Tài liệu Đề Thi Thử Đại Học Hóa 2013 - Phần 7 - Đề 29 doc

8 453 0
Tài liệu Đề Thi Thử Đại Học Hóa 2013 - Phần 7 - Đề 29 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trang 1/8 -đề thi 132 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 - NĂM 2012-2013 (Đề thi gồm có 6 trang) Môn: HOÁ HỌC – Khối A Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Cho biết khối lượng nguyên tử: của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; I=127; Ba=137; Au=197; Pb=207. I/ PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (Từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Một pin điện hóa có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO 4 và điện cực Cu nhúng trong dung dịch CuSO 4 . Ta thấy : A. Điện cực Cu xảy ra quá trình khử B. Điện cực Zn tăng còn điện cực Cu giảm C. Điện cực Cu xảy ra sự oxi hóa D. Điện cực Zn xảy ra sự khử. Câu 2: Cho phản ứng : CH 3 COCH 3 + KMnO 4 + KHSO 4  )1( CH 3 COOH + MnSO 4 + K 2 SO 4 + CO 2 H 2 O Hãy cho biết tổng hệ số tối giản của phương trình trên sau khi cân bằng là : A. 88 B. 44 C. 176 D. 352 Câu 3: Trường hợp nào sau đây tạo ra kim loại : A. Đốt FeS 2 trong oxi dư . B. Nung hỗn hợp quặng apatit , đá xà vân và than cốc trong lò đứng. C. Đốt Ag 2 S trong khí oxi dư . D. Nung hỗn hợp quặng photphoric, cát và than cốc trong lò điện . Câu 4: Cho các phát biểu sau về phân bón : 1. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng % P 2 O 5 tương ứng với lượng photpho trong thành phần của nó . 2. Supe photphat đơn có thành phần chỉ gồm Ca(H 2 PO 4 ) 2 . 3. Supe photphat kép có thành phần gồm Ca(H 2 PO 4 ) 2 và CaSO 4 . 4. Phân đạm có độ dinh dưỡng được đánh giá bằng % K 2 O . 5. NPK là phân bón chứa ba thành phần N , P , K . 6. Amophot là phân bón chứa hai thành phần NH 4 H 2 PO 4 và KNO 3 . 7. Phân urê được điều chế bằng phản ứng giữa CO và NH 3 . 8. Phân đạm 1 lá là NH 4 NO 3 và đạm 2 lá là (NH 4 ) 2 SO 4 . Số các phát biểu đúng là : A. 2. B. 4. C. 3. D. 7. Câu 5: Hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng và 3 ete tạo ra từ hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ V lít O 2 (đktc) thu được 0,81 mol CO 2 và 0,99 mol H 2 O. Giá trị của m và V lần lượt là A. 14,58 và 29,232. B. 16,20 và 29,232. C. 16,20 và 27,216. D. 14,58 và 27,216. Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm K 2 O, NH 4 Cl, KHCO 3 và CaCl 2 (số mol mỗi chất đều bằng nhau) vào nước dư, đun nóng thu được dung dịch chứa A. KHCO 3 , KOH, CaCl 2 , NH 4 Cl. B. KCl, K 2 CO 3 , NH 4 Cl. C. KCl, KOH. D. KCl. Câu 7: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí H 2 S vào dung dịch FeSO 4 . (2) Sục khí H 2 S vào dung dịch CuSO 4 . (3) Sục khí CO 2 (dư) vào dung dịch Na 2 SiO 3 . (4) Sục khí CO 2 (dư) vào dung dịch Ca(OH) 2 . Mã đ ề 132 Trang 2/8 -đề thi 132 (5) Nhỏ dung dịch NH 3 đến dư vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 . (6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH) 2 đến dư vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 5. B. 4. C. 3. D. 6. Câu 8: Điều nào sau đây không đúng ? A. Nước Giaven dùng phổ biến hơn clorua vôi B. Điều chế nước Giaven trong công nghiệp bằng cách điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn xốp. C. Ozon có nhiều ứng dụng như tẩy trắng bột giấy , dầu ăn , chữa sâu răng, sát trùng nước. D. Axit H 2 SO 4 được dùng nhiều nhất trong các hợp chất vô cơ . Câu 9: Chọn phát biểu đúng. A. Chất béo là trieste của glixerol và các axit no đơn chức mạch không phân nhánh. B. Lipit là este của glixerol với các axit béo. C. Chất béo là một loại lipít. D. Lipit là tên gọi chung cho dầu mỡ động, thực vật. Câu 10: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở thu được 1 mol glyxin (Gly), 2 mol Alanin (Ala), 2 mol Valin( Val). Mặt khác, nếu thủy phân không hoàn toàn X thấy thu được sản phẩm có chứa Ala-Gly và Gly-Val. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là A. 6. B. 8. C. 4. D. 2. Câu 11: Các nguyên tố X, Y, Z, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là 14, 15, 16,17. Dãy gồm các phi kim xếp theo chiều giảm tính oxi hoá từ trái sang phải là A. T, Y, X, Z. B. T, Z, Y, X. C. Z, T, Y, X. D. X, Y, Z,T. Câu 12: Hợp chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử C 4 H 8 O 2 . Cho X tác dụng với H 2 (xt: Ni, t 0 ) sinh ra ancol Y có khả năng hòa tan Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường. Số chất bền phù hợp của X là A. 5. B. 6 C. 3. D. 4. Câu 13: Oxi hóa 0,08 mol một ancol đơn chức,thu được hỗn hợp X gồm một axitcacboxylic , một andehit, một ancol dư và nước . Ngưng tụ toàn bộ X rồi chia làm hai phần bằng nhau . Phần 1 cho tác dụng hết với Na dư,thu được 0,504 lít khí H 2 (đktc). Phần 2 cho phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 9,72 gam Ag. Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hóa là : A. 50% B. 62,5% C. 31,25% D. 40% Câu 14: Cho 8,96 lít khí NH 3 (ở đktc) đi qua bình đựng 40 gam CuO nung nóng thu được chất rắn X. Cho toàn bộ chất rắn X vào 800ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng hoàn toàn thì thấy số mol HCl giảm đi một nửa.Hiệu suất của phản ứng khử CuO bởi NH 3 là A. 50%. B. 40%. C. 60%. D. 33,33%. Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai: Trong hợp chất hữu cơ: A. Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và trật tự nhất định. B. Cacbon có 2 hóa trị là 2 và 4. C. Các nguyên tử C liên kết với nhau tạo thành mạch C dạng không nhánh, có nhánh và vòng. D. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học. Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong phản ứng este hóa giữa CH 3 COOH với CH 3 OH, H 2 O tạo nên từ -OH trong nhóm -COOH của axit và H trong nhóm -OH của ancol. B. Để phân biệt benzen, toluen và stiren (ở điều kiện thường) bằng phương pháp hóa học, chỉ cần dùng thuốc thử là nước brom. C. Tất cả các este đều tan tốt trong nước, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm. D. Phản ứng giữa axit axetic với ancol benzylic (ở điều kiện thích hợp), tạo thành benzyl axetat có mùi thơm của chuối chín. Câu 17: Hóa hơi 8,64 gam hỗn hợp gồm một axit no , đơn chức , mạch hở X và một axit no , đa chức Y(có mạch accbon hở, không phân nhánh) thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 2,8 gam N 2 (đo trong cùng điều kiện). Đốt cháy 8,64 gam hỗn hợp axit trên thu được 11,44 gam CO 2 . Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là : Trang 3/8 -đề thi 132 A. 72,22% B. 65,15% C. 27,28% D. 35,25% Câu 18: Cho hỗn hợp M gồm hai kim loại X, Y có hóa trị không đổi. Oxi hóa hoàn toàn 6,3 gam M trong oxi dư thu được 11,1 gam hỗn hợp hai oxit. Mặt khác, nếu lấy 12,6 gam M hòa tan hết trong dung dịch HCl thì thu được V lít H 2 (đktc). Giá trị của V là A. 8.96. B. 4.48. C. 6.72. D. 13.44. Câu 19: Cho các thuốc thử sau đây: 1/ Dung dịch Ba(OH) 2. 2/ Dung dịch Br 2 trong nước. 3/ Dung dịch I 2 trong nước. 4/ Dung dịch KMnO 4 . Để phân biệt hai khí SO 2 và CO 2 riêng biệt, thuốc thử có thể dung để phân biệt là A. 2,4. B. 2,3,4 C. 1,2,4 D. 2,3 . Câu 20: Đốt hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit cần dùng vừa hết 0,375 mol O 2 sinh ra 0,3 mol CO 2 và 0,3 mol H 2 O. Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dd AgNO 3 /NH 3 thì lượng kết tủa Ag thu được tối đa là A. 48,6 gam. B. 75,6 gam. C. 64,8 gam. D. 32,4 gam. Câu 21: Cho hỗn hợp X gồm 0,09 mol Fe và 0,05 mol Fe(NO 3 ) 2 .7H 2 O vào 500 ml dung dịch HCl 1M, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Hỏi dung dịch Y hoà tan tối đa bao nhiêu gam Cu? A. 3,84. B. 4,48. C. 4,26. D. 7,04. Câu 22: Trong số các phát biểu sau về phenol (C 6 H 5 OH): (1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl. (2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím. (3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc. (4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 23: Thuỷ phân các chất sau trong môi trường kiềm: CH 3 -CHCl 2 (1), CH 3 -COO-CH=CH-CH 3 (2), CH 3 -COOC(CH 3 )=CH 2 (3), CH 3 -CH 2 -CCl 3 (4), CH 3 -COO-CH 2 -OOC-CH 3 (5), HCOO-C 2 H 5 (6). Nhóm các chất sau khi thuỷ phân cho sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là: A. (1), (4), (5), (6). B. (1), (2), (3), (6). C. (1), (2), (3), (5). D. (1), (2), (5), (6). Câu 24: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Nhỏ dung dịch Na 2 CO 3 tới dư vào dung dịch Al(NO 3 ) 3 . (2) Nhỏ dung dịch NH 3 từ từ tới dư vào dung dịch CuSO 4 . (3) Cho KOH vào dung dịch Ca(HCO 3 ) 2 . (4) Sục khí H 2 S vào dung dịch KMnO 4 trong môi trường H 2 SO 4 loãng. Số thí nghiệm sau khi kết thúc phản ứng có kết tủa là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 25: Hỗn hợp Z gồm hai anđehit X và Y (Y có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử cacbon của X). Cho 0,25 mol Z tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thu được 5,4 gam Ag. Mặt khác,nếu đốt cháy hết 0,25 mol Z trên ta thu được 7,84 lít CO 2 (đktc) . Số mol Y có trong 0,25 mol Z là : A. 0,15 mol B. 0,05 mol C. 0,2 mol D. 0,175 mol Câu 26: Phát biểu đúng là Cho các câu sau đây : 1/ SiO 2 dễ dàng hòa tan trong Na 2 CO 3 nóng chảy. 2/ Điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn sinh ra NaOH. 3/ Dung dịch Na 2 CO 3 0,1M có pH <7. 4/ Tinh thể kim cương là tinh thể nguyên tử, nguyên tử C ở trạng thái lai hóa sp 3 . Số câu trả lời đúng là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 27: Trường hợp nào xảy ra ăn mòn điện hóa : A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch axit HNO 3 . B. Đốt lá sắt trong khí clo. Trang 4/8 -đề thi 132 C. Thanh nhôm nhúng trong axit H 2 SO 4 loãng . D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO 4 . Câu 28: Hòa tan 5,11 gam hỗn hợp X gồm NaCl và CuSO 4 vào nước được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ , màng ngăn xốp đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở 2 điện cực thì ngừng. Thể tích khí ở anot sinh ra gấp 1,5 lần thể tích khí do catot sinh ra,(các khí đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Phần trăm của CuSO 4 về khối lượng trong hỗn hợp X là : A. 94,25% B. 73,22% C. 68,69% D. 31,31% Câu 29: Hỗn hợp X gồm (Fe, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 , FeO) với số mol mỗi chất là 0,1 mol, hoà tan hết vào dung dịch Y gồm (HCl và H 2 SO 4 loãng) dư thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch Cu(NO 3 ) 2 1M vào dung dịch Z cho tới khi ngừng thoát khí NO. Thể tích dung dịch Cu(NO 3 ) 2 cần dùng và thể tích khí thoát ra (ở đktc) là: A. 50ml; 2,24 lít. B. 50ml; 1,12 lít. C. 25 ml; 1,12 lít. D. 500ml; 22,4 lít. Câu 30: Cho Na dư vào các dung dịch sau : CuSO 4 , NH 4 Cl, NaHCO 3 , Ba(HCO 3 ) 2 , Al(NO 3 ) 3 , FeCl 2 , ZnSO 4 . Hãy cho biết có bao nhiêu chất phản ứng vừa có khí thoát ra vừa có kết tủa sau phản ứng ? ( Biết rằng lượng nước luôn dư) A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 31: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm các chất có cùng loại nhóm chức với 600 ml dung dịch NaOH 1,15M, thu được dung dịch Y chứa muối của một axit cacboxylic đơn chức và 15,4 gam hơi Z gồm các ancol. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư , thu được 5,04 lít khí H 2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y , nung nóng chất rắn thu được với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 7,2 gam một chất khí. Giá trị m là : A. 40,6 B. 22,6 C. 34,51 D. 34,3 Câu 32: Dãy gồm các dung dịch riêng lẻ (nồng độ mol mỗi dung dịch 0,1M) được sắp xếp theo thứ tự độ pH tăng dần từ trái sang phải là A. H 2 SO 4 , HNO 3 , NaCl, Na 2 CO 3 . B. H 2 SO 4 , NaCl, HNO 3 , Na 2 CO 3 . C. HNO 3 , Na 2 CO 3 , NaCl, H 2 SO 4 . D. NaCl, Na 2 CO 3 , HNO 3 , H 2 SO 4 . Câu 33: Cho một số tính chất: có vị ngọt (1); tan trong nước (2); tham gia phản ứng tráng bạc (3); hòa tan Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường (4); làm mất màu dung dịch brom (5); bị thủy phân trong dung dịch axit đun nóng (6); Các tính chất của fructozơ là A. (2); (3);(4); (5). B. (1); (2);(4); (6). C. (1); (3); (5); (6). D. (1); (2); (3); (4). Câu 34: Trộn một thể tích H 2 với một thể tích anken thu được hỗn hợp X. Tỉ khối của X so với H 2 là 7,5. Dẫn X đi qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H 2 là 9,375. Phần trăm khối lượng ankan trong Y là A. 25%. B. 20%. C. 60%. D. 40%. Câu 35: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng , thu được hỗn hợp rắn Z và hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối so với hiro là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với lượng dư AgNO 3 trong dung dịch NH 3 đun nóng sinh ra 64,8 gam Ag . Giá trị m là : A. 7,4 B. 8,8 C. 9,2 D. 7,8 Câu 36: Cho từ từ dung dịch chứa x mol HCl vào dung dịch chứa y mol Na 2 CO 3 thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch X. Khi cho nước vôi trong dư vào dung dịch X thấy xuất hiện 5 gam kết tủa. Giá trị của x và y lần lượt là A. 0,10 và 0,075. B. 0,10 và 0,05. C. 0,15 và 0,10. D. 0,20 và 0,15. Câu 37: Chia m gam hỗn hợp gồm Na 2 O và Al 2 O 3 thành hai phần bằng nhau. Phần một hòa tan vào nước dư, thu được 1,02 gam chất rắn. Phần hai hòa tan hết trong dung dịch HCl 1M thấy có tối đa 140ml dung dịch HCl phản ứng. Giá trị của m là A. 3,5. B. 2,66. C. 5,32. D. 3,20. Câu 38: Hòa tan hết 28,6 gam Na 2 CO 3 .xH 2 O vào nước thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ đến hết V ml dung dịch HCl 1M vào X, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 1,12 lít CO 2 (đktc). Cho dung dịch Ba(OH) 2 tới dư vào dung dịch Y, sinh ra tối đa 9,85 gam kết tủa. Giá trị của x và V là : A. 25 và 150 B. 10 và 100 C. 10 và 150 D. 25 và 300 Câu 39: Cho các phát biểu sau đây: Trang 5/8 -đề thi 132 (1) Nước đá có cấu trúc mạng tinh thể phân tử. (2) Cho tinh thể NaI vào dung dịch H 2 SO 4 đặc, đun nóng thu được I 2 . (3) Sục khí Cl 2 vào dung dịch NaOH loãng, nóng thu được nước Gia-ven. (4) Công thức oxit cao nhất của flo là F 2 O 7 . Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. Câu 40: Trong phòng thí nghiệm, hiđrohalogenua (HX) được điều chế từ phản ứng sau: NaX (rắn) + H 2 SO 4 (đặc, nóng) → NaHSO 4 (hoặc Na 2 SO 4 ) + HX (khí) . Hãy cho biết phương pháp trên có thể dùng để điều chế được hiđrohalogenua nào sau đây ? A. HBr và HI. B. HF và HCl. C. HCl, HBr và HI. D. HF, HCl, HBr, HI. II/ PHẦN RIÊNG: (Thí sinh chỉ làm một trong hai phần: Phần A hoặc phần B) PHẦN A: DÀNH RIÊNG CHO THÍ SINH HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN. (Từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: 1. Glucozơ và mantozơ đều có phản ứng tráng gương. 2. Các gốc α – glucozơ trong phân tử amilozo liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glicozit và α- 1,6-glicozit. 3. Glucozơ, mantozơ, fructozơ đều làm mất màu dung dịch nước brom. 4. Cacbohydrat đều tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc xúc tác H 2 SO 4 đặc tạo hợp chất nitrat 5. Glucozơ và Fructozo đều có phản ứng công H 2 ( Ni, t o ) tạo thành sobitol. 6. Cacbohydrat là những hợp chất polihydroxy nên dễ tan trong nước. Các phát biểu đúng là: A. 1, 2, 4 B. 1, 2, 5, 6 C. 1, 4, 5 D. 1, 2, 3, 4, 5, 6. Câu 42: Cho các phản ứng: Na 2 SO 3 + H 2 SO 4 → Khí X FeS + HCl → Khí Y NaNO 2 bão hòa + NH 4 Cl bão hòa  o t Khí Z KMnO 4  o t Khí T Các khí tác dụng được với nước Clo là: A. X, Y, Z, T. B. X, Y. C. X, Y, Z. D. Y, Z. Câu 43: Cho các phát biểu sau đây : (1) Enzim mantaza xúc tác cho phản ứng thuỷ phân mantozơ thành glucozơ. (2) Anđehit axetic làm mất màu dung dịch brom trong CCl 4 . (3) Các dung dịch peptit đều hoà tan Cu(OH) 2 thu được phức chất có màu tím đặc trưng. (4) Khi thuỷ phân đến cùng protein phức tạp chỉ tạo ra hỗn hợp các amino axit. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 44: Hoà tan hoàn toàn 0,15mol phèn chua KAl(SO 4 ) 2 .12H 2 O vào nước, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ X tác dụng với 200 ml dung dịch (Ba(OH) 2 1M + NaOH 1M), sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 23,3. B. 46,6. C. 54,4. D. 58,3. Câu 45: Cho các chất sau: đietyl ete, vinyl axetat, saccarozơ, tinh bột, vinyl clorua, nilon -6,6. Số chất trong dãy bị thuỷ phân trong môi trường kiềm loãng, nóng là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4. Câu 46: Đạm urê được điều chế bằng cách cho amoniac tác dụng với CO 2 ở nhiệt độ 180 – 200 o C, dưới áp suất khoảng 200 atm. Để thu được 6 kg đạm urê thì thể tích amoniac (đktc) đã dùng (giả sử hiệu suất đạt 80%) là A. 2800 lít. B. 4480 lít . C. 5600 lít. D. 3584 lít. Câu 47: Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat) ; (2) nilon-6 ; (3) nilon-6,6 ; (4) poli(etylen- terephtalat) ; (5) poli(vinyl clorua) ; (6) poli(vinyl etilen). Các polime có thể tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp là: A. (1), (4), (5), (6). B. (1), (2), (5), (6). C. (2), (3), (5), (6). D. (1), (5), (6). Trang 6/8 -đề thi 132 Câu 48: Cho a gam Na vào 160 ml dung dịch gồm Fe 2 (SO 4 ) 3 0,125M và Al 2 (SO 4 ) 3 0,25M. Tách kết tủa rồi nung nóng đến khối lượng không đổi thu được 5,24 gam chất rắn. Tính giá trị a phù hợp ? A. 9,43 B. 11,5 C. 14,1 D. 17,0 Câu 49: Cho 0,54 gam bột Al vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO 3 ) 2 và AgNO 3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị m là : A. 4,2 B. 3,01 C. 4,16 D. 4,15 Câu 50: Xét cân bằng: N 2 (k) + 3H 2 (k)   2NH 3 (k). Khi chuyển sang trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N 2 và H 2 đều giảm 2 lần(giữ nguyên các yếu tố khác so với trạng thái cân bằng cũ) thì nồng độ mol của NH 3 A. giảm 2 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 4 lần. D. giảm 16 lần. PHẦN B: DÀNH RIÊNG CHO THÍ SINH THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO. (Từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tở C 4 H 6 O 2 Cl 2 khi thuỷ phân hoàn toàn trong môi trường kiềm đun nóng thu được các sản phẩm chỉ gồm hai muối và nước. Công thức cấu tạo đúng của X là A. CH 3 -COOC(Cl 2 )CH 3 B. CH 3 COOCH(Cl)CH 2 Cl. C. C 2 H 5 COOCHCl 2 D. HCOO-C(Cl 2 )C 2 H 5 Câu 52: Cho 0,15 mol hỗn hợp X gồm H 2 NC 3 H 5 (COOH) 2 (axit glutamic) và (H 2 N) 2 C 5 H 9 COOH (lysin) vào 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Y phản ứng vừa hết với 400ml dung dịch NaOH 1M. Số mol axit glutamic trong 0,15 mol hỗn hợp X là A. 0,075. B. 0,100. C. 0,050. D. 0,125. Câu 53: Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X (không no, đơn chức, mạch hở), ancol no, đơn chức, mạch hở Y (số mol của Y lớn hơn số mol của X) và este Z (tạo bởi X và Y). Cho một lượng M phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,25 mol NaOH thu được 27 gam muối và 9,6 gam ancol. Công thức của X, Y là A. C 3 H 5 COOH và C 2 H 5 OH. B. C 2 H 3 COOH và C 2 H 5 OH. C. C 3 H 7 COOH và CH 3 OH. D. C 3 H 5 COOH và CH 3 OH. Câu 54: Este X được điều chế từ một ancol Y và một amino axit Z. Tỉ khối hơi của X so với H 2 là 44,5. Cho 17,8 gam X phản ứng hết với 250 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 21,4. B. 19,4. C. 24,2. D. 27,0. Câu 55: Cho 3,16 gam KMnO 4 tác dụng với dung dịch HCl đặc (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol HCl bị oxi hóa là A. 0,10. B. 0,05 C. 0,02. D. 0,16 Câu 56: Cho m gam bột sắt vào dung dịch chứa 0,2 mol AgNO 3 và 0,1 mol Cu(NO 3 ) 2 khuấy đều đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 19,44 gam rắn. Giá trị m là : A. 5,6 B. 5,04. C. 8,40 D. 3,36 Câu 57: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là: A. HCOOH, CH 3 COOH, C 2 H 5 OH, CH 3 CHO. B. CH 3 COOH, HCOOH, C 2 H 5 OH, CH 3 CHO. C. CH 3 CHO, C 2 H 5 OH, HCOOH, CH 3 COOH. D. CH 3 COOH, C 2 H 5 OH, HCOOH, CH 3 CHO. Câu 58: Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra ? A. 2C 2 H 5 OH  (C 2 H 5 ) 2 O + H 2 O. B. C 2 H 5 OH + HBr  C 2 H 5 Br + H 2 O. C. C 2 H 5 OH + CH 3 OH  C 2 H 5 OCH 3 + H 2 O. D. C 2 H 5 OH + NaOH  C 2 H 5 ONa + H 2 O. Câu 59: Cho các chất: HBr, S, SiO 2 , P, Na 3 PO 4 , FeO, Cu và Fe 2 O 3 . Trong các chất trên, số chất có thể bị oxi hóa bởi dung dịch axit H 2 SO 4 đặc, nóng là A. 4. B. 7. C. 5. D. 6. Câu 60: Khi cô cạn dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,2mol Na + ; 0,1mol Mg 2+ ; x mol Cl - và y mol 2 4 SO  thu được 23,7g muối. Giá trị của x và y lần lượt là A. 0,1 và 0,15. B. 0,05 và 0,175. C. 0,3 và 0,05. D. 0,2 và 0,1. HẾT Trang 7/8 -đề thi 132 made cauhoi dapan 132 1 A 132 2 A 132 3 C 132 4 A 132 5 D 132 6 D 132 7 B 132 8 A 132 9 C 132 10 A 132 11 B 132 12 A 132 13 B 132 14 C 132 15 B 132 16 A 132 17 C 132 18 D 132 19 B 132 20 A 132 21 A 132 22 A 132 23 D 132 24 C 132 25 B 132 26 C 132 27 D 132 28 D 132 29 A 132 30 C 132 31 A 132 32 A 132 33 D 132 34 D 132 35 B 132 36 C 132 37 C 132 38 C 132 39 D 132 40 B 132 41 C 132 42 B 132 43 B 132 44 B 132 45 C 132 46 C 132 47 B 132 48 C 132 49 A 132 50 C 132 51 A 132 52 C 132 53 D 132 54 A 132 55 A 132 56 D 132 57 C Trang 8/8 -đề thi 132 132 58 D 132 59 C 132 60 D . Trang 1/8 - Mã đề thi 132 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 - NĂM 2012 -2 013 (Đề thi gồm có 6 trang) Môn: HOÁ HỌC – Khối A Thời. kiềm: CH 3 -CHCl 2 (1), CH 3 -COO-CH=CH-CH 3 (2), CH 3 -COOC(CH 3 )=CH 2 (3), CH 3 -CH 2 -CCl 3 (4), CH 3 -COO-CH 2 -OOC-CH 3 (5), HCOO-C 2 H 5 (6).

Ngày đăng: 20/02/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan