Tài liệu Tổng quan về giao tiếp docx

36 595 1
Tài liệu Tổng quan về giao tiếp docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề số 1: Cau 1: a. Đặc trưng giao tiếp - Tính chủ thể trong giao tiếp + Quá trình giao tiếp được thực hiện bởi các cá nhân cụ thể. Các cá nhân trong giao tiếp là các cặp “chủ thể - đối tượng” luôn đổi chỗ cho nhau, chịu sự chi phối và tác động lẫn nhau tạo thành “các chủ thể giao tiếp”. + Giao tiếp là quá trình mà con người ý thức đích, nội dung và những phương tiện cần đạt được khi xúc với người khác. Ngay cả quá trình giao tiếp giữa mẹ và con, khi đứa trẻ chưa có ý thức thì người mẹ cũng ý thức được đầy đủ tình hình giao tiếp của mình. - Tính xã hội lịch sử + Giao tiếp là hiện tượng đặc thù của con người và chỉ được thực hiện trong xã hội loài người, là cách thể hiện mối quan hệ với một hay nhiều người khác trên cơ sở các quan hệ kinh tế, chính trị,…của xã hội. Phạm vi, phương thức của giao tiếp được quyết định bởi những chức năng xã hội của người tham gia vào giao tiếp, bởi vị trí của họ trong các mối quan hệ xã hội, bởi sự phụ thuộc của cộng đồng này vào cộng đồng khác. Giao tiếp mang tính đặc thù là vì trong quá trình giao tiếp con người sử dụng ngôn ngữ và qua đó có sự phát triển về tâm lý, ý thức. + Giao tiếp là quá trình năng động vì: Mỗi chủ thể tham gia vào hoạt động giao tiếp thì sẽ bộc lộ rõ thái độ, cảm xúc, tình cảm… với đối tượng giao tiếp, nhưng ở các thời điểm khác nhau thì sự bộc lộ đó sẽ khác nhau… - Giao tiếp diễn ra sự trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm của những người tham gia giao tiếp. Do vậy mà con người ngày càng hoàn thiện mình hơn theo đòi hỏi của nghề nghiệp, của các quan hệ xa hoi Đế sô 2: câu 1. A.Chức năng của giao tiếp 1. Chức năng thuần túy xã hội. Là chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu xã hội hay của một nhóm người, bao gồm: a.Chức năng thông tin, tổ chức. Trong hoạt chung, người này giao tiếp với người kia để thông báo cho nhau những thông tin giúp cho hoạt động của tổ chức được thực hiện một cách có hiệu quả. Ví dụ, thủ trưởng truyền đạt mệnh lệnh cho nhân viên, nhân viên thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình cho thủ trưởng. b.Chức năng điều khiển. Chức năng này được thể hiện trong khía cạnh tác động lẫn nhau của giao tiếp. Trong giao tiếp người ta dung những phương pháp tác động lẫn nhau như: ám thị, thuyết phục, áp lực nhóm…để điều khiển người khác. Chức ngăng này cực kỳ quan trọng trong hoạt động quản trị và kinh doanh. Bằng các hình thức giáo tiếp khác nhau như ra lệnh, thuyết phục, tạo dư luận, mà nhà quản trị hướng hoạt động của nhân viên vào thực hiện mục đích chung của doanh nghiệp. Cũng thông qua các hình thức tác động lẫn nhau trong giao tiếp mà nhà kinh doanh có thể thỏa thuận được với các đối tác về những hợp đồng thương mại có lợi. c. Chức năng phối hợp hành động. Trong một tổ chức thường có nhiều bộ phận với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên để cho một tổ chức hoat động một cách thống nhất, đồng bộ thì các bộ phận, các thành viên trong tổ chức cần phải giao tiếp với nhau để phối hợp hành động cho có hiệu quả. Trong khi kéo pháo các chiến sỹ “hò dô” là một ví dụ về chức phối hợp hành động. d. Chức năng động viên, kích thích. Chức năng này có liên quan đến lĩnh vực cảm xúc của con người. Trong quá trình giao tiếp con người không chỉ truyền thông tin cho nhau hay tác động điều khiển lẫn nhau mà còn tạo ra những cảm xúc kích thích hành động của họ. Trong hoạt động của mình nhà quản trị có khi dung những hình thức giao tiếp với nhân viên như khen ngợi, động viên, có những lời nói và việc làm thể hiện sự quan tâm đến gia đình họ, bản thân học sẽ làm cho cấp dưới cảm động, hài lòng từ đó kích thích học làm việc tốt hơn. 2.Chức năng tâm lý xã hội Là các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu của từng thành viên của xã hội, bao gồm: a. Chức năng tạo mối quan hệ. Đối với con người, trạng thái cô đơn, cô lập, cô lập đối với những người xung quanh là một trong những trạng thái đáng sợ nhất. Giao tiếp giúp cho con người tạo ra những mối quan hệ với mọi người b. Chức năng cần bằng cảm xúc. Mỗi chúng ta đôi khi có những cảm xúc cần được bộc lộ. Sung sướng hay đau khổ, hy vọng hay thất vọng, niềm vui hay nỗi buồn đều muốn được người khác cùng chia sẻ. Chỉ có trong giao tiếp chúng ta mới được sự đồng cảm, cảm thông và giải tỏa được cảm xúc của mình c. Chức năng phát triển nhân cách. Trong giao tiếp con người lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội, tâm hồn của con người trở nên phong phú, tri thức sâu sắc, tình cảm và thế giới quan được hình thành, củng cố và phát triển. Thông qua giao tiếp những tiêu chuẩn đạo đức cũng nhu tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ, tính nguyên tắc, tính vị tha, tính trung thực…không chỉ được thể hiện mà còn được hình thành ở chúng ta. Cũng thông qua giao tiếp con người học hỏi được cách đánh giá hành vi và thái độ, nhận biết được chính mình để rồi hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của bản thân. 3. Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách Thông qua giao tiếp con người tiếp thu, lĩnh hội chuẩn mực đạo đức xã hội để từ đó có những hành vi, ứng xử và hoạt động phù hợp với quy định của xã hội. Thông qua giao tiếp con người trao đổi thông tin, chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm, tri thức… con người luôn đánh giá lẫn nhau từ đó có sự đối chiếu, so sánh với bản thân, dẫn đến việc điều chỉnh điều khiển hành vi cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, giúp nhân cách được hình thành và phát triển. b.Ý 2.rút ra bài học cho ban thân? câu 2: a. phân tích đặc điểm của giao tiếp điệu bộ , cử chỉ tư thế ? Được thể hiện thông qua sự vận động của cơ thể như cử chỉ, tư thế, nét mặt, giọng nói, trang phục hoặc tạo ra khoảng không nhất định khi tiếp xúc. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong giao tiếp tác động của từ ngữ chỉ chiếm từ 30 – 40%, phần còn lại là do cách diễn đạt bằng cơ thể, hoặc là giao tiếp không lời qua vẻ mặt, động tác, dáng điệu và các tín hiệu khác. Điệu bộ cử chỉ là một trong những phương tiện mà con người dùng để diễn tả tư tưởng, tính ý của mình. Mỗi ý tưởng ứng với một điệu bộ và ngược lại mỗi điệu bộ mô tả một ý tưởng. . - Điệu bộ, cử chỉ, tư thế: + Là động tác được hình thành trong những điều kiện nhất định để biểu đạt trạng thái bên trong của con người. Bao gồm vận động của đầu, tứ chi và tương quan vị trí các bộ phận đầu, cổ, thân, tứ chi với đối tượng giao tiếp. Có người vừa nói vừa chỉ, vừa nói vừa nhìn chằm chằm, vừa nói vừa liếc, vừa vuốt ve, âu yếm… Thường điệu bộ phụ hoạ theo lời nói để giúp thêm ý nghĩa cho nó. Các cử chỉ gồm các chuyển động của đầu (gật đầu, lắc đầu…), của bàn tay (vẫy, chào, khua tay…), của cánh tay… Vận động của chúng có ý nghĩa nhất định trong giao tiếp. Chuyển động của đầu có thể “đồng ý” hay “không đồng ý”, của bàn tay có thể là lời mời, sự tự chối, chống đối hay van xin… Cái lắc đầu thường thể hiện sự không đồng tình nhưng nếu lắc đầu đi kèm cái bĩu môi lại thể hiện sự coi thường. Cái gật đầu thường biểu hiện sự đồng tình nhưng nếu đi cùng vỗ tay là thể hiện sự tán đồng, khen ngợi Ngẩng đầu hất ra sau thể hiện sự kiêu hãnh. Đầu gục xuống: đang thất vọng, buồn phiền. + Dấu hiệu của cơ thể nói lên trạng thái nhất định: Thể hiện sự quan tâm, hứng thú với đối tượng giao tiếp: Nghiêng người hướng về phía đối tượng, gật đầu với những ý kiến của họ, có cái nhìn vui vẻ, tán thành. Thể hiện sự từ chối, nghi ngờ: Ngồi ngả về phía sau, hai tay bắt chéo trước ngực, lông mày nhíu. Thể hiện sự đáp lại tiêu cực: Hai bàn tay đút trong túi, nghịch bút hoặc kính, mắt lảng tránh, gãi đầu, hay nhìn đồng hồ. Phải quan sát tất cả các ngôn ngữ cơ thể con người trong mối liên hệ với nhau. Dưới ảnh hưởng củanền văn hoá khác nhau thì một điệu bộ, một động tác như nhau nhưng lại có ý nghĩa khác nhau: Ví dụ: Người Việt Nam mở to mắt là ngạc nhiên còn với người Nhật Bản mở to mắt lại là giận dữ. b.Liên hệ bản thân việc sử dụng hinh thức nay trong giao tiếp? Đề số 3: câu 1:a.Vai trò của giao tiếp - Nhờ có giao tiếp mà con người trở thành con người xã hội. Hay nói cách khác giao tiếp chính là điều kiện, là phương tiện để con người trở thành con người xã hội, là điều kiện tất yếu của sự tồn tại con người. Nhà Bác học người Đức Noibe: “Con người là nhu cầu quan trọng của con người, con người sẽ bị mất mát nhiều nếu họ không so sánh được mình với người khác, không thể trao đổi được với người khác về các ý nghĩ, không thể định hướng được với người khác. Căm thù người khác còn tốt hơn phải sống cô đơn”. Ví dụ: Năm 1820 Bác sĩ Xing người Ấn Độ phát hiện ra hai đứa trẻ ở hang sói, do sói nuôi: Kamala (9 tuổi) và Amala (7 tuổi). Hai đứa trẻ này không có quan hệ giao tiếp với con người nên không có bản tính người chỉ còn lại bản tính sinh vật: ăn bốc, ngủ dưới đất, hú tiếng chó sói…. - Nhờ có giao tiếp mà con người hiểu biết và nhận thức được mình như là nhân cách trong sự thống nhất với những người khác. Tức là thông qua sự tiếp xúc và trao đổi với người khác mà con người nhận thức được bản thân mình. - Nhờ có giao tiếp con người giúp đỡ lẫn nhau và có lòng tin ở chính mình - Có sự thoả mãn cảm xúc, đem lại những ấn tượng, thông tin mới. - Trao đổi những kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm sống. Thông qua giao tiếp con người tiếp thu, lĩnh hội được tri thức, kinh nghiệm xã hội lịch sử như: kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất…được kết tinh trong nền văn hoá của loài người như kiến trúc, hội hoạ, ca dao, tục ngữ… và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giao tiếp. Ví dụ: “Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ” “Khoai ruộng lạ mạ ruộng quen” “Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua; Gà trắng chân chì mua chi giống ấy” “Những người thắt đáy lưng ong Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con b.lien hệ bản thân và rút ra bài học kinh nghiệm? Cau2: a. Đặc trưng giao tiếp của người Việt Nam 1. Thái độ giao tiếp - Xét về thái độ thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có thể thấy đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp lại vừa rụt rè. Người Việt Nam rất coi trọng việc gìn giữ các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi trọng giao tiếp. Năng lực giao tiếp được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người, ca dao có câu: “Vàng thì thử lửa, thử than Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời” Việc coi trọng giao tiếp nên người Việt rất thích giao tiếp.Việc thích giao tiếp được thể hiện ở hai điểm sau: + Người Việt Nam có tính thích thăm viếng: Dù đã thân nhau, hàng ngày gặp gỡ nhau ở đâu, bao nhiêu lần đi nữa, những lúc rảnh rỗi họ vẫn đến thăm nhau. Thăm nhau đây không còn là nhu cầu công việc mà là biểu hiện của tình cảm, tình nghĩa, có tác dụng thắt chặt thêm quan hệ. + Người Việt Nam có tính hiếu khách. Có khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt nam dù nghèo khó đến đâu cũng cố gắng tiếp đón chu đáo và nhiệt tình, dành cho khách những tiện nghi tốt nhất, các đồ ăn ngon nhất: “Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi”, bởi lẽ “Đói năm, không ai đói bữa”. Tính hiếu khách này càng tăng lên khi ta về những miền quê hẻo lánh, những miền rừng núi xa xôi. - Người Việt nam có đặc tính ngược lại là rất rụt rè: Sự tồn tại đồng thời của hai tính cách trái ngược nhau này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt nam là tính cộng đồng và tính tự trị: + Tính cộng đồng: Khi đang ở trong cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng ngự trị thì người Việt nam tỏ ra xởi lởi, thích giao tiếp. + Tính tự trị: Khi ở ngoài cộng đồng, trước những người lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt nam ngược lại tỏ ra rất rụt rè. => Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy không hề mâu thuẫn với nhau vì chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau. Đây là hai mặt của một bản chất, là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt nam. Đề số 4: Câu 1: Chủ thể giao tiếp - Trọng danh dự: Người Việt Nam rất trọng dang dự “ tốt danh hơn lành áo”, “Đói cho sạch rách cho thơm” (Tục ngữ) Danh dự gắn với năng lực giao tiếp: Lời hay nói ra để lại dấu vết, tạo tiếng tăm; Lời dở truyền đến tai nhiều người tạo nên tai tiếng. Vì quá coi trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện, thích khoe khoang, thích người khác biết đến mình. “ Một miếng giữa làng bằng một sang xó bếp” Lối sống trọng danh dự dẫn tới cơ chế tiếng đồn, tạo nên dư luận như một vũ khí lợi hại của cộng đồng để duy trì sự ổn định của làng xã. Câu 2: a.định nghĩa thiện cảm và phân tích kỹ thuật gây thiện cảm? 1 .dinh nghĩa - Thiện cảm là thái độ cảm xúc tích cực, thiện chí xuất hiện ở chủ thể giao tiếp khi họ ưa thích đối với ai đó. - Gây thiện cảm là cách biểu thị cử chỉ, điệu bộ, lời nói và thái độ cảm xúc của mình đối với mọi người để tạo được cảm tình của người khác. 2. Kỹ thuật gây thiện cảm +. Các cách gây thiện cảm (Theo tác giả Phan Kim Hoa) a. Ra khỏi “vỏ ốc “ của mình. Bất cứ người nào cũng có những đức tính hay giá trị xứng đáng cho mình chú trọng đến. Trong giao tiếp đừng bao giờ có thành kiến với ai bởi có người trông bề ngoài vụng về lúng túng nhưng thực ra là người rất khôn ngoan. Có người trông vẻ bề ngoài lạnh lùng nhưng là người có trái tim vàng, có thể trở thành người bạn tốt. Có người nói năng khiêm tốn nhưng thực ra họ rất rỏi. Chịu khó tìm hiểu những người mà có vẻ bề ngoài mình không thích, biết đâu mình có người bạn vàng. Bạn hãy tỏ ra là người đáng mến hơn trong con mắt của người khác. * Lưu ý: Khi chúng ta cư xử tử tế với 1 ai đó sẽ giúp chúng ta có một bầu không khí chân tình, dễ chịu hơn bất cứ một sự chua chát nào về cuộc sống. b. Ăn nói dịu dàng Trong giao tiếp cố gắng thẳng thắn công nhận những đức tính của người khác và khi làm được việc đó rồi bạn hãy dịu dàng với họ khi nói chuyện. Thể hiện: - Không lẫn lộn những lời chúc mừng, kín đáo thành thực với những lời nịnh hót thấp hen. - Không nên hà tiện lời khen, không nên bỏ lỡ cơ hội khen ngợi người khác khi họ rất xứng đáng được khen nhưng nhớ “ Khen đừng khen hờ, chê đừng chê xiết’ - Khi cần trách móc một ai đó thì đừng nói với giọng gay gắt. trước tiên cần ngỏ lời khen họ về những điều tốt rồi nói rõ ý mình muốn thay đổi ra sao. Hãy lựa lời cho phù hộp với tính cách của đối tượng giao tiếp, c. Nhìn bằng con mắt người khác - Trước khi xét đoán một người nên tự đặt mình vào địa vị người đó, nhìn bằng con mắt người đó để hiểu ý kiến người đó. - Nên đối xử với người đối thoại theo tính tình của người ta. Đây là phương thức hay nhất để gây thiện cảm . Họ sẽ có cảm tưởng là mnhf hiểu họ, kính trọng họ dù họ không đồng ý. Họ tin cậy mình và cởi mở với mình hơn. d. Nên có tinh thần cởi mở - Đừng bao giờ nên án những ý kiến và cách cư xử của người khác chỉ vì những ý kiến và cách cư xử đó trái với mình. - Cố gắng đặt mình vào địa vị người khác e. Nhường bước - Khi nói chuyện không nên nói tranh phần của người khác. Tránh cắt ngang lới nói của người khác. - Nói điều họ thích nghe ( Không nói nhiều về bản thân hãy hỏi về họ, bản thân họ)… - Người được nhường bước sẽ biết ơn, mến phục. Họ sẽ đối xử tử tế và có thiện cảm với bạn. Họ sẽ có cảm giác nợ bạn cái gì đó và tìm cách trả lại bạn khi có cơ hội. Như vậy bạn luôn gặp điều tốt đẹp. g. Luôn có nụ cười trên môi. Hãy xua đuổi những nỗi lo âu ích kỷ, những tư tưởng bi quan, những sự thù ghét, những sự bất thân thiện. - Luôn mỉm cười và bạn sẽ có thêm nhiều bạn thân. - Trên phương diện tinh thần, nụ cười chính là ngọn gió, là ánh mặt trời. Nụ cười sẽ đem lại niềm vui cho mọi người và làm cho bạn trở nên hấp dẫn hơn h. Trau dồi trí nhớ của trái tim - Giúp đỡ người khác đó là một đức tính cao đẹp. Giúp đỡ người khác đó là nguồn vui không những cho người được giúp đỡ mà cũng cho người giúp nữa. Sự giúp đỡ người khác sẽ làm cho người ta mến mình hơn, có thiện cảm với mình và tạo ra quanh mình một bầu không khí lạc quan, vui tươi, thoải mái . - Bạn nên nhớ kỹ một điều là đừng bỏ lỡ cơ hội nào đó để có thể giúp đỡ người khác i. Phải làm cho người khác tin tưởng mình - Hãy là người thẳng thắn, đừng bao giờ nói dối - Hãy đặt mình vào địa vị của người khác bạn sẽ tìm thấy những lý do để tha thứ cho họ những lỗi lầm hay thói quen, tật xấu - Luôn luôn có những ý kiến thuận lợi đối với người khác - Kín đáo k. Lịch sự, duyên dáng - Lịch sự, tế nhị và lễ phép - Linh hồn của sự lễ phép nằm trong sự niềm nở - Hãy chăm sóc vẻ bề ngoài của mình sao cho sạch sẽ , lịch sự để mọi người xung quanh thấy thiện cảm vì trước mặt họ là một con người chững chạc, gọn gàng, sạch sẽ và lịch sự [...]... giao tiếp? câu 2 mô hinh giao tiếp măt người 4 tai? Mô hình giao tiếp của Schulz von Thun, Friedemann, 1981: Bốn mặt của một thông điệp (Dựa theo: Schulz von Thun, Friedemann, 1981: Miteinander reden; Allgemeine Psychologie der Kommunikation Rowohlt, Đức – trò chuyện với nhau, tâm lý giao tiếp thông thường) Giao tiếp là một chủ đề tưởng chừng đơn giản, chúng ta giao tiếp hàng ngày Và đôi khi việc giao. .. tượng giao tiếp để biết được lòng dạ của họ b.rut ra bai hoc kinh nghiệm cho bản thân ? cau 2 a phân tich đặc trưng về cách thức giao tiếp? - Người Việt nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hoà thuận: Lối giao tiếp tế nhị, ý tứ khiến người Việt nam có thói quen giao tiếp “Vòng vo tam quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người phương Tây Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp. .. tích Thái độ giao tiếp của ngươi viêt? - Xét về thái độ thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có thể thấy đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp lại vừa rụt rè Người Việt Nam rất coi trọng việc gìn giữ các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi trọng giao tiếp Năng lực giao tiếp được người... đối thoại: Người nói phải có sự chuẩn bị trước về nội dung, hình thức về những điều định nói, phải tìm hiểu đối tượng nghe, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, chính xác Lưu ý: Nói rõ, đúng, dễ hiểu, * Đặc điểm cá nhân về ngôn ngữ: Về phương diện giao tiếp: + Tính cởi mở: nhu cầu giao tiếp mạnh, có sự phong phú thực sự về nội tâm + Tính kín đáo: nhu cầu giao tiếp thấp hoặc không có, ít bộc lộ tâm tư, tình... một yếu tố rất quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt Nam Người ta có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất Tâm lý ưa hoà thuận khiến người Việt Nam luôn có chủ trương nhường nhịn: “Một sự nhịn, chín sự lành” “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê” b.lam thế nao dể câu 2: Định nghĩa về giao tiếp Có nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp: - Theo E.E.Acgyt... uyên bác, xây dựng Mô hình giao tiếp: 4 mặt của một thông điệp Trong phần sau đây là mô hình “4 mặt của một thông điệp” do nhà nghiên cứu khoa học giao tiếp người Đức Schulz von Thun xây dựng Có thể coi mô hình vừa một công cụ để phân tích giao tiếp tốt hơn, và đồng thời cũng là một công cụ ứng dụng trong nói và lắng nghe Mô hình giao tiếp cơ bản Nhìn chung thì mô hình giao tiếp cơ bản được coi là khá... tri và phát triển nét truyền thống đó? Đề số 6: Câu a-Cách thức giao tiếp - Người Việt nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hoà thuận: Lối giao tiếp tế nhị, ý tứ khiến người Việt nam có thói quen giao tiếp “Vòng vo tam quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người phương Tây Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải “vấn xá cầu điền”, hỏi thăm nhà cửa, ruộng vườn Để... hiện bằng dấu hiệu chữ viết và tiếp thu bằng cơ quan phân tích thị giác Ngôn ngữ viết được sử dụng trong hoạt động giao tiếp khi không có điều kiện sử dụng ngôn ngữ nói hoặc nội dung giao tiếp đòi hỏi phải rõ ràng và cần lưu giữ Ngôn ngữ viết cho phép tiếp xúc với nhau trong những khoảng cách về không gian và thời gian rất lớn Ngôn ngữ viết cũng có hai loại: Đối thoại (gián tiếp) như thư từ, điện tín và... Theo E.E.Acgyt (Mỹ): Giao tiếp là sự tác động, truyền và tiếp nhận thông tin giữa người với người - Theo A.N Leonchiep (Nga): Giao tiếp là hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ, bảo đảm sự tương tác giữa người và người trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng các phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ Giao tiếp là sự tác động qua... thường không có liên quan tới những khía cạnh của cuộc sống Ví dụ: Con cái trong gia đình có những hành vi và cử chỉ giống bố mẹ Sự say mê bóng đá của các cổ động viên trong sân vận c b.hiện tượng lây nhiêm tam lý có ý nghĩa như thế nào với bản thân trong giao tiếp ? Câu 2 a-.hình thức Giao tiếp bằng ngôn ngữ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chỉ có ở con người, là công cụ cơ bản của giao tiếp xã hội Nó . câu 2: Định nghĩa về giao tiếp Có nhiều quan niệm khác nhau về giao tiếp: - Theo E.E.Acgyt (Mỹ): Giao tiếp là sự tác động, truyền và tiếp nhận thông tin. nay trong giao tiếp? Đề số 3: câu 1:a.Vai trò của giao tiếp - Nhờ có giao tiếp mà con người trở thành con người xã hội. Hay nói cách khác giao tiếp chính

Ngày đăng: 24/02/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mô hình giao tiếp của Schulz von Thun, Friedemann, 1981: Bốn mặt của một thông điệp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan