Tài liệu Đề tài QUAN NIỆM CỦA MÁC VỀ CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM “BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC 1844” pdf

23 1.1K 11
Tài liệu Đề tài QUAN NIỆM CỦA MÁC VỀ CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM “BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC 1844” pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài QUAN NIỆM CỦA MÁC VỀ CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM “BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC 1844” 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Con người từ lâu đã trở thành đối tượng và mục đích nghiên cứu của nhiều ngành khoa họctrong đó không thể không nhắc tới triết học. Trong hệ thống triết học từ xưa đến nay, từ triết học cổ đại đến triết học hiện đại; từ triết học phương Đông đến triết học phương Tây, người ta đều có thể tìm thấy ít hay nhiều những quan niệm khác nhau về con người. Nếu như triết học Trung Hoa cổ đại quan tâm đến vấn đề bản tính con người như Nho gia cho rằng bản tính con người là thiện, Pháp gia cho rằng bản tính con người là bất thiện, Đạo gia nhấn mạnh bản tính tự nhiên của con người… thì trong triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại con người được xem là khởi đầu của tư duy triết học, con người là một tiểu vũ trụ trong vũ trụ bao la, hay con người là thước đo của vạn vật. Do những điều kiện sinh hoạt của con người, nội dung, ý nghĩa đời sống của con người luôn luôn biến đổi. Bởi vậy, ở mỗi thời đại khác nhau lại đặt ra và giải quyết vấn đề này một cách khác nhau và đem lại những giá trị mới trong nhận thức về con người. Chính vì thế mà đề tài về con người vẫn luôn mới mẻ và sẽ không bao giờ kết thúc. Từ thời cổ đại xa xưa con người đã tìm câu trả lời về bản thân mình. Các nhà triết học trước đây đã cố gắng tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “con người là gì?”, “bản chất của con người là gì?”, “ý nghĩa cuộc sống của con người là gì?”… Các trào lưu triết học khác nhau lại đưa ra những quan niệm khác nhau, những kiến giải khác nhau về vấn đề con người, và do đó có các cách giải thích khác nhau về bản chất con người, vai trò của con người trong thế giới và mối quan hệ giữa con người và xă hội. Trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc và phê phán những tư tưởng của các bậc tiền bối, Mác và Ăngghen đã xây dựng một học thuyết độc đáo, khoa học về con người. Mác, Ăngghen và Lênin đều hướng tới việc giải quyết những nội dung 2 liên quan đến bản chất con người là gì?, vị trí, vai trò của con người đối với thế giới như thế nào?, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trong đời sống hiện thực của con người… Tất cả những vấn đề trên xét về thực chất đó là học thuyết giải phóng con người, hướng tới mục đích vì con người – chủ thể của lịch sử. Nó cũng thể hiện bản chất cách mạng và khoa học của triết học Mác – Lênin. Và cho đến nay học thuyết ấy vẫn còn nguyên giá trị của nó. Trong những thập kỉ gần đây, quan niệm “con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển” đã được thừa nhận trên quy mô toàn cầu. Trong Báo cáo phát triển Con người toàn cầu (HDR) đầu tiên năm 1990, Tổ chức Liên hợp quốc (viết tắt là UNDP) đã tuyên bố: “Con ngườicủa cải thực sự của quốc gia. Con người là trung tâm của sự phát triển”. Đây được coi là nguyên lý cơ bản đầu tiên, là tôn chỉ hoạt động của UNDP. Và ở Việt Nam trong những năm gần đây quan niệm coi con người là trung tâm đã trở thành cách nhìn, cách nghĩ có sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà lý luận và các nhà hoạt động chính trị - xã hội. Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng xác định “con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển; một tư tưởng nổi bật của đường lối đổi mới, của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa là xây dựng và phát huy nhân tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội”. Bởi vậy chúng ta càng cần quan tâm đến việc làm sao để có được những nhận thức đầy đủ về con người, để xây dựng chiến lược phát triển con người Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu của công cuộc kiến thiết đất nước. Để làm được điều đó, một mặt, chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu những di sản của những tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác để tìm ra những quan niệm về con người còn đúng đắn, còn giá trị. Mặt khác, chúng ta cần phải biết kết hợp những giá trị ấy với những tri thức và thành tựu khoa học hiện đại về con người. Đây là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện, phương pháp và tư tưởng. 3 Hơn nữa khi xem xét những quan niệm cụ thể của chủ nghĩa Mác về con người, không ít học giả phương Tây cho rằng không có học thuyết con người trong chủ nghĩa Mác. Đúng là Mác, Ăngghen, Lênin không để lại một tác phẩm riêng nào bàn về con người. Đó là do mục tiêu và điều kiện đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản khiến cho các ông không có đủ thời gian bàn một cách chi tiết, hệ thống về vấn đề con người. Nhưng nếu chúng ta nghiên cứu những tác phẩm của Mác – Ăngghen một cách thấu đáo, đặc biệt là những tác phẩm trước năm 1844 đến những tác phẩm cuối đời của các ông thì chúng ta có thể khẳng định rằng vấn đề con người luôn xuất hiện và chi phối những sáng tạo của các ông. Và theo quan điểm của chủ nghĩa Mác thì có vấn đề nào của lịch sử, của xã hội mà lại không phải là vấn đề của con người. Chúng ta có thể nói “CON NGƯỜI” “có mặt” trong tất cả các bộ phận của chủ nghĩa Mác. Như vậy việc nghiên cứu tác phẩm của Mác, nghiên cứu quan niệm về con người của ông là thêm một lần nữa chúng ta khẳng định “chủ nghĩa Mác không bỏ rơi con người”. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Quan niệm của Mác về con người trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844”” làm luận văn cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề con người trong lịch sử triết học là một đề tài lớn đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu vấn đề này như: + Nhóm các tác giả nghiên cứu về đề tài con người trong lịch sử triết học: 1, Tác giả Vũ Minh Tâm: “Tư tưởng về con người trong lịch sử triết học” 2, PGS.TS Hồ Sỹ Quý: “Con người và phát triển con người” 3, GS. Nguyễn Hữu Vui: “Lịch sử triết học” + Nhóm các tác giả nghiên cứu quan niệm của Mác về con người 1, Hồ Sỹ Quý: “Con người và phát triển con người trong quan niệm của Mác và Ăngghen” 4 2, TS. Phạm Văn Chung: “Triết học Mác về lịch sử” 3, TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền: “Mác – Ăngghen về giải phóng con người” – Luận văn Thạc sĩ; “Quan niệm của Mác về tha hóa và ý nghĩa của nó đối với phát triển con người Việt Nam hiện nay” – Luận án Tiến sĩ 4, Trần Bạch Tuyết với luận văn thạc sĩ: “Tư tưởng của Mác về bản chất của con người” 5, Nguyễn Thị Tố Uyên với “ Quan điểm triết học của Mác về vấn đề con người với tư cách chủ thể sáng tạo lịch sử” – Luận văn THS + Nhóm các tác giả nghiên cứu về tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844” 1, Bùi Bá Linh: “Khái niệm con người trong Bản thảo kinh tế triết học 1844” – Tạp chí Triết học số 3/ 1998 2, PGS. TS Hồ Sỹ Quý: “Mấy tư tưởng lớn về con người trong Bản thảo kinh tế triết học 1844” được in trong “Con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác và Ph. Ăngghen” 3, TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền: “Tư tưởng Các Mác về con người và giải phóng con người trong Bản thảo kinh tế - triết học 1844” – Kỉ yếu Hội thảo Khoa học nữ Đại học Quốc gia Hà Nội lần thứ 10. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005. 4, Trương Thị Kim Oanh: “Vấn đề tha hóa lao động trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học 1844” – Luận văn THs Triết học  Tóm lại, có thể nói rằng, nhìn tổng quát thì vấn đề con người trong lịch sử triết học nói chung, quan niệm của Mác về con người nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập trên nhiều bình diện với những khía cạnh tư tưởng khác nhau. Nhưng để đánh giá đúng đắn, sâu sắc vấn đề vẫn cần có những chuyên đề đi sâu vào những tác phẩm với những nội dung cụ thể. Dựa trên những nguồn tài liệu, những công trình nghiên cứu của các tác giả đã được công bố, những kiến thức học được 5 trên giảng đường, tôi cố gắng tìm hiểu, đi sâu và trình bày một cách có hệ thống quan niệm cơ bản của Mác về con người trong “Bản thảo kinh tế - triết học 1844” 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu + Mục đích nghiên cứu: Luận văn này nhằm làm rõ nội dung cơ bản của quan niệm con người trong triết học Mác được thể hiện trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học” của ông. Từ đó thấy được những ý nghĩa, những giá trị nhân văn trong quan niệm về con người của Mác và bác bỏ luận điệu cho rằng triết học Mác đã bỏ rơi con người. + Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích đó luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, trình bày những điều kiện hình thành quan niệm về con người của Mác, trong đó phải nhấn mạnh đến những quan điểm về con người trước chủ nghĩa Mác. Thứ hai, giới thiệu về tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844”: hoàn cảnh ra đời, kết cấu, nội dung cơ bản. Thứ ba, đề cập và nhấn mạnh đến những nội dung bàn tới bản chất con người và giải phóng con người của Mác trong tác phẩm, đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể. Thứ tư, đưa ra những nhận xét đánh giá, kết luận của người viết, quan niệm của Mác có điểm gì tiến bộ, hạn chế so với triết học trước đó và đánh giá giá trị của quan niệm này. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu + Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm duy vật về lịch sử, quan điểm của triết học Mác – Lênin về sự tác động qua lại giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. 6 + Phương pháp nghiên cứu: phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn là: logic – lịch sử, phân tích – tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, gắn lý luận với thực tiễn. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Quan niệm của Mác về con người + Phạm vi nghiên cứu: Tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844” 6. Đóng góp của luận văn Luận văn muốn làm rõ thêm quan niệm của Mác về con người được luận chứng thông qua tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844”. Từ đó góp phần chứng minh triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung không “bỏ rơi”con người mà luôn vì con người, giải phóng con người khỏi mọi áp bức bất công, góp phần bảo vệ những di sản kinh điển, những giá trị của triết học Mác về con người. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn + Ý nghĩa lý luận: Đóng góp thêm một số ý kiến, hiểu biết trong nhận thức quan niệm triết học cơ bản của Mác về con người, đồng thời nhận thức giá trị, ý nghĩa của quan niệm đó trong thời đại ngày nay. + Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu triết học Mác – Lênin nói chung và tư tưởng, quan điểm của Mác – Ăngghen về con người nói riêng. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương và 6 tiết. 7 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM CỦA MÁC VỀ CON NGƯỜI TRONG “BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC NĂM 1844” 1.1 Những điều kiện của sự hình thành quan niệm về con người của Mác trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844” 1.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội - Nền đại công nghiệp cơ khí ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường. + Cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, đại công nghiệp đã làm cho chủ nghĩa tư bản phát triển, chế độ tư bản hình thành và đạt được nhiều thành tựu to lớn của nó trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học xã hội. Đại công nghiệp đã chứng tỏ mối quan hệ thống nhất giữa tự nhiên và xã hội, những quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội đã tác động mạnh mẽ trong một thể thống nhất là đại công nghiệp. + Đại công nghiệp và kinh tế thị trường ra đời đã làm cho cấu trúc kinh tế trở nên chặt chẽ hơn bao giờ hết, không còn lỏng lẻo như trong xã hội phong kiến. Đồng thời những mặt khác nhau của đời sống xã hội cũng được phân chia và xác định rõ ràng. Lần đầu tiên cho người ta thấy rằng kinh tế là lĩnh vực quan trọng nhất quyết định tất cả, là nền tảng của tất cả những sinh hoạt khác. + Cũng với thời đại công nghiệp, con người đã làm chủ được những sức mạnh to lớn của tự nhiên, xã hội và bản thân mình. Đặt cơ sở cho quan niệm về tính chủ thể của con người. Triết học ra đời đã đặt ra vấn đề cái tôi. Và triết học Mác đã gắn cái tôi với lao động, cái tôi làm ra, sáng tạo ra cả thế giới, không phải là cái tôi hưởng thụ. + Đại công nghiệp ra đời đã làm cho các quốc gia dân tộc trên thế giới được đặt vào sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau. Do đó lịch sử ấy là cơ sở cho việc hình 8 thành quan niệm về lịch sử nhân loại, không những là quá trình thống nhất mà còn là quá trình phát triển. - Chủ nghĩa tư bản được xác lập và giữ địa vị thống trị. Giai cấp công nhân công nghiệp ra đời, đây là giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất mới, có bản chất cách mạng triệt để nhất. - Sự bần cùng, khốn khổ của người công nhân trong xã hội tư bản, trong nền đại công nghiệp. - Và không phải chờ đến Mác, không phải chỉ có Mác mới nhận ra sự bần cùng, khốn khổ của con người trong xã hội công nghiệp ấy, mà ngay từ đầu khi phương thức tư bản chủ nghĩa ra đời đã có không ít nhà khoa học lên tiếng bảo vệ con người. Họ nêu cao tinh thần nhân đạo, vì con người. Những họ lại không thể rời bỏ hàng ngũ tư sản của mình để đứng sang hàng ngũ những người vô sản, để thấu hiểu triệt để đời sống cơ cực của họ, để chỉ ra những căn nguyên sâu xa làm nên những sự bất công đó. Họ chỉ kêu gọi sự ban ơn của những nhà tư bản dành những đặc ân cho những người công nhân. Nhưng tất cả chỉ là những điều không tưởng. Và chỉ đến Mác, ông mới dám thẳng thắn rời bỏ hàng ngũ tư sản của mình để bước sang hàng ngũ những người lao động chân chính, để lên tiếng bênh vực họ, chỉ ra nguyên nhân của mọi đau khổ mà con người đang phải gánh chịu đó là do chế độ tư hữu tư sản, là do sự bóc lột giá trị thặng dư, bóc lột sức lao động của nhà tư bản… Ông đã dành cả cuộc đời mình để đấu tranh cho nhân loại cần lao, để giải phóng “triệt để” con người, đặc biệt là người lao động, người công nhân khỏi mọi bất công.  Chính từ thực tiễn sinh động ấy, từ những hoạt động thực tế sôi nổi mà Mác đã đưa ra những quan điểm chính xác, khoa học về con người. Mác khác với những nhà triết học trước ông trong quan niệm về con người. Nếu như những nhà triết học trước Mác chỉ nhìn thấy con người trừu tượng, con người nói chung, hay khái niệm về con người thì Mác đã đưa ra quan niệm của ông về con người xã hội, con người 9 cụ thể. Đó là những con người đang lao động sản xuất, những con người đáng quý, đáng trân trọng và cần được bảo vệ. 1.1.2 Tiền đề lý luận Vấn đề con người được đặt ra từ rất sớm trong lịch sử triết học, tuy là vấn đề xưa cũ nhưng luôn được đặt ra đối với mọi thời đại và luôn được làm mới mẻ. Triết học Mác ra đời và kế thừa những tư tưởng có giá trị của các bậc tiền bối và Mác cũng đã đưa ra những quan điểm riêng về con người. Tuy nhiên, ở thời kì này Mác vẫn chưa được tiếp xúc nhiều với những tư tưởng phương Đông, đặc biệt là tư tưởng về con người. Do vậy chúng tôi chỉ đề cập đến những quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác. - Trong triết học Hy lạp cổ đại, con người được xem là điểm khởi đầu của tư duy triết học. Khi lý giải về con người mặc dù mới chỉ dừng lại những hiểu biết bên ngoài về tồn tại con người nhưng đã có sự phân biệt con người với tự nhiên. Con người là một tiểu vũ trụ trong vũ trụ bao la. Con người và thế giới xung quanh là tấm gương phản chiếu lẫn nhau. Prôtago – một nhà ngụy biện cho rằng “con người là thước đo của vũ trụ”. Arixtốt quan niệm “con người là một động vật chính trị”. - Với triết học Tây Âu trung cổ con người chỉ là sản phẩm của Thượng đế, mọi niềm vui, nỗi buồn, sự may rủi của con người đều do Thượng đế xếp đặt. Trí tuệ của con người thấp hơn lý trí anh minh của Thượng đế. Đời sống ở trần gian chỉ là bước chuẩn bị cho hành trang đến với thế giới vĩnh cửu bên kia. Con người trở nên nhỏ bé trước cuộc sống, bằng lòng và an phận trong sự sắp đặt của Chúa. - Triết học thời kỳ Phục hưng - Cận đại đã có những bước tiến đáng kể so với trung cổ trong quan niệm về con người. Thời kì này vai trò của trí tuệ, lý tính con người được đề cao. Con người là một thực thể trí tuệ, có cảm xúc, biết đam mê và khỏe mạnh về mặt thân xác. Đó là một trong những yếu tố quan trọng để giải thoát con người khỏi mọi “gông cùm” mà chủ nghĩa thần học áp đặt nên con người. Tuy vậy, để nhận thức đầy đủ bản chất con người về mặt sinh học và mặt xã hội thì chưa 10 [...]... DUNG CƠ BẢN QUAN NIỆM CỦA MÁC VỀ CON NGƯỜI TRONG “BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC NĂM 1844” 2.1 Quan niệm của Mác về bản chất con người 2.1.1 Khái niệm con người trong “Bản thảo Trong quá trình hình thành quan niệm duy vật lịch sử về con người của Mác, “Bản thảo kinh tế - triết học 1844” được coi là một dấu mốc quan trọng Ở đây lần đầu tiên, khái niệm con người được Mác trình bày theo quan niệm duy... dung triết học cơ bản của tác phẩm: 16 Theo cuốn sách “Giới thiệu kinh điển triết học Mác – Lênin” của Khoa Triết học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Hà Nội, “Bản thảo kinh tế triết học 1844” có 6 nội dung cơ bản sau: 1 Tư tưởng khoa học về con người 2 Quan niệm về lao động sản xuất 3 Quan niệm về xã hội 4 Tư tưởng về sự phát triển của con người và xã hội loài người 5 Tư tưởng duy vật... Mác sau này Triết học Mác đã đưa ra quan niệm duy vật về lịch sử làm cơ sở khoa học cho việc lý giải vấn đề con người Việc tiếp nhận một cách có phê phán những “ hạt nhân hợp lý” những thành tựu tích cực của các học thuyết triết học trước, Mác đã xây dựng nên một quan niệm đúng đắn, khoa học về vấn đề con người 1.2 Giới thiệu tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844” 1.2.1 Tác giả C Mác sinh ngày... nhiên, con ngườicon người 2.3 Quan niệm của Mác về giải phóng con người - Dựa trên việc khẳng định bản chất con người, Mác đi đến phân tích những sự tha hóa của con người trong chủ nghĩa tư bản và con người bị đánh mất bản chất chân thực của mình 22 Con người tồn tại gắn liền với lao động, lao động trở thành thuộc tính chung của con người Nhưng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, lao động của con người. .. của toàn thế giới chẳng qua chỉ là sự sáng tạo của con người kinh qua lao động của con người, sự sinh thành của tự nhiên cho con người  Tư tưởng của Mác về phát triển con người đó là quá trình không ngừng xác lập, khẳng định bản chất con người tức là tính người của con người một cách hiện thực, trước hết là trong lao động sản xuất - Sự phát triển con người còn hàm chứa một quan niệm sâu sắc hơn của. .. chất con người chính là quan niệm về tính người của con người để phân biệt con người 21 với con vật Bản chất ấy là sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội, giữa con người với tự nhiên, giữa xã hội và con người và giữa con người với nhau 2.2 Quan niệm của Mác về phát triển con người - Trước hết Mác giả thích phát triển con người, xã hội gắn liền với hoạt động bản chất của con người, đó là lao động Ông khẳng... lai”, “Khởi thảo tuyên ngôn về cải cách triết học , của Xây: “Khái niệm về khoa kinh tế chính trị”, của Xcabếch: Học thuyết về của cải xã hội”, Xmít: “Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân của sự giàu có của các dân tộc” và của Ricácđô Về nguyên lí kinh tế chính trị” và một số các ghi chép về kinh tế chính trị của Ph.Ăngghen” [số 2, tr 87] 15 b Mục đích của Bản thảo: Xét về mặt nhận thức, Bản thảo này... với con người, bản thân con người trở thành thực thể xã hội đối với mình, còn xã hội thì trở thành bản chất đối với con người trong đối tượng đó” Tóm lại trong “Bản thảo , thứ nhất, Mác chủ yếu để cập đến con người với tư cách cá nhân con người, do đó bản chất con người chủ yếu được ông giải thích là bản chất của con người cá nhân Thứ hai, thực chất quan niệm của ông về bản chất con người chính là quan. .. 1844, khởi thảo Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen - Năm 1844, tập Bản thảo kinh tếtriết học - Viết chung với Ăngghen năm 1845, Hệ Tư Tưởng Đức và Gia đình thần thánh - Năm 1845, Luận cương Phoi-ơ-bắc + Giai đoạn 2: - Năm 1848, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản - Năm 1847, Sự khốn cùng của triết học - Hai năm 185 7-1 858, Những nguyên lý phê phán Kinh tế - Chính trị học + Giai đoạn 3: - Tư Bản tập... tư cách là con người tự nó – con người được trừu tượng hóa khỏi các mối quan hệ, các điều kiện các hình thức và phương tiện hoạt động hiện thực của nó: “sự tồn tại trừu tượng của con người coi như chỉ là con người lao động”  Trong “Bản thảo kinh tế - triết học 1844”, thuật ngữ con người được Mác sử dụng không đơn nghĩa: con người vừa là phương thức tồn tại của con người trong thế giới, là một cá nhân . CỦA MÁC VỀ CON NGƯỜI TRONG “BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC NĂM 1844” 2.1 Quan niệm của Mác về bản chất con người 2.1.1 Khái niệm con người trong “Bản thảo Trong. “BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC NĂM 1844” 1.1 Những điều kiện của sự hình thành quan niệm về con người của Mác trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844”

Ngày đăng: 20/02/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan