những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến việc sản xuất cây hồ tiêu ở thôn mai lộc 2 xã cam chính

29 1.1K 0
những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến việc sản xuất cây hồ tiêu ở thôn mai lộc 2 xã cam chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẾ Những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến việc sản xuất cây hồ tiêu thôn Mai Lộc 2 Cam Chính I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tỉnh Quảng Trị có nhiều huyện trồng được cây hồ tiêu như Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, Hướng Hoá với diện tích gần 3.000 ha đang trong độ tuổi thu hoạch, mỗi năm thu về hàng vạn tấn hồ tiêu khô. Song với sản lượng tiêu khô từng ấy vẫn không đủ cung cấp cho thị trường. Đặc điểm nổi bật của tiêu khô Quảng Trị là cay và thơm ngon nổi tiếng, nhất là hồ tiêu trồng vùng Cùa của huyện Cam Lộ. Ông Hồ Xuân Hiếu - TGĐ Cty TM Quảng Trị nói vui nhưng rất chính xác là: “ ai đã một lần đến Quảng Trị thưởng thức ẩm thực của vùng đất này, ít nhiều cũng được nếm gia vị tiêu khô cay đến chảy nước mắt” . Người dân địa phương thường đùa với nhau đó là đặc sản “cay đắng”. Cũng theo ông Hồ Xuân Hiếu, từ thế kỷ 18, trong tác phẩm nổi tiếng "Phủ biên Tạp lục", nhà bác học Lê Quý Đôn đã nhắc đến hồ tiêu Quảng Trị như là sản vật nổi tiếng. Nhiều thương lái nước ngoài đến Quảng Trị bằng đường biển để thu mua sản vật này và xem đó là “vàng đen”. Ghi nhận giá trị độc đáo của hồ tiêu Quảng Trị, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam công nhận tiêu khô Quảng Trị có chất lượng tốt nhất, thuộc mặt hàng đặc chủng vỏ mẩy, hạt chắc, cay và thơm nồng. Cây tiêu được trồng trên cây choái sống, người trồng tiêu chỉ sử dụng nguồn phân bón hữu cơ, chăm sóc theo kiểu truyền thống nên đã tạo ra cho hồ tiêu Quảng Trị một tính chất khác biệt. Tuy nhiên trong điều kiện thay đổi bất thường của khí hậu cũng như sự biến động của nền kinh tế thị trường trong thời gian gần đây, thì cho dù người nông dân có tiến hành sản xuất loại hình nông nghiệp hay tiến hành trồng loại cây nào cũng gặp phải những khó khăn và rủi ro nhất định và đối với việc trồng tiêu cũng không ngoại lệ. Chúng ta có thể kể đến một số yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả của việc trồng tiêu như sâu bệnh, thị trường và yếu tố kỹ thuật…Bằng những kiến thức lý thuyết đã học cũng như những trải nghiệm từ thực tế tại thôn Mai Lộc 2 thuộc Cam Chính huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị trong chuyến đi thực tế vừa rồi thì nhóm chúng tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài “ Những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến việc sản xuất cây hồ tiêu thôn Mai Lộc 2 Cam Chính”. Để từ đó có đề xuất những đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả của việc trồng tiêu cũng như biến cây tiêu thành cây trồng chủ lực, quan trọng của địa phương góp phần cải thiện đờn sống của người dân. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2.1 Mục tiêu chung: Nghiên cứu các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến việc sản xuấttiêu thụ hồ tiêu thôn Mai Lộc 2 để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả hồ tiêu của địa phương. 2.2 Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu tình hình chung - Phân tích, đánh giá mức độ nghiêm trọng của các yếu tố rủi ro ảnh hưởng tới việc sản xuất cây hồ tiêu của địa phương nghiên cứu. - Đưa ra những giải pháp cũng như nêu ra kiến nghị nhằm sản xuất hồ tiêu ở địa phương có hiệu quả hơn. 3. Phương pháp nghiên cứu: 3.1 phương pháp thu thập thông tin - Thông tin sơ cấp: tiến hành điều tra phỏng vấn hộ nông dân thôn Mai Lộc 2 để lấy các số liệu liên quan đến việc sản xuất hồ tiêu. - Thông tin thứ cấp: + Thu thập tài liệu số liệu từ mạng internet, các sách báo liên quan đến các yếu tố rủi ro đến việc sản xuất hồ tiêu tại địa phương + Lấy thông tin, số liệu từ các báo cáo của chính quyền địa phương và từ người dân trong thôn Mai Lộc 2. 3.2 Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu sau khi thu thập được xử lý trên máy tính tay và máy vi tính, chủ yếu dùng bảng tính Excel và một số hình thức khác để xử lý. 3.3 Phương pháp phân tích số liệu 3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh Đề tài dùng thống kê mô tả và thống kê so sánh để phân tích các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến việc sản xuất cây hồ tiêu của điạ phương. 3.3.2. Phương pháp phân tích kinh tế Từ các số liệu thu thập được chúng em tiến hành phân tích và so sánh để làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu. 4. Tình hình chung của ngành tiêu. Cây tiêu đã được phát hiện và được người nông dân đưa vào áp dụng trồng trọt tại nước ta đá hơn 150 năm và đã hình thành nét. Hơn 20 năm nghiên cứu Việt Nam đã đổi mới về quản lý kinh tế đã tạo bước đột phá cho ngành hồ tiêu phát triển vượt bậc về tốc độ, quy mô sản xuất, năng suất, sản lượng, số và chất lượng sản phẩm, cả chất lượng sản xuất tạo điều kiện xúc tiến thương mại hòa nhập giao thương kinh tế quốc tế. Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam(VPA) –“Cho đến nay, không ai trong giới kinh doanh gia vị và nông sản trên khắp thế giới không biết đến Hồ tiêu Việt Nam. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là một nhà sản xuấtxuất khẩu số 1 thế giới. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là một ngành hàng uy tín và chất lượng. Hơn thế nữa, Hồ tiêu Việt Nam còn là một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng. ” Bảng 1: chỉ tiêu sản lượng hồ tiêu của cả nước và các tỉnh trọng yếu từ năm 1999 đến 2012. Năm Chỉ tiêu sản lượng hồ tiêu (1000 tấn) Cả nước Kiên Giang Gia Lai Đắc Lak Lâm Đồng Quảng Trị 1999 2000 39,20 1,32 2,64 7,30 0,10 2001 44,40 1,64 1,81 6,19 0,19 0,90 2002 46,80 1,70 1,18 9,96 0,27 1,02 2003 68,60 1,75 3,12 14,97 0,46 0,92 2004 73,40 1,54 6,05 3,71 0,70 2,11 2005 80,30 1,07 9,61 5,03 0,74 1,44 2006 78,90 1,05 9,81 6,46 0,73 1,72 2007 89,30 1,36 15,05 12,20 0,72 1,74 2008 98,30 1,42 16,78 12,20 0,57 1,76 2009 108,00 1,20 21,73 11,90 0,50 1,98 2010 54,00 1,10 22,40 12,80 0,50 1,70 2011 111,20 1,16 24,60 13,80 0,54 1,69 2012 112,70 1,10 20,70 15,60 0,60 2,00 Nguồn: cơ sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn các tỉnh. (http://dlnn.csdldd.com/?page=search_data) Bảng 2: diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch hồ tiêu cả nước Năm Cả nước 1999 2000 2001 2002 2003 2004 DTGT (1000 ha) 27,90 36,10 47,90 50,50 50,80 DTTH (1000 ha) 14,90 17,50 25,10 30,60 36,20 Nguồn: cơ sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn các tỉnh Từ bảng 1, 2 trên ta có: sản lượng hồ tiêu cả nước tăng đều theo các năm từ năm 1999-2012. Bên cạnh đó, diện tích trồng tiêu và diện tích thu hoạch cũng tăng dần qua các năm. Năm 2000 với diện tích hồ tiêu thu hoạch là 14,90 nghìn ha thì được sản lượng là 39,20 nghìn tấn. 2012 diện tích hồ tiêu thu hoach là 46,90 nghìn ha với sản lượng 112,79 nghìn tấn. Điều đó cho thấy tình sản xuất và phát triển hồ tiêu Việt Nam ngày càng mạnh mẽ và rệt nhờ vào những điệu kiện thuận lợi về tự nhiên, về con người, về ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến.Thiên nhiên ưu đãi với đất bazan màu mỡ, khí hậu cận nhiệt đới, độ ẩm cao, lượng mưa nhiều. Nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, ham học hỏi. Chính phủ Việt Nam và các nhà khoa học sẵn sàng hỗ trợ trong đầu tư canh tác và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó vẫn tồn tại nhưng khó khăn như sâu bệnh hại, giá cả của hồ tiêu. Vì vậy cần có những biện pháp khắc phục những khó khăn, phát triển những thuận lợi đã có để hồ tiêu đước phát triện về sản lượng, năng suất và cả về mặt chất lượng của sản phẩm và quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Tóm lại: Hồ tiêu là một loại cây công nghiệp lâu năm của nông nghiệp Việt Nam và đã vươn lên chiếm một vị trí quan trọng trong ngành nông nghiêp Việt Nam, cũng như của Thế Giới. Hồ tiêu là một gia vị không thể thiếu của người dân trong việc chế biến thức ăn. Chính vì vậy, nhà nước cũng như các cơ quan ban ngành luôn tạo mọi cơ hội cho ngành nông nghiệp nói chung và hồ tiêu nói riêng phát triển để có thể vươn xa hơn. 5. Tình hình chung tại địa bàn nghiên cứu a) Tại huyện Cam Lộ • Vị trí, giới hạn, diện tích: Huyện Cam Lộ nằm khu vực giữa của tỉnh Quảng Trị, giới hạn từ 16 o 41 đến 16 o 53 vĩ độ Bắc, 106 o 50 đến 107 o 06 độ kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Gio Linh; phía Nam giáp huyện Triệu Phong; phía Đông giáp với thị Đông Hà; phía Tây giáp huyện Đakrông. • Cam Lộ hiện có 9 đơn vị hành chính bao gồm: thị trấn Cam Lộ là trung tâm huyện lỵ; 4 vùng đồng bằng là Cam An, Cam Thanh, Cam Thủy, Cam Hiếu và 4 miền núi là Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Tuyền,Cam Thành. Dòng sông Hiếu và Quốc lộ 9, đường Hồ Chí Minh đi ngang qua trung tâm tạo thành trục cơ sở quy tụ dân cư, phát triển kinh tế- hội của huyện. • Đặc điểm địa hình, đất đai: Đặc điểm địa hình Cam Lộ mang sắc thái của vùng chuyển tiếp địa hình từ dãy Trường Sơn thấp dần ra biển, độ cao địa hình từ 50 - 400m với 3 tiểu vùng rệt : - Vùng núi thấp phía Tây - Tây Bắc gồm các Cam Thành, Cam Tuyền có địa hình nghiêng về phía Đông, độ dốc lớn, thuận lợi cho trồng cây lâm nghiệp. - Vùng gò đồi gồm các Cam Chính, Cam Nghĩa mang sắc thái tiểu vùng cao nguyên, đây là vùng đất đỏ bazan thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài ngày. - Vùng đồng bằng dọc theo hai bờ sông Hiếu thuộc các Cam An, Cam Thanh, Cam Thủy, Cam Hiếu và thị trấn Cam Lộ, thích hợp cho phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày và cây lương thực. • Thổ nhưỡng Cam Lộ chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng chiếm 84% diện tích; 69,7% diện tích đất tự nhiên, có độ dốc dưới 250; đất tự nhiên có tầng đất dày phù hợp phát triển cây trồng ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế. • Khí hậu Cam Lộ chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu Đông Trường Sơn. Qua phân tích số liệu theo dỏi nhiều năm của Trạm khí tượng Đông Hà, khí hậu Cam Lộ có những đặc trưng sau: Nhiệt độ trung bình 24 –25 o C, tháng thấp nhất là 18,9 o C(tháng 1,2), tháng cao nhất 30,3 o C (tháng 6,7), biên độ nhiệt độ ngày - đêm 6,5 - 70C. Lượng mưa trung bình năm trên địa bàn khá cao: 2400 mm. 80% lượng mưa tập trung vào từ tháng 9 đến tháng 12 với cường độ mưa khá lớn, thời kỳ còn lại lượng mưa không đáng kể. Quảng Trị nói chung và Cam Lộ chịu ảnh hưởng của gió Tây - Nam khô nóng xuất hiện sớm từ tháng 2 và kết thúc muộn vào tháng tháng 9. Bão lụt là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đối với Quảng Trị. Tần suất bão lụt tập trung từ tháng 9 đến tháng 11. Bão thường kèm mưa lớn nên dễ gây ra lũ lụt, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống của nhân dân. Sông ngòi và nguồn nước Sông Hiếu phát nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy qua các hẽm đá, cát tạo thành một con sông nước ngọt tươi mát, xanh trong. Đây là con sông chính chảy qua địa bàn Cam Lộ cùng 10 phụ lưu như khe Chùa, khe Mài tạo thành nguồn nước sinh hoạt, phát triển thủy lợi và đánh bắt thủy sản cho nhân dân. Cam Lộ có các hồ chứa nước như: Đá Mài, Tân Kim, Nghĩa Hy, Đá Lã, Hiếu Nam có tổng dung tích 6,334 triệu m3, tưới cho trên 1.000 hecta cây trồng. lòng đất, độ sâu từ 6m- 30m có mạch nước ngầm liên thông thuận lợi cho đào giếng, khoan giếng dùng trong sinh hoạt hoặc phục vụ sản xuất. • Tài nguyên thiên nhiên - Về khoáng sản: Khoáng sản đáng kể của huyện Cam Lộ là nguồn vật liệu xây dựng (đá vôi, cát sạn, đất làm gạch ngói). Đá vôi vùng Tân Lâm, Cam Tuyền có trữ lớn, chất lượng đá khá tốt có thể sử dụng sản xuất ximăng mác cao và chế biến vật liệu xây dựng. Mỏ nước khoáng Tân Lâm có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu địa phương. Ven sông Hiếu có cát, sạn, sỏi có trữ lượng đáng kể phục vụ cho xây dựng. - Tài nguyên thực vật và động vật: Trên 60% diện tích đất huyện Cam Lộ được che phủ bởi thảm rừng nguyên sinh, rừng trồng với nhiều chủng loại thực vật phong phú. - Về động vật hoang dã có một số loài chim thú như chồn, nhím, lợn rừng, hoẵng, gà lôi Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá cần được quan tâm bảo vệ tạo môi trường sinh thái, phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế - hội trên địa bàn huyện. b. Tại Cam Chính: Từ những tình hình chung trên, ta thấy với điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, và đa dạng đã tạo điểm mạn cho các ngành nghề phát triển của huyện Cam Lộ. Nên Cam Chính cũng mang những đặc trưng trên vì vậy là nơi rất có ưu thế trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, Cam Chính có 14 thôn: Mai Lộc 1, Mai Lộc 2, Mai Lộc 3, Mai Đàn, Cồn Trung, Minh Hương, Tân Chính, Đốc Kinh, Lộc An, Thiết Xá, Thượng Nghĩa, Trung Chi, Sơn Nam, Thanh Nam. Với diện tích 57,01 km², dân số năm 1999 là 3954 người, mật độ dân số đạt 69 người/km². Hầu hết các thôn địa bàn Cam Chính rất có tiềm năng về đất đai, thổ nhưỡng nên việc sản xuất nông nghiệp đây cũng tương đối thuận lợi trông việc trồng trọt (cây tiêu, lúa, cao su, chè, ), chăn nuôi(trâu, bò ). Nhưng với đặc thù là thuần nông, kinh tế chủ yếu của Cam Chínhsản xuất nông nghiệp, trong điều kiện thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, rét đậm rét hại kéo dài, bên cạnh đó là giá cả thị trường không ổn định đã làm ảnh hưởng và thiệt hại không nhỏ đến giá trị sản xuất và chăn nuôi cũng như đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. c. Tình hình điều tra thôn Mai Lộc II. Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Số hộ điều tra Hộ 44 Tuổi chủ hộ Năm 50,95 Trình độ chủ hộ Lớp 8,7 Nhân khẩu Người 4,27 Lao động Người 2,18 Diện tích đất Sào 28,93 Diện tích trồng tiêu Sào 3,98 II. Rủi ro trong sản xuất hồ tiêu thôn Mai Lộc II Cam Chính, huyện Cam Lộ Năng suất hằng năm của cây tiêu bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố rủi ro. Với đặc điểm bị ảnh hưởng bởi thời tiết và dễ bị sâu bệnh tấn công, khó phòng ngừa và khắc phục triệt để, các yếu tố rủi ro đã và đang gây ra những khó khăn cho các hộ sản xuất hồ tiêu tại thôn Mai Lộc 2. Qua điều tra, thực nghiệm các hộ trồng tiêu trong thôn, có thể điểm qua những rủi roảnh hưởng lớn nhất với cây tiêu sau đây: 1. Điều kiện tự nhiên: Bảng đánh giá mức độ nghiêm trọng do ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên tới năng suất cây Hồ tiêu thôn Mai Lộc 2. Nguyên do Mức độ nghiêm trọng Ít nghiêm trọng Nghiêm trọng vừa Rất nghiêm trọng Đặc biệt nghiêm trọng Gió Lào x Nắng mưa thất thường x Rét dài ngày x Nắng hạn x 1.1Điều kiện và yêu cầu để phát triển cây hồ tiêu a. Nước Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu khi trồng hồ tiêu, giai đoạn ra tán cây rất cần nước, cần độ ẩm để bộ rễ ban đầy phát triển. Trồng tiếu muốn đảm bảo năng suất cao thì phải thường xuyên tưới dặm cho tiêu (1 – 2 lần/tháng) cần căn cứ vào lượng mưa mà tính toán lượng nước tưới nhiều hay ít. Lượng mưa thích hợp là từ 2000-3000mm/năm, lượng mưa tối thiểu là 1800mm. cây hồ tiêu có thể chịu được mùa khô nhưng không quá 3 tháng (giai đoạn chín). Tiêu cần mùa khô ngắn để ra hoa đồng lọt và chín tập trung. Độ ẩm không khí thích hợp cho thụ phấn của hoa tiêu là 75-90%, độ ẩm đất từ 70-85% tốt nhất là từ 75-80%. b. Đất và dinh dưỡng khoáng Tiêu có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau từ đất sét nặng đến cát pha sét nhưng lý tưởng nhất là đất đỏ bazan, đất phù sa mới bồi và đất đồi tơi xốp, thoát nước tốt. Đất phải có tầng canh tác sân trên 80-100 cm, mức thủy câp sâu cách mặt đất 2m, thành phần cơ giới của đất nhẹ; có hàm lượng đạm trên 1,5%, tỉ lệ C/N =10-20, độ PH tốt nhất từ 5,6-6,7 độ dốc từ 3-20 0 bố trí theo đường đồng mức; tiêu không chịu được độ mặn quá 3% ( Lưu Đức Niệm, 2001). Ngoài ra, đất phải có nhiều chất hữu cơ, đất có khả năng thoát nước tốt và giữ nước cao, không bị ngập úng trong mùa mưa, nhiễm mặn trong mùa nắng, trong vòng 1m trở lại không có đá cứng. c. Nhiệt độ [...]... các vườn tiêu lâu năm đã bị xuống cấp vì vậy cần mở rộng và nâng cao hiệu quả hơn của chương trình này 4 Thị trường: Cùng với việc sản xuất hồ tiêu đạt sản lượng cao thì thị trượng tiêu thụ cũng là yếu tố quan trọng giúp quá trình sản xuất đạt hiệu quả nhất 4.1 Tình hình chung về thị trường hồ tiêu Cam Chính- Cam Lộ- Quảng Trị Hồ tiêu vùng Cùa được biết đến là loại sản phẩm chất lượng tốt, hàm... vườn tiêu Để kịp thời khuyến khích nông dân đầu tư sản xuất cây hồ tiêu, bảo vệ và mở rộng vùng chuyên canh tiêu, mở ra vùng sản xuất ổn định có thu nhập cao, tạo việc làm cho người dân, huyện Cam Lộ đã xây dựng đề án thí điểm phục hồi và trồng mới cây hồ tiêu giai đoạn 20 11- 20 15 triển khai tại 3 Cam Chính, Cam Nghĩa và Cam Thành với sự phối hợp của “4 nhà”.( Cty TM Quảng Trị, người dân trồng tiêu, ... ảnh hưởng đến giá thu mua hồ tiêu của các doanh nghiệp Người chịu thiệt sẽ là các hộ nông dân trồng tiêu Dù Chất lượng tiêu tốt nhưng giá xuất khẩu không được cao, giá hồ tiêu còn phải trải qua rất nhiều kênh trung gian của các thương lái mới đến hộ nông dân Vì thế giá bán của người nông dân bán được sẽ thấp hơn nhiều 4.3 Tình hình giá hồ tiêu thôn Mai Lộc 2- cam chính- Cam Lộ- Quảng Trị Năm 19 92. .. thành phần cơ cấu nhẹ đến trung bình, giàu mùn, có độ PH từ 5 đến 6 + Đất dễ thoát nước,có độ dốc từ 5 đến 20 % Tuyệt đối không bị ngập úng + Tầng canh tác dày từ 0,7m trở lên, mạch nước ngầm sâu hơn 2 m 1 .2 Điều kiện tự nhiên thôn Mai Lộc 2: Trong những năm gần đây, thời tiết và khí hậy Thôn Mai Lộc 2 nói riêng và Huyện Cam Lộ nói chung khá thất thường Vào mua khô thường xuất hiện gió Lào và nắng... phát triển của cây hồ tiêu Người dân thôn Mai Lộc cũng như người dân trong Cam Chính đa số là có kinh nghiệm trồng tiêu lâu năm Trước đây, loại cây này mang lại cho các hộ sản xuất một mức thu nhập khá cao, góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho hộ Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy việc trồng và sản xuất cây hồ tiêu chưa phải là nguồn thu quan trọng của hầu hết các hộ dân, mà các cây trồng ngắn... nước tưới cho tiêu Đến mùa mưa thì lượng mưa quá nhiều và dày đặc khiến cho cây tiêu bị ngập úng mà chưa có biện pháp xử lý nên xuất hiện bệnh chết nhanh ơe cây Hồ tiêu Đến mùa lạnh, hiện tượng rét dài hạn làm rụng hoa và quả non cây hồ tiêu, làm cho năng suất giảm đi đáng kể 2 Sâu bệnh: Bảng đánh giá mức độ nghiêm trọng của một số loại sâu bệnh chính tại thôn Mai Lộc 2 Loại sâu bệnh chính Mức độ... phân bón thôn mai lộc 2năm 20 12 số Đạm Lân Kali Vôi phâ tu Kg/ha/n Kg/ha/n Kg/ha/n Kg/ha/n n ổi ăm ăm ăm ăm chu ồng Kg/ trụ/ nă m 7 0 9,0 0 0 10 0 168,89 137,77 133,33 11 0 666,67 0 933.33 12 0 30 20 66,66 13 0 0 0 0 14 0 0 666,67 0 15 0 9,0 9,0 71,47 16 0 0 0 725 17 0 166,67 166,67 0 19 0 0 0 133,33 20 0 120 0 320 21 0 0 0 0 23 0 22 50 375 1000 0 6,6 7 8,5 7 0 5,4 6 21 , 67 14, 06 0 18, 53 21 12, 55.. .Hồ tiêu có nguồn gốc từ nhiệt đới nên đòi hỏi khí hậu nóng, ẩm, nhiệt độ tốt nhất là 25 – 27 độ Nếu nhiệt độ trên 40 hoặc dưới 10 độ C thì ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây tiêu d Ánh sáng Hồ tiêu là loại cây thích bóng râm mức độ nhất định, cây chịu bóng râm lúc còn nhỏ, khi cây bắt đầu tăng trưởng thì không cần bóng râm nhiều nên cần cắt tỉa bớt dần để ánh sáng lọt vào e Gió Hồ. .. 66 24 0 560 560 125 0 0 25 0 0 0 0 0 26 0 500 0 4000 0 ,2 26 0 666,67 83,3 300 18 27 0 0 380,95 890,47 29 0 0 0 0 30 0 0 0 0 2 31 0 0 0 0 9,4 33 0 6550 0 800 10 37 0 120 0 320 14, 4 0,1 6 31, 42 3.3 Thu hoạch và chế biến: Tiêu chuẩn buồng tiêu khi thu hoạch: Màu buồng tiêu từ xanh thẫm chuyển sang màu vàng óng có sọ cứng Hái cả buồng nếu tỉ lệ chín trên 50% thì để riêng không ảnh hưởng chất lượng tiêu. .. Nam ) nhận định do hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu phải qua nhiều kênh trung gian, chủ yếusản phẩm thô, trong khi các nước có truyền thống xuất khẩu tiêu trên thế giới từ lâu đã chuyển sang các sản phẩm được chế biến với chất lượng cao và tổ chức chặt chẽ trong việc xuất khẩu Năm 20 12, giá tiêu đen Việt Nam thấp hơn giá các nước khoảng 29 5 USD/tấn (Agroviet-06/05 /20 13) Do vậy, dù có sản lượng lớn và . nghiên cứu đề tài “ Những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến việc sản xuất cây hồ tiêu ở thôn Mai Lộc 2 xã Cam Chính . Để từ đó có đề xuất những đóng góp nhằm. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẾ Những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến việc sản xuất cây hồ tiêu ở thôn Mai Lộc 2 xã Cam Chính I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tỉnh

Ngày đăng: 23/02/2014, 14:24

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: chỉ tiêu sản lượng hồ tiêu của cả nước và các tỉnh trọng yếu từ năm 1999 đến 2012. - những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến việc sản xuất cây hồ tiêu ở thôn mai lộc 2 xã cam chính

Bảng 1.

chỉ tiêu sản lượng hồ tiêu của cả nước và các tỉnh trọng yếu từ năm 1999 đến 2012 Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 2: diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch hồ tiêu cả nước - những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến việc sản xuất cây hồ tiêu ở thôn mai lộc 2 xã cam chính

Bảng 2.

diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch hồ tiêu cả nước Xem tại trang 5 của tài liệu.
Từ những tình hình chung trên, ta thấy với điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, tài nguyên thiên nhiên phong phú,  và đa dạng đã tạo điểm mạn cho các  ngành nghề phát triển của huyện Cam Lộ - những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến việc sản xuất cây hồ tiêu ở thôn mai lộc 2 xã cam chính

nh.

ững tình hình chung trên, ta thấy với điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mỡ, tài nguyên thiên nhiên phong phú, và đa dạng đã tạo điểm mạn cho các ngành nghề phát triển của huyện Cam Lộ Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng đánh giá mức độ nghiêm trọng do ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên tới năng suất cây Hồ tiêu ở thôn Mai Lộc 2. - những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến việc sản xuất cây hồ tiêu ở thôn mai lộc 2 xã cam chính

ng.

đánh giá mức độ nghiêm trọng do ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên tới năng suất cây Hồ tiêu ở thôn Mai Lộc 2 Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng đánh giá mức độ nghiêm trọng của một số loại sâu bệnh chính tại thơn Mai Lộc 2 - những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến việc sản xuất cây hồ tiêu ở thôn mai lộc 2 xã cam chính

ng.

đánh giá mức độ nghiêm trọng của một số loại sâu bệnh chính tại thơn Mai Lộc 2 Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 2: lượng phân bón cho 1 gốc tiêu từ năm thứ 4 trở đi theo giai đoạn - những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến việc sản xuất cây hồ tiêu ở thôn mai lộc 2 xã cam chính

Bảng 2.

lượng phân bón cho 1 gốc tiêu từ năm thứ 4 trở đi theo giai đoạn Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 3: lượng phân bón ở thơn mai lộc 2năm 2012 - những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến việc sản xuất cây hồ tiêu ở thôn mai lộc 2 xã cam chính

Bảng 3.

lượng phân bón ở thơn mai lộc 2năm 2012 Xem tại trang 20 của tài liệu.
• Từ việc so sánh bảng 1 và bảng 2 cho thấy: - những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến việc sản xuất cây hồ tiêu ở thôn mai lộc 2 xã cam chính

vi.

ệc so sánh bảng 1 và bảng 2 cho thấy: Xem tại trang 22 của tài liệu.
4.3Tình hình giá hồ tiêu thơn Mai Lộc 2-xã cam chính- Cam Lộ- Quảng Trị. - những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến việc sản xuất cây hồ tiêu ở thôn mai lộc 2 xã cam chính

4.3.

Tình hình giá hồ tiêu thơn Mai Lộc 2-xã cam chính- Cam Lộ- Quảng Trị Xem tại trang 26 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan