Tài liệu Đề thi HSG tỉnh lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm 2013 môn địa lý vòng 2 pot

4 813 3
Tài liệu Đề thi HSG tỉnh lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm 2013 môn địa lý vòng 2 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC Số báo danh KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013 Môn thi: ĐỊA LÍ – Vòng II (Khóa ngày 11 tháng 10 năm 2012) Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1,5 điểm). a. Vì sao trong tổng sản lượng lương thực xuất khẩu trên thế giới lúa mì lại chiếm tỉ trọng lớn hơn lúa gạo? b. Phân biệt sự khác nhau cơ bản về mặt hàng xuất nhập khẩu giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển. Câu 2 (1,5 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Phân tích những nguyên nhân làm suy giảm tính nhiệt đới của sinh vật nước ta. b. Chứng minh rằng vào mùa hạ, áp thấp Bắc Bộ ảnh hưởng đến thời tiết miền Bắc nước ta. Câu 3 (2,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Chứng minh sự đa dạng của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. b. Cho biết hướng tây bắc - đông nam của các dãy núi có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ? Câu 4 (1,5 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. b. Kể tên các đô thị có quy mô dân số từ 100 000 người trở lên của vùng. Câu 5 (1,5 điểm). Cho bảng số liệu: Thu nhập bình quân đầu người/tháng ở thành thị, nông thôn nước ta qua các năm. (Đơn vị: nghìn đồng) Năm 2002 2004 2006 Thành thị 622,1 815,4 1058,4 Nông thôn 275,1 378,1 505,7 a. Hãy nhận xét và giải thích về thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa thành thị và nông thôn nước ta qua thời gian trên. b. Sự chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người/tháng gây hậu quả như thế nào đối với đời sống xã hội? Câu 6 (2,0 điểm). Cho bảng số liệu: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 1991-2009 (Đơn vị: tỉ đồng) Thành phần 1991 1995 2001 2009 Nhà nước 53.514 78.367 119.824 190.546 Ngoài Nhà nước 80.865 104.045 140.978 252.205 Vốn đầu tư nước ngoài 5.340 13.155 31.733 69.317 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 1991-2009. b. Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng đó. Hết Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013 Môn thi: ĐỊA LÍ – Vòng II HƯỚNG DẪN CHẤM (Đáp án gồm có 03 trang) Câu 1 (1,5đ) Ý Nội dung Điểm a. Trong xuất khẩu lương thực trên thế giới lúa mì lại chiếm tỉ trọng lớn hơn lúa gạo vì: 1,0 - Lúa mì được trồng ở vùng khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới, đại bộ phận lúa mì được trồng ở các nước phát triển (chủ yếu ở châu Âu, châu Mĩ) với lượng bột mì trong khẩu phần ăn hàng ngày không nhiều. - Hơn nữa, ở những nước này quy mô dân số nhỏ, tỉ suất gia tăng dân số thấp, trong khi sản lượng lúa mì lại rất nhiều. Vì thế lúa mì trở thành mặt hàng lương thực chính trên thị trường thế giới. - Lúa gạo là cây lương thực thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt, đại bộ phận lúa gạo được trồng chủ yếu ở các nước đang phát triển châu Á. - Các nước trồng nhiều lúa gạo đều rất đông dân với tập quán lâu đời tiêu dùng lúa gạo rất nhiều như (Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam ). Vì thế lúa gạo sản xuất ra chủ yếu tiêu dùng trong nước, lượng gạo xuất khẩu rất nhỏ. 0,25 0,25 0,25 0,25 b. Sự khác nhau về mặt hàng xuất nhập khẩu phân theo nhóm nước trên thế giới: 0,5 Cơ cấu XNK Các nước phát triển Các nước đang phát triển Hàng xuất khẩu Các sản phẩm máy móc, công cụ, thiết bị toàn bộ Các sản phẩm nông sản, nguyên liệu và khoáng sản thô, Hàng nhập khẩu Nguyên liệu khoáng sản, nhiên liệu, Các máy móc công nghiệp chế biến, máy công cụ, 0,25 0,25 Câu 2 (1,5đ) a. Những nguyên nhân làm suy giảm tính nhiệt đới của sinh vật nước ta: 1,0 - Gần chí tuyến nghiêng về khu vực cận nhiệt đới nên các loài cây xứ lạnh tràn xuống. - Ảnh hưởng của độ cao địa hình, hướng vòng cung của các dãy núi phía bắc đã làm cho mùa đông lạnh sâu sắc ở Đông Bắc kéo theo sự xuất hiện sinh vật cận nhiệt và ôn đới. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh ở miền Bắc làm xuất hiện các loại sinh vật vùng cận nhiệt và ôn đới. - Tác động của con người thông qua chặt phá rừng, săn bắt quá mức dần làm mất đi tính ưu thế ổn định của các hệ sinh thái nhiệt đới. 0,25 0,25 0,25 0,25 b. Chứng minh rằng vào mùa hạ áp thấp Bắc Bộ ảnh hưởng đến thời tiết miền Bắc nước ta. 0,5 - Đầu mùa hạ hút gió mùa Tây Nam gây nên hiện tượng phơn cho Bắc Bộ. - Cuối mùa hạ hút gió mùa từ phía nam lên chuyển thành hướng đông nam và gây mưa lớn cho miền Bắc. 0,25 0,25 Câu 3 (2,0đ) a. Chứng minh sự đa dạng của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ : 1,5 * Khái quát: phía bắc giáp miền TB và BTB, phía đông và đông nam giáp Biển Đông, phía tây giáp Lào và Campuchia. * Tính đa dạng của địa hình được thể hiện qua các dạng: - Địa hình miền núi: + Địa hình núi: núi cao (độ cao tuyệt đối > 2000m); núi trung bình (độ cao từ 1000- 2000m); núi thấp (độ cao từ 500 - 1000m) (dẫn chứng) + Cao nguyên: các cao nguyên xếp tầng với các độ cao khác nhau (dẫn chứng); đồi và bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ là khu vực địa hình chuyển tiếp từ núi xuống đồng bằng, bề mặt lượn sóng có độ cao <200m. 0,25 0,25 0,25 - Địa hình đồng bằng: + Đồng bằng rìa phía đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi lan sát ra biển và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. + Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng châu thổ rộng lớn, bằng phẳng, có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, trong đồng bằng có nhiều vùng trũng, xuất hiện nhiều núi sót. - Địa hình bờ biển đa dạng, khúc khuỷu, nhiều đảo, quần đảo, vũng, vịnh, thềm lục địa mở rộng vào phía nam (dẫn chứng). 0,25 0,25 0,25 b. Hướng TB-ĐN của các dãy núi ảnh hưởng đến khí hậu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: 0,5 - Hướng TB-ĐN của các dãy núi đã làm cho gió tây nam bị biến tính khi vượt qua đỉnh núi tràn xuống đồng bằng phía đông, tạo nên gió phơn tây nam, gây thời tiết khô, nóng cho miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ vào các tháng V - VII. - Vào thời gian thu đông, hướng TB-ĐN các dãy núi kết hợp với các loại gió hướng đông bắc, gây mưa lớn ở sườn đón gió. 0,25 0,25 Câu 4 (1,5đ) Nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư của vùng Đồng bằng sông Cửu Long 1,25 * Nh ậ n xét: Mật độ trung bình khá cao và có sự phân bố dân cư không đều. - Giữa các khu vực: tập trung đông đúc nhất ở trung tâm, vùng ven sông Tiền và sông Hậu, khu vực rìa đồng bằng dân cư thưa thớt hơn (dẫn chứng) - Giữa các tỉnh và trong một tỉnh (các tỉnh và thành phố ở khu vực trung tâm có mật độ cao hơn các tỉnh nằm ngoài rìa đồng bằng, ) * Giải thích: - Vùng có mật độ dân số cao do có điều kiện thuận lợi: địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, là vùng thâm canh lúa nước cần nhiều lao động, có một số đô thị và trung tâm công nghiệp khá lớn và trung bình. - Khu vực trung tâm đông dân do có đất phù sa ngọt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, kinh tế phát triển, tập trung mạng lưới đô thị. Khu vực rìa thưa dân vì đây là vùng đất phèn, đất mặn cần cải tạo. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b. Đô thị có quy mô dân số từ 100 000 người trở lên của vùng: 0,25 Cần Thơ, Tân An, Rạch Giá, Long Xuyên, Bến Tre, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Sóc Trăng,Vĩnh Long, Sa Đéc, Cà Mau (Lưu ý: nếu thí sinh nêu đúng từ 6 đô thị trở lên cho 0,25 đ) 0,25 Câu 5 (1,5đ) a. Thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa thành thị và nông thôn nước ta: 1,0 * Nhận xét: - Thu nhập bình quân đầu người/tháng có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn nước ta (dẫn chứng). - Thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa thành thị và nông thôn nước ta tăng qua các năm, trong đó ở nông thôn tăng nhanh hơn thành thị (dẫn chứng). * Giải thích: - Do quá trình CNH, HĐH ưu tiên đầu tư phát triển đô thị, trình độ dân trí cao, lao động có tay nghề dễ tạo và kiếm việc làm nên thu nhập cao hơn nông thôn. - Tuy nhiên, với chính sách đầu tư phát triển nông thôn như: vay vốn, tạo nhiều ngành nghề, nên thu nhập ở nông thôn tăng lên. 0,25 0,25 0,25 0,25 b. Sự chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người/tháng gây hậu quả đối với đời sống xã hội: 0,5 - Tạo ra sự phân hoá giàu nghèo và vấn đề cải thiện đời sống dân cư. - Gây khó khăn cho thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, 0,25 0,25 Câu 6 (2,0đ) a. Vẽ biểu đồ: - Xử lí số liệu: lấy năm 1991 = 100% Thành phần 1991 1995 2001 2009 Nhà nước 100% 146,4 223,9 356,1 0,25 1,25 Ngoài Nhà nước 100% 128,8 174,3 311,9 Vốn đầu tư nước ngoài 100% 246,3 594,3 1298,1 - Biểu đồ thích hợp nhất: đường (3 đường biểu diễn) - Yêu cầu: chính xác khoảng cách năm, tỉ lệ, tên biểu đồ, chú thích, đơn vị. (Lưu ý:Thí sinh vẽ các biểu đồ khác không cho điểm, nếu thiếu tên, chú thích, 1 ý trừ 0,25) 1,0 b. Nhận xét và giải thích: 0,75 * Nh ậ n xét : tốc độ tăng trưởng GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta đều tăng từ 1991-2009, nhưng tốc độ tăng trưởng không đều (dẫn chứng) (Lưu ý: nếu không có dẫn chứng cho ½ số điểm) * Giải thích: do kết quả của công cuộc Đổi mới, chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. 0,5 0,25 Lưu ý: Thí sinh diễn đạt bằng cách khác nhưng đúng nội dung vẫn cho điểm tối đa. HẾT . GD&ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC Số báo danh KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 20 12 -20 13 Môn thi: ĐỊA LÍ – Vòng II (Khóa. QUẢNG BÌNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 20 12 -20 13 Môn thi: ĐỊA LÍ – Vòng II HƯỚNG DẪN CHẤM (Đáp án gồm có 03 trang)

Ngày đăng: 25/02/2014, 07:20

Hình ảnh liên quan

a. Chứng minh sự đa dạng của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. - Tài liệu Đề thi HSG tỉnh lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm 2013 môn địa lý vòng 2 pot

a..

Chứng minh sự đa dạng của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ Xem tại trang 1 của tài liệu.
a. Chứng minh sự đa dạng của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: - Tài liệu Đề thi HSG tỉnh lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm 2013 môn địa lý vòng 2 pot

a..

Chứng minh sự đa dạng của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Xem tại trang 2 của tài liệu.
- Địa hình đồng bằng: - Tài liệu Đề thi HSG tỉnh lớp 11 tỉnh Quảng Bình năm 2013 môn địa lý vòng 2 pot

a.

hình đồng bằng: Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan