Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ .thực trạng và giải pháp của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu dệt may

46 1.2K 2
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ .thực trạng và giải pháp của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu dệt may

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đẩy mạnh xuất khẩu là một chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước ta .Với lợi thế về xuất khẩu hàng dệt may, vấn đề thâm nhập và phát triển các thị trường mới, có dung lượng thị tr

Luận văn tốt nghiệpLỜI MỞ ĐẦU . Đẩy mạnh xuất khẩu là một chủ trương kinh tế lớn của Đảng Nhà nước ta .Với lợi thế về xuất khẩu hàng dệt may, vấn đề thâm nhập phát triển các thị trường mới, có dung lượng thị trường lớn đang đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam những khó khăn thách thức. Hàng dệt may Việt Nam đã có mặt dần củng cố vị trí của mình tại các thị trường lớn như EU, Nhật Bản… Tuy nhiên hàng dệt may Việt Nam đang gặp những khó khăn không nhỏ trong việc đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu để tìm được lối ra cho bài toán thị trường tiêu thụ thì hướng cần thiết nhất là khai thác để thâm nhập mở rộng thị phần ở những thị trường mới trong đó có Mỹ là một thị trường đầy hứa hẹn có tiềm năng nhất.Tiềm năng hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam Mỹ là rất to lớn: cùng với việc kết hiệp định song phương, quan hệ thương mại Việt - Mỹ đã bước sang trang mới đặc biệt sắp tới khi Việt Nam gia nhập WTO thì cơ hội xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ rộng mở hơn bao giờ hết. Vì vậy việc xem xét khả năng thâm nhập đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ một thị trường có dung lượng tiêu thụ lớn nhất thế giới là có cơ sở đã trở nên rất cần thiết. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi còn có không ít những khó khăn thách thức đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam mà cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước để có thể tiếp cận đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Dệt may là một thành viên của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, trong bước chuyển mình của toàn ngành dệt may Việt Nam, Công ty cũng đang từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may của mình sang thị trường Mỹ trong những bước tiến này Công ty sẽ gặp không ít những khó khăn thách thức. Trong quá trình thực tập tại Công ty, tôi thấy cần thiết phải có những biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may của Công ty sang thị trường Mỹ nhất là trong bối cảnh hiện nay.Xuất phát từ ý tưởng đó cùng với những kiến thức được trang bị ở trường những thông tin thực tế thu thập được trong thời gian thực tập, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ .thực trạng Người thực hiện : Nguyễn Xuân Bộ – MSV: 2002D22321 Luận văn tốt nghiệpgiải pháp của công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may ” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.Đối tượng nghiên cứu đề tài tập trung vào hoạt động xuất khẩu của một doanh nghiệp các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Mỹ của Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Dệt May.Trong đề tài này, tôi sử dụng phương pháp thống kê số liệu để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Dệt May sang thị trường Mỹ trong thời gian qua, kết hợp với biện pháp tìm kiếm, thu thập xử lý những thông tin có liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt may ở Mỹ, từ đó đưa ra những biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ của Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Dệt May trong thời gian tới.Nội dung của đề tài được chia làm ba phần như sau:Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu.Chương II: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm dệt may của Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Dệt May sang thị trường Mỹ.ChươngIII: Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may của Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu sang thị trường Mỹ.Trong khả năng có thể tôi đã rất cố gắng để hoàn thiện đề tài này, tuy nhiên do hạn chế về mặt kiến thức về thời gian cũng như nguồn tài liệu nên chắc chắn bài viết này sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để tôi có thể nhận thức về vấn đề này một cách hoàn thiện hơn. Người thực hiện : Nguyễn Xuân Bộ – MSV: 2002D22322 Luận văn tốt nghiệpCHƯƠNG I :NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ.I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU .1. Khái niệm các hình thức xuất khẩu .1.1. Khái niệm xuất khẩu. Xuất khẩu hàng hoá là việc bán, cung cấp hàng hoá dịch vụ cho bên nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một bên hay hai hoặc nhiều bên đối tác. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá (Bao gồm cả hàng hoá hữu hình hàng hoá vô hình) trong nước. Khi sản xuất phát triển trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của các quốc gia hoặc thị trường nội địa khu chế xuất ở trong nước. Xuất khẩu nhằm khai thác được lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, xuất hiện từ lâu đời, ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng chiều sâu. Hình thức cơ bản ban đầu của nó là hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia, cho đến nay nó đã rất phát triển được thể hiện thông qua nhiều hình thức. Hoạt động xuất Người thực hiện : Nguyễn Xuân Bộ – MSV: 2002D22323 Luận văn tốt nghiệpkhẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hoá hữu hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu . Hiện nay, trên thế gới có rất nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau với nhiều biến tướng của nó. Nhưng nhìn chung là có sáu hình thức xuất khẩu chủ yếu sau:- Xuất khẩu trực tiếp .- Xuất khẩu gián tiếp .- Xuất khẩu tại chỗ .- Gia công quốc tế .- Tái xuất .- Buôn bán đối lưu .2. Các lý thuyết về xuất khẩu .2.1. lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam smith. Nhà kinh tế học đầu tiên đưa ra những cơ sở lập luận nhằm giải thích cho sự ra đời của trao đổi thương mại quốc tế là Adam smith. Những quan điểm tư tưởng này của ông được trình bày trong học thuyết về lợi thế tuyệt đối . Theo Adam smith nếu hai quốc gia trao đổi thương mại trên cơ sở tự nguyện thì cả hai bên đều cùng có lợi. Nguồn gốc của lợi ích đó là do lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia đem lại .ông chỉ ra rằng khi một quốc gia sản xuất một hàng hoá có hiệu quả hơn so với quốc gia khác ,nhưng lại kém hiệu quả hơn trong sản xuất hàng hoá thứ hai thì họ có thể thu được lợi ích bằng cách mỗi quốc gia chuyên môn hoá sản xuất xuất khẩu hàng hoá có lợi thế tuyệt đối ,nhập khẩu hàng hoá không có lợi thế .Bằng cách đó tài nguyên của mỗi quốc gia sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn. Sản lượng của cả hai loại hàng hoá gia tăng chính là lợi ích từ Người thực hiện : Nguyễn Xuân Bộ – MSV: 2002D22324 Luận văn tốt nghiệpchuyên môn hoá trong sản xuất được phân bố lại giữa hai quốc gia thông qua trao đổi thương mại . Adam smith cho rằng các quốc gia có thể thu được thặng dư từ thương mại trên cơ sở của tự do kinh doanh, Thương mại tự do có thể làm cho nguồn lực của thế giới được sử dụng có hiệu quả nhất có thể tối đa hoá phúc lợi toàn thế giới . Mặc dù còn những tồn tại như không tính đến những sự khác biệt giữa các quốc gia chỉ giải thích được một phần nhỏ trong thương mại quốc tế hiện nay ,song lợi thế tuyệt đối của Adam Smith đã đóng góp những giá trị to lớn vào sự phát triển của trao đổi thương mại quốc tế. Mỗi quốc gia đều có những thế mạnh riêng trong phát triển kinh tế của mình .Lợi thế tuyệt đối trong sản xuất một hàng hoá nào đó được thể hiện ở chi phí sản xuất thấp trong từng quốc gia .Khi mỗi quốc gia biết phân tích đánh giá đúng lợi thế tuyệt đối của mình ,thực hiện chuyên môn hoá sản xuất tham gia vào phân công quốc tế, họ sẽ thu được lợi ích khẳng định lợi thế của mình trong quá trình hội nhập .2.2. Học thuyết về lợi thế tương đối của David Ricardo . Khi xây dựng học thuyết của mình ,David Ricacdo dựa trên các giả thuyết chủ yêú như: thương mại tự do ,chỉ có hai quốc gia hai loại sản phẩm ,giá trị được tính bằng lao động lao động có khả năng chuyển dịch trong mỗi quốc gia song lại không có khả năng chuyển dịch giữa các quốc gia ,chi phí sản xuất là cố định không có chi phí vận chuyển … Theo học thuyết về lợi thế tương đối thì thậm chí một quốc gia sản xuất cả hai loại hàng hoá đều kém hiệu quả hơn quốc gia kia họ vẫn có thể thu được lợi ích từ thương mại .Đó là điểm khác căn bản so với học thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith mở ra cách giải thích hoàn chỉnh hơn về trao đổi thương mại quốc tế . Theo học thuyết về lợi ích tương đối quá trình sản xuất trao đổi thương mại trong trường hợp này sẽ diễn ra như sau : quốc gia thứ nhất sẽ chuyên môn hoá sản xuất xuất khẩu sản phẩm có lợi thế tuyệt đối lớn hơn giữa hai sản phẩm trong nước nhập khẩu sản phẩm có lợi thế tuyệt đối nhỏ hơn giữa hai sản phẩm đó ,Lợi thế tuyệt đối giữa hai sản phẩm trong nước chính là lợi thế so sánh ,hay còn gọi là lợi thế tương đối của chúng .Người thực hiện : Nguyễn Xuân Bộ – MSV: 2002D22325 Luận văn tốt nghiệp Học thuyết về lợi thế tương đối của David Ricacdo là một trong những học thuyết quan trọng nhất của thương mại quốc tế ,nó mở rộng hơn tiến bộ hơn hẳn học thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith .Học thuyết này còn dùng để lý giải các vấn đề về trao đổi khác trong tương quan về lợi thế so sánh . Với học thuyết về lợi thế tương đối chúng ta thấy rõ ràng hơn những lợi ích do thương mại quốc tế đem lại .Bất cứ nước nào dù họ có những khó khăn trong phát triển sản phẩm so với các nước khác đều có thể hy vọng vào những lợi ích dành cho mình nếu họ tham gia vào phân công lao động trao đổi thương mại quốc tế. Đó chính là những cơ sở kinh tế của chủ trương mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy quá trình hội nhập ,khu vực hoá toàn cầu hoá hiện nay.2.3. Học thuyết về chi phí cơ hội của Haberler Học thuyết về lợi thế tương đối của David Ricardo tuy có những đóng góp rất quan trọng cho lý thuyết thương mại quốc tế song cũng hàm chứa những hạn chế nhất định đó là lao động không phải là đầu vào duy nhất của sản phẩm nó được sử dụng với những tỷ lệ rất khác nhau để sản xuất ra các sản phẩm khác nhau .Vì vậy cần giải thích học thuyết lợi thế tương đối theo lối khác để đảm bảo tính khoa học sức thuyết phục . Năm 1936 ,Haberler đã dựa trên lý thuyết về chi phí cơ hội để giải thích học thuyết lợi thế tương đối của Ricardo. Mặc dù kết quả nghiên cứu của hai ông là giống nhau song học thuyết của Haberler có ưu điểm nổi bật là :Thay cho việc giải thích bởi lý thuyết tính giá trị bằng lao động của Ricardo .Haberler đã giải thích bằng lý thuyết chi phí cơ hội .Điều đó tránh được các giả thiết coi lao động là yếu tố duy nhất đồng nhất để sản xuất sản phẩm . Chi phí cơ hội của một hàng hoá là số lượng của một hàng hoá khác mà người ta phải hy sinh để có đủ nguồn lực sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá thứ nhất. Quá trình phân tích mô hình thương mại với chi phí cơ hội tăng trong lý thuyết chuẩn về thương mại quốc tế cho chúng ta cách nhìn thực tế hơn ,song những kết luận được rút ra là giống nhau .Khi có lợi thế so sánh mỗi quốc gia sẽ đi vào chuyên môn hoá sản xuất các sản phẩm có lợi thế so sánh trao đổi một phần sản lượng của nó với quốc gia khác .Khi gia tăng chuyên môn hoá sản xuất một Người thực hiện : Nguyễn Xuân Bộ – MSV: 2002D22326 Luận văn tốt nghiệploại hàng hoá quốc gia đó sẽ gánh chịu chi phí cơ hội tăng lên .Quá trình đó tiếp tục diễn ra cho đến khi giá cả sản phẩm so sánh ở hai quốc gia trở lên bằng nhau thương mại đạt trạng thái cân bằng .Kết quả là khi có thương mại cả hai quốc gia sẽ đạt mức tiêu dùng cao hơn lợi ích mà mỗi quốc gia thu được là do tác động của hai nhân tố đó là do chuyên môn hoá sản xuất do trao đổi thương mại .2.4. Nguồn lực sản xuất học thuyết Heckscher – Ohlin (H-O). Trong học thuyết của David Ricardo Haberler, cũng như lý thuyết chuẩn về thương mại quốc tế chúng ta thấy cơ sở của thương mại quốc tế là do lợi thế so sánh hay lợi thế tương đối của các quốc gia .Các nhà kinh tế học đều cho rằng cơ sở của lợi thế so sánh là do sự khác nhau của năng suất lao động giữa các quốc gia tạo nên .Cách giải thích này chưa đầy đủ chưa thực sự thuyết phục .Vì vậy cần phải sử dụng đến học thuyết của các nhà kinh tế học Thụy Điển Heckscher Ohlin (gọi là H-O). Học thuyết của Heckscher – Ohlin chỉ ra cơ sở của thương mại quốc tế là do có sự khác biệt về nguồn lực sản xuất trong mỗi quốc gia .Một quốc gia sẽ xuất khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố mà họ dư thừa tương đối nhập khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia đó khan hiếm tương đối .- Yếu tố thâm dụng : Với hai sản phẩm X Y hai yếu tố sản xuất là lao động tư bản ,sản phẩm Y được coi là sản phẩm thâm dụng vốn nếu tỷ lệ vốn / lao động (K/L) sử dụng trong sản xuất sản phẩmY lớn hơn tỷ lệ K/L trong sản xuất sản phẩm X. Khi xét một sản phẩm thâm dụng tư bản hay thâm dụng lao động ,điều quan trọng không phải là số lượng tuyệt đối của tư bản hay lao động dùng để sản xuất sản phẩm đó mà là ở tỷ lệ vốn/lao động hoặc của lao động / vốn cấu thành trong sản phẩm .- Yếu tố dư thừa :Yếu tố dư thừa phản ánh tiềm năng dồi dào của một quốc gia về một yếu tố sản xuất nào đó – lao động hoặc tư bản . Như vậy yếu tố dư thừa của các quốc gia sẽ là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp làm cho giá cả của tư bản tiền công lao động trong mỗi quốc gia có lợi thế so Người thực hiện : Nguyễn Xuân Bộ – MSV: 2002D22327 Luận văn tốt nghiệpsánh trong tương quan giữa các quốc gia đó. Điều đó làm cho các nhà đầu tư sẽ cân nhắc lựa chọn sử dụng các yếu tố đầu vào có lợi nhất cho sản phẩm . Như vậy nguồn lực của mỗi quốc gia lợi thế so sánh về các yếu tố của nguồn lực là yếu tố cơ bản nhất để các quốc gia quyết định tham gia vào phân công lao động quốc tế xây dựng mô hình thương mại của mình có hiệu quả nhất .Nói một cách khác sự khác nhau giữa các yếu tố sản xuất của mỗi quốc gia là đặc biệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả sản phẩm cuối cùng. Sự khác biệt trong giá cả sản phẩm giữa hai quốc gia sẽ xác định lợi thế so sánh mô hình thương mại ,tức là quyết định quốc gia nào sẽ chuyên môn hoá xuất khẩu , nhập khẩu sản phẩm gì . Học thuyết của Heckscher – Ohlin nêu trên là học thuyết phân tích dự báo mô hình thương mại quốc tế .Trên cơ sở học thuyết này ,các nhà kinh tế hiện hành nghiên cứu sự tác động thương mại quốc tế đến giá cả của các yếu tố sản xuất. Trong số các nhà kinh tế học có công lao đóng góp hoàn thiện học thuyết này phải kể đến nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ là Paul A. Samuelson. Ông đã đưa ra học thuyết về sự cân bằng giá cả các yếu tố .Đây chính là hệ quả trực tiếp của học thuyết Heckscher – Ohlin .Vì vậy ,người ta gọi là học thuyết H-O-S . Theo Samuelson ,thương mại quốc tế sẽ dẫn đến sự cân bằng tương đối tuyệt đối lợi suất của các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia .Cụ thể là :thương mại quốc tế sẽ làm cho tiền lương của lao động đồng nhất thu nhập của tư bản đồng nhất ngang nhau giữa các quốc gia có thương mại với nhau .Điều đó có nghĩa là giá cả yếu tố tương đối tuyệt đối sẽ cân bằng .Người thực hiện : Nguyễn Xuân Bộ – MSV: 2002D22328 Luận văn tốt nghiệpII. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM DỆT MAY Ở MỸ.1. Đặc trưng thị trường dệt may Mỹ.1.1.Khả năng sản xuất hàng dệt may ở Mỹ:Dệt may là ngành công nghiệp đứng thứ 10 trong ngành công nghiệp tại Mỹ, thu hút tới 1,4 triệu người lao động trong những năm 1970. Tuy nhiên, gần ba thập kỷ qua do những thành tựu về khoa học công nghệ (KHCN) đã góp phần giải phóng sức lao động của con người nên số lượng lao động trong ngành giảm nhanh chóng. Hoạt động trong ngành công nghiệp dệt Mỹ cũng giảm mạnh do đầu tư vào hoạt động trong ngành này không thu được lợi nhuận cao bằng những ngành khác do sự cạnh tranh ồ ạt bằng giá cửa hàng nhập khẩu từ Châu Á. Mặc dù vậy ngành công nghiệp dệt may Mỹ vẫn giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế là ngành công nghiệp kỹ thuật tiên tiến do thực hiện thay đổi cơ cấu đầu tư công nghệ máy móc (hàng năm chi tới khoảng 3 tỷ USD để đầu tư duy trì các thiết bị sản xuất hiện đại).Ở Mỹ có 26000 cơ sở sản xuất, trong đó có gần 2/5 là cơ sở có số lao động từ 4 lao động trở xuống, trên 1/2 xí nghiệp có số lao động lớn hơn 4 nhỏ hơn 100. Hiện nay là thời kì khó khăn của các công ty sợi dệt may Mỹ bởi vì họ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với sản phẩm dệt may nhập khẩu.Người thực hiện : Nguyễn Xuân Bộ – MSV: 2002D22329 Luận văn tốt nghiệpĐể mài sắc cạnh tranh, nhiều công ty theo đuổi khuynh hướng xây dựng liên kết: Thiết kế - Nguyên liệu - Sản xuất - Bán lẻ, thông qua việc thay đổi cơ cấu hoạt động bằng cách sát nhập, mua lại, hoặc loại bỏ. 1.2.Nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ.Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới: Năm 2005, nhập khẩu hàng may mặc dệt kim vào thị trường Hoa Kỳ đạt 33,291 tỉ USD, tăng 5,41% so với năm 2004. Trung Quốc là nước đứng đầu về xuất khẩu hàng may mặc dệt kim sang thị trường Mỹ, tiếp theo là Mehico, honduras,…Việt Nam là nước đứng thứ 7 .Sau khi hạn ngạch hàng dệt may được bãi bỏ, nhập khẩu từ các nước xuất khẩu hàng dệt may có chi phí thấp như Trung Quốc Ấn Độ tăng mạnh. Bên cạnh hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, hàng may mặc dệt kim nhập khẩu từ Ấn Độ cũng tăng 37,91% so với năm 2004, lên 937 triệu USD.Do xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ tăng quá nhanh, ngày 8/11/2005, Hoa Kỳ Trung Quốc đó hiệp định hạn chế xuất khẩu 34 mặt hàng dệt may của Trung Quốc sang Hoa Kỳ trong thời hạn 3 năm. Hiệp định này có hiệu lực từ 1/1/2006, quy định hạn ngạch đối với một số mặt hàng dệt-may của Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008. 2. Đặc điểm tiêu dùng hàng dệt may trên thị trường Mỹ.Với dân số hơn 278 triệu người (số liệu năm 2001), thu nhập bình quân đầu người hơn 36.000 USD, Mỹ là nước đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may.Mức chi tiêu, đặc điểm nhân khẩu học, sự thay đổi thói quen làm việc, gia tăng nhập khẩu là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng hàng dệt may trên thị trường mỹ2.1.Đặc điểm tiêu dùng.2.1.1.Mức chi tiêu cho tiêu dùng hàng dệt may.Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định trong thập kỷ 90 đã giúp duy trì tiêu dùng ở mức cao. Mặc dù kinh tế Mỹ suy thoái từ tháng 3/2001 sau hơn 120 tháng tăng trưởng liên tục nhưng mức chi tiêu cho sản phẩm may mặc, đặc biệt là những sản phẩm may mặc thông thường thì giảm không đáng kể. Đó là dấu hiệu không Người thực hiện : Nguyễn Xuân Bộ – MSV: 2002D223210 [...]... sẽ công khai trước tất cả các luật các quy định đó; bằng cách công bố tất cả các văn bản đó; cho phép công dân các công ty Mỹ có quyền khiếu nại các quy định đó II TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA KỲ 1 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ của Việt Nam Dệt may được coi là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là ngành có lợi thế xuất khẩu của Việt Nam. .. nghiệp với công suất sản xuất xuất khẩu khoảng 9-10 tỷ USD.Tỷ trọng của hàng dệt may Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ trong cả năm 2005 cũng quá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 2,5 – 2,6% (2,626 tỷ USD /95 -100 tỷ USD) Thêm vào đó , công nghiệp phụ trợ của ngành dệt may Việt Nam hiện quá yếu Ngành dệt may hiện phải nhập khẩu hầu hết nguyên phụ liệu cho sản xuất :bông là... dịch tại ngân hàng ,có con dấu riêng để giao dịch 1.2 Chức năng,nhiệm vụ của công ty Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu dệt may là một đơn vị thành viên của tổng công ty dệt may Việt Nam (VINATEX) với chức năng ,nhiệm vụ chủ yếu sau : Hợp tác cùng các công ty dệt may Người thực hiện : Nguyễn Xuân Bộ – MSV: 2002D2232 26 Luận văn tốt nghiệp để sản xuất các mặt hàng dệt may phục vụ xuất khẩu tiêu dùng... đưa sản phẩm vào Mỹ, Công ty đã thu đựơc những thành công nhất định Điều đó càng chứng tỏ một điều là Công ty có nhiều khả năng thành công trên thị trường Mỹ việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của Công ty sang thị trường Mỹ là hướng đi đúng hướng cần thiết III NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG HOA KỲ 1 Giới thiệu về công ty 1.1 Lịch sử hình thành của công ty Công. .. hạn chế xuất khẩu sang hai thị trường này thì dệt may Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc cạnh tranh với nước này 2 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ của công ty sản xuất, xuất nhập khẩu dệt may 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty Người thực hiện : Nguyễn Xuân Bộ – MSV: 2002D2232 21 Luận văn tốt nghiệp Trải qua 10 năm hoạt động từ năm 1996 đến nay, Công ty đã tồn tại phát... lớn số 1 của Việt Nam ) 2.2 Tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may của Công ty sang thị trường Mỹ 2.2.1 Những bước đi của Công ty để tiếp cận với thị trường Mỹ Dự đoán được xu thế phát triển cuả ngành dệt may Việt Nam cũng như mối quan hệ thương mại Việt Mỹ, Công ty đã có những bước chuẩn bị trước để đưa sản phẩm dệt may của mình xâm nhập vào thị trường Mỹ Trước thời điểm Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ... ngạch xuất khẩu trong quý II là 680.000 usd) ,với đà này khi Việt Nam gia nhập WTO,hạn ngạch dệt may được phá bỏ thì cơ hội xuất khẩu của công ty là rất lớn với sự chuẩn bị tình hình từ mấy năm trước chắc chắn công ty sẽ còn đạt được nhiều thành tích khả quan hơn Thị trường mà công ty đang đặc biệt quan tâm là Mỹ (quốc gia nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới là thị trường xuất khẩu hàng dệt may. .. Công ty sx ,xuất nhập khẩu dệt may là đơn vị kinh tế quốc doanh hoạt động theo hình thức hạch toán phụ thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam (VINATEX) - Trước ngày 01/04/2006 công ty có tên là công ty dịch vụ thương mại số 1 được thành lập ngày 26/05/1995 theo quyết định thành lập 10/QĐ-HĐQT của tổng công ty dệt may Việt Nam trên cơ sở sát nhập các đơn vị : + Xí nghiệp dệt Hà Nội + Xí nghiệp sản xuất và. .. cần một visa tuỳ thuộc vào nước xuất xứ Một visa hàng dệt không có bảo đảm cho cho việc nhập khẩu hàng vào Mỹ Nếu thời hạn chấm dứt mà visa cho hàng đệt được cấp sau đó bởi Chính phủ nước ngoài hàng đã nhập khẩu vào Mỹ, lô hàng này sẽ không được giải phóng cho nhà nhập khẩu cho đến khi hạn ngạch mới được cấp phép 3.3 Quy định về xuất xứ hàng dệt may Hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ theo... Phòng Xuất nhập khẩu, Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Dệt May Người thực hiện : Nguyễn Xuân Bộ – MSV: 2002D2232 25 Luận văn tốt nghiệp Như vậy có thể thấy chỉ sau một năm khi Hiệp định việt Mỹ chính thức có hiệu lực thì kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ của một số mặt hàng thu được là rất lớn, thậm chí lớn hơn cả kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cùng loại sang thị trường Úc kim ngạch xuất khẩu sang . cận và đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ .Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Dệt may là một thành viên của Tổng Công ty Dệt May Việt. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm dệt may của Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Dệt May sang thị trường Mỹ.ChươngIII: Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản

Ngày đăng: 27/11/2012, 08:53

Hình ảnh liên quan

1. Khái niệm và các hình thức xuất khẩu .3 - Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ .thực trạng và giải pháp của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu dệt may

1..

Khái niệm và các hình thức xuất khẩu .3 Xem tại trang 42 của tài liệu.
II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA KỲ  - Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ .thực trạng và giải pháp của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu dệt may
II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA KỲ Xem tại trang 43 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan