sự thất bại của bia tươi đóng chai laser

36 2.4K 13
sự thất bại của bia tươi đóng chai laser

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  BÀI TẬP NHÓM KHĐT DANH SÁCH NHÓM: 1. Nguyễn Thị Hồng Nghĩa 2. Trịnh Thị Mỹ 3. Nguyễn Thị Bảo Tiên 4. Tâm 5. Lam 6. Tuyết 7. Nguyễn Mậu Phúc BÀI TẬP NHÓM KHĐT DANH SÁCH NHÓM: 1. Nguyễn Thị Hồng Nghĩa 2. Trịnh Thị Mỹ 3. Nguyễn Thị Bảo Tiên 4. Tâm 5 6sccvvvvb 5. 6. 7. [Pick the date] SỰ THẤT BẠI CỦA BIA TƯƠI ĐÓNG CHAI LASER GIÁO VIÊN: Hoàng Long Sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………… 1 1.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………………… 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài…………………………………………… 1.2.1. Mục tiêu chung………………………………………………………… 1.2.2. Mục tiêu cụ thể…………………………………………………………… 1.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………… 1.4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài…………………………………………… PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………… CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU……… 1.1. Cơ sở lí luận………………………………………………………………… 1.1.1. Marketing và vai trò của marketing……………………………………… 1.1.2. Marketing-mix (Marketing hỗn hợp)………………………………… 1.2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………………. 1.2.1. Tổng quan về thị trường bia Việt Nam…………………………………. 1.2.2. Tổng quan về nhà sản xuất Tập đoàn Tân Hiệp Phát…………………… a. Giới thiệu về Tập đoàn Tân Hiệp Phát…………………………………… b. Lịch sử phát triển sản phẩm…………………………………………………. CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ SỰ THẤT BẠI CỦA BIA TƯƠI ĐÓNG CHAI LASER………………………………………………… 2.1. Vài nét về bia tươi đóng chai Laser…………………………………… 2.1.1. Quá trình hình thành…………………………………………………… 2.1.2. Đặc điểm của bia Laser………………………………………………… 2.1.3. Tính ưu việt của bia Laser……………………………………………… 2.2. Thất bại của bia tươi đóng chai Laser từ những chiến lược marketing 2.2.1. Sai lầm từ việc lựa chọn thị trường mục tiêu và xác định khách hàng Nhóm KHĐT Page 2 Sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser mục tiêu…………………………………………………………………………… 2.2.2. Sai lầm khi không ý thức rõ sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh……… 2.2.3. Sai lầm trong quá trình thực hiện các hoạt động marketing (4P)…………… a. Sai lầm trong thiết kế bao bì, sản phẩm…………………………………………. b. Định vị thương hiệu quá cao – Giá bán quá cao………………………………. c. Không chủ động trong kênh phân phối……………………………………… d. Sai lầm trong thông điệp quảng cáo và kế hoạch xúc tiến của sản phẩm…… CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM……………………………… PHẦN III: KẾT LUẬN………………………………………………………. Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………… Nhóm KHĐT Page 3 Sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Thị trường bia Việt Nam vốn vẫn được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng khi mà con số tiêu thụ vẫn còn rất khiêm tốn so với mức trung bình của nhiều nước trên thế giới , chỉ 18 lít/ người/ năm ước tính chỉ bằng khoảng 1/2 so với mức trung bình của Hàn Quốc và khoảng 1/6 -1/7 đối với các nước như Iceland, Séc hay Đức. Chính vì thế nên không chỉ các đại gia nước ngoài mà thậm chí nhiều đại gia của ngành bia rượu nước giải khát trong nước cũng mong muốn gia nhập thị trường đầy tiềm năng này nhằm tìm kiếm những khoản lợi nhuận kếch sù. Các kết quả nghiên cứu thị trường đã chia ngành công nghiệp bia Việt Nam thành 3 giai đoạn : thập niên 1990 là thời điểm khởi động các thương hiệu bia. Trong khoảng 5 năm đầu của thế kỉ 21 , ngành bia bước sang giai đoạn " vượt chướng ngại vật " và hiện nay đang tăng tốc. Tuy nhiên , ngành công nghiệp này sẽ không có giây phút " về đích" vì đây là một cuộc chiến rất khốc liệt và không phải kẻ khổng lồ nào cũng có thể chiến thắng ở tất cả các mặt trận. Bên cạnh sự thống nhất trị phân khúc cao cấp của nhãn hàng Heineken( thuộc VBL- liên doanh giữa Nhà máy Bia Việt Nam và tập đoàn APB) hay phân khúc phổ thông của nhãn hàng Sabeco( Thuộc Tổng công ty bia rượu và nước giải khát Sài Gòn) , cuộc chiến nhằm tranh giành thị phần bia tại thị trường Việt Nam cũng chứng kiến nhiều sự thất bại đau đớn của các tên tuổi khác. Có thể kể ra như trường hợp của bia BGI ( thuộc sỡ hữu của Castel Group, Pháp) , bia " kiểu Úc" Fosters ( Tập đoàn Fosters) , hay " cuộc chia tay tức tưởi" của sản phẩm Laser ( thuộc tập đoàn Tân Hiệp Phát). Trong doanh nghiệp việc tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa sống còn. Và để tiêu thụ được sản phẩm thì vai trò của marketing ngày càng quan trọng. Tuy nhiên không phải cứ đầu tư chi phí lớn là đã đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Điều quan trọng là cách thức doanh nghiệp thực hiện hoạt động marketing như thế nào. Nhóm KHĐT Page 4 Sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser Để thấy rõ về tầm quan trọng của chiến lược marketing trong kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta cùng đi sâu vào một trường hợp cụ thể, đó là sự thất bại của bia Laser của Tập đoàn Tân Hiệp Phát (THP) trên thị trường giải khát Việt Nam từ những sai lầm của chiến lược marketing. Chỉ sau 8 tháng mà 1 sản phẩm hay, chiến lược quảng cáo “tốn kém” mà bia Laser chỉ như “sao băng vụt sáng trên bầu trời rồi biến mất mãi mãi”. Qua sự phân tích dưới đây, chúng ta sẽ biết được nguyên nhân và rút ra được bài học từ sự thất bại mang tính điển hình này. Với tên bài tập nhóm “ Sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser”. Lĩnh vực marketing là một lĩnh vực khá rộng lớn và phức tạp vì thế trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi việc đưa vào những ý kiến đánh giá mang tính chủ quan, vì vậy nhóm nghiên cứu mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của người đọc. Xin chân thành cám ơn! 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser của Tập đoàn Tân Hiệp Phát, biết được nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại và rút ra những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn về marketing, về thị trường bia Việt Nam và Tập đoàn Tân Hiệp Phát. - Quá trình hình thành và sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser. - Rút ra bài học kinh nghiệm xương máu cho các doanh nghiệp khác cùng ngành. 1.3. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập thông tin: Nhóm KHĐT Page 5 Sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser - Các thông tin từ mạng internet và sách báo, các thông tin về thị trường bia Việt Nam và các thông tin chủ yếu về bia tươi đóng chai Laser. - Các tài liệu về marketing. - Các văn bản, đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan nhằm củng cố thêm kiến thức về vấn đề nghiên cứu. 1.4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Sản phẩm bia tươi đóng chai Laser của Tập đoàn Tân Hiệp Phát và sự thất bại của nó từ những chiến lược marketing. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Marketing và vai trò của marketing - Sự ra đời và phát triển của marketing: Khi sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển, sự trao đổi cũng ra đời và phát triển theo. Trong quá trình trao đổi, có nhiều mối quan hệ mâu thuẫn, trong đó có hai mâu thuẫn chính: người bán với người mua và người bán với người bán. Kết quả của hai mâu thuẫn này là làm cho quá trình tiêu thụ hang hóa trở nên khó khăn. Vì vậy, marketing ra đời nhằm giải quyết các mâu thuẫn trên. - Khái niệm: Marketing là hoạt động tìm hiểu nhu cầu, khám phá nhu cầu và đáp ứng nhu cầu đó một cách hiệu quả. - Vai trò của marketing: Nhóm KHĐT Page 6 Sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh cần hiểu biết cặn kẽ về thị trường, về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng, về nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh. Ngày nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt và có những thay đổi nhanh chóng về khoa học – công nghệ, những đạo luật mới, những chính sách quản lý thương mại mới và sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm sút. “Các công ty đang phải chạy đua với nhau trên một tuyến đường với những biển báo và luật lệ luôn thay đổi, không có tuyến đích, không có chiến thắng vĩnh cửu. Họ buộc phải không ngừng chạy đua và hy vọng là mình đang chạy theo đúng hướng mà công chúng mong muốn”. Marketing là một bộ môn khoa học nghiên cứu về các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng chuyển vận của hàng hoá - dịch vụ từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng, nhằm tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ, duy trì và phát triển thị trường. Marketing còn áp dụng trong nhiều lĩnh vực xã hội. Philip Kotler đã viết: “ Trong thế giới phức tạp ngày nay, tất cả chúng ta đều phải am hiểu marketing. Khi bán một chiếc máy bay, tìm kiếm việc làm, quyên góp tiền cho mục đích từ thiện, hay tuyên truyền một ý tưởng, chúng ta đã làm marketing Kiến thức về marketing cho phép xử trí khôn ngoan hơn ở cương vị người tiêu dùng, dù là mua kem đánh răng, một con gà đông lạnh, một chiếc máy vi tính hay một chiếc ô tô Marketing đụng chạm đến lợi ích của mỗi người chúng ta trong suốt cả cuộc đời” 3 . Marketing áp đặt rất mạnh mẽ đối với lòng tin và kiểu cách sống của người tiêu dùng. Vì thế, hững người kinh doanh tìm cách để làm thoả mãn nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ với mức giá cả mà người tiêu dùng có thể thanh toán được. Phạm vi sử dụng marketing rất rộng rãi, marketing liên quan đến nhiều lĩnh vực như: hình thành giá cả, dự trữ, bao bì đóng gói, xây dựng nhãn hiệu, hoạt động và quản lý bán hàng, tín dụng, vận chuyển, trách nhiệm xã hội, lựa chọn nơi bán lẻ, Nhóm KHĐT Page 7 Sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser phân tích người tiêu dùng, hoạt động bán sỉ, bán lẻ, đánh giá và lựa chọn người mua hàng công nghiệp, quảng cáo, mối quan hệ xã hội, nghiên cứu marketing, hoạch định và bảo hành sản phẩm. 1.1.2. Marketing-mix (Marketing hỗn hợp) Thuật ngữ marketing mix – marketing hỗn hợp lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp. Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960, mà nay đã được sử dụng rộng rãi. Khái niệm 4P được giải thích phần lớn trong sách giáo khoa về marketing và trong các lớp học. Tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. 4P là một khái niệm trong marketing, đó là: Product (Sản phẩm) Một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình đó là khối lượng sản xuất hoặc sản xuất trên quy mô lớn với một khối lượng cụ thể của đơn vị. Sản phẩm vô hình là dịch vụ như ngành du lịch và các ngành công nghiệp khách sạn hoặc mã số các sản phẩm như nạp điện thoại di động và tín dụng. Ví dụ điển hình của một khối lượng sản xuất vật thể hữu hình là những chiếc xe có động cơ và dao cạo dùng một Nhóm KHĐT Page 8 Sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser lần. Một khối lượng chưa rõ ràng nhưng phổ biến dịch vụ sản xuất là một hệ thống điều hành máy tính. Price (Giá cả) Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm. Việc định giá trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dần chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Quyết định về giá bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu, thời kỳ thanh toán,… Place (Kênh phân phối) Đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua. Nó thường được gọi là các kênh phân phối. Nó có thể bao gồm bất kỳ cửa hàng vật lý cũng như các cửa hàng ảo trên Internet. Việc cung cấp sản phẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch Marketing nào. Promotions (xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ bán hàng) Hỗ trợ bán hàng là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự. Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng… Nhóm KHĐT Page 9 Sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser Bốn chữ P không tác động độc lập riêng rẽ đến sự thành công hay thất bại khi tung sản phẩm ra thị trường mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Chỉ cần chiến lược cho một chữ P có sự sai lệch thì nó sẽ giống như “gót chân Asin” phá tan mọi cố gắng nỗ lực của các chữ P khác. Cần lưu ý rằng 4P thể hiện quan điểm của người bán về các yếu tố marketing có thể sử dụng để tác động đến người mua. Còn theo quan điểm người mua thì mỗi yếu tố marketing đều có chức năng cung ứng một lợi ích cho khách hàng. Robert Lauterborn cho rằng 4P tương ứng với 4C (Customer needs and wants, Cost to the customer, Convenience, Communication) của khách hàng. 4 P 4 C Sản phẩm Nhu cầu và mong muốn của khách hàng Giá cả Chi phí đối với khách hàng Phân phối Sự thuận tiện Xúc tiến Thông tin Do đó, những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp có thể đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng một cách kinh tế, thuận tiện và có thông tin hữu hiệu. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tổng quan về thị trường bia Việt Nam Trong ngành kinh doanh nước giải khát nói chung và bia nói riêng, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng và có triển vọng rất lớn. Trong khoảng thời gian tương đối ngắn, Việt Nam đã trở thành một trong những cứ điểm quan trọng cho nghành công nghiệp sản xuất bia với sự góp mặt của các “Đại gia” như Sabeco, Habeco… cùng hàng loạt các công ty nổi tiếng nước ngoài. Điều này một phần là do chi phí hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cùng những sự hỗ trợ của chính phủ trong việc khuyến khích đầu tư. Những nhân tố này kết hợp với vị trí, khí hậu, Nhóm KHĐT Page 10 [...]... những gương mặt Nhóm KHĐT Page 15 Sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser sáng giá trên thị trường nước giải khát, THP hứa hẹn sẽ còn tiếp tục với những bước tiến không ngừng CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ SỰ THẤT BẠI CỦA BIA TƯƠI ĐÓNG CHAI LASER 2.1 Vài nét về bia tươi đóng chai Laser 2.1.1 Quá trình hình thành Nhóm KHĐT Page 16 Sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser Tháng 1/2004, công ty TNHH... khác Đóng chai có nghĩa là đóng luôn cửa thoát hiểm cho Laser Lợi dụng sơ hở này, bia Tiger đã đưa ra một loạt print-ad bia tươi phải được rót từ máy”, câu nói như đòn phủ đầu đánh thẳng vào mặt Laser đau không thể tả! Nhóm KHĐT Page 31 Sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser Thực tế khi uống bia, người ta thường bỏ đá nhưng với bia tươi thì ngoại lệ, thế nên khi đưa ra thông điệp bia tươi đóng chai ,... trội hơn các sản phẩm bia này So với bia tươi thông thường, tuy là đặc biệt thơm ngon và bổ dưỡng hơn bia đóng chaibia lon đã qua tiệt trùng, nhưng thời gian sử dụng lại rất ngắn, phải Nhóm KHĐT Page 19 Sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser được trực tiếp rút ra từ vòi, thời gian của sử dụng của bia Laser có thể đến một năm mà hương vị không thay đổi Ưu điểm khác Do được đóng chai nên sản phẩm giúp... của đối thủ Thực tế cho thấy, bất cứ sự bắt chước nào cũng sẽ là ngõ cụt, vì không thể giúp thương hiệu đạt đến vi trí cao nhất Có thể nói đây là một trong những sai lầm mang tính chiến lược đối với bia Laser và cũng là kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước giải khát Việt Nam PHẦN III: KẾT LUẬN Nhóm KHĐT Page 34 Sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser Sự thất bại của bia Laser có thể nói là thất bại. .. Nhóm KHĐT Page 24 Sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser Ý tưởng sản phẩm bia Laserbia tươi đóng chai đầu tiên tại Việt Nam Song nó lại được định vị để hướng tới phân khúc bia cao cấp mà Heineken vốn đang thống lĩnh nên điều này làm bất lợi cho bia Laser Đây được coi là cuộc chiến không cân sức, vì bia Heineken vốn đã đứng vững trên thị trường bởi một “dấu ấn riêng”, vậy mà bia Laser lại quên tránh... rất cao, do đó làm mất độ tươi ngon của bia cũng như làm phân huỷ rất nhiều chất dinh dưỡng khác) Nhóm KHĐT Page 18 Sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser Do hàm lượng houblon nguyên chất trong bia Laser rất cao nên bia có tính dược lý rất tốt cho sức khoẻ, dễ tiêu hoá, đồng thời tạo cho bia có vị đắng mà người sành bia tươi sẽ rất thích Hơn nữa, việc sản phẩm được đóng vào chai giúp người tiêu dùng... thức bia tươi ở mọi lúc mọi nơi Thông điệp của bia Laser khi tung ra thị trường đó là: Bia tươi đóng chai đầu tiên” ở Việt Nam Tân Hiệp Phát muốn đem đến thị trường việt nam một sản phẩm bia tươi mới – bia tươi đóng chai Với định vị dành cho những người trẻ trung năng động thành đạt muốn chứng tỏ mình đạp bằng mọi khó khăn Tân Hiệp Phát tung sản phẩm bia Laser với hứa hẹn đem lại sản phẩm bia tươi. .. trọng đã không thể có chỗ cho Laser, dường như Laser đã thua cuộc vì không thể tiếp cận được khách hàng Số vốn đầu tư gần 200 triệu USD của THP cho cả dây chuyền sản xuấtbia tươi đóng chai này đã không thể hoạt động đúng kế hoạch Nhóm KHĐT Page 30 Sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser Để “chữa cháy”, Tân Hiệp Phát cung cấp công khai danh sách 652 điểm bán hàng đã có bia Laser Kết quả là Tiger lập tức... hơn với thức uống đóng chai có lợi cho sức Nhóm KHĐT Page 13 Sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser khoẻ THP đã cho ra đời các sản phẩm chất lượng cao với các thương hiệu như: Number One, Bia Bến Thành, Bia Gold Bến Thành, Trà xanh 0º Các sản phẩm này đã khẳng định được vị trí của THP trên thị trường Bia & Nước giải khát đồng thời nhận được rất nhiều sự tín nhiệm và yêu thích của người tiêu dùng... chiến lược quảng bá) quyết định sự thành công của một sản phẩm, nhất là với một sản phẩm mới như bia Laser Nhóm KHĐT Page 28 Sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser Trước khi tung ra bia tươi Laser, Tân Hiệp Phát đã phát đi 4 mẫu quảng cáo với thông điệp “thử mới tin” Nhưng khổ thay, khi người tiêu dùng muốn thử thì lại không biết thử ở đâu Chỉ sau hơn 1 tuần xuất hiện, Laser đã không tìm được chỗ đứng, . VÀ SỰ THẤT BẠI CỦA BIA TƯƠI ĐÓNG CHAI LASER 2.1. Vài nét về bia tươi đóng chai Laser 2.1.1. Quá trình hình thành Nhóm KHĐT Page 16 Sự thất bại của bia tươi. Tâm 5 6sccvvvvb 5. 6. 7. [Pick the date] SỰ THẤT BẠI CỦA BIA TƯƠI ĐÓNG CHAI LASER GIÁO VIÊN: Hoàng Long Sự thất bại của bia tươi đóng chai Laser MỤC LỤC Trang PHẦN I:

Ngày đăng: 23/02/2014, 14:25

Hình ảnh liên quan

Một sản phẩm, điều đầu tiên tác động đến khách hàng chính là hình thức bên ngồi (bao bì, nhãn hiệu) chứ chưa phải là chất lượng sản phẩm - sự thất bại của bia tươi đóng chai laser

t.

sản phẩm, điều đầu tiên tác động đến khách hàng chính là hình thức bên ngồi (bao bì, nhãn hiệu) chứ chưa phải là chất lượng sản phẩm Xem tại trang 23 của tài liệu.
Hay định vị được hiểu: “Là thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp nhằm chiếm được một vị trí đặc biệt và có giá trị trong   tâm trí khách hàng mục tiêu” - sự thất bại của bia tươi đóng chai laser

ay.

định vị được hiểu: “Là thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp nhằm chiếm được một vị trí đặc biệt và có giá trị trong tâm trí khách hàng mục tiêu” Xem tại trang 25 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

  • PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan