Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình

122 943 3
Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế, các doanh nghiệp ngày nay phải cạnh tranh rất dữ dội ở cả thị trường trong nước và ngoài nước. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày nay không còn hạn hẹp

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpLời Mở Đầu Trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế, các doanh nghiệp ngày nay phải cạnh tranh rất dữ dội ở cả thị trường trong nước ngoài nước. Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày nay không còn hạn hẹp ở một quốc gia, một khu vực địa lý nhất định hay ở một vài nước, mà có thể mở rộng ra khắp toàn cầu. Nếu một doanh nghiệp chỉ biết quanh quẩn sản xuất cho thị trường nội địa, không nghĩ đến xuất khẩu ra nước ngoài bởi họ sợ sẽ gặp nhiều rủi ro, nhưng họ đã không nghĩ rằng dù không xuất khẩu thì họ cũng sẽ phải chiến đấu ngay trên thị trường trong nước với các sản phẩm nhập từ nước ngoài. Vì thế, muốn tồn tại trong xu thế hội nhập ngày nay, các doanh nghiệp buộc phải tìm mọi cách thích nghi để theo kịp sự vận động của thị trường, trong đó đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu, ngoài việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thì việc phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Tuy nhiên mức độ quan tâm của mỗi doanh nghiệp đến vấn đề này cũng rất khác nhau. Trong thời gian thực tập tại công ty giầy Thượng Đìnhmột doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh giầy dép từ lâu đã có uy tín trên thị trường trong nước, em nhận thấy rằng công tác phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty chưa thực sự hiệu quả, còn mang nặng tính thụ động. Trước thực trạng đó, em quyết định lựa chọn đề tài “Phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình”.Mục đích nghiên cứu đề tài - Phân tích & đánh giá thực trạng phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty trong giai đoạn 2003 – 2007.- Đề xuất một số định hướng & giải pháp nhằm phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty.Phạm Thùy Nhung - 1 - Lớp: Thương mại quốc tế_K46 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpĐối tượng phạm vi nghiên cứu: hoạt động phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình trong 5 năm từ 2003 2007.Kết cấu của chuyên đề thực tập: nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương:- Chương I: Lý luận cơ bản về phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.- Chương II: Thực trạng hoạt động phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình. - Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình. Để hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn, cùng các cô chú anh chị trong phòng xuất nhập khẩu công ty giầy Thượng Đình đã chỉ bảo tận tình tạo mọi điều kiện giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng là một sinh viên sắp tốt nghiệp, với kiến thức lý luận thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bài chuyên đề thực tập này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sẽ nhận được sự góp ý, giúp đỡ của thầy giáo các cô chú, anh chị trong công ty để bài chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn.Phạm Thùy Nhung - 2 - Lớp: Thương mại quốc tế_K46 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpCHƯƠNG I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP1.1 Vai trò của hoạt động phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu.1.1.1 Xuất khẩu vai trò của hoạt động xuất khẩu. Trong hoạt động ngoại thương, xuất khẩu là việc bán hàng hóa, dịch vụ cho nước ngoài. Xuất khẩu đã được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu ở trong nước không thay đổi, giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của nước ngoài tăng – cũng có nghĩa là khi tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng tốc, thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng lên. Tỷ giá hối đoái tăng – tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ, thì giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ trở nên thấp đi. Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài. Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu tổng thu nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên vì xuất khẩu phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, nên để đảm tăng trưởng kinh tế ổn định bền vững, các quốc gia cần dựa nhiều hơn nữa vào cầu nội địa. Dưới góc độ vĩ mô, xuất khẩu góp phần tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước cho nhu cầu nhập khẩu phục vụ phát triển kinh tế, là mục tiêu quan trong nhất của chính sách thương mại. Chính vì vậy nhà nước ta đã đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm cho người lao Phạm Thùy Nhung - 3 - Lớp: Thương mại quốc tế_K46 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpđộng tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế thực hiện công nghiệp hóa đất nước. Dưới góc độ vi mô, xuất khẩu là phương thức thâm nhập thị trường phổ biến mà các doanh nghiệp trên thế giới áp dụng, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam. Một doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu có thể không phải để nhập khẩu, mà là để thu ngoại tệ hưởng lợi nhuận nhờ lợi thế trao đổi giữa các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, xuất khẩu ra nước ngoài còn giúp doanh nghiệp giảm bớt sự trì trệ, tăng tính năng động phản ứng nhạy bén hơn với những thay đổi của khách hàng, các hàng rào cản trở những thay đổi chiến lược của các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra xuất khẩu còn giúp doanh nghiệp khai thác được các lợi thế so sánh các biện pháp khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ. Điều này góp phần làm tăng thêm thế mạnh của doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận, điều chỉnh cơ cấu công nghệ, thay đổi mặt hàng, kiểu dáng sản phẩm… Bên cạnh những lợi thế này, khi xuất khẩu, doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro trong kinh doanh hay những biến động lớn trên thị trường thế giới, sự cản trở của các hàng rào thuế quan phi thuế quan… có thể đe dọa rất lớn đến doanh nghiệp. Do đó, để đạt được mục tiêu xuất khẩu doanh nghiệp cần phải:- Phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực của doanh nghiệp, cũng như tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở trong nước.- Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của doanh nghiệp để tăng nhanh khối lượng kim ngạch.- Tạo ra những mặt hàng hay nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới của khách hàng về cả chất lượng số lương, có sức hấp dẫn khả năng cạnh tranh cao.1.1.2 Thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu được hiểu là một tập hợp những người mua người bán có quốc tịch khác nhau, tác động với nhau để từ đó xác định giá cả, số lượng hàng hóa mua bán, cũng như chất lượng của hàng hóa mua bán các điều kiện Phạm Thùy Nhung - 4 - Lớp: Thương mại quốc tế_K46 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpmua bán khác theo quy định của hợp đồng, được thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh phải làm thủ tục hải quan qua biên giới. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là thị trường xuất khẩu hàng hóa chỉ giới hạn ở những thị trường nước ngoài, mà thị trường trong nước trong nhiều trường hợp cũng có thể là thị trường xuất khẩu tại chỗ. Điều này thể hiện rõ nhất là đối với ngành dịch vụ xuất khẩu dịch vụ như: du lịch, tài chính ngân hàng, bảo hiểm… Cũng giống như khái niệm xuất khẩu, thị trường xuất khẩu hàng hóa còn bao hàm cả thị trường xuất khẩu hàng hóa trực tiếp – nước tiêu thụ cuối cùng thị trường xuất khẩu hàng hóa gián tiếp – xuất khẩu qua trung gian. Bên cạnh đó thì cũng có nhiều căn cứ khác nhau để phân loại thị trường xuất khẩu:• Căn cứ vào lịch sử quan hệ ngoại thương: - Thị trường truyền thống: là thị trường có mối quan hệ làm ăn lâu dài với doanh nghiệp, là bạn hàng lâu năm nên đây là thị trường mà doanh nghiệp coi trọng, luôn giữ mối quan hệ thương mại tốt đẹp để duy trì.- Thị trường hiện tại: là những thị trường mà doanh nghiệp đang có mối quan hệ bạn hàng làm ăn. - Thị trường mới: được hiểu là những thị trường mà doanh nghiệp mới thiết lập mối quan hệ bạn hàng. Mỗi một doanh nghiệp đều luôn luôn chú trọng không ngừng tìm kiếm thị trường mới cho mình nhằm mục đích mở rộng phạm vi thị trường xuất khẩu.- Thị trường tiềm năng: được hiểu là thị trường lớn, có nhu cầu cao về sản phẩm xuất khẩu cũng như có nhiều thuận lợi khi thâm nhập thị trường đối với doanh nghiệp• Căn cứ vào mức độ quan tâm tính ưu tiên dành cho thị trường:- Thị trường xuất khẩu trọng điểm: đây là thị trường mà doanh nghiệp xác định sẽ khai thác chính khai thác trong một tương lai lâu dài. Để làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải chấp nhận một số thiệt thòi về lợi ích trước mắt để thu được lợi ích lâu dài.Phạm Thùy Nhung - 5 - Lớp: Thương mại quốc tế_K46 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp- Thị trường xuất khẩu tương hỗ: là nước xuất khẩu duy trì quan hệ giao thương tương hỗ - tức là hai nước có quan hệ ngoại thương dành cho nhau những ưu đãi nhân nhượng tương xứng nhau, nhất là trong việc mở rộng thị trường.• Căn cứ mức độ mở cửa của thị trường, mức bảo hộ, tính chặt chẽ khả năng thâm nhập thị trường:- Thị trường “khó tính”: một thị trường đặc biệt khó tính phải kể đến đó là thị trương EU. EU là một thị trường rộng lớn, có sức mua lớn song đây lại là thị trường đặc biệt khó tính, coi trọng mẫu mã thời trang, bởi đa số người dân Châu Âu ưa chuộng hàng hóa có nhãn hiệu nổi tiếng, cũng như họ luôn tỏ ra thận trọng bảo thủ.- Thị trường “dễ tính”: đa số mọi người trong chúng ta đều nghĩ Mỹ là một thị trường khó tính nhưng thật ra không phải vậy. Tuy Mỹ có một hệ thống tiêu chuẩn khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu hầu hết những tiêu chuẩn về hàng hóa đều bắt nguồn từ quốc gia này, nhưng thực chất Mỹ lại là thị trường có nhu cầu đa dạng tương đối dễ tính. Đặc điểm này xuất phát từ việc Mỹ là một quốc gia đa chủng tộc, có mức sống rất khác nhau, là quốc gia có nhiều tỷ phú nhất nhưng cũng không có nghĩa là không có người nghèo.• Căn cứ vào vị trí địa lý:- Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực thị trường rộng lớn với dân số hơn 3 tỷ người, nhu cầu đa dạng phong phú, chiếm 30% kim ngạch buôn bán của Thế giới (không kể Mỹ Nhật Bản). Đây là thị trường bạn hàng quen thuộc truyền thống của Việt Nam. Trọng tâm của công tác thị trường tại khu vực này là Asean, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan Hàn Quốc.- Khu vực Châu Âu: + Thị trường EU: EU là một thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới, có nhu cầu rất đa dạng phong phú về hàng hóa. Nhu cầu nhập khẩu hàng năm của EU về những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta là rất lớn. Tuy nhiên EU có tới 27 quốc gia thành viên, vì thế có những điểm khác biệt về văn hóa giữa các nước 27 hệ thống Phạm Thùy Nhung - 6 - Lớp: Thương mại quốc tế_K46 Chuyên đề thực tập tốt nghiệppháp lý khác nhau. Có thể nhận thấy rằng, thị trường EU chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật, còn trong thực tế nhóm thị trường quốc gia khu vực, mỗi nước có một bản sắc đặc trưng riêng. Chính vì vậy khi xuất khẩu sang thị trường này không phải là đáp ứng nhu cầu cho một thị trường nhỏ bé, tập trung mà là một thị trường có quy rộng lớn, đa dạng nhu cầu. Ngoài ra, kênh phân phối của EU cũng rất phức tạp. Các nhà xuất khẩu của ta muốn tiếp cận các kênh phân phối chủ đạo trên thị trường EU thì phải tiếp cận với các nhà nhập khẩu EU. Có thể tiếp cận với các nhà nhập khẩu EU bằng hai cách: thứ nhất, tìm các nhà nhập khẩu EU qua các Thương vụ của Việt Nam tại EU, Phái đoàn EC tại Hà Nội, Đại sứ quán của các nước EU tại Việt Nam để xuất khẩu trực tiếp; thứ hai, những doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực kinh tế nên thành lập liên doanh với các công ty xuyên quốc gia EU để trở thành công ty con. + Đông Âu thị trường Nga: Trước đây, thị trường Đông Âu thị trường Nga đều là những thị trường truyền thống của Việt Nam, đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là thị trường Nga. Nhưng từ sau khi Đông Âu tan rã, Nga có một số cải tổ quan trọng về mặt chính trị thì quan hệ buôn bán giữa ta với khu vực này bị gián đoạn trong một thời gian. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam khu vực này chưa bao giờ mất hẳn, nhưng cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đông Âu Nga trong một thời gian nhất định.- Khu vực Bắc Mỹ: Trọng tâm của khu vực này là thị trường Hoa kỳ. Đây là một thị trường lớn với sức mua cao. Điều này thể hiện thông qua chỉ số về dân số (263,43 triệu người) với GDP/người/năm ở mức trên 37.000 USD. Nhu cầu nhập khẩu hàng năm lên tới 1200 tỷ USD. Tuy nhiên hệ thống pháp luật của Mỹ vô cùng phức tạp. Với một hệ thống những quy định khắt khe liên quan đến hàng nhập khẩu như: luật chống bán phá giá, luật thuế đối kháng – cụ thể là nếu nước xuất khẩu thực hiện trợ cấp quá mức đối với hàng xuất khẩu thì hàng hóa đó sẽ bị đánh thuế đối kháng, quy định về xuất xứ hàng hóa nhãn mác hàng hóa – nếu xuất xứ không rõ ràng sẽ bị phạt 10% giá trị xuất khẩu phải xử lý lại lô hàng cho đạt tiêu Phạm Thùy Nhung - 7 - Lớp: Thương mại quốc tế_K46 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpchuẩn mới được vào thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, Mỹ còn áp dụng hạn ngạch để kiểm soát hàng nhập khẩu trong một thời gian nhất định. Bên cạnh thị trường Mỹ, chúng ta cũng cần quan tâm đến thị trường Canada – đây là quốc gia có dân số đông, mức sống cao, là quốc gia nằm trong nhóm G7, đã có quan hệ với Việt Nam nhiều năm kể cả ngoại giao, văn hóa – giáo dục trao đổi buôn bán.- Khu vực Châu Đại Dương: Trọng tâm của khu vực này là Australia New Zealand. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với hai nước này phát triển rất tốt trong những năm gần đây, chứng tỏ tiềm năng xuất khẩu vào hai thị trường này là không nhỏ, nhưng mức phát triển vẫn còn thấp. Do đó, chúng ta cần kiên trì tìm kiếm, tạo lập củng cố quan hệ bạn hàng. Phấn đấu duy trì mức tăng trưởng khá ở khu vực này. Các mặt hàng xuất khẩu chính cần tập trung khai thác ở khu vực này là dệt may, giầy dép, thủy sản, đồ nội thất, cà phê…- Khu vực Châu Phi, Nam Á, Trung Cận Đông Mỹ La Tinh. + Châu Phi: Hiện nay hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu vẫn là qua thương nhân nước thứ ba, kim ngạch xuất khẩu còn nhỏ bé. Do đó trong chiến lược thâm nhập thị trường, ta cần chọn những thị trường trọng điểm cho từng khối lấy đó làm bàn đạp để tiến vào các nước trong khối. + Nam Á: Tại khu vực Nam Á, thị trường trọng điểm là Ấn Độ. Ấn Độ là một nước có dân số đông trên 1 tỷ người, là đối tác quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên xuất khẩu của ta sang thị trường này còn hạn chế bởi hàng rào bảo hộ dày đặc của nước bạn. Chênh lệch thương mại này có thể được cải thiện thông qua biện pháp gắn nhập khẩu với xuất khẩu, yêu cầu bạn mua lại hàng của ta khi ta có nhu cầu mua hàng của bạn. Bên cạnh đó, khi đi vào thị trường Nam Á chúng ta cũng cần quan tâm tới thị trường Pakisstan Băngladet, đây là hai thị trường có dung lượng lớn đầy tiềm năng. + Trung Cận Đông:Phạm Thùy Nhung - 8 - Lớp: Thương mại quốc tế_K46 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Tại khu vực này, thị trường trọng điểm là các nước Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), Irắc Thổ Nhĩ Kỳ. UAE tuy dân số không nhiều, khả năng tiêu thụ hàng của ta không lớn, nhưng đây là khu vực thương mại tự do, là cửa ngõ của khu vực Trung Cận Đông là địa điểm trung chuyển hàng hóa đi Xyri, Ả Rập Xê-út, Châu Phi, Châu Âu… Do đó, ta cần tận dụng vị trí thuận lợi của thị trường này. Irắc là thị trường đầy tiềm năng nhưng việc buôn bán với nước này có những đặc thù riêng do phải tuân thủ rất chặt chẽ các quy định của Ủy ban cấm vận Liên Hiệp Quốc. Bên cạnh đó thời gian vừa qua do cuộc chiến tranh với Mỹ đã tạo nên sự bất ổn về chính trị ở thị trường này nên hoạt động buôn bán với quốc gia này đã bị gián đoạn. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia lớn với dân số 62 triệu dân, là cầu nối của hai lục địa Á Âu. Việt Nam Thổ Nhĩ Kỳ đã ký Hiệp định thương mại, hợp tác khoa học kỹ thuật có điều khoản ưu đãi tối huệ quốc (MFN). Bên cạnh đó, chính sách kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ hướng mạnh về Châu Á, mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, cà phê, giầy dép, hàng điện tử. + Mỹ la tinh: Thị trường trọng điểm tại khu vực này là Mêxicô, Achentina Braxin bởi đây là những thị trường có dân số đông, sức tiêu thụ khá. Các doanh nghiệp có uy tín trên thị trường, tác phong kiểu Châu Âu, hàng hóa vào đây có thể tự do sang các nước liên minh quan thuế. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường khảo sát tìm hiểu các thị trường này. Hàng hóa trọng điểm sẽ là dệt may, giầy dép gạo.1.1.3 Vai trò của hoạt động phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Mở rộng thị trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu giầy dép nói riêng. Bởi gia tăng thị trường xuất khẩu cũng có nghĩa là doanh Phạm Thùy Nhung - 9 - Lớp: Thương mại quốc tế_K46 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpnghiệp gia tăng được kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của mình trên thị trường thế giới. Phát triển thị trường xuất khẩu được hiểu là việc đưa ra những hàng hóa mà doanh nghiệp chưa từng xuất khẩu hay những mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sang những thị trường truyền thống hiện có, khi mà các mặt hàng của doanh nghiệp hiện có trên thị trường truyền thống không có khả năng duy trì. Mở rộng thị trường được hiểu là việc tiếp cận thâm nhập các thị trường mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận ngày một sâu rộng hơn ra thị trường thế giới. Qua đó, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thiết lập mối quan hệ với nhiều đối tác mới, cũng như tiếp xúc nhiều hơn với các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực lớn. Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp doanh nghiệp tự hoàn thiện mình trên nhiều phương diện như công tác quản lý điều hành, hoàn thiện phát triển sản phẩm, tạo dựng được thương hiệu uy tín trên thị trường thế giới. Như vậy, mở rộng thị trường giúp doanh nghiệp hạn chế bớt rủi ro do không còn phải tập trung phụ thuộc quá nhiều vào các thị trường truyền thống. Có thể nói phát triển mở rộng thị trường là hai khái niệm không thể tách rời, có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, bởi một sản phẩm có thể ở giai đoạn bão hòa ở thị trường này nhưng laị ở giai đoạn tăng trưởngthị trường khác. Qua đó góp phần kéo dài thời gian của sản phẩm tăng doanh thu cho doanh nghiệp thông qua việc bán sản phẩm.1.2 Nội dung của hoạt động phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu1.2.1 Nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng được hiểu là quá trình điều tra để tìm triển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm, kể cả phương pháp thực hiện mục tiêu đó. Nghiên cứu thị trường có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, bởi nó cho phép doanh nghiệp tìm hiểu được các thông tin liên quan đến thị trường, đến nhu cầu của khách hàng. Nghiên cứu thị trường cũng là một việc hết sức quan trọng mà doanh nghiệp cần tiến hành khi xem xét việc thâm nhập một thị trường mới. Một Phạm Thùy Nhung - 10 - Lớp: Thương mại quốc tế_K46 [...]... lợi hại, đưa họ đi thăm một số nơi đang kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp Phạm Thùy Nhung - 35 tế_K46 Lớp: Thương mại quốc Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GIẦY CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH 2.1 Khái quát về công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình 2.1.1 Quá trình hình thành phát triển của công ty. .. tăng lên, hoạt động phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp có hiệu quả - Khi M = 0 : điều này có nghĩa doanh nghiệp chỉ có thể duy trì ở những thị trường hiện tại, hoạt động phát triển mở rộng thị trường ở mức cầm chừng - Khi M < 0 : điều này có nghĩa doanh nghiệp đang mất dần thị trường xuất khẩu của mình, hoạt động phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu tỏ ra kém hiệu... tiêu phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Chiến lược, mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩumột bộ phận cấu thành chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển tồn tại của doanh nghiệp Nếu như chiến lược phát triển thị trường đúng đắn nó sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của doanh nghiệp có khả năng thâm nhập chiếm lĩnh thị trường. .. đó: m : số thị trường thực mới md : số thị trường mới mở mm : số thị trường thực mất đi Đây là một chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, theo đó: - Khi m > 0 : điều này có nghĩa là số thị trường thực mới của doanh nghiệp đang tăng lên lớn hơn số thị trường thực mất đi, như vậy phạm vi thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp đã được mở rộng Đây là một dấu hiệu... tượng vay làm hàng xuất khẩu 1.3.1.2 Tiềm năng của thị trường sự chấp nhận sản phẩm của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu Tiềm năng của một thị trường xuất khẩu được thể hiện qua quy của thị trường, cơ cấu tăng trưởng của thị trường Quy của một thị trường được thể hiện qua dân số thu nhập quốc dân Tuy nhiên nếu doanh nghiệp muốn xác định được tiềm năng về doanh số mà thị trường thực sự dành... của Trung Quốc thực hiện rất thành công, vì vậy các doanh nghiệp của Việt Nam cần học tập họ Không chỉ dừng lại ở chất lượng giá cả, uy tín của sản phẩm xuất khẩu cũng như mức độ tương thích của sản phẩm đối với thị trường xuất khẩu cũng là những yếu tố góp phần vẽ lên thành công của doanh nghiệp trên thị trường đó 1.4 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong ngoài nước về phát triển mở rộng. .. chân được trên thị trường, họ dồn mọi sức lực của mình vào việc mở rộng thị phần Họ dựa vào các chiến lược phát triển sản phẩm các chiến lược phát triển thị trường Họ đổ tiền vào cải tiến sản phẩm, nâng cấp sản phẩm, làm phong phú thêm sản phẩm để họ có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình Họ phát hiện ra các cơ hội mới thông qua việc phân khúc thị trường liên tục phát triển thị trường thường... nghĩa là doanh nghiệp vẫn duy trì được thị trường xuất khẩu của mình - Khi m < 0 : điều này có nghĩa là số thị trường mà doanh nghiệp thực mất đi lớn hơn số thị trường mới mở, khi đó phạm vi thị trường xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp đã bị thu hẹp, đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động phát triển mở rộng thị trường của doanh nghiệp đang trong tình trạng rất xấu doanh nghiệp phải nhanh chóng có... ty Năm 2007 đánh dấu một mốc son vô cùng quan trọng, Công ty Giầy Thượng Đình tròn 50 tuổi 50 năm là quãng thời gian ngắn đối với lịch sử của đất nước, nhưng đối với lịch sử của một công ty là thời gian đủ để chứng minh công ty đã trải qua bao khó khăn thử thách, thăng trầm để liên tục phát triển khẳng định vị thế của mình Giầy Thượng Đình 50 năm xây dựng, trưởng thành phát triển trải qua 5 giai... được mở rộng - Khi H = 1 : quy xuất khẩu của doanh nghiệp không thay đổi - Khi H < 1 : quy xuất khẩu của doanh nghiệp bị thu hẹp 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp 1.3.1 Nhân tố khách quan 1.3.1.1 Hệ thống các quy định, các rào cản thương mại của nước nhập khẩu  Hàng rào thuế quan - Thuế xuất khẩu: loại thuế này được dùng làm công . Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu giầy của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình. Để hoàn thành. VỀ PHÁT TRIỂN VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP1.1 Vai trò của hoạt động phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu. 1.1.1 Xuất khẩu

Ngày đăng: 27/11/2012, 17:04

Hình ảnh liên quan

Hình 1.1 Quá trình lựa chọn thị trường - Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình

Hình 1.1.

Quá trình lựa chọn thị trường Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất của công ty qua các năm - Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình

Bảng 2.1.

Tình hình sản xuất của công ty qua các năm Xem tại trang 52 của tài liệu.
dưới hình thức mua đứt – bán đoạn, thay vì chủ yếu là sản xuất gia công cho nước ngoài như các thời kỳ trước đây - Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình

d.

ưới hình thức mua đứt – bán đoạn, thay vì chủ yếu là sản xuất gia công cho nước ngoài như các thời kỳ trước đây Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 2.3: Danh mục trang thiết bị sản xuất chính của công ty - Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình

Bảng 2.3.

Danh mục trang thiết bị sản xuất chính của công ty Xem tại trang 55 của tài liệu.
Hình 2.1: Quy trình sản xuất giầy của công ty. - Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình

Hình 2.1.

Quy trình sản xuất giầy của công ty Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng nguyên vật liệu của công ty - Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình

Bảng 2.4.

Tình hình sử dụng nguyên vật liệu của công ty Xem tại trang 58 của tài liệu.
2.1.4.7. Đặc điểm về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty. - Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình

2.1.4.7..

Đặc điểm về tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty Xem tại trang 60 của tài liệu.
3 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 4,05 3,8 4,6 6,07 8,95 - Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình

3.

Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 4,05 3,8 4,6 6,07 8,95 Xem tại trang 62 của tài liệu.
Hình 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty giai đoạn 2003 - 2007 - Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình

Hình 2.2.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty giai đoạn 2003 - 2007 Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 2.9: Số lượng giầy vải xuất khẩu giai đoạn 2004 – 2007 - Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình

Bảng 2.9.

Số lượng giầy vải xuất khẩu giai đoạn 2004 – 2007 Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 2.13: Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Mỹ của công ty - Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình

Bảng 2.13.

Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Mỹ của công ty Xem tại trang 73 của tài liệu.
Bảng 2.14: Kim ngạch xuất khẩu sang Châu Á, Châu Úc, Châu Phi của công ty giai đoạn 2003 – 2007. - Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình

Bảng 2.14.

Kim ngạch xuất khẩu sang Châu Á, Châu Úc, Châu Phi của công ty giai đoạn 2003 – 2007 Xem tại trang 76 của tài liệu.
Qua bảng 2.15, chúng ta thấy rằng trong giai đoạn 2003 – 2007, số lượng thị trường xuất khẩu hàng năm của công ty trung bình vào khoảng 20 thị trường - Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình

ua.

bảng 2.15, chúng ta thấy rằng trong giai đoạn 2003 – 2007, số lượng thị trường xuất khẩu hàng năm của công ty trung bình vào khoảng 20 thị trường Xem tại trang 80 của tài liệu.
Bảng 2.16: Tốc độ phát triển tổng kim ngạch xuất khẩu - Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình

Bảng 2.16.

Tốc độ phát triển tổng kim ngạch xuất khẩu Xem tại trang 81 của tài liệu.
Bảng 2.17: Tốc độ phát triển kim ngạch trên từng khu vực thị trường - Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình

Bảng 2.17.

Tốc độ phát triển kim ngạch trên từng khu vực thị trường Xem tại trang 82 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan