cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

18 1.3K 0
cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án kinh tế chính trị 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Tầm quan trọng của vấn đề: Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, là một bước ngoặt cách mạng trong nhận thức về chủ nghĩa hội và con đường đi lên chủ nghĩa hội ở Việt Nam. Đại hội VII (1991) và VIII (1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục đường lối đó và tiến những bước mới trong nhận thức về chủ nghĩa hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội được Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua khẳng định: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Văn kiện Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh: “Sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa hội và cả khi chủ nghĩa hội đã được xây dựng”. Phát huy những kết quả đổi mới đã đạt được, sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, tổng kết lý luận - thực tiễn, Đại hội IX của Đảng (4/2001) đã chính thức đưa ra khái niệm “kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa”, khẳng định chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa hội, là đường lối chiến lược nhất quán. Phát triển kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa là bước đi phù hợp với giai đoạn lịch sử mà đất nước hiện nay đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội. Đại hội X của Đảng khẳng định những thành tựu rất quan trọng đã đạt được trong 5 năm 2001 - 2005, trong đó thể chế kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa bước đầu được xây dựng, nhưng còn nhiều vướng mắc và chưa thật đồng bộ. Đại hội xác định những năm tới phải tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa; yêu cầu phải nắm vững những nội dung quan trọng của định hướng hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, Phan Nữ Thu Trang Lớp BHTM K48 Đề án kinh tế chính trị 2 nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh. 2. Ý nghĩa của vấn đề đối với bộ môn kinh tế chính trị: Ta đã biết đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị chính là phương thức sản xuất hay nói cách khác là nó nghiên cứu các quan hệ sản xuất trong mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Nó không chỉ nghiên cứu những biểu hiện bề ngoài của các hiện tượng kinh tế mà đi sâu vạch rõ tìm bản chất, tìm ra những mối liên hệ và sự lệ thuộc bên trong của cả hiện tượng và quá trình kinh tế trên cơ sở đó hình thành nên các phạm trù và khái niệm. Kết quả cao nhất của sự phân tích khoa học các quan hệ sản xuất, các quá trình kinh tế nói chung là phát hiện ra các quy luật, tính quy luật kinh tế và sự tác động của chúng nhằm mục đích ứng dụng một cách có hiệu quả trong thực tiễn. Vì vậy mà kinh tế thị trường cũng không nằm ngoài đối tượng nghiên cứu của bộ môn này. Đặc biệt là khi nước ta định hướng phát triển nền kinh tế thị trường thì đây chính là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng mà bộ môn cần nghiên cứu để có thể đưa vào ứng dụng một cách có hiệu quả và đúng đắn trong thực tiễn, đẩy mạnh mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực. 3. Sử dụng phương pháp: Phương pháp sử dụng là phương pháp luận của kinh tế chính trị. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa ở Việt Nam: a. Mô hình kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường, phù hợp Phan Nữ Thu Trang Lớp BHTM K48 Đề án kinh tế chính trị 3 với điều kiện và đặc điểm cụ thể của Việt Nam; là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc bản chất của chủ nghĩa hội, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, hội công bằng, dân chủ, văn minh”; động lực chung để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời coi trọng khuyến khích cả vật chất và tinh thần, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và hội. Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa, những yếu tố, phương tiện và công cụ của kinh tế thị trường được sử dụng, phát triển để xây dựng chủ nghĩa hội; tính chất hội chủ nghĩa của nền kinh tế ngày càng được hình thành rõ nét hơn trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội. Đây là nền kinh tế thị trường có tổ chức, có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vai trò làm chủ hội của nhân dân và sự quản lý của Nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa, được nhân dân đồng tình và là chủ thể xây dựng; là sự nắm bắt và tự giác vận dụng sáng tạo xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay, tiếp thu có chọn lọc thành tựu của nền văn minh nhân loại, sử dụng và phát huy cao độ vai trò tích cực của kinh tế thị trường, đồng thời hạn chế tối đa những khuyết tật của tính tự phát trong kinh tế thị trường, nhằm thực hiện có kết quả mục tiêu từng bước quá độ lên chủ nghĩa hội, để Việt Nam có thể hội nhập với thế giới, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm trở thành một nước công nghiệp hiện đại. b. Trong nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa, quan hệ sản xuất không ngừng được đổi mới và hoàn thiện, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhằm giải phóng triệt để và thúc đẩy phát triển mạnh lực lượng sản xuất, cải thiện nhanh đời sống của nhân dân, tạo ra sự đồng thuận ngày càng cao trong hội, tạo động lực thu hút mạnh mọi nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển, và giữ vững ổn định chính trị - hội; lấy phát triển lực lượng sản xuất làm động lực để không ngừng hoàn thiện và đổi mới quan hệ sản xuất. Thực hiện xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu. Các Phan Nữ Thu Trang Lớp BHTM K48 Đề án kinh tế chính trị 4 thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, cùng phát triển lâu dài; trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng hội chủ nghĩa, là một động lực phát triển kinh tế - hội; nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài được thu hút mạnh; kinh tế cổ phần ngày càng phát triển, trở thành hình thức tổ chức kinh tế phổ biến, thúc đẩy hội hoá sản xuất và đầu tư. Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi hội; thực hiện công bằng trong phân phối để tạo động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế - hội. c. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân, toàn hội; trong đó việc hình thành và phát triển một hệ thống doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, có sức cạnh tranh cao, có uy tín lớn là một nhiệm vụ chiến lược. Mọi công dân có quyền tự do đầu tư, kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn mà pháp luật không cấm; có quyền bất khả xâm phạm về quyền sở hữu hợp pháp; có quyền bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội và các nguồn lực phát triển, trong cung cấp và tiếp nhận thông tin. Nhà nước định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường, phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩahội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa và sự hình thành, phát triển của các thị trường hàng hoá và dịch vụ, tài chính (vốn và tiền tệ), bất động sản, sức lao động, khoa học và công nghệ…, Nhà nước tạo môi trường Phan Nữ Thu Trang Lớp BHTM K48 Đề án kinh tế chính trị 5 đầu tư và kinh doanh thuận lợi để phát huy các nguồn lực cho phát triển theo cơ chế thị trường, các chủ thể hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai và minh bạch, có trật tự, kỷ cương, các giao dịch thị trường diễn ra phù hợp với các nguyên tắc của kinh tế thị trường; hỗ trợ phát triển, chăm lo xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, hội quan trọng; đảm bảo tính bền vững và tích cực của các cân đối kinh tế vĩ mô, hạn chế các rủi ro và tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng hệ thống pháp luật; tác động đến thị trường chủ yếu thông qua cơ chế, chính sách và các công cụ kinh tế, sử dụng một số biện pháp để hỗ trợ thị trường trong nước khi cần thiết, không trái với các cam kết khi hội nhập. Nhà nước thực hiện sự ưu đãi hoặc hỗ trợ phát triển không phân biệt hình thức sở hữu, đối với một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm, đối với một số mục tiêu (như xuất khẩu, tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, khắc phục những rủi ro), một số địa bàn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không phân biệt thành phần kinh tế và phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta. Nhà nước quan tâm bồi dưỡng, đào tạo và biểu dương các doanh nh ân có tài, có đức và thành đạt. Nhà nước định hướng, tạo môi trường để phát triển có hiệu quả các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, hình thành một hệ thống doanh nghiệp Việt Nam nhiều về số lượng, có sức cạnh tranh cao, có thương hiệu uy tín, chủ lực là một số tập đoàn kinh tế lớn dựa trên chế độ cổ phần. Doanh nghiệp nhà nước không ngừng được đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả; chủ yếu dưới hình thức công ty cổ phần nhiều chủ sở hữu; phát huy vai trò nòng cốt, tập trung vào một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sản xuất tư liệu sản xuất và dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, một số lĩnh vực công ích; làm nòng cốt trong các tập đoàn kinh tế lớn có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Các loại hình kinh tế tập thể, nhất là các hợp tác được đổi mới và phát triển mạnh. Kinh tế tư nhân được khuyến khích và phát triển mạnh không hạn chế quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm. Thu hút Phan Nữ Thu Trang Lớp BHTM K48 Đề án kinh tế chính trị 6 mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành nghề, các lĩnh vực kinh doanh quan trọng. d. Trong nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa Việt Nam, phát triển kinh tế, hội và văn hoá gắn kết chặt chẽ, hài hoà. Các mục tiêu kinh tế và các mục tiêu hội được kết hợp chặt chẽ trên bình diện cả nước cũng như ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách hội trên cơ sở phát triển kinh tế. Đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo; khuyến khích, tạo điều kiện để mọi người dân làm giàu chính đáng, đồng thời giúp đỡ người khác thoát nghèo, từng bước khá giả hơn; thực hiện chính sách ưu đãi hội đối với những người có công với nước; thực hiện các chính sách hội bảo đảm an toàn cuộc sống cho mọi thành viên trong cộng đồng, hỗ trợ những vùng bị thiên tai, những người gặp khó khăn cơ nhỡ. Càng đi vào kinh tế thị trường, càng chăm lo tốt hơn phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, phát triển giáo dục, văn hoá, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; càng phải đề cao vai trò của Nhà nước, của hội, phát huy các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực hội, thực hiện yêu cầu gắn kết hài hoà giữa kinh tế và hội. Phát triển văn hoá gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với sự phát triển kinh tế, hội. Nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phải thực sự trở thành nền tảng tinh thần của hội. Không ngừng xây dựng và hoàn thiện giá trị của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế; bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức cao đẹp và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam. e. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp nội lực với ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới thành nguồn lực tổng hợp để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đất nước nhanh và bền vững; trong đó nội lực là nhân tố quyết định đối với sự phát triển, các nguồn lực bên ngoài có vai trò rất quan trọng giúp cho phát huy nội lực mạnh hơn. Phan Nữ Thu Trang Lớp BHTM K48 Đề án kinh tế chính trị 7 Nền kinh tế độc lập tự chủ trước hết là độc lập tự chủ về đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh, có sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập và hợp tác quốc tế dựa trên các nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; giữ vững độc lập dân tộc và định hướng hội chủ nghĩa, bảo vệ và phát triển nền văn hoá dân tộc trong hội nhập kinh tế quốc tế, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm lợi ích cao nhất và là nguyên tắc chủ đạo, đồng thời linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tận dụng điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế so sánh, đổi mới công nghệ và trình độ quản lý, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của sản phẩm và dịch vụ Việt Nam tại thị trường trong nước và trên thế giới. 2. Các giải pháp xây dựng kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa ở Việt Nam: a. Nắm vững định hướng hội chủ nghĩa trong xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta. Từ thực tiễn 20 năm đổi mới, một trong những bài học lớn Ðại hội X của Ðảng đã rút ra là: “Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ðổi mới không phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa hội mà là làm cho chủ nghĩa hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn”. Ðại hội đã xác định: “Xã hội hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn Phan Nữ Thu Trang Lớp BHTM K48 Đề án kinh tế chính trị 8 kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Ðể đi lên chủ nghĩa hội, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của hội; xây dựng nền dân chủ hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”. Ðại hội đã xác định phải “nắm vững định hướng hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta” với những nội dung đặc trưng chủ yếu như đã nêu trên. b. Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh. Ðại hội X của Ðảng đã chỉ rõ phương hướng phát triển và quản lý các loại thị trường cơ bản (hàng hóa và dịch vụ, tài chính, bất động sản, sức lao động, khoa học và công nghệ); với tư tưởng xuyên suốt là: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế thị trường, tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường, để các giao dịch thị trường diễn ra phù hợp với các nguyên tắc của thị trường. Hoàn thiện hệ thống quy tắc vận hành của các tổ chức tham gia thị trường đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế. Ðiều chỉnh mạnh chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Nhà nước, tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo môi trường kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, không can thiệp trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh”. Những vấn đề cốt lõi trong phát triển các loại thị trường, Ðại hội X của Ðảng đã chỉ ra là: Phan Nữ Thu Trang Lớp BHTM K48 Đề án kinh tế chính trị 9 - Phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ theo hướng thu hẹp những lĩnh vực Nhà nước độc quyền kinh doanh, xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp; tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giá; đẩy mạnh tự do hóa thương mại phù hợp với cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; tạo bước phát triển mới đối với thị trường dịch vụ, nhất là những dịch vụ cao cấp, có hàm lượng trí tuệ cao, giá trị gia tăng lớn. - Phát triển vững chắc thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ theo hướng đồng bộ, có cơ cấu hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động, hiện đại hóa và đa dạng hóa, mở cửa theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Phát triển thị trường bất động sản, bao gồm thị trường quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền với đất theo hướng bảo đảm quyền sử dụng đất chuyển thành hàng hóa một cách thuận lợi, làm cho đất đai thật sự trở thành nguồn vốn cho phát triển; thị trường bất động sản trong nước có sức cạnh tranh so với thị trường khu vực, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư; Nhà nước vừa quản lý tốt thị trường bất động sản vừa là nhà đầu tư bất động sản lớn nhất. - Phát triển thị trường sức lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung - cầu lao động; phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm; có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động; đẩy mạnh xuất khẩu lao động, có chính sách nhập khẩu lao động chất lượng cao; hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển chọn và sử dụng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước và bộ máy công quyền; đa dạng hóa các hình thức giao dịch việc làm; bảo đảm quyền lựa chọn chỗ làm việc và nơi cư trú của người lao động; thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động; bảo đảm quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động. - Phát triển thị trường khoa học và công nghệ theo hướng phần lớn sản phẩm khoa học và công nghệ (trừ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ xây dựng đường lối, chiến lược, chính sách phát triển) trở thành hàng hóa, Phan Nữ Thu Trang Lớp BHTM K48 Đề án kinh tế chính trị 10 được mua bán thuận lợi trên thị trường; chuyển các tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc nhiều loại hình sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. c. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để phát triển mạnh và có hiệu quả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước định hướng, tạo môi trường để phát triển có hiệu quả các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp. Ðại hội X đã chỉ rõ phương hướng hoàn thiện cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp nhà nước thật sự hoạt động trong môi trường cạnh tranh, công khai minh bạch, nâng cao hiệu quả; tổng kết thực tiễn để sớm có chính sách, cơ chế cụ thể khuyến khích phát triển mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thể; xóa bỏ mọi rào cản, tạo tâm lý hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể; cải thiện môi trường pháp lý và kinh tế, đa dạng hóa các hình thức và cơ chế để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vào những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh quan trọng. d. Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế nhằm chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước Ðể tạo bước ngoặt về hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại, Ðại hội X đã xác định nhiệm vụ khẩn trương đổi mới thể chế kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm lợi ích quốc gia và phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, tạo lập những điều kiện thuận lợi hơn nữa để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế như vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp, tín dụng thương mại và các nguồn vốn quốc tế khác. e. Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý Nhà nước. Ðại hội X của Ðảng xác định các chức năng Nhà nước phải tập trung làm tốt; những nội dung rất quan trọng là: Phan Nữ Thu Trang Lớp BHTM K48 [...]... III KT LUN 13 TI LIU THAM KHO 15 Phan N Thu Trang Lp BHTM K48 ỏn kinh t chớnh tr 17 TI : đặc trng của nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa ở việt nam? giải pháp xây dựng nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa ở việt nam NHN XẫT CA GIO VIấN Phan N Thu Trang Lp BHTM K48 ỏn kinh t chớnh tr Phan N Thu Trang 18 Lp BHTM K48 ... cú th thy rừ vai trũ quan trng trong vic nhn thc v vn phỏt trin kinh t th trng Vit Nam v tớnh cn thit ca vic tỡm hiu vn ny Vic xõy dng bn ỏn ó giỳp tụi hiu thờm rt nhiu v th ch kinh t th trng nh hng XHCN nc ta, nhng thnh tu, hn ch ca nú Tụi mong rng nú cng s mt phn no ú giỳp cỏc bn sinh viờn khỏc, c bit l sinh viờn kinh t nhn thc ỳng n v tỡm ra c cho mỡnh hng i trong tng lai Vic xõy dng bn ỏn... vng ca nn ti chớnh quc gia - Phõn nh rừ chc nng, mi quan h gia Quc hi, Chớnh ph v cỏc b, ngnh, y ban nhõn dõn tnh, thnh ph trc thuc Trung ng trong qun lý nh nc v kinh t v xó hi éi hi X ca éng yờu cu phi thc hin ng b, kiờn quyt cỏc gii phỏp phũng, chng tham nhng trong b mỏy nh nc; khn trng Phan N Thu Trang Lp BHTM K48 ỏn kinh t chớnh tr 12 xõy dng v thc hin kiờn quyt h thng phỏp lut ng b v phũng nga,... i kinh t v mụ, hn ch cỏc ri ro v tỏc ng tiờu cc ca c ch th trng - Tỏc ng n th trng ch yu thụng qua c ch, chớnh sỏch v cỏc cụng c kinh t; ng thi s dng kp thi cú hiu qu mt s bin phỏp cn thit khi th trng trong nc hot ng khụng cú hiu qu hoc th trng khu vc v th gii cú bin ng ln - Thc hin qun lý nh nc bng h thng phỏp lut, gim ti a s can thip hnh chớnh vo hot ng ca th trng v doanh nghip Tỏch chc nng qun lý... nhiu v th ch kinh t th trng nh hng XHCN nc ta, nhng thnh tu, hn ch ca nú Tụi mong rng nú cng s mt phn no ú giỳp cỏc bn sinh viờn khỏc, c bit l sinh viờn kinh t nhn thc ỳng n v tỡm ra c cho mỡnh hng i trong tng lai Phan N Thu Trang Lp BHTM K48 ỏn kinh t chớnh tr 15 TI LIU THAM KHO - Tp chớ cng sn - Giỏo trỡnh kinh t chớnh tr (NXB Giỏo dc & o to) - Ti liu hi ỏp v vn kin i hi IX ca ng (NXB Chớnh tr Quc... dng nn kinh t theo th ch kinh t th trng XHCN Nhng nm qua ng, Nh nc v nhõn dõn ta ó gp rt nhiu khú khn cng nh thỏch thc nhng vi s n lc ht mỡnh chỳng ta ó thu c nhiu thnh tu to ln iu ú ó chng t c s ỳng n trong quan im Ch o ca ng v Nh nc ta c bit l nc ta ó gia nhp t chc thng mi th gii WTO - mt sõn chi y nhng khú khn v thỏch thc Gia nhp sõn chi WtO va l c hi v vn mnh gii tr Khong thi gian m chỳng ta cam . tiến những bước mới trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội VII của Đảng. định hướng xã hội chủ nghĩa là bước đi phù hợp với giai đoạn lịch sử mà đất nước hiện nay đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội X của

Ngày đăng: 19/02/2014, 10:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

    • 1. Tầm quan trọng của vấn đề:

    • 2. Ý nghĩa của vấn đề đối với bộ môn kinh tế chính trị:

    • 3. Sử dụng phương pháp:

    • II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

      • 1. Những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:

      • 2. Các giải pháp xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:

      • III. KẾT LUẬN

      • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan