Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dệt- may Hà Nội

69 659 0
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dệt- may Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM I- SẢN PHẨM VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 1. Sản phẩm 1.1 Khái niệm sản phẩm Tuỳ theo nội dung từng môn học mà sản phẩm được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác

PHẦN ICƠ SỞ LÝ LUẬN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨMI- SẢN PHẨM VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 1. Sản phẩm1.1 Khái niệm sản phẩm Tuỳ theo nội dung từng môn học mà sản phẩm được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau Theo Mác: " Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động dùng để phục vụ cho việc làm thoả mãn nhu cầu của con người trong nền kinh tế thị trường " Theo quan niệm của môn học Marketing: "Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể mang ra thị trường nhằm tạo ra sự chú ý mua sắm và tiêu dùng"Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, của văn hoá xã hội, từ thực tế cạnh tranh trên thị trường , sản phẩm được quan niệm khá rộng rãi: " Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hay của các quá trình". (theo TCVN 5814)Sản phẩm là kết quả của các quá trình hoạt động, của tất cả các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. Như vậy, sản phẩm không chỉ là những sản phẩm thuần vật chất mà còn bao gồm các dịch vụ.Sản phẩm được chia làm hai nhóm chính:+ Nhóm sản phẩm thuần vật chất: là những vật phẩm mang các đặc tính lý hoá nhất định.+ Nhóm sản phẩm phi vật phẩm: là các dịch vụ, thông tin .1.2 Các thuộc tính của sản phẩm Thuộc tính của sản phẩm là tất cả những đặc tính vốn có của sản phẩm qua đó sản phẩm tồn tại và nhờ đó mà có thể phân biệt được sản phẩm này với sản phẩm khác.1 Nghiên cứu tính chất, đặc trưng của sản phẩm giúp xác định được quá trình gia công chế tạo thích hợp và trang bị những kiến thức để khảo sát, quy định các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm, xác định những biện pháp, điều kiện bảo vệ chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và lưu thông tiêu dùng.Mỗi một sản phẩm đều có một số giá trị sử dụng nhất định mà giá trị sử dụng của sản phẩm lại tạo thành từ thuộc tính cụ thể.Có thể nêu ra một số thuộc tính của sản phẩm như sau:Nhóm thuộc tính chức năng công dụngĐây là một nhóm thuộc tính quyết định giá trị sử dụng của sản phẩm , nhằm thoả mãn một loại nhu cầu nào đó, trong điều kiện xác định phù hợp với tên gọiNhóm thuộc tính kỹ thuật công nghệNhóm thuộc tính này rất đa dạng và phong phú, các đặc tính về kỹ thuật có quan hệ hữu cơ với đặc tính công nghệ của sản phẩm. Đây là nhóm tính chất quan trọng nhất trong việc thẩm định, lựa chọn, nghiên cứu, cải tiên, thiết kế sản phẩm mới. Việc nghiên cứu thành phần hoá học của nguyên vật liệu, đến các tính chất cơ, lý, điện, hoá, sinh .giúp xây dựng quy trình chế tạo sản phẩm, xác định các phương pháp bảo quản, mặt khác các đặc tính về phương pháp công nghệ lại quyết định chất lượng của sản phẩm như: cấu trúc, kích thước, khối lượng, các thông số kỹ thuật, độ bền, độ tin cậy Nhóm thuộc tính sinh tháiSản phẩm phải đảm bảo các yêu cầu về môi sinh, không gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng, phải đảm bảo tính an toàn, thuận tiện trong sử dụng, vận chuyển, bảo dưỡng . Ngoài ra, sản phẩm còn thể hiện tính phù 2 hợp giữa sản phẩm với môi trường, với người sử dụn, đảm bảo vệ sinh, tâm lý của người sử dụng sản phẩm .Nhóm thuộc tính thẩm mỹThẩm mỹ là thuộc tính quan trọng, ngày càng được đề cao khi đánh giá chất lượng sản phẩm . Những tính chất thẩm mỹ phải biểu hiện:- Kiểu cách, kết cấu phù hợp với công dụng của sản phẩm, phù hợp với đối tượng sử dụng và với môi trường.- Hình thức trang trí phù hợp với từng loại sản phẩm, cái đẹp của sản phẩm phải thể hiện được tính dân tộc, hiện đại, phổ biến, chống mọi kiểu cách bảo thủ, nệ cổ, hoặc bắt trước, lai căng.- Tính thẩm mỹ của sản phẩm phải thể hiện sự kết hợp giữa giá trị sử dụng với giá trị thẩm mỹ.Nhóm thuộc tính kinh tế- xã hộiNhóm thuộc tính này quyết định mức chất lượng của sản phẩm, phản ánh chi phí lao động xã hội cần thiết để chế tạo sản phẩm, cũng như những chi phí thoả mãn nhu cầu. Đây cũng là thuộc tính quan trọng khi thẩm định thiết kế sản phẩm được thể hiện qua các chỉ tiêu như : chi phí sản xuất thấp, giá cả hợp lý, chi phí bảo dưỡng, sử dụng vừa phải phù hợp với nhu cầu thị hiếu, lợi nhuận cao, khả năng sinh lợi lớn trong khi sử dụng.2. Chất lượng sản phẩm 2.1 Khái niệm chất lượng sản phẩm Có nhiều cách lập luận khác nhau về quản lý chất lượng sản phẩm. Giáo sư người Mỹ Philíp B. Crosby nhấn mạnh: "Chỉ có thể tiến hành có hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá khi có quan niệm đúng đắn, chính xác về chất lượng". Chất lượng sản phẩm hàng hoá đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, nhiều ngành. Có thể tổng hợp ra mấy khuynh hướng sau:3 - Khuynh hướng quản lý sản xuất: " Chất lượng của một sản phẩm nào đó là mức độ mà sản phẩm ấy thể hiện được những yêu cầu, những chỉ tiêu thiết kế hay những quy định riêng cho sản phẩm ấy".- Khuynh hướng thoả mãn nhu cầu: "Chất lượng của sản phẩm là năng lực mà sản phẩm ấy thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng".- Theo TCVN 5814 - 94:" Chất lượng là đặc tính của một thực thể, đối tượng tạo cho thực thể đối tượng đó có khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn"Như vây chất lượng của một sản phẩm là trình độ mà sản phẩm ấy thể hiện được những yêu cầu (tiêu chuẩn- kinh tế - kỹ thuật) về chế tạo quy định cho nó, đó là chất lượng trong pham vi sản xuất, chế tạo ra sản phẩm, mức độ thoả mãn tiêu dùng." Chất lượng của sản phẩm là tổng hợp những tính chất, đặc trưng của sản phẩm tạo nên giá trị sử dụng, thể hiện khả năng, mức độ thoả mãn nhu cầu tiêu dùng với hiệu quả cao trong điều kiện sản xuất- kỹ thuật- kinh tế - xã hội nhất định".Những tính chất đặc trưng đó thường được xác định bằng những chỉ tiêu, những thông số về kinh tế- kỹ thuật- thẩm mỹ .có thể cân, đo, tính toán được, đánh giá được. Như vậy chất lượng của sản phẩm là thước đo của giá trị sử dụng. Cùng một giá trị sử dụng, sản phẩm có thể có mức độ hữu ích khác nhau, mức chất lượng khác nhau.Một sản phẩm có chất lượng cao là một sản phẩm có độ bền chắc, độ tin cậy cao, dễ gia công, tiện sử dụng, đẹp, có chi phí sản xuất, chi phí sử dụng và chi phí bảo dưỡng hợp lí, tiêu thụ nhanh trên thị trường, đạt hiệu quả cao.4 Như vậy, chất lượng sản phẩm không những chỉ là tập hợp các thuộc tính mà còn là mức độ các thuộc tính ấy thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong những điều kiện cụ thể.Quan niệm chất lượng sản phẩm hàng hoá nêu trên thể hiện một lập luận khoa học toàn diện về vấn đề khảo sát chất lượng, thể hiện chức năng của sản phẩm trong mối quan hệ: " sản phẩm - xã hội - con người"2.2. Vai trò của chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế hiện nayTrình độ khoa học kỹ thuật của từng nước cũng như trên thế giới càng ngày càng phát triển, thúc đẩy sản xuất nhiều sản phẩm cho xã hội. Người tiêu dùng ngày càng có thu nhập cao hơn, do đó có những yêu cầu ngày càng cao, những đòi hỏi của họ về các sản phẩm tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng và khắt khe hơn.Do có chính sách mở cửa, người tiêu dùng có thể lựa chọn nhiều sản phẩm của nhiều hãng, nhiều quốc gia khác nhau cùng một lúc. Buôn bán quốc tế ngày càng được mở rộng, sản phẩm hàng hoá phải tuân thủ những quy định, luật lệ quốc tế, thống nhất về yêu cầu chất lượng và đảm bảo chất lượng.Hội nhập vào thị trường kinh tế thế giới là chấp nhận sự cạnh tranh, chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh.Quy luật cạnh tranh vừa là đòn bẩy để các Doanh nghiệp tiến lên đà phát triển, hoà nhập với thị trường khu vực và trên thế giới, nhưng đồng thời cũng là sức ép lớn đối với mỗi Doanh nghiệp. Trong quản trị kinh doanh, nếu không lấy chất lượng làm mục tiêu phấn đấu trước tiên, nếu chạy theo lợi nhuận trước mắt , rõ ràng Doanh nghiệp sẽ bị đẩy ra ngoài vòng quay của thị trường và dẫn đến thua lỗ phá sản.5 Chính vì vậy, mà cạnh tranh không phải là thực tế đơn giản, nó là kết quả tổng hợp của toàn bộ các nỗ lực trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm chính là một trong những phương thức Doanh nghiệp tiếp cận và tìm cách đạt được những thắng lợi trong sự cạnh tranh gay gắt ấy trên thương trường, nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp .Hiện nay vấn đề chất lượng sản phẩm đã trở thành nhân tố chủ yếu trong chính sách kinh tế của mỗi Doanh nghiệp. Như vậy, có thể tóm tắt tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm như sau:* Chất lượng sản phẩm đã trở thành yếu tố cạnh tranh hàng đầu, là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi Doanh nghiệp . Nó là sự sống còn của mỗi Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay.* Chất lượng sản phẩm là yếu tố hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho Doanh nghiệp * Chất lượng sản phẩm là điều kiện quan trọng nhất đê không ngừng thoả mãn nhu cầu thay đổi liên tục của con người.2.3. Những tính chất, đặc trưng của chất lượng sản phẩm Khi đề cập đến vấn đề chất lượng sản phẩm, tức là nói đến mức độ thoả mãn nhu cầu của sản phẩm trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của nó. Mức độ thoả mãn nhu cầu không thể tách rời khỏi những điều kiện sản xuất - kinh tế - kỹ thuật - xã hội cụ thể. Khả năng thoả mãn nhu cầu của sản phẩm sẽ được thể hiện thông qua các tính chất, đặc trưng của nó. Tính kinh tế: Thể hiện ở khía cạnh chất lượng sản phẩm chịu sự chi phối trực tiếp của điều kiện kinh tế. Một sản phẩm có chất lượng tốt nhưng 6 nếu được cung cấp với giá cao , vượt khả năng của người tiêu dùng thì sẽ không phải là sản phẩm có chất lượng cao về mặt kinh tế. Tính kỹ thuật: Được thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu thể lượng hoá và so sánh được. Những chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng nhất của sản phẩm gồm:+ Chỉ tiêu công dụng: Đo giá trị sử dụng của sản phẩm + Chỉ tiêu độ tin cậy: Đo mức độ hỏng hóc, mức độ dễ bảo quản, tuổi thọ.+ Chỉ tiêu thẩm mĩ: Đo mức độ mỹ quan+ Chỉ tiêu công nghệ: Đánh giá mức độ tối ưu của các giải pháp công nghệ để tạo ra sản phẩm + Chỉ tiêu sinh thái học: Đánh giá mức độ tác động của sản phẩm đến môi trường trong quá trình sản xuất và sử dụng+ Chỉ tiêu an toàn: Đánh giá mức độ an toàn trong sản xuất và trong quá trình sử dụngTính xã hội: Thể hiện khả năng thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của một xã hội nhất định. Tính tương đối: Thể hiện ở sự phụ thuộc của nó vào không gian, thời gian ở mức độ tương đối khi lượng hoá chất lượng sản phẩm.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm được hình thành trong quá trình nghiên cứu phát triển, thiết kế được đảm bảo trong quá trình vận chuyển, chế tạo, bảo quản, phân phối lưu thông và được duy trì trong quá trình sử dụng. Tại mỗi giai đoạn đều có các yếu tố ảnh hưởng tác động với mức độ khác nhau. Đứng ở góc độ những nhà sản xuất kinh doanh thì chất lượng sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh nên nó chịu tác động của một số yếu tố sau:2.4.1 Một số yếu tố tầm vi mô7 Nhóm yếu tố nguyên nhiên vật liệuĐây là yếu tố cơ bản của đầu vào, nó ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Muốn có sản phẩm đạt chất lượng tốt điều trước tiên, nguyên vật liệu để chế tạo phải đảm bảo những yêu cầu về chất lượng, mặt khác phải dảm bảo cung cấp cho cơ sở sản xuất những nguyên nhiên vật liệu đúng số lượng, đúng kì hạn, có như vậy cơ sở sản xuất mới chủ động ổn định quá trình sản xuất và thực hiện đúng kế hoạch sản xuất. Nhóm yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bịNếu yếu tố nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản quyết định tính chất và chất lượng của sản phẩm thì yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bị lại có tầm quan trọng đặc biệt, có tác dụng quyết định việc hình thành chất lượng sản phẩm Trong quá trình sản xuất hàng hoá, người ta sử dụng và phối trộn nhiều nguyên vật liệu khác nhau về thành phần, về tính chất, công dụng. Nắm vững được đặc tính của của nguyên vật liệu để thiết kế sản phẩm là điều cần thiết, song trong quá trình chế tạo, việc theo dõi khảo sát chất lượng sản phẩm theo tỷ lệ phối trộn là điều quan trọng để mở rộng mặt hàng, thay thế nguyên vật liệu, xác định đúng đắn các chế độ gia công để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.Nhìn chung các sản phẩm hiện đại phải có kết cấu gọn nhẹ, thanh nhã, đơn giản, đảm bảo thoả mãn toàn diện các yêu cầu sử dụng.Công nghệ: quá trình công nghệ có ảnh hưởng lớn quyết định chất lượng sản phẩm. Đây là quá trình phức tạp, vừa làm thay đổi ít nhiều, hoặc bổ sung, cải thiện nhiều tính chất ban đầu của nguyên vật liệu theo hướng sao cho phù hơp với công dụng của sản phẩm.8 Bằng nhiều dạng gia công khác nhau: gia công cơ, nhiệt, lý, hoá vừa tạo hình dáng kích thước, khối lượng, hoặc có thể cải thiện tính chất của nguyên vật liệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo mẫu thiết kế.Ngoài yếu tố kỹ thuật- công nghệ cần chú ý đến việc lựa chọn thiết bị. Kinh nghiệm cho thấy kỹ thuật và công nghệ hiện đại và được đổi mới, nhưng thiết bị cũ kỹ thì không thể nào nâng cao chất lượng sản phẩm.Nhóm yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bị có mối quan hệ tương hỗ khá chặt chẽ không chỉ góp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm. mà còn tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường, đa dạng hoá chủng loại, nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ. Nhóm yếu tố phương pháp quản lýCó nguyên vật liệu tốt, có kỹ thuật - công nghệ - thiết bị hiện đại, nhưng không biết tổ chức quản lý lao động, tổ chức sản xuất, tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, tổ chức sửa chữa, bảo hành . hay nói cách khác không biết tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh thì không thể nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhóm yếu tố con ngườiNhóm yếu tố con người bao gồm cán bộ lãnh đạo các cấp, cán bộ công nhân viên trong đơn vị và người tiêu dùng.Đối với cán bộ lãnh đạo các cấp cần có nhận thức mới về việc nâng cao chất lượng sản phẩm, để có những chủ trương, những chính sách đúng dắn về chất lượng sản phẩm, thể hiện trong mối quan hệ sản xuất , tiêu dùng, các biện pháp khuyến khích tình thần vật chất, quyền ưu tiên cung cấp nguyên vật liệu, giá cả .9 Đối với cán bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp phải có nhận thức rằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm là trách nhiệm, vinh dự của mọi thành viên, là sự sống còn, là quyền lợi thiết thân đối với sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp cũng như của chính bản thân mình.2.4.2. Một số yếu tố tầm vĩ môChất lượng sản phẩm hàng hoá là kết quả của một quá trình thực hiện một số biện pháp tổng hợp : kinh tế - kỹ thuật - hành chính xã hội . những yếu tố vừa nêu trên mang tính chất của lực lượng sản xuất. Nếu xét về quan hệ sản xuất, thì chất lượng sản phẩm hàng hoá còn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố sau: Nhu cầu của nền kinh tếChất lượng của sản phẩm chịu sự chi phối của các điều kiện cụ thể của nền kinh tế, thể hiện ở các mặt: đòi hỏi của thị trường, trình độ, khả năng cung ứng của sản xuất, chính sách kinh tế của Nhà nước Nhu cầu của thị trường đa dạng phong phú về số lượng, chủng loại . nhưng khả năng của nền kinh tế thì có hạn: tài nguyên, vốn đầu tư, trình độ kỹ thuật công nghệ, đổi mới trang thiết bị , kỹ năng, kỹ sảo của cán bộ công nhân viên . Như vậy, chất lượng của sản phẩm còn phụ thuộc vào khả năng hiện thực của toàn bộ nền kinh tế. Sự phát triển của khoa học kỹ thuậtNgày nay, khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão trên toàn thế giới. Cuộc cách mạng này đang thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Chất lượng của bất ký một sản phẩm nào cũng gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật hiện đại, chu kỳ công nghệ của sản phẩm được rút ngắn, công dụng của sản phẩm ngày càng phong phú, da dạng nhưng cũng chính vì vậy mà không bao giờ thoả mãn với mức chất lượng hiện tại, mà phải thường xuyên theo dõi những biến 10 [...]... nghiên cứu- thiết kế - sản xuất - tiêu dùng PHẦN II ĐẶC ĐIỂM - TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT- MAY NỘI 24 I-ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY DỆT- MAY NỘI 1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tên doanh nghiệp: Công ty Dệt- May Nội Tên giao dịch quốc tế: HANOSIMEX Địa chỉ : Số I - Mai Động - HBT - HN Do xu thế phát triển chung của thế giới và tránh tụt hậu quá lâu Nhà nước ta đã có... ro Để tồn tại và phát triển được Doanh nghiệp luôn phải nắm bắt đựơc tình hình kinh tế thị trường và đưa ra những phương sách sản xuất kinh doanh hợp lý Công ty Dệt- May Nội cũng không vượt ra ngoài những vấn đề trên Là một Doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán kinh doanh độc lập, thuộc Tổng Công ty Dệt- May Việt Nam Sự hình thành và phát triển của Công ty Dệt- May Nội có thể chia ra làm 3 giai đoạn... nhà máy Dệt Đông vào xí nghiệp liên hợp - Tháng 6/95: Bộ công nghiệp nhẹ quyết định đổi xí nghiệp liên hợp thành công ty Dệt Nội - Tháng 9/95: Khánh thành nhà máy May- Thêu Đông Mỹ - Tháng 6/2000: Đổi tên thành Công ty Dệt- May Nội Sau hơn 10 năm hoạt động, Công ty Dệt- May Nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về mọi mặt Từ một nhà máy với quy mô nhỏ, hiện nay Công ty Dệt- May Hà. .. là Công ty mất đi một thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn và tương đối dễ tính Đứng trước tình hình đó Công ty đã phải chủ động tìm kiếm bạn hàng mới và thay đổi hướng sản xuất kinh doanh phù hợp, đặc biệt Công ty đã không ngừng hoàn thiện cơ cấu quản lý và nhân sự cho phù hợp với tình hình mới của xã hội và của Công ty Công ty mạnh dạn đầu tư, không ngừng mở rộng phạm vi sản xuất, mở rộng chủng loại sản. .. Nội đã mở rộng quy mô, với nhiều đơn vị thành viên trực thuộc + Nhà máy sợi + Nhà máy sợi Vinh + Nhà máy Dệt Đông + Nhà máy Dệt- Nhuộm + Nhà máy may I + II + III + Nhà máy cơ điện 27 + Nhà máy May- Thêu Đông Mỹ + Nhà máy may thời trang + Và các đơn vị dịch vụ ( gọi là các đơn vị thành viên) Công ty có chi nhánh văn phòng trong và ngoài nước theo quy định của Nhà nước Năng lực sản xuất của Công ty. .. trình công nghệ sản xuất khác nhau Các sản phẩm của Công ty có quy trình sản xuất phức tạp, kiểu liên tục Sản phẩm được đưa qua nhiều công đoạn sản xuất kế tiếp nhau 3.1 Quy trình công nghệ sản xuất sợi đơn Nguyên vật liệu bông, xơ được nhập về kho nguyên liệu của nhà máy sợi theo chủng loại, chất lượng yêu cầu để đưa vào sản xuất Nói chung để tạo thành sợi đơn thành phẩm phải qua các công đoạn sau: - Công. .. thiện hơn Doanh nghiệp nào thực hiện công tác quản lý được thực hiện một cách nghiêm túc và có hệ 33 thống thì ở đó có hiệu quả sản xuấtsản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao Ở Công ty Dệt- May Nội , do sản phẩm chủ yếu xuất khẩu , đòi hỏi chất lượng cao nên công tác tổ chức quản lý chất lượng được các cán bộ lãnh đạo đặc biệt quan tâm Công ty Dệt- May Nội thực hiện chế độ quản lý theo hình thức... Sản phẩm mũ - Sản phẩm lều bạt 2.2 Chức năng của Công ty - Công ty thực hiện việc sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực sợi, may mặc - Xuất nhập khẩu trực tiếp các loại sợi và các mặt hàng may mặc - Thực hiện việc hạch toán kinh doanh độc lập, có hiệu quả, có tài khoản, con dấu riêng để thực hiện giao dịch theo đúng pháp luật 2.3 Nhiệm vụ của Công ty Dệt- May Nội - Phải sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và... dệt may Việt Nam và Nhà nước, chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó - Công ty có nghĩa vụ nộp đầy đủ các khoản thuế cho Nhà nước - Thực hiện nghiêm túc pháp luật của Nhà nước, bảo vệ tài sản, bảo vệ sản xuất, môi trường, giữ gìn trật tự, an ninh, an toàn xã hội, làm nghĩa vụ quốc phòng 3 Quy trình công nghệ một số sản phẩm chủ yếu Công ty Dệt- May Nội sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, mỗi... phẩm chủ yếu của công ty Dệt- May nội Nhà máy sản xuất Nhà máy sợi + Sợi Vinh Nhà máy Dệt- nhuộm Nhà máy may I,II,III Nhà máy Dệt đông Tên sản phẩm - Sợi đơn từ Ne 1- Ne 60 - Sợi xe từ Ne 1- Ne 60 - Vải bò - Vải dệt kim - áo Poloshirt - áo T- shirt Hineck - Bộ quần áo thể thao trẻ em - Bộ quần áo trẻ em - áo sơ mi dài tay - áo sơ mi ngắn tay - Sản phẩm khăn các loại - Sản phẩm mũ - Sản phẩm lều . chất lượng của công ty- Đánh giá tình hình chất lượng của công ty + Đánh giá tình hình sai hỏng trong sản xuất + Đánh giá thứ hạng chất lượng sản phẩm. định của sản xuất, đảm bảo uy tín và quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Mặt khác, hiệu lực cơ chế quản lý còn dảm bảo sự bình đẳng trong sản xuất

Ngày đăng: 27/11/2012, 12:01

Hình ảnh liên quan

Là một dạng biểu đồ hình cột được xắp xếp từ cao xuống thấp. Mỗi cột đại diện cho một cá thể, chiều cao mỗi cột thể hiện mức đóng góp tương  đối của mỗi cá thể vào hiệu quả chung. - Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dệt- may Hà Nội

m.

ột dạng biểu đồ hình cột được xắp xếp từ cao xuống thấp. Mỗi cột đại diện cho một cá thể, chiều cao mỗi cột thể hiện mức đóng góp tương đối của mỗi cá thể vào hiệu quả chung Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng: Một số sản phẩm chủ yếu của công ty Dệt- May Hà nội - Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dệt- may Hà Nội

ng.

Một số sản phẩm chủ yếu của công ty Dệt- May Hà nội Xem tại trang 29 của tài liệu.
Hình 6: Quy trình sản xuất sợi đơn PE/CO chải kỹ - Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dệt- may Hà Nội

Hình 6.

Quy trình sản xuất sợi đơn PE/CO chải kỹ Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 4: Chất lượng lao động của Công ty năm 2001 - Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dệt- may Hà Nội

Bảng 4.

Chất lượng lao động của Công ty năm 2001 Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng: Chu kỳ kiểm travà thí ngiệm sợi - Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dệt- may Hà Nội

ng.

Chu kỳ kiểm travà thí ngiệm sợi Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng: Chỉ tiêu chất lượng sợi PE/Co (83/17) chải kỹ - Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dệt- may Hà Nội

ng.

Chỉ tiêu chất lượng sợi PE/Co (83/17) chải kỹ Xem tại trang 60 của tài liệu.
± 3.0 - Hệ số biến sai chi  - Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dệt- may Hà Nội

3.0.

Hệ số biến sai chi Xem tại trang 60 của tài liệu.
- Búp sợi phải đạt các yêu cầu khi thành hình - Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dệt- may Hà Nội

p.

sợi phải đạt các yêu cầu khi thành hình Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 1: Sản lượng sợi theo phẩm cấp năm 2001 - Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dệt- may Hà Nội

Bảng 1.

Sản lượng sợi theo phẩm cấp năm 2001 Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng: Bảng so sánh chất lượng kế hoạch và thực tế năm 2001 - Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dệt- may Hà Nội

ng.

Bảng so sánh chất lượng kế hoạch và thực tế năm 2001 Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 2: Chất lượng sản phẩm sợi của Công ty trong một số năm - Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dệt- may Hà Nội

Bảng 2.

Chất lượng sản phẩm sợi của Công ty trong một số năm Xem tại trang 66 của tài liệu.
Qua bảng, cho thấy hệ số phẩm cấp bình quân của sợi đơn là 0,99, sợi xe là 0,98, có nghĩa là năm 2001 sản phẩm đạt chất  lượng cấp I là đa số và  tương đối cao. - Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dệt- may Hà Nội

ua.

bảng, cho thấy hệ số phẩm cấp bình quân của sợi đơn là 0,99, sợi xe là 0,98, có nghĩa là năm 2001 sản phẩm đạt chất lượng cấp I là đa số và tương đối cao Xem tại trang 68 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan