - Về thực chất, câu nói đó có ý nghĩa khẳng định cái làm nên giá trị của một con người là những việc làm có ý thức cụ thể. 2. Bàn luận: - Câu nói thể hiện một quan niệm đúng đắn về một trong những thước đo bản chất tốt đẹp của con người là hành động. Bởi vì, suy nghĩ nhận thức đúng đắn là biểu hiện bản chất, giá trị của con người ở dạng tiềm ẩn, trừu tượng, khó nhận biết. Chỉ hành động mới biểu hiện rõ nhất, có sức thuyết phục hơn cả về giá trị, bản chất con người. Những hành động tuy nhỏ nhưng xuất phát từ tâm hồn trong sáng, chân thành, hướng về cái đẹp, cái thiện đều là sự thể hiện của đức hạnh. - Phê phán những kẻ thiếu đức hạnh. Họ nói ra những điều lớn lao, cao cả nhưng hành động thì ngược lại, vì thực chất, hành động của họ xuất phát từ lòng ích kỉ. 3. Bài học: - Biết tu dưỡng bản thân, hoàn thiện tâm hồn, phẩm chất tốt đẹp. - Có ý thức trong hành động, hướng đến những việc làm tốt, có ý nghĩa. ĐỀ 21: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Sự thoả mãn nằm trong nỗ lực, chứ không phải nằm trong mục đích đạt được. Nỗ lực càng nhiều, chiến thắng càng vẻ vang. (Mahatma Gandhi) Gợi ý: 1. GT: - “Sự thoả mãn nằm trong nỗ lực, chứ không phải nằm trong mục đích đạt được” có nghĩa là, trong cuộc sống, con người đều muốn đạt được mục đích của mình. Nhưng sự thoả mãn lại không nằm trong kết quả đạt được mà ở trong sự cố gắng, nỗ lực của chúng ta để có được kết quả đó. Nếu không có sự cố gắng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn của công việc thì không thể có được thành quả. 10 [...]... Bài học: - Có ý thức làm giàu thế giới tâm hồn của mình, biết trân trọng những giá trị của cuộc sống - Cần tu dưỡng đạo đức, biết sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và hội ĐỀ 27: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn giản dị (Ăng-ghen) Gợi ý: 1 GT: - Khiêm tốn là biết đánh giá cái hay của mình một cách vừa phải, có chừng mực luôn đề cao tinh thần... dễ làm ta thêm quý trọng hơn hẳn người tuy cũng có tài năng, đạo đức nhưng ăn nói thô lỗ, cọc cằn, áo quần xộc xệch Đúng là cái đẹp ng phải là hài hòa giữa nội dung hình thức 3 Bài học: - Cần xem xét sự vật, con người ở cả hai phương diện nội dung hình thức, trong đó chú trọng về mặt nội dung - Có ý thức tu dưỡng đạo đức, trí tuệ, tài năng ĐỀ 32: Trình bày suy nghĩ về ý kiến “Bạn là người... thống đạo tốt đẹp đó của dân tộc - Phê phán, đấu tranh đối với thái độ đi ngược lại đạo đó ĐỀ 41: Suy nghĩ về ý kiến: “Con người đồng thời phải tạo ra chế ngự niềm đam mê” Gợi ý: 1 GT: - “Đam mê”: là sự yêu thích, sự hứng thú đến cao độ của chúng ta đối với một đối ng nào đó trong cuộc sống như công việc, phong cảnh, thú vui, con người… - “Tạo ra” “chế ngự” là hai khái niệm có sự ng... biết đến - Về thực chất, ý kiến nhằm nhấn mạnh vai trò to lớn, quan trọng của sách đối với con người 2 Bàn luận: - Sách giúp ta làm giàu trí tuệ tâm hồn: + Sách cung cấp những hiểu biết về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước, miền đất xa xôi trên thế giới + Sách giúp ta hiểu biết về cuộc sống con người qua các thời kì khác nhau, hiểu biết về đời sống văn hoá, tâm tư, tình cảm,... thân đạt được thành công - Có ý thức xây dựng cho mình những mục đích cao đẹp tìm hướng đi đúng đắn để đạt được kết quả ĐỀ 22: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Thất bại đơn giản chỉ là cơ hội để bắt đầu lại mọi thứ một cách thông minh hơn” (Henry Ford) Gợi ý: 1 GT: - Thất bại nghĩa là ta không đạt được mục đích đề ra Cơ hội là điều may mắn, sự thuận lợi mà ta có được trong một thời điểm nào đó - Về. .. quanh ĐỀ 42: “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại/ Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần” (Tố Hữu) Dựa vào hai câu thơ trên, em hãy bàn về thắng bại, khôn dại trong cuộc sống Gợi ý: 1 GT: ĐỀ 43: Suy nghĩ về lời dạy của Đức Phật: “Sai lầm lớn nhất của đời người là tự đánh mất chính mình” Gợi ý: 1 GT: 20 - “Tự đánh mất chính mình” là khi con người không giữ được phẩm chất vốn có của mình, sống hành... thân để phát triển tài năng hoàn thiện lòng tốt ĐỀ 45: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Những bài học vô giá về đạo đức không đến với ta qua sách vở mà qua những kinh nghiệm sống của ta ở trong đời” (Mác Tuên) Gợi ý: 1 GT: - “Những bài học vô giá về đạo đức” là những bài học về cách sống, cách làm người, cách đối nhân xử thế trong cuộc sống,… Đó là những bài học hết sức quý báu đối với mỗi người trong... ý về những sai lầm của người khác hoặc không dám nói thật Lời nói hay đẹp phải xuất phát từ tấm lòng chân thành từ mục đích tốt đẹp - Phê phán những kẻ coi rẻ giá trị của lời nói mà dùng lời lẽ thô tục, thiếu thiện chí Như vậy là họ đã tự đánh mất đi nếp sống văn minh, coi thường đạo đức hội 3 Bài học: Có ý thức hoàn thiện cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối ng ĐỀ... phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình hội, nghĩa là không xa hoa, lãng phí, không cầu kì, chuộng hình thức - Về thực chất, câu nói đó đã khẳng định ý nghĩa quan trọng của đức tính khiêm tốn giản dị trong cách ứng xử 2 Bàn luận: 13 - Khiêm tốn giản dị là những đức tính quý báu cần thiết của con người có lối sống văn minh, tiến bộ Khiêm tốn giúp chúng ta tiến bộ, giản... ngược lại lẽ sống cao đẹp đó 3 BH: - Có ý thức kế thừa phát huy truyền thống đạo tốt đẹp của dân tộc - Phê phán những kẻ vô ơn, “ăn cháo đá bát” ĐỀ 36: Trình bày suy nghĩ về câu nói: “Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên nở những chùm hoa thật đẹp” Gợi ý: 1 GT: - Vùng sỏi đá khô cằn chỉ sự khắc nghiệt của môi trường sống; loài cây vẫn mọc lên nở những chùm hoa thật đẹp: sự thích . NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ Có 2 kiểu đề: - Kiểu đề đưa ra một nhận định: một câu nói, danh ngôn, châm ngôn, tục ngữ, ca dao… - Kiểu đề yêu cầu luận. nhiệm trong xã hội. ĐỀ 3: Viết bài văn nghị luận bà về ý kiến: Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn. (Đề thi ĐH khối

Ngày đăng: 25/02/2014, 08:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐỀ 33: Trình bày suy nghĩ về ý kiến “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà chính là nơi không có tình thương”.

  • ĐỀ 36: Trình bày suy nghĩ về câu nói: “Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp”.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan