Tài liệu Cùng con đối mặt với cơn giận docx

3 322 0
Tài liệu Cùng con đối mặt với cơn giận docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cùng con đối mặt với cơn giận Các bé thường giận dữ khi không kiểm soát được những việc mà bản thân muốn. Có thể là không vẽ được bức tranh như ý muốn hoặc vô ý làm đổ khối vuông đang xếp. Cũng có thể là do thời tiết xấu, buộc phụ huynh phải thay đổi kế hoạch đi chơi của gia đình Các bé cũng giận dữ nếu không thể kiểm soát được những hoạt động của người khác. Điều này thường dẫn đến xung đột giữa anh chị em hoặc tức giận với cha mẹ. Bé còn có phản ứng giận dữ lúc mệt mỏi hoặc chán nản. Có thể bị trầm cảm Trước khi bắt đầu nói được, bé có thể biểu lộ sự giận dữ bằng cách ném đồ vật, đá hoặc chạy đi chỗ khác. Khi bắt đầu biết dùng lời nói để biểu lộ sự giận dữ, bé lại không biểu lộ được những điều muốn nói bằng những từ ngữ thích hợp. Chẳng hạn, thay vì muốn nói: "Con rất giận" thì bé có thể nói: "Con ghét mẹ" hoặc "Mẹ thật ích kỷ". Những cách khác để bé biểu lộ cơn giận cũng không rõ ràng. Bé trở nên cứng đầu và im lặng từ chối, không làm những việc mà bạn yêu cầu. Những bé khác dồn nén cơn giận dữ trong lòng, trở nên buồn bã hoặc thờ ơ. Bé mất hứng thú trong hoạt động, kiểu ăn uống của chúng cũng thay đổi và có thể sẽ bị trầm cảm. Một số bé biểu lộ sự giận dữ thông qua những biểu hiện của cơ thể, như bị nhức đầu hoặc đau dạ dày thường xuyên; thậm chí, bị ốm hơn so với những bé khác nhưng bác sĩ cũng không phát hiện ra bệnh lý gì. Cách phản ứng của cha mẹ - Trước hết, phụ huynh nên nhớ rằng con của bạn có quyền có cảm giác "tốt" hoặc "xấu". Nhưng bé cũng cần biết cách đối mặt với những cảm giác đó. Bạn có thể dạy cho con cách đối mặt với những cơn giận dữ bằng cách biểu lộ sự giận dữ hoặc bằng cách nói và chỉ dẫn cho con những cách khác. Điều quan trọng là tách biệt những hành vi (những việc bé làm) và cảm xúc (những gì bé cảm thấy). Chẳng hạn, bé Tuấn có thể giận bạn Dũng vì Dũng không chơi với Tuấn nhưng làm hỏng xe của mẹ thì không phải là cách tốt để bé thể hiện cơn giận. - Để cho bé biết rằng, bạn nhận biết được cảm giác của con, bạn nói tên của cảm giác, để cho con biết tên của nó. Chẳng hạn, khi bé Tuấn nói: "Con ghét bạn Dũng", bạn có thể nói: "Con có vẻ giận Dũng lắm hả?". Bạn ngồi ngang tầm mắt với con, giữ bình tĩnh, để giúp con trở nên bình tĩnh hơn. Nếu bạn cũng giận dữ, thì bạn nói điều đó với con nhưng thể hiện sự kiềm chế. Đừng bao giờ phê phán con. Tránh những tuyên bố kiểu như: "Lẽ ra con phải " hoặc "Tại sao con làm như thế?" - Cảm giác giận dữ là một phần bình thường của cuộc sống. Bạn có thể dạy cho con những cách có thể chấp nhận được, để đối mặt với cơn giận. Những bé khuyết tật thường cảm thấy giận dữ vì đau đớn, chán nản hoặc mất khả năng kiểm soát cơ thể. Sự ganh tỵ cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chọc ghẹo người khác. Điều này hay xảy ra trong gia đình, khi bạn dành sự quan tâm cho bé ít hơn đối với em mình. Bé sẽ phản ứng bằng cách chọc ghẹo em cho "bỏ tức" hoặc để dò xem phản ứng của bạn.Trong trường hợp này, bạn hãy tạo điều kiện cho các con gần gũi và yêu thương nhau hơn, đồng thời thể hiện sự công bằng trong việc chăm sóc các con. Từ đó, bé sẽ khắc phục được thói xấu của mình. Đối với bạn bè ở trường cũng vậy, bạn hãy thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với con về những cảm xúc của trẻ để có những uốn nắn kịp thời. Sự chọc chẹo của trẻ sẽ chỉ chấm dứt khi nào bạn biết rõ nguyên nhân để có cách giải quyết phù hợp. . Cùng con đối mặt với cơn giận Các bé thường giận dữ khi không kiểm soát được những việc mà bản thân. đó. Bạn có thể dạy cho con cách đối mặt với những cơn giận dữ bằng cách biểu lộ sự giận dữ hoặc bằng cách nói và chỉ dẫn cho con những cách khác. Điều

Ngày đăng: 21/02/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan