RÀO CẢN NHẬP CUỘC CỦA NGÀNH SỮA VINAMILK

6 6.9K 121
RÀO CẢN NHẬP CUỘC CỦA NGÀNH SỮA VINAMILK

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đây là một phần trong môn Kinh tế Ngành mà mình và nhóm điều tra và tìm hiểu. Ngoài ra còn có các chủ đề như Năng lực thương lượng, Sức hấp dẫn của ngành, kế hoạch phân phối và phát triển sản phẩm,...

Nhóm NA: 1. Hô Thị Oanh 2. Nguyễn Duy Mạnh 3. A Hưng RÀO CẢN NHẬP CUỘC CỦA NGÀNH SỮA VINAMILK I. Thế nào là rào cản nhập cuộc? Rào cản nhập cuộc là những yếu tố ngăn chặn hoặc cản trở sự xâm nhập của những doanh nghiệp mới vào một ngành. Những yếu tố đó có thể là những yếu tố kinh tế, kĩ thuật ngăn chặn hay gây khó khăn cho những doanh nghiệp muốn thâm nhập vào một thị trường nào đó và cạnh tranh với với các hãng hiện có. - Về mặt chi phí: kẻ xâm nhập phải gánh chịu những chi phí mà doanh nghiệp đi trước trước đây đã gánh chịu. Vì vậy sức ép về chi phí ngăn cản sự xâm nhập các ngành mới - Về mặt kĩ thuật: những yếu tố về mặt kĩ thuật cũng là lợi thế của các doanh nghiệp hiện có, sự khó khăn khi các tiếp cận về maặt kĩ thuật sẽ làm chùn bước các đối thủ nhập cuộc.  Nói chung với một ngành nào đó, rào cản nhập cuộc càng cao càng tạo sự ổn định với mức giá cao và lợi nhuận cao cho ngành đó. Khi rào cản nhập cuộc thấp thì ngược lại. II. Một số thông tin về ngành sữa VINAMILK  Tốc độ tăng trưởng của ngành Nhu cầu của người tiêu dùng các sản phẩm sữa ngày càng tăng, tốc độ tăngtrưởng hàng năm cao và vẫn đang tiếp tục tăng (Giai đoạn 1996- 2006 mức tăng trường bình quân mỗi năm của ngành đạt 15,2%, chỉ thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 16,1%/năm của Trung Quốc).  Cơ cấu cạnh tranh của ngành sữa + Tính thị phần theo giá trị thì Vinamilk và Dutch Lady (một liên doanh với Hà Lan có nhà máy đặt tại Bình Dương) hiện là 2 công ty sản xuất sữa lớn nhất cả nước đang chiếm gần 60% thị phần. Sữa ngoại nhập từ các hãng như Mead Johnson,Abbott, Nestle chiếm khoảng 22% thị phần, với các sản phẩm chủ yếu là sữa bột. Còn lại 19% thị phần thuộc về khoảng trên 20 công ty sữa có quy mô nhỏ như Nutifood, Hanoi Milk, Ba Vì + Sữa bột hiện đang là phân khúc cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các s ản phẩm trong nước và nhập khẩu. Trên thị trường sữa bột, các loại sữa nhập khẩu chiếm khoảng 65% thị phần, Vinamilk và Dutch Lady hiện đang chiếm giữ thị phần lần lượt là 16% và 20%. + Hiện nay các hãng sản xuất sữa trong nước còn đang chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sách cắt giảm thuếquan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết CEPT/AFTA của khu vực ASEA N và cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới WTO. + Phân khúc thị trường sữa đặc và sữa nước chủ yếu do các công ty trong nước nắm giữ,chỉ tính riêng Vinamilk và Dutchlady, 2 công ty này đã chiếm khoảng 72 % thị phần trên thị trường sữa nước và gần 100% thị trường sữa đặc, phần còn lại chủ yếu do các công ty trong nước khác nắm giữ. Sự cạnh tranh của các sản phẩm sữa nước và sữa đặc nhập khẩu gần như không đáng kể. + Thị trường sữa nước được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, và đây cũng là thị trường có biên lợi nhuận khá hấp dẫn. Thị trường các sản phẩm sữa đặc được dự báo có tốc độ tăng trưởng chậm hơn do tiềm năng thị trường không còn nhiều, đồng thời biên lợi nhuận của các sản phẩm sữa đặc cũng tương đối thấp so với các sản phẩm sữa khác.  Cấu trúc của ngành Ngành sữa của Việt Nam là ngành phân tán do có nhiều nhà sản xuất như Vinamilk, Dutch Lady, các công ty sữa có quy mô nhỏ như Hanoimilk, Ba vì , các công ty sữa nước ngoài như Abbott, Nestle… nhưng các công ty có thị phần lớnnhư Vinamilk, Dutch Lady ( gần 60% thị phần) không đủ sức chi phối ngành mà ngày càng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng khác đặc biệt là các hãng sữa đến từ nước ngoài. III. Những rào cản nhập cuộc trong ngành sữa VINAMILK Rào cản nhập cuộc là các nhân tố gây khó khăn và tốn kém cho các đối thủ khi họ muốn tham gia gia nhập ngành và nếu thâm nhập thì luôn gặp tình huống bất lợi. Một rào cản không thể vĩnh viễn ngăn chặn các doanh nghiệp xâm nhập thị trường nhằm tác động đến cạnh tranh và phúc lợi của người tiêu dùng. Đôi khi, chỉ cần trì hoãn quá trình tham gia thị trường của các doanh nghiệp mới đã là đủ. Do đó, tồn tại rất nhiều rào cản khi gia nhập thị trường mang tính khách quan hay chủ quan. Có 4 rào cản nhập cuộc lớn nhất ảnh hưởng đến sự gia nhập của các hãng trong ngành sữa VINAMILK đó là: - Sự trung thành của các nhãn hiệu - Công nghệ cao - Lợi thế chi phí tuyệt đối - Quy định của chính phủ  Sự trung thành của nhãn hiệu Sự trung thành nhãn hiệu chỉ sự ưa thích mà người mua dành cho sản phẩm của các công ty trong ngành sữa VINAMILK hiện tại: - Hệ thống khách hàng: Ngành sữa có một hệ thống khách hàng đa dạng từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi, mỗi loại sữa có một đặc trưng riêng tạo nên sự khác biệt dành cho một lứa tuổi nhưng yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng nên ngành sữa đang chịu áp lực không hề nhỏ từ hệ thống khách hàng, đây là một vấn đề tác động tới một cách khách quan không chỉ là nỗi lo của công ty tham gia vào ngành lâu năm mà còn là khó khăn cho ngành mới gia nhập. - Ở vùng nông thôn: Không ít nhóm người tiêu dùng phản ánh rằng khi đi mua sữa ở các đại lý, họ thường nhờ sự tư vấn của người bán hàng mà nhũng người bán hàng thì chỉ am hiểu những mặt hàng sữa được ưa chuộng, vậy nên khi tư vấn cho khách hàng thì lần sau khách hàng tiếp tục dùng lại những loại đó mà không quan tâm mấy tới độ dinh dưỡng và chất lượng. - Ở vùng thành phố: nhìn chung tại thị trường này hầu hết người tiêu dùng có thu nhập cao, có hiểu biết do vậy họ có những quan niệm là tiêu dùng sản phẩm mà chất lượng cao, thương hiệu nổi tiếng hơn trong các gian hàng đại lý và tỉ trọng tiêu dùng sữa ngoại lớn như XO, duxmex , vinamilk, Nestle, Nutifut dù rằng giá có đắt hơn. - Việc tạo lập thương hiệu trong ngành sữa cũng rất khó khăn do phải khẳng định được chất lượng sản phẩm cũng như cạnh tranh các công ty lớn . Mỗi một hãng có maột thương hiệu riêng, đặc trưng riêng tạo nên sự khác biệt nhau đối với các hãng cùng ngành.  Do vậy sự trung thành nhãn hiệu sẽ gây khó khăn cho những người mới nhập cuộc muốn chiếm thị phần của các công ty hiện tại, do đó nó giảm đi các mối đe dọa nhập cuộc của các đối thủ tiềm tàng. Các đối thủ có ý muốn nhập cuộc sẽ phải thấy rằng nhiệm vụ xua đi sở thích được hình thành trong khách hàng là điều hết sức khó khăn và tốn kém. - Đối với một số khách hàng của ngành sự trung thành của họ đối với các nhãn hiệu của ngành có thể là một sự trung thành mù quáng như xung quanh mình nghe việc tiêu dùng sữa nào tốt là họ rủ nhau tiêu dùng một loại duy nhất và không thèm để ý tới các nhãn hiệu khác, còn có sự trung thành ý thức dựa trên tìm hiểu rõ ràng chất lượng, dộ dinh dưỡng, xuất xứ. Nhưng dù thế nào thì xóa đi sự trung thành là một điều hết sức khó khăn.  Mỗi công ty có thể tạo ra sự trung thành nhãn hiệu nhờ: Việc quảng cáo liên tục tên và nhãn hiệu của công ty Bảo vệ bản quyền sản phẩm Cải tiến sản phẩm thông qua các chương trình R&D Nhấn mạnh vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ khuyến mãi  Công nghệ cao: Đây là một rào cản nhập cuộc cao đối với các đối thủ nhập cuộc. - Ít có ngành công nghiệp nào lại không phụ thuộc vào công nghệ nhất là công nghiệp chế biến sản phẩm mà sản phẩm đó lại vì mục tiêu chăm sóc sức khỏe và sự phát triển do vậy yếu tố công nghệ hết sức quan trọng đối với ngành sữa cũng như đây là vấn đề khó trong tiêu chuẩn gia nhập ngành của công ty mới. - Công nghệ chế biến mới xuất hiện và còn thiếu nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này, để thành lập thêm một hãng không chỉ cần sự sáng tạo đầu tư của chuyên gia trong nước mà còn cần tới sự trợ giúp của các chuyên gia nước ngoài. - Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh dưỡng các thành phần của nó rất phức tạp đòi hỏi công nghệ hiện đại,khả tăng xử lý chất độc hại mức tối ưu nhất, các sản phẩm mới khi đưa ra phải có đặc tính ưu việt maới đủ thuyết phục khách hàng. - Kĩ thuật + Công đoạn quản trị chất lượng nguyên liệu đầu vào và đầu ra là hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng của người tiêu dùng. + Trong khi sản xuất, việc pha chế cá sản phẩm từ sữa cũng phức tạp vì các tỉ lệ vitamin, chất dinh dưỡng được pha trộn theo hàm lượng. + Khi sữa thành phẩm đã xong, các doanh nghiệp phải sử dụng vỏ hộp đạt tiêu chuẩn để dễ dàng vận chuyển đồng thời tránh được sự thất thoát trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.  Có thể nói rằng yếu tố công nghệ là một trở ngại đáng kể cho ngành khi gia nhập - Công nghệ tiên tiến mà nhà máy sữa VINAMILK đang vận hành Tại nhà máy này, toàn bộ các công đoạn từ thiết kế, xây dựng nhà xưởng đến lắp đặt máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất đều theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam về an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường. Nhà máy sữa nước Việt Nam hoạt động trên một dây chuyền tự động khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm. Quy trình sản xuất tại nhà máy khép kín ngay từ ở các khâu đầu tiên, khi hàng chục xe bồn lạnh chuyên dụng chở sữa tươi nguyên liệu tới cung cấp cho nhà máy. Trạm tiếp nhận sữa tươi nguyên liệu của nhà máy sữa Việt Nam có khả năng tiếp nhận 80 tấn sữa tươi mỗi giờ. Sữa tươi sau khi chảy qua thiết bị đo lường, lọc tự động sẽ nhập vào hệ thống bồn lạnh. Sữa tươi nguyên liệu đạt tiêu chuẩn sẽ chứa trong 3 bồn lạnh, mỗi bồn có dung tích tới 150 m3, đây là hệ thống bồn có sức chứa lớn nhất Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, nhà máy sử dụng công nghệ sản xuất ly tâm tách khuẩn hiện đại, giúp loại bỏ 99,9% vi khuẩn trong sữa tươi nguyên liệu, đây là công nghệ mới của thế giới được Vinamilk là công ty duy nhất tại Việt Nam sử dụng. Công nghệ UHT tiệt trùng ở nhiệt độ cao 140 độ C trong khoảng thời gian cực ngắn 4 giây ở giai đoạn sau đó giúp tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn có hại còn lại trong sữa, giúp đảm bảo chất lượng sữa mà không cần sử dụng chất bảo quản.  Lợi thế chi phí tuyệt đối Lợi thế chi phí tuyệt đối hàm ý là những doanh nghiệp bước vào thị trường ngành với chi phí đơn vị cao hơn bất kì mức sản lượng nào. Vì thế các công ty hiện tại trong ngành thường có lợi thế chi phí thuyệt đối so với công ty mới nhập cuộc. Các chi phí lợi thế tuyệt đối có nhiều sự khác nhau như: - Khả năng sản xuất: nhờ tích lũy được những kinh nghiệm trong quá khứ cùng quá trình hoạt động phát triển lâu dài nên khả năng sản xuất vượt trội và khả năng thích ứng với rủi ro cao hơn. - Vốn + Một dây chuyền sản xuất sữa có giá trị trung bình khoảng vài chục tỷ, đó là một khoản đầu tư không hề nhỏ chưa tính đến các chi phí xây dựng nhà máy, chi phí nhân công, chi phí nguyên liệu đầu vào trong và ngoài nước… + Các yếu tố thương mại: Ngành chế biến sữa bao gồm nhiều kênh tham gia từ chăn nuôi, chế biến, đóng gói đến phân phối tiêu dùng…Tuy nhiên vẫn chưa có tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng cho từng khâu, đặc biệt là tiếng nói của cá bộ, ngành vẫn còn riêng rẽ dẫn đến việc quy hoạch ngành sữa chưa được như mong muốn, gây nhiễu cho các công ty trong khâu sản xuất và phân phối đặc biệt là công ty mới thành lập. - Nguyên liệu đầu vào:Hầu hết các công ty cũ có khả năng tiếp cận với các nguyên liệu đầu vào,máy móc, thiết bị với giá ré hơn làm giảm bớt chi phí sản xuất góp phần sản phẩm tung sản phẩm ra thị trường với gí rẻ hơn. Phần lớn các nguyên liệu đầu vào phải nhập từ nước ngoài (khoảng 80 - Nguồn nhân lực: Hiện tại nguồn nhân lực cho ngành chế biến các sản phẩm từ sữa khá dồi dào từ các nông trại, các trường đại học chuyên ngành chế biến thực phẩm…Tuy nhiên chất lượng nguồn lực chưa cao và đó cũng là một rào cản không nhỏ cho các công ty sữa.  Các đối thủ nhập cuộc nhận thấy các doanh nghiệp hiện có của ngành có lợi thế chi phí tuyệt đối càng cao thì càng làm họ chùn bước.  Các quy định của chính phủ Các quy định của chính phủ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự gia nhập ngành - Nhà nước đã có chính sách thúc đẩy ngành sữa phát triển như khuyến khích mở trang trại nuôi bò sữa, hỗ trợ phát triển công nghệ chế biến và thay thế dần các nguyên liệu đầu vào nhập từ nước ngoài. Maột số chính sách khác khuyến khích xuất khẩu cũng giúp cho ngành có cơ hội tăng trưởng và đã từng có chính sánh bảo hộ trong một thời gian cho đến năm 2005 không cấp phép vào lĩnh vực chế biến sữa hộp, chính sách này tạo ra rào cản nhập ngành sản xuất nhưng lại có thuận lợi cho những hãng có mặt trên thị trường tăng quy mô sản xuất. Tóm lại, ngành sữa hiện nay có tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy nhiên các rào cản nhập cuộc của ngành cũng không nhỏ đối với các công ty đặc biệt về vốn và kĩ thuật chế biến. Trong tương lai công ty Vinamilk sẽ có thể đối mặt với nhiều đối thủ mới đến từ nước ngoài do nền kinh tế thị trường và có sự nổi trội về kĩ thuật, vốn, nguyên liệu đầu vào. Do đó áp lực cạnh tranh sẽ tăng từ các đối thủ tiềm năng mới. . Hưng RÀO CẢN NHẬP CUỘC CỦA NGÀNH SỮA VINAMILK I. Thế nào là rào cản nhập cuộc? Rào cản nhập cuộc là những yếu tố ngăn chặn hoặc cản trở sự xâm nhập của. tranh mạnh mẽ của các hãng khác đặc biệt là các hãng sữa đến từ nước ngoài. III. Những rào cản nhập cuộc trong ngành sữa VINAMILK Rào cản nhập cuộc là các

Ngày đăng: 19/02/2014, 22:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nhóm NA: 1. Hô Thị Oanh

  • 2. Nguyễn Duy Mạnh

  • 3. A Hưng

  • RÀO CẢN NHẬP CUỘC CỦA NGÀNH SỮA VINAMILK

    • I. Thế nào là rào cản nhập cuộc?

    • II. Một số thông tin về ngành sữa VINAMILK

      • Tốc độ tăng trưởng của ngành

      • Cơ cấu cạnh tranh của ngành sữa

      • Cấu trúc của ngành 

      • III. Những rào cản nhập cuộc trong ngành sữa VINAMILK

        • Sự trung thành của nhãn hiệu

        • Công nghệ cao:

        • Lợi thế chi phí tuyệt đối

        • Các quy định của chính phủ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan