Tài liệu Báo cáo " Vấn đề thực hiện các cam kết quốc tế trong phạm vi lãnh thổ quốc gia " doc

6 681 4
Tài liệu Báo cáo " Vấn đề thực hiện các cam kết quốc tế trong phạm vi lãnh thổ quốc gia " doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

nghiên cứu - trao đổi Tạp chí luật học - 35 ThS. Nguyễn Kim Ngân * rong điều kiện hiện nay, khi giao lu quốc tế ngày càng mở rộng, sự tùy thuộc vào nhau giữa các quốc gia ngày càng nhiều thì việc tìm ra cơ chế phù hợp để thực hiện các cam kết quốc tế trong phạm vi lnh thổ quốc gia ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Nghĩa vụ tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế đ đợc ghi nhận trong rất nhiều văn bản pháp lí quốc tế nh Hiến chơng Liên hợp quốc, Công ớc Viên về Luật điều ớc quốc tế năm 1969, Công ớc Montevideo về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của quốc gia năm 1933 Đồng thời, nghĩa vụ này cũng đợc quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật trong nớc do quốc gia ban hành. Điều 23 Pháp lệnh về kí kếtthực hiện điều ớc quốc tế năm 1998 của Việt Nam quy định: "Nớc Cộng hòa x hội chủ nghĩa Việt Nam nghiêm chỉnh tuân thủ điều ớc quốc tế mà mình đ kí kết đồng thời đòi hỏi các bên kí kết khác cũng nghiêm chỉnh tuân thủ điều ớc quốc tế đ đợckết với nớc Cộng hòa x hội chủ nghĩa Việt Nam". Mặc dù nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế đ đợc ghi nhận là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế song pháp luật quốc tế chỉ dừng lại ở việc xác định nghĩa vụ cho quốc gia là phải đảm bảo thực thi các cam kết quốc tế trong phạm vi lnh thổ quốc gia mình, còn việc thực hiện các cam kết đó theo cách thức và trình tự nh thế nào lại hoàn toàn do quốc gia quyết định. Hiện nay, các quốc gia có quan điểm rất khác nhau về việc thực hiện cam kết quốc tế trong phạm vi lnh thổ quốc gia. Ngay trong giới nghiên cứu khoa học pháp lí Việt Nam cũng tồn tại nhiều ý kiến trái ngợc nhau. Xung quanh vấn đề này có một số quan điểm chủ yếu sau: 1. Quan điểm chuyển hóa (Doctrine of transformation) Xuất phát từ lập luận pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật độc lập, song song cùng tồn tại, quan điểm này cho rằng điều ớc quốc tế và tập quán quốc tế - hai hình thức pháp lí chủ yếu chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế không thể đợc áp dụng nh văn bản quy phạm pháp luật quốc gia. Điều ớc quốc tế và tập quán quốc tế không có hiệu lực thi hành trực tiếp trong phạm vi lnh thổ quốc gia. Muốn đợc áp dụng trong phạm vi lnh thổ quốc gia, điều ớc quốc tế và tập quán quốc tế phải đợc chuyển hóa thành các quy phạm pháp luật quốc gia. Thông qua hành vi chuyển hóa, điều ớc quốc tế và tập quán quốc tế xuất hiện với những căn cứ áp dụng mới. Theo căn cứ đó, các cá nhân và pháp nhân trong nớc áp dụng nó với t cách là pháp luật quốc gia chứ không phải với t cách là pháp luật quốc tế. T * Giảng viên Khoa luật quốc tế Trờng đại học luật Hà Nội nghiên cứu - trao đổi 36 - Tạp chí luật học Việc chuyển hóa điều ớc, tập quán quốc tế vào pháp luật quốc gia có thể đợc thực hiện theo hai cách: + Chuyển hóa riêng: Theo cách này, quốc gia sẽ ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nhằm cụ thể hóa điều ớc quốc tế, tập quán quốc tế. Trong trờng hợp này, điều ớc quốc tế, tập quán quốc tế đợc chuyển hóa thành các quy định tơng ứng của pháp luật trong nớc. Ví dụ: Pháp lệnh về quyền u đi và miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993 là văn bản đ chuyển hóa vào pháp luật Việt Nam các quy định của Công ớc Viên về quan hệ ngoại giao năm 1961, Công ớc Viên về quan hệ lnh sự năm 1963 và Công ớc Viên về các quyền u đi miễn trừ dành cho Liên hợp quốc năm 1946 mà Việt Nam đ tham gia. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng chuyển hóa thông qua cách thức này không phải là sự sao chép lại pháp luật quốc tế vào pháp luật quốc gia. Thực chất đây là quá trình đa quy định của pháp luật quốc tế vào pháp luật quốc gia trên cơ sở chủ quyền và những điều kiện cụ thể của quốc gia nhằm thực hiện tốt các cam kết quốc tế. Việc chuyển hóa bằng cách này không phải lúc nào cũng nhanh chóng, kịp thời bởi lẽ nó phải trải qua quy trình lập pháp, lập quy của mỗi quốc gia và cũng không thể chuyển hóa một cách đầy đủ đợc. Nhng không phải không đợc chuyển hóa đầy đủ mà pháp luật quốc tế không đợc thực hiện. Thông thờng, quốc gia giải quyết vấn đề này ngay trong các văn bản quy phạm pháp luật trong nớc bằng cách ghi nhận hiệu lực u tiên thi hành của quy phạm pháp luật quốc tế so với quy phạm pháp luật quốc gia + Chuyển hoá chung: Theo cách này, toàn bộ điều ớc quốc tếquốc giakết hoặc tham gia và tập quán quốc tếquốc gia thừa nhận đợc chuyển hóa chung chỉ bằng một văn bản mà không cần phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật riêng. Quy định nhằm chuyển hóa điều ớc quốc tế và tập quán quốc tế có thể đợc ghi nhận ngay trong Hiến pháp hoặc bất kì văn bản quy phạm pháp luật nào của quốc gia. Điều 25 Luật cơ bản Cộng hòa Liên bang Đức quy định: "Các quy định của pháp luật quốc tế sẽ là một phần của pháp luật liên bang. Chúng có vị trí cao hơn luật và sẽ tạo nên các quyền và nghĩa vụ cho những ngời sống trên lnh thổ liên bang". Điều 55 Hiến pháp Cộng hoà Pháp năm 1958 quy định: Công ớc và Hiệp định đ đợc phê chuẩn hoặc phê duyệt theo đúng quy định có hiệu lực cao hơn luật kể từ ngày công bố, với điều kiện Công ớc hoặc Hiệp định đó cũng đợc bên kia thực hiện. Với những quy định nêu trên, các quốc gia đ chuyển hóa vào pháp luật nớc mình các điều ớc quốc tếcác quốc gia này đ kí kết hoặc tham gia và tập quán quốc tếcác quốc gia này thừa nhận. 2. Quan điểm hợp nhất (Doctrine of incorporation) Trái với quan điểm chuyển hóa, xuất phát từ quan niệm pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai bộ phận của hệ thống pháp luật chung, quan điểm hợp nhất cho rằng không cần thiết phải ban hành văn bản pháp luật quốc gia nh là chiếc cầu nối giữa điều ớc quốc tế, tập quán quốc tế và việc áp dụng nó ở trong nớc. Theo quan điểm này, điều ớc quốc tế và tập quán quốc tế đợc coi là bộ phận của pháp nghiên cứu - trao đổi Tạp chí luật học - 37 luật quốc gia và có hiệu lực thi hành trực tiếp trong phạm vi lnh thổ quốc gia. Thực tiễn hiện nay cho thấy, có nhiều điều ớc quốc tế, tập quán quốc tế đợc áp dụng trực tiếp trong phạm vi lnh thổ quốc gia mà không cần phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong nớc để chuyển hóa chúng. Chẳng hạn nh việc áp dụng các tập quán thơng mại quốc tế, áp dụng các điều ớc quốc tế đợckết trong khuôn khổ Liên minh châu Âu Nh vậy, các quốc gia có những quan điểm khác nhau trong việc thực hiện cam kết quốc tế trong phạm vi lnh thổ quốc gia. Vấn đề này ảnh hởng ít nhiều đến việc các quốc gia tổ chức thực hiện cam kết quốc tế. Xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, pháp luật quốc tế không hề ấn định cách thức thực hiện cam kết quốc tế trong phạm vi lnh thổ quốc gia. Việc thực hiện cam kết quốc tế bằng cách nào thuộc thẩm quyền riêng của mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia, căn cứ vào lợi ích và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình mà có quy định cần thiết về điều ớc quốc tế, tập quán quốc tế trong mối quan hệ với pháp luật quốc gia. Một số quốc gia quy định hiệu lực thi hành trực tiếp của điều ớc quốc tế, tập quán quốc tế trong phạm vi lnh thổ quốc gia; có quốc gia lại đòi hỏi phải chuyển hóa điều ớc quốc tế, tập quán quốc tế bằng đạo luật do cơ quan lập pháp ban hành hoặc quyết định của tòa án; một số quốc gia khác lại kết hợp cả hai cách thức. Bên cạnh những tranh luận về cách thức thực hiện các cam kết quốc tế trong phạm vi lnh thổ quốc gia nêu trên, có vấn đề cũng gây nhiều tranh ci đó là điều ớc quốc tế, tập quán quốc tếvị trí nh thế nào so với văn bản quy phạm pháp luật quốc gia. Trong quá trình thực hiện cam kết quốc tế trong phạm vi lnh thổ quốc gia xảy ra không ít trờng hợp có sự xung đột giữa điều ớc quốc tế, tập quán quốc tếvăn bản quy phạm pháp luật quốc gia. Khi đó điều có ý nghĩa quyết định để giải quyết xung đột là phải xác định đợc vị trí của điều ớc quốc tế, tập quán quốc tế so với văn bản quy phạm pháp luật quốc gia. Pháp luật quốc tế không quy định về vị trí của điều ớc quốc tế, tập quán quốc tế so với văn bản quy phạm pháp luật quốc gia. vậy, việc giải quyết vấn đề này trên thực tế rất phức tạp. Thông thờng, trong trờng hợp điều ớc quốc tế, tập quán quốc tế đợc chuyển hóa riêng, tức là đợc chuyển hóa thông qua hành vi ban hành văn bản mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành thì vị trí của điều ớc quốc tế, tập quán quốc tế đợc xác định bởi chính văn bản mới đợc ban hành hoặc văn bản mới đợc sửa đổi, bổ sung. Trong trờng hợp điều ớc quốc tế, tập quán quốc tế đợc chuyển hóa chung hoặc đợc áp dụng một cách trực tiếp trong phạm vi lnh thổ quốc gia thì vấn đề khó giải quyết hơn nhiều. Một số quốc gia nh Pháp, Đức đ chính thức quy định quy phạm pháp luật quốc tế nói chung và điều ớc quốc tế nói riêng có vị trí sau Hiến pháp và trên các đạo luật. Bởi vậy, pháp luật của các nớc này không cho phép kí kết hoặc tham gia điều ớc quốc tế cũng nh không thừa nhận tập quán quốc tế có nội dung trái với hiến pháp của họ. Trong trờng hợp quốc gia muốn kí kết hoặc tham gia điều ớc quốc tế có những quy định trái với hiến pháp thì họ phải sửa đổi hiến pháp trớc khi quyết định việc kí kết hoặc tham gia điều ớc đó. Các cuộc trng cầu dân ý về việc sửa đổi hiến pháp để tham gia Hiệp ớc Mátxtrich thành lập Liên minh châu Âu diễn ra ở các nớc Tây - Bắc Âu trong vài nghiên cứu - trao đổi 38 - Tạp chí luật học năm qua đ chứng minh điều đó. Một số quốc gia khác lại quy định điều ớc quốc tếvị trí cao hơn văn bản quy phạm pháp luật trong nớc, kể cả hiến pháp. Chẳng hạn nh ở Italia, trớc đây, Tòa án hiến pháp Italia giữ quan điểm về giá trị u thế của Hiến pháp Italia so với điều ớc quốc tế. Nhng gần đây, Tòa án hiến pháp Italia lại cho rằng điều ớc quốc tế, đặc biệt là các điều ớc đợc kí kết trong khuôn khổ Liên minh châu Âu, có giá trị cao hơn pháp luật của Italia, kể cả hiến pháp. Tuy nhiên, chỉ có Tòa án hiến pháp Italia mới có thẩm quyền quyết định về vấn đề này. Mặc dù có quy định khác nhau về vị trí của điều ớc, tập quán quốc tế so với văn bản quy phạm pháp luật quốc gia song nhìn chung các quốc gia đều thừa nhận hiệu lực u tiên thi hành của điều ớc quốc tế so với đạo luật trong nớc. Điều này hoàn toàn phù hợp với một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế nói chung, của Luật điều ớc quốc tế nói riêng, đó là nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế. Đối với Việt Nam, là đất nớc có hệ thống pháp luật đang phát triển ở trình độ thấp và đang trong quá trình chuyển đổi nhng đ phải thích nghi với những "luật chơi chung" của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Vấn đề đặt ra là phải tìm ra cơ chế phù hợp để thực hiện các cam kết quốc tế trong phạm vi lnh thổ Việt Nam nhằm phục vụ mục tiêu phát triển đất nớc trên cơ sở nội lực là chính đồng thời tranh thủ có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài. Hiện nay, pháp luật Việt Nam mới chỉ quy định về một số vấn đề liên quan đến trình tự kí kết điều ớc quốc tế, hiệu lực u tiên thi hành của điều ớc quốc tế so với văn bản quy phạm pháp luật trong nớc và việc áp dụng tập quán quốc tế chứ cha có quy định cụ thể về cơ chế thực hiện các cam kết quốc tế phát sinh từ pháp luật quốc tế nói chung, từ điều ớc quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia nói riêng. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho việc thực hiện các cam kết quốc tế trong phạm vi lnh thổ Việt Nam. Thực tiễn những năm qua cho thấy, điều ớc quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia và tập quán quốc tế mà Việt Nam thừa nhận đợc thực hiện theo quy trình rất khác nhau. Một số điều ớc quốc tế song phơng trong lĩnh vực thơng mại, đầu t, thuế ngay sau khi đợc Chủ tịch nớc phê chuẩn hoặc Chính phủ phê duyệt hoặc ngay sau khi đợc hai bên kí chính thức là đ có hiệu lực thi hành trực tiếp trên lnh thổ Việt Nam mà không cần phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong nớc để chuyển hoá chúng. Song, bên cạnh đó lại có những điều ớc quốc tế, tập quán quốc tế khác chỉ có hiệu lực thi hành sau khi đ đợc chuyển hóa vào pháp luật Việt Nam thông qua việc ban hành, sửa đổi hoặc bổ sung văn bản quy phạm pháp luật trong nớc. Chẳng hạn nh các điều ớc, tập quán quốc tế trong lĩnh vực môi trờng, ngoại giao lnh sự Qua phân tích các quy định pháp luật cũng nh thực tiễn của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết quốc tế cho thấy còn nhiều điều bất cập mà chúng ta cần phải nghiên cứu xem xét để tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp. * Thứ nhất, về cơ chế thực hiện điều ớc quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia và tập quán quốc tế mà Việt Nam thừa nhận. Vấn đề thực hiện điều ớc quốc tế và tập quán quốc tế quả là vấn đề phức tạp cả về lí luận lẫn thực tiễn. Có quan điểm cho rằng nên quy định điều ớc quốc tế và tập quán quốc tế nghiên cứu - trao đổi Tạp chí luật học - 39 chỉ có hiệu lực thi hành trên lnh thổ Việt Nam sau khi đ đợc chuyển hóa vào pháp luật Việt Nam thông qua việc ban hành, sửa đổi hoặc bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trong nớc. Quan điểm này không phù hợp với thực tiễn Việt Nam hiện nay. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, số lợng điều ớc quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia cũng nh tập quán quốc tế mà Việt Nam thừa nhận ngày càng gia tăng. Nếu nh tất cả điều ớc quốc tế, tập quán quốc tế đều phải đợc chuyển hóa thông qua việc ban hành, sửa đổi hoặc bổ sung văn bản quy phạm pháp luật trong nớc thì đó sẽ là một gánh nặng rất lớn đặt lên vai các cơ quan lập pháp của Việt Nam. Các cơ quan này sẽ không có đủ thời gian cũng nh không có khả năng để chuyển hóa tất cả điều ớc quốc tế và tập quán quốc tế đó. Kinh nghiệm của một số quốc gia cũng nh thực tiễn của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, không nên coi việc ban hành, sửa đổi hoặc bổ sung văn bản quy phạm pháp luật trong nớc để chuyển hóa nội dung điều ớc quốc tế, tập quán quốc tế vào pháp luật Việt Nam là cách duy nhất để thực hiện điều ớc, tập quán đó. Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của Pháp, Đức hoặc Nga là bằng điều khoản cụ thể ghi nhận trong hiến pháp hoặc trong văn bản quy phạm pháp luật, các quốc gia này đ tiến hành chuyển hóa chung các điều ớc quốc tế và tập quán quốc tế của họ mà không cần phải ban hành các văn bản chuyển hóa riêng đối với mỗi điều ớc, tập quán. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất hiện nay của Việt Nam không phải là tìm ra phơng pháp chuyển hóa tối u để đa điều ớc quốc tế, tập quán quốc tế vào pháp luật Việt Nam, bởi lẽ "chuyển hóa" thực chất chỉ là một trong những cách thức mà thông qua đó điều ớc quốc tế, tập quán quốc tế đợc thực hiện trong phạm vi lnh thổ quốc gia. Điều cốt lõi ở đây là phải thiết lập cơ chế thực hiện điều ớc, tập quán một cách linh hoạt và mềm dẻo để sao cho việc triển khai thực hiện điều ớc, tập quán diễn ra nhanh chóng, kịp thời và mang lại hiệu quả cao. Trên tinh thần đó, nên chăng chúng ta tiến hành phân loại điều ớc, tập quán dựa trên nội dung và tầm quan trọng của chúng để tìm ra cơ chế thực hiện phù hợp. Chẳng hạn nh đối với những điều ớc, tập quán trong lĩnh vực thơng mại, đầu t, thuế mà nội dung của chúng quy định khá rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên thì sẽ có hiệu lực thi hành trực tiếp trên lnh thổ Việt Nam sau khi đ đợc các bên kí chính thức, phê chuẩn, phê duyệt hoặc công bố. Còn đối với những điều ớc, tập quán có tầm quan trọng đặc biệt hoặc có những quy định không rõ ràng thì để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện điều ớc, tập quán, chúng ta cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong nớc để hớng dẫn hoặc cụ thể hóa nội dung của điều ớc quốc tế, tập quán quốc tế đó. Các quy định về cơ chế thực hiện điều ớc quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia và tập quán quốc tế mà Việt Nam thừa nhận nên đợc đa vào trong điều khoản sửa đổi, bổ sung của Pháp lệnh về kí kếtthực hiện điều ớc quốc tế năm 1998 hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 của Việt Nam. Việc quy định cụ thể cơ chế thực hiện điều ớc quốc tế, tập quán quốc tế trong văn bản quy phạm pháp luật trong nớc một mặt sẽ giảm bớt gánh nặng cho công tác lập pháp, lập quy của Nhà nớc ta vốn lâu nay đ quá đồ sộ và bận rộn, mặt khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng và thực thi điều ớc quốc tế, tập quán quốc tế trong phạm vi lnh thổ Việt Nam. * Thứ hai, về vị trí của điều ớc quốc tế nghiên cứu - trao đổi 40 - Tạp chí luật học mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia và tập quán quốc tế mà Việt Nam thừa nhận trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam. Có quan điểm cho rằng, điều ớc quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham giavị trí thứ hai sau Hiến pháp và trên các luật, bộ luật. Quan điểm dựa trên một số quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Điều 146 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Hiến pháp nớc Cộng hòa x hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nớc, có hiệu lực pháp lí cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp". Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh về kí kết và thực hiện điều ớc quốc tế năm 1998 quy định: "Điều ớc quốc tế đợckết trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tếcác quy định của Hiến pháp nớc Cộng hòa x hội chủ nghĩa Việt Nam". Tơng tự khoản 2 Điều 827 Bộ luật dân sự của nớc Cộng hòa x hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Trong trờng hợp điều ớc quốc tế mà Cộng hòa x hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Bộ luật này, thì áp dụng quy định của điều ớc quốc tế". Nh vậy, quan điểm cho rằng điều ớc quốc tếvị trí thứ hai sau Hiến pháp và trên các luật, Bộ luật cũng chỉ là sự suy đoán từ quy định hiện hành của các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chứ cha có cơ sở pháp lí chắc chắn. Nếu chúng ta chỉ suy đoán về mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam từ những quy định còn chung chung của pháp luật thì cha hợp lí và cha có sức thuyết phục. Kinh nghiệm của một số nớc nh Cộng hòa Pháp, Liên bang Nga cho thấy, mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia sẽ đợc xác định một cách rõ ràng, cụ thể hơn nếu nh trong Hiến pháp có riêng điều khoản đề cập mối quan hệ đó. Chúng ta nên học tập kinh nghiệm của những nớc này để đa vào Hiến pháp những quy định cụ thể về mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam trong đó có đề cập vị trí điều ớc quốc tế, tập quán quốc tế trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam. Việc xác định rõ vị trí của điều ớc, tập quán quốc tế trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam có thể đạt đợc những mục đích sau: - Làm cho các cơ quan nhà nớc, các cá nhân và pháp nhân nhận thức đợc đầy đủ nghĩa vụ phải tuân thủ, thực hiện, áp dụng điều ớc quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia cũng nh tập quán quốc tế mà Việt Nam đ thừa nhận. - Tạo cơ sở pháp lí để khẳng định một cách dứt khoát nguyên tắc điều ớc quốc tế và tập quán quốc tế chỉ có hiệu lực trên lnh thổ Việt Nam nếu không có nội dung trái với Hiến pháp Việt Nam. Với những giải pháp bớc đầu đó, có thể việc thực hiện các cam kết quốc tế phát sinh từ pháp luật quốc tế nói chung, từ điều ớc quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia nói riêng sẽ diễn ra theo một quy trình thống nhất và điều quan trọng hơn nữa là Việt Nam có thể đảm bảo thực hiện nhanh chóng, kịp thời các cam kết quốc tế của mình. Qua đó thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới nhằm góp phần thực hiện thắng lợi đờng lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phơng hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đ đề ra./. . thức thực hiện cam kết quốc tế trong phạm vi lnh thổ quốc gia. Vi c thực hiện cam kết quốc tế bằng cách nào thuộc thẩm quyền riêng của mỗi quốc gia. . nghĩa vụ cho quốc gia là phải đảm bảo thực thi các cam kết quốc tế trong phạm vi lnh thổ quốc gia mình, còn vi c thực hiện các cam kết đó theo cách thức

Ngày đăng: 21/02/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan