thực tế công tác nhập khẩu tại công ty tnhhtm&xd tiến đạt

38 239 0
thực tế công tác nhập khẩu tại công ty tnhhtm&xd tiến đạt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Cao đẳng Thương mại & Du lịch HN Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Nước ta đang bước vào thời ki công nghiệp hoá,hiện đại hóa nhằm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp văn minh,hiện đại . Một nhân tố quyết định sự phát triển nền kinh tế của một đất nước chính là ngành ngoại thương,bao gồm xuất khẩunhập khẩu.Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài; còn nhập khấu chính là việc mua hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài. Hoạt động nhập khẩu phần nào nhằm giải quyết được mâu thuẫn giữa quy mô sản xuất và ranh giới có hạn của thị trường nội địa với thị trường ngoài nước, giữa tốc độ phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật với khả năng có hạn về nguồn lao động có trình độ cao, mâu thuẫn giữa sự phân bổ về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và cơ cấu nhu cầu theo lãnh thổ. Trong thời đại ngày nay cùng với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, hoạt động nhập khẩu lại càng quan trọng và khẳng định vai trò trụ cột của mình trong nền kinh tế. Không một quốc gia nào muốn phát triển mà lại cho phép mình đứng ngoài cuộc chơi chung. Đứng ngoài đồng nghĩa với việc bị loại bỏ, là đánh mất cơ hội và phải tự mình đối phó với những khó khăn to lớn. Nói cách khác, nhập khẩu là một hoạt động tất yếu khách quan quan trọng trong nền kinh tế mở cửa.Trong hiện tại và tương lai nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển hơn, nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của khách hàng càng được nâng cao. Các mặt hàng trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng nên phải nhập khẩu thêm hàng hoá từ nước ngoài. Các mặt hàng về nguyên vật liệu xây dựng trong nước ta còn thiếu và ít mẫu mã cũng như chủng loại.Trong thời gian thực tâp tai CÔNG TY TNHHTM&XD TIẾN ĐẠT em biết công ty nhập khẩu mặt hàng tôn với khối lượng lớn cũng như chủng loại.Do đó em đã lựa chọn đề tài viết về tình hình nhập khẩu mặt hàng tôn của công ty lam báo cáo thự tâp. Nguyễn Thị Hương - Lớp XNK 42 Khoa Kinh doanh thương mại Trường Cao đẳng Thương mại & Du lịch HN Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương như sau: Chương I: Lý luận chung về hoạt động nhập khẩu. Chương II: Thực tế công tác nhập khẩu tại công ty TNHHTM&XD TIẾN ĐẠT Chương III:Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện công tác nhập khẩu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy, cô giáo, của cán bộ trong công ty nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên luận văn khó tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của thầy cô và anh chị để bài báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.!. Nguyễn Thị Hương - Lớp XNK 42 Khoa Kinh doanh thương mại Trường Cao đẳng Thương mại & Du lịch HN Báo cáo thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU I/ Khái niệm, vai trò của nhập khẩu 1/ Khái niệm Thương mại quốc tế là những hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá giữa các thương nhân, pháp nhân ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Ngoại thương gồm hai quá trình ngược chiều nhau nhưng lại có mối quan hệ biện chứng với nhau, đó là nhập khẩu và xuất khẩu. Trong thời đại nền kinh tế mở cửa thì hoạt động nhập khẩu đóng vai trò quan trọng. Nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài giúp làm phong phú thị trường hàng hoá, tiếp cận công nghệ mới và nâng cao chất lượng hàng hoá. Nhập khẩu là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa nước này với nước khác, thông qua hoạt động mua bán qua biên giới quốc gia. 2/ Vai trò - Nhập khẩu tác động mạnh mẽ đến việc mở rộng giao lưu hàng hóa. Đây là một động lực phát triển kinh tế quan trọng, nhập khẩu hàng hoá sẽ thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế với các quốc gia trên thế giới. Hàng hoá sẽ vào thị trường Việt Nam phong phú và đa dạng hơn. Nhập khẩu sẽ làm cho nguồn hàng hoá trở nên đa dạng, đáp ứng được nhu cầu cần thiết của công nghiệp, của đời sống mà trong nước không đáp ứng được. Khi thực hiện nhập khẩu hàng hoá ta sẽ học hỏi được nhiều mẫu mã hàng hoá, biết thêm được nhiều sản phẩm hơn, có thể tạo ra được những sản phẩm mà trong nước chưa đáp ứng kịp thời. Để từ đó tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trong nước, tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa sản phẩm trong nước với sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Đây là một động lực phát triển kinh tế quan trọng vì khi tạo ra được sự cạnh tranh giữa các sản phẩm trong nước với các sản phẩm nhập khẩu thì sẽ thúc đẩy được nền sản xuất trong nước phát triển mạnh mẽ hơn, tiêu thụ các sản phẩm trong nước nhiều hơn các sản phẩm nhập khẩu. Sự cạnh tranh hàng hoá này là một động lực quan trọng để đưa Nguyễn Thị Hương - Lớp XNK 42 Khoa Kinh doanh thương mại Trường Cao đẳng Thương mại & Du lịch HN Báo cáo thực tập tốt nghiệp nền kinh tế nước ta sánh vai với các nước khác, làm tăng ngân sách cho nhà nước, làm cho hàng hoá đa dạng và phong phú hơn. - Nhập khẩu có thể tạo ra nhu cầu cạnh tranh giữa các nghành công nghiệp sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu cho thị trường trong nước với các hàng nhập khẩu bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm để có sức cạnh tranh tốt hơn. Với một quốc gia mà số lượng hàng nhập khẩu cao hơn so với số lượng hàng sản xuất trực tiếp ở trong nước thì sẽ tạo ra một làn sóng cạnh tranh giữa các nghành công nghiệp sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu cho thị trường trong nước với các hàng nhập khẩu bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải giảm chi phí, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã để có sức cạnh tranh tốt hơn. Tất cả các hàng nhập khẩu khi tràn vào thị trường Việt Nam chịu mức thuế rất cao vì vậy các hàng nhập khẩu có giá chênh lệch rất cao so với hàng sản xuất trong nước. Khi xảy ra tình trạng hàng nhập khẩu được tiêu dùng nhiều hơn hàng sản xuất trong nước thì sẽ làm cho hàng sản xuất trong nước bị trì trệ, không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ chậm hơn. Các doanh nghiệp không tự sản xuất được mà phải nhập khẩu hàng hóa sẽ là một tổn hại rất lớn cho doanh nghiệp. Làn sóng cạnh tranh này sẽ tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp trong nước phải giảm chi phí sản xuất, phải tăng năng suất lao động hơn nữa, phải cải thiện nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm để không thua kém các sản phẩm nhập khẩu. Thêm một điều nữa là khi doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất thì kèm theo giá thành sản phẩm cũng thấp hơn. Đối với tâm lý người tiêu dùng và với mức thu nhập của người dân Việt Nam hiện tại thì hàng hoá mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá cả hợp lý sẽ là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Vì vậy nếu các doanh nghiệp mà thực hiện tốt khâu giảm chi phí sản xuất, tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm thì hàng hoá trong nước sẽ được tiêu thụ nhiều hơn, hạn chế phải nhập khẩu hàng từ nước ngoài. Nguyễn Thị Hương - Lớp XNK 42 Khoa Kinh doanh thương mại Trường Cao đẳng Thương mại & Du lịch HN Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Nhập khẩu còn được coi là yếu tố cấu thành một chiến lược tổng hợp nhằm khuyến khích xuất khẩu và phát triển công nghiệp cùng với các chính sách khác có liên quan. - Nhập khẩu tác động đến việc tạo lập môi trường vĩ mô ổn định, cơ sở hạ tầng tốt. Có tác động khuyến khích tiếp nhận các công nghệ mới và thúc đẩy cạnh tranh. Trong thời buổi kinh tế thị trường hàng cạnh tranh hàng thì việc nhập khẩu hàng hoá là một động lực quan trọng để thúc đẩy mạnh mẽ nền sản xuất trong nước, tạo đà cạnh tranh cho các nghành công nghiệp sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu. Khi thực hiện tốt chính sách sản xuất hàng hoá trong nước, hàng hoá được sản xuất với số lượng nhiều sẽ dẫn đến dư thừa sản phẩm. Điều này là một yếu tố rất quan trọng nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hoá sang các nước khác. Điều này sẽ giúp cho hàng hoá của Việt Nam được nước ngoài biết đến nhiều hơn, hàng hoá của Việt Nam sẽ được tiêu thụ nhiều hơn, tăng thu cho ngân sách nhà nước. Một điều quan trọng nữa của hàng hoá nhập khẩu đối với chính sách kinh tế của Việt Nam đó là hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Việt Nam sẽ giúp cho các nghành công nghiệp ở Việt Nam có điều kiện được tiếp xúc nhiều hơn về công nghệ sản xuất, mẫu mã sản phẩm. Từ đó sẽ học hỏi được nhiều hơn về công nghệ sản xuất mới, để từ đó có thể áp dụng vào để sản xuất ở nước mình. Tạo cho sản phẩm sản xuất trong nước có chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn. Tạo ra sự cạnh tranh giữa các sản phẩm trong nước với các sản phẩm nhập nước ngoài. Làm tốt điều này thì hàng hoá của Việt Nam sẽ được ưa chuộng trên tất cả các thị trường, kể cả các thị trường khó tính. Nguyễn Thị Hương - Lớp XNK 42 Khoa Kinh doanh thương mại Trường Cao đẳng Thương mại & Du lịch HN Báo cáo thực tập tốt nghiệp II/ Các nguyên tắc nhập khẩu - Phải có hạn ngạch nhập khẩu Hạn ngạch nhập khẩu là những quy định của nhà nước về số lượng hoặc trị giá một mặt hàng nào đó được nhập khẩu từ một thị trường nào đó trong một thời gian nhất định. Với mục đích của hạn ngạch nhập khẩu đó là bảo hộ nền sản xuất trong nước, thực hiện sử dụng có hiệu quả quỹ ngoại tệ, thực hiện các cam kết với chính phủ nước ngoài. Khi đưa ra biện pháp hạn ngạch nhập khẩu ta sẽ thấy được rõ tác động của hạn ngạch đối với việc nâng giá hàng nhập khẩu trên thị trường nội. Đối với chính phủ và các doanh nghiệp trong nước việc cấp hạn ngạch trong nước có lợi xác định được số lượng và hàng hoá nhập khẩu. Hạn ngạch đem lại lợi nhuận cho những người xin được giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch. Hạn ngạch có thể biến một doanh nghiệp trong nước trở thành nhà độc quyền. Họ có thể đặt mức giá bán cao để thu lợi nhuận nhiều. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập và mở rộng thị trường ra bên ngoài. Chính sách nhập khẩu là một yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận thị trường bên ngoài, có cơ hội học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm từ thị trường bên ngoài. Khi tiếp cận được với các nền công nghệ sản xuất mới, nâng cao được chất lượng sản phẩm trong nước, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa sản phẩm của mình thâm nhập và mở rộng thị trường ra bên ngoài. - Bảo vệ thị trường nội địa Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu vào trong nguyên tắc nhập khẩu sẽ giúp bảo vệ được thị trường hàng hoá trong nước không bị lay động và ảnh hưởng từ những hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào. Giúp cho thị trường nội địa ổn định và vững vàng hơn khi hàng nhập khẩu tràn vào thì hàng hoá trong nước vẫn giữ được giá và bình ổn về giá cả cũng như số lượng tiêu thụ. Nguyễn Thị Hương - Lớp XNK 42 Khoa Kinh doanh thương mại Trường Cao đẳng Thương mại & Du lịch HN Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh tế quốc tế Khi các đặt ra các nguyên tắc nhập khẩu thì bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân theo. Như vậy sẽ giúp cho các doanh nghiệp đứng vững hơn trên thị trường. Khi tạo lập được một vị thế mạnh và có chỗ đứng vững, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường quốc tế. Từ đó hoạt động kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp cũng sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. III/ Qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu Sơ đồ các bước thực hiện một hợp đồng nhập khẩu 1. Xin giấy phép nhập khẩu - Giấy phép nhập khẩu: Là một biện pháp quản lý nhập khẩu dưới dang hạn chế số lượng nhưng giấy phép nhập khẩu khác hạn ngạch ở chỗ không quy định số lượng cụ thể mà chỉ yêu cầu khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải xuất trình. - Bước thực hiện: mỗi giấy phép chỉ cấp cho một chủ hàng để nhập một hoặc một số mặt hàng với một nước nhất định, chuyên chở bằng một phương thức vận tải và giao nhận tại một cửa khẩu nhất định. Muốn xin được giấy Nguyễn Thị Hương - Lớp XNK 42 Khoa Kinh doanh thương mại Xin giấy phép nhập khẩu Mở L/C Thuê phương tiện vận tải Mua bảo hiểm Nhận hàng Khiếu nại (nếu có) Thanh toán Kiểm tra hàng nhập Làm thủ tục hải quan Trường Cao đẳng Thương mại & Du lịch HN Báo cáo thực tập tốt nghiệp phép nhập khẩu của Bộ Công Thương các doanh nghiệp nhập khẩu cần phải điền vào đơn xin cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu in sẵn (04 bản) có chữ kí của giám đốc kèm theo bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương, phiếu hạn ngạch và gửi đến phòng giấy phép của Bộ Công Thương . Sau 03 ngày kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đó, Phòng giấy phép sẽ tiến hành xem xét và cấp giấy phép nếu thấy phù hợp. Hiện nay phần lớn hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam đều không phải xin giấy phép nhập khẩu. Tuy vậy, những mặt hàng mà việc nhập khẩu chúng có ảnh hưởng lớn đến sản xuất trong nước thì chủ hàng vẫn phải xin giấy phép nhập khẩu như: - Xi măng Portland đen và trắng - Đường tinh luyện, đường thô. - Xe hai bánh, ba bánh nguyên chiếc mới 100% và bộ linh kiện không có đăng kí tỉ lệ nội địa hoá. - Phương tiện vận chuyển hành khách từ 9 chỗ ngồi trở xuống, loại mới - Hàng nhập khẩu theo hạn ngạch: Chính phủ số 46/2001/QĐ-TTg Ngoài ra, một số hàng nhập khẩu phải xin giấy phép của bộ chuyên ngành theo danh mục công bố hàng năm của từng bộ 2. Mở L/C Để thực hiện hợp đồng nhập khẩu, việc quan trọng đầu tiên là nhà nhập khẩu Việt Nam phải tiến hành mở L/C cho người nước ngoài hưởng. Để mở được L/C tại ngân hàng, trước hết đơn vị nhập khẩu phải mở một tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng đó, đồng thời nộp bản sao giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng kí mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu do hải quan cấp. Các bước mở L/C như sau - Nộp cho phòng nhập khẩu của ngân hàng các giấy tờ như sau: + Bản sao giấy phép nhập khẩu hàng hoá nếu hàng quản lý bằng giấy phép. Nguyễn Thị Hương - Lớp XNK 42 Khoa Kinh doanh thương mại Trường Cao đẳng Thương mại & Du lịch HN Báo cáo thực tập tốt nghiệp + Bản sao hợp đồng nhập khẩu hàng hoá. + Giấy đề nghị mở L/C (theo mẫu của ngân hàng) có chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng của đơn vị nhập khẩu. - Ký quỹ mở L/C. - Thanh toán phí mở L/C cho ngân hàng. 3. Thuê phương tiện vận tải Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, người nhập khẩu có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải tuỳ thuộc vào các điều khoản của hợp đồng mua bán, đặc biệt là điều kiện cơ sở giao hàng. Trong các điều kiện cơ sở giao hàng EXW, FAS, FOB và FCA người nhập khẩu phải có nghĩa vụ thuê phương tiện vận chuyển. Công việc này được tiến hành như sau: Nếu hàng xuất khẩu có khối lượng lớn đủ một chuyến tàu và có tính đồng nhất như than, quặng, lương thực nhà xuất khẩu thường thuê tàu chuyến để chở hàng. Còn đối với những hàng số lượng nhỏ, lẻ tẻ đóng trong bao kiện, nơi hàng đến lại nằm trên tuyến đường đi của tàu chợ, nhà xuất khẩu phải đăng ký chỗ trên tàu chợ gọi là lưu khoang tàu để chở hàng. Để lưu khoang tàu chợ, việc đầu tiên chủ hàng phải nghiên cứu lịch trình chạy của tàu chợ. Từ đó, chọn hãng tàu có uy tín và cước phí rẻ. Tiếp đó, chủ hàng đến đại lý hãng tàu, điền và ký vào đơn xin lưu khoang (booking note), sau khi hãng tàu đồng ý nhận chuyên chở, đồng thời đóng cước phí vận chuyển. Còn đối với công việc thuê tàu chuyến thì phức tạp hơn nhiều vì chủ hàng phải trực tiếp đàm phán với hãng tàu để ký hợp đồng thuê tàu 4. Mua bảo hiểm Người nhập khẩu phải mua bảo hiểm cho hàng hoá khi hợp đồng mua bán hàng hoá sử dụng các điều kiện cơ sở giao hàng: EXW, FAS, FOB, FCA, CFR và CPT. Công việc này tiến hành như sau: Khi mua bảo hiểm, chủ hàng nhập khẩu phải xác định 3 vấn đề: - Mua bảo hiểm ở công ty bảo hiểm nào. - Mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào. Nguyễn Thị Hương - Lớp XNK 42 Khoa Kinh doanh thương mại Trường Cao đẳng Thương mại & Du lịch HN Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Mua bảo hiểm với giá trị là bao nhiêu. Trước hết chủ hàng phải nghiên cứu kỹ hợp đồng mua bán ngoại thương và nội dung thư tín dụng. Trường hợp hai văn bản trên không qui định rõ, chủ hàng nhập khẩu phải căn cứ vào các yếu tố như tính chất của hàng nhập khẩu, tuyến đường vận chuyển, thời tiết khí hậu Bước tiếp theo, chủ hàng đến công ty bảo hiểm điền vào giấy yêu cầu được bảo hiểm cho hàng hoá chuyên chở theo mẫu sẵn và kí hợp đồng bảo hiểm dưới hai hình thức Đơn bảo hiểm hay Giấy chứng nhận bảo hiểm. Sau đó chủ hàng phải đóng phí bảo hiểm trước khi tàu rời bến. 5. Làm thủ tục hải quan Việc làm thủ tục hải quan cho hàng hoá nhập khẩu về cơ bản có một số đặc điểm sau: Tờ khai hải quan đối với hàng nhập khẩu có mã số HQ/2002-NK, nền màu xanh lá cây nhạt, có in chữ “nhập khẩu” màu xanh đậm, chìm. Tờ khai này gồm 38 mục: người nhập khẩu phải điền vào ô từ 1 đến 29; từ ô số 30 đến 38 dành cho hải quan kiểm tra hàng hoá và tính thuế; riêng ô số 31, nhà nhập khẩu phải kí tên sau khi chứng kiến việc kiểm tra hàng hoá thực tế. - Bộ hồ sơ khai báo hải quan hàng nhập khẩu bao gồm. - Chứng từ phải nộp: tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu: 02 bản chính. + Hợp đồng mua bán ngoại thương: 01 bản sao. + Vận đơn: 01 bản sao. Ngoài ra đối với hàng hoá không đồng nhất, nộp thêm bản kê chi tiết hàng hoá (01 bản chính, 01 bản sao); đối với hàng nhập khẩu có điều kiện nộp thêm giấy phép nhập khẩu (01 bản chính); giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nếu có qui định (01 bản chính); giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch (01 bản chính) Chứng từ phải xuất trình: + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01 bản sao hoặc bản chính. Nguyễn Thị Hương - Lớp XNK 42 Khoa Kinh doanh thương mại [...]... và giải pháp hoàn thiện công tác nhập khẩu Trong thời gian thực tập tại công ty em đã học hỏi và tiếp thu thêm được nhiều kinh nghiệm trong công tác nhập khẩu Trong thời gian này, em đã thấy được tầm quan trọng của công việc nhập khẩu hàng hoá Công ty TNHH TM&XD TIẾN ĐẠT là một công ty tuy mới thành lập nhưng hoạt động rất hiệu quả Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt đó, công ty cần phải phát huy hơn... Cao đẳng Thương mại & Du lịch HN Báo cáo thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG II : THỰC TẾ CÔNG TÁC NHẬP KHẨU HÀNG TÔN TẠI CÔNG TY TNHH TM&XD TIẾN ĐẠT _Tên công ty: CÔNG TY TNHH TM&XD TIẾN ĐẠT _Tên Tiếng Anh: TIEN DAT TRADING AND CONSTRUCTION COMPANY LIMITED _Tên viết tắt: TIEN DAT & CCO.,LTD _Trụ sở công ty: Số nhà 37 tổ 42 khu tập thể Học Viện An Ninh, đường Khuất Duy Tiến, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Thành... Nga Công ty đã nhanh chóng lắm bắt được sự đỏi mới của thị trường hàng hoá ở mỗi nước.Vì trong kinh doanh khi có lợi nhuận cao thì công ty sẽ hợp tác với nước đó Biểu đồ 4: Cơ cấu thị trường nhập khẩu năm 2008 của công ty TNHH TM&XD TIẾN ĐẠT Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu mặt hàng tôn của công ty năm 2008 ta thấy: _Thị trường Đài Loan giảm tỷ lệ nhập khẩu của công ty rõ... trường nhập khẩu của công ty trong 3 năm có sự tăng ,giảm khác nhau Năm 2006 công ty nhập khẩu hàng hoá nhiều nhất ở thị trường Đài Loan nhưng trong 2 năm 2007; năm 2008 thì công ty đã giảm tỷ lệ nhập khẩu ở nước này Thay vào đó là thị trường Trung Quốc;Nga được công ty nhập khẩu với tỷ lệ lớn Đáng quan tâm là thị trường Trung Quốc tỷ lệ nhập khẩu tăng rất nhanh vì Trung Quốc là một nước có nền công. .. mại & Du lịch HN Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ kim ngạch nhập khẩu trong 3 năm của công ty ta có thể thấy kim ngạch của công ty qua các năm như sau: _ Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty năm 2006 với 3 mặt hàng là 40.210.110 đồng _ Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty năm 2007 với 3 mặt hàng là 45.041.724 đồng _ Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty năm 2008 với 3 mặt hàng... trường nhập khẩu mặt hàng tôn của công ty giai đoạn 2006_2008 ĐVT:% Năm Tên nước 1 Đài Loan 2.Trung Quốc 3 Nga 2006 2007 2008 45,5 30 25,5 40 35,7 23,5 32,1 43,6 28,3 (Nguồn: phòng kinh doanh thương mại) Biểu đồ 3: Cơ cấu thị trường nhập khẩu năm 2006 của công ty TNHH TM&XD TIẾN ĐẠT Nhìn vào bảng số liệu và bảng số liệu cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng tôn của công ty nam 2006 ta thấy công ty nhập khẩu. .. Tổng cơ cấu nhập khẩu của công ty năm 2007 với 3 mặt hàng là 3.058.704.000 kg _ Tổng cơ cấu nhập khẩu của công ty năm 2008 với 3 mặt hàng là 3.411.700.000 kg Cụ thể cơ cấu nhập khẩu của từng mặt hàng như sau: a.Mặt hàng tôn cuộn đen: _ Nhập khẩu năm 2006 là 1.399.450 000 kg chiếm 56% tổng sản phẩm nhập khẩu năm 2006 _ Nhập khẩu năm 2007 là 1.800.682.000 kg chiếm 59% tổng sản phẩm nhập khẩu năm 2007.So... cáo thực tập tốt nghiệp mua lẻ, khách hàng mua buôn và khách hàng dự án ) những sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt _ Công ty được phép hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và điều lệ này nhằm đạt hiệu quả kin tế tốt nhất cho công ty 3/Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty: Giám đốc công ty Thành viên trong công ty Thủ quỹ Kế toán thuế Kế toán nhập khẩu Kế toán công. .. ngạch nhập khẩu tăng 1.539.972 đồng Nguyên nhân dẫn đến kim ngạch nhập khẩu tăng liên tục qua các năm chính là do cơ cấu nhập khẩu tăng về khối lượng nhập khẩu, trong khi đơn giá giảm qua các năm Như vậy qua bảng số liệu và biểu đồ về kim ngạch nhập khẩu 3 mặt hàng ta có thể thấy công ty nhập khẩu đều tăng qua các năm trong khi đơn giá tằng, giảm qua các năm Kim ngạch nhập khẩu nhiều nhất của công ty. .. THIỆN CÔNG TÁC NHẬP KHẨU I/ Định hướng phát triển của công ty 1 Kết quả đã đạt được Công ty thành lập cho đến thời điểm hiện tại đã được 5 năm Trong 5 năm công ty đã có những đóng góp to lớn vào ngân sách của nhà nước tạo công ăn việc làm cho người dân, đặc biệt thúc đẩy nền kinh tế của đất nước ngày càng đi lên góp phần nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước đi theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá Công . cáo thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG II : THỰC TẾ CÔNG TÁC NHẬP KHẨU HÀNG TÔN TẠI CÔNG TY TNHH TM&XD TIẾN ĐẠT _Tên công ty: CÔNG TY TNHH TM&XD TIẾN ĐẠT. _Tên. trung thực của biên bản cuộc họp. II /Thực trạng nhập khẩu mặt hàng tôn của công ty TNHH TM &XD TIÊN ĐAT. 1/Cơ cấu hàng nhập khẩu. Công ty nhập khẩu

Ngày đăng: 19/02/2014, 12:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU

    • I/ Khái niệm, vai trò của nhập khẩu

      • 1/ Khái niệm

      • 2/ Vai trò

      • II/ Các nguyên tắc nhập khẩu

      • III/ Qui trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

        • 1. Xin giấy phép nhập khẩu

        • 2. Mở L/C

        • 3. Thuê phương tiện vận tải

        • 4. Mua bảo hiểm

        • 5. Làm thủ tục hải quan

        • 6. Nhận hàng

        • 6.1. Đối với hàng rời, chuyên chở bằng tàu chuyến

        • 6.2. Đối với hàng chuyên chờ bằng container

        • 7. Kiểm tra hàng nhập khẩu

        • 8. Thanh toán

        • 9. Khiếu nại

        • CHƯƠNG II : THỰC TẾ CÔNG TÁC NHẬP KHẨU HÀNG TÔN TẠI CÔNG TY TNHH TM&XD TIẾN ĐẠT

          • I/ Giới thiệu về công ty.

            • 1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

            • 2/ Chức năng , nhiệm vụ của công ty.

            • 3/Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty.

            • II/Thực trạng nhập khẩu mặt hàng tôn của công ty TNHH TM &XD TIÊN ĐAT.

              • 1/Cơ cấu hàng nhập khẩu.

              • 2. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng tôn:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan