những nguyên nhân dẫn đến việc phát triển hệ thống thông tin mới

92 1.4K 0
những nguyên nhân dẫn đến việc phát triển hệ thống thông tin mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đỗ Nhật Phong – Tin học kinh tế 46B ĐH. Kinh tế Quốc dân CHƯƠNG I- TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Giới thiệu về Ngân hàng Phát triển Việt Nam 1.1. Thông tin chung - Tên tổ chức: Ngân hàng phát triển Việt Nam - Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank (VDB) - Trụ sở: 25A Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội - Điện thoại: 84 - 04.7365659 – 7365671 * Fax: 84 - 04.7365672 Sơ đồ tổ chức bộ máy: Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ngân hàng Phát triển Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Văn phòng đại diện trong nước Văn phòng đại diện tại nước ngoài Chi nhánh ngân hàng tại địa phương Sở giao dịch Hội đồng quản lý Bộ máy điều hành Ban kiểm soát 1 Đỗ Nhật Phong – Tin học kinh tế 46B ĐH. Kinh tế Quốc dân Các đơn vị trong hội sở chính: - Ban Kế hoạch tổng hợp; - Ban Thẩm định; - Ban Tín dụng trung ương; - Ban Tín dụng địa phương; - Ban Tín dụng xuất khẩu; - Ban Hỗ trợ sau đầu tư và quản lý vốn ủy thác; - Ban Quản lý vốn nước ngoài và quan hệ quốc tế; - Ban Kiểm tra nội bộ; - Ban Pháp chế; - Ban Tài chính – Kế toán – Kho quỹ; - Ban Quản lý tài sản và xây dựng cơ bản nội ngành; - Ban Tổ chức cán bộ; - Trung tâm Xử lý nợ; - Trung tâm Công nghệ thông tin; - Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu khoa học; - Tạp chí Hỗ trợ phát triển; - Văn phòng Đại diện tại TP. Hồ Chí Minh; - Sở Giao dịch 1. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt nam Ngày 19/05/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 108/QĐ- TTg thành lập Ngân hàng Phát triển Việt nam trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Theo đó Ngân hàng Phát triển Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ như sau: Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2 Đỗ Nhật Phong – Tin học kinh tế 46B ĐH. Kinh tế Quốc dân - Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triểntín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ. - Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển, cho vay đầu tư phát triển, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư. - Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu, cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu. - Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được chính phủ cho vay lại, nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa ngân hàng phát triển với các tổ chức ủy thác. - Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Phát triển. - Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định của Pháp luật. - Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao. 1.3. Trách nhiệm và quyền hạn của Ngân hàng Phát triển - Quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Chính phủ giao cho Ngân hàng Phát triển theo quy định của Pháp luật và Điều lệ. - Huy động vốn dưới hình thức trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng, kinh tế xã hội theo quy định của Pháp luật. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3 Đỗ Nhật Phong – Tin học kinh tế 46B ĐH. Kinh tế Quốc dân - Được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật, mở tài khoản cho khách hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. - Bảo toàn vốn và được áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn, chịu trách nhiệm về thất thoát vốn của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật. - Thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triểntín dụng xuất khẩu theo quy định tại điều lệ và các quy định pháp luật có liên quan. Ngân hàng Phát triển được quyền: a) Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương án kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của khách hàng trước khi quyết định cho vay, bảo lãnh; b) Thẩm định và chịu trách nhiệm vê việc thẩm định phương án tài chính, phương án kinh doanh, phương án trả nợ của khách hàng; c) Từ chối cho vay, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu các dự án, các khoản vay không đảm bảo điều kiện theo quy định; d) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; đ) Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước thời hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật; e) Khởi kiện khách hàng hoặc người bảo lãnh vi phạm hợp đồng theo quy định của Pháp luật; f) Được xử lý rủi ro theo quy định tại điều lệ và quy định của Pháp luật có liên quan; Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4 Đỗ Nhật Phong – Tin học kinh tế 46B ĐH. Kinh tế Quốc dân g) Khi đến hạn trả nợ, nếu các bên không có thỏa thuận khác mà khách hàng không trả được nợ thì Ngân hàng Phát triển được quyền phát mại tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của Pháp luật. - Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm bởi tổ chức kiểm toán độc lập; thực hiện công khai, minh bạch về hoạt động và tài chính của Ngân hàng Phát triển và chấp hành chế độ báo cáo thống kê với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định. - Ủy thác, nhận ủy thác trong hoạt động ngân hàng và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng; cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho khách hàng theo quy định của Pháp luật, các hoạt động khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển là 5.000 tỷ đồng (Ngày 30 tháng 03 năm 2007 được điều chỉnh lên 10.000 tỷ đồng) từ nguồn vốn điều lệ hiện có của Quỹ Hỗ trợ phát triển. Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tùy thuộc yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Phát triển và do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. 1.4. Sự khác biệt của Ngân hàng Phát triển so với các Ngân hàng Thương mại và Ngân hàng Chính sách xã hội Hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không vì mục đich lợi nhuận như các Ngân hàng Thương mại (không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu). Hoạt động của Ngân hàng Phát triểnmối liên hệ chặt chẽ với các Bộ, Ngành và cơ quan Chính phủ nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế xã hội, còn các Ngân hàng Thương mại không quá chú trọng vấn đề này. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5 Đỗ Nhật Phong – Tin học kinh tế 46B ĐH. Kinh tế Quốc dân Quy mô các khoản cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt nam lớn hơn với thời hạn dài hơn so với các Ngân hàng Thương mại và Ngân hàng Chính sách xã hội. Một khoản vay dành cho dự án trọng điểm có thể kể đến ở đây đó là khoản vay dành cho nhà máy lọc dầu Dung Quất với tổng mức đầu tư 2,5 tỷ USD, trong đó vốn vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước chiếm tỷ trọng 40% tương đương 1 tỷ USD. Mặt khác, Ngân hàng phát triển còn được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán trong khi các Ngân hàng Thương mại không có yếu tố này. Đối tượng cho vay giới hạn trong một số ngành, lĩnh vực, trong đó chủ yếu là lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, trong khi các Ngân hàng Thương mại không bị giới hạn đối tượng, lĩnh vực hoạt động tín dụng, còn Ngân hàng Chính sách xã hội tập trung chủ yếu vào các hộ gia đình vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa nhằm xóa đói, giảm nghèo; quy mô tín dụng nhỏ, mục đích chủ yếu là giải quyết các vấn đề xã hội thông qua các hoạt động cho vay hộ gia đình, sinh viên, người nghèo,… Dịch vụ của các Ngân hàng Thương mại đa dạng hơn dịch vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. 1.5. Nguyên tắc quản lý tài chính của Ngân hàng Phát triển Ngân hàng Phát triển hoạt động dựa trên các nguyên tắc quản lý tài chính sau: - Ngân hàng Phát triển hạch toán tập trung toàn hệ thống; tự chủ về tài chính; thực hiện bảo toàn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động tín dụng. - Hoạt động của Ngân hàng Phát triển không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6 Đỗ Nhật Phong – Tin học kinh tế 46B ĐH. Kinh tế Quốc dân - Ngân hàng Phát triển được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán; được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước đối với hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; các hoạt động khác phải nộp thuế theo quy định của Pháp luật. - Việc huy động các nguồn vốn với lãi suất thị trường để cho vay phải đảm bảo nguyên tắc chỉ huy động khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp. Ngân hàng Phát triển không được huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các cá nhân. - Ngân hàng Phát triển được ngân sách Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý đối với hoạt động tín dụng đầu tư phát triểntín dụng xuất khẩu của Nhà nước. - Ngân hàng Phát triển phải thực hiện công khai tài chính theo quy định của Pháp luật. 1.6. Các quy định trong quản lý nguồn vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam 1.6.1. Các nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam Nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển khá đa dạng, các nguồn vốn này bao gồm: - Vốn chủ sở hữu: Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển; Chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá; Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển. - Vốn huy động: Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7 Đỗ Nhật Phong – Tin học kinh tế 46B ĐH. Kinh tế Quốc dân Phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu của Ngân hàng Phát triển và kỳ phiếu, chừng chỉ tiền gửi theo quy định của Pháp luật; Vay của công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt nam và các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước; Vay các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài. - Các khoản vốn khác gồm: Vốn ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ sau đầu tư; Vốn ODA được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện cho vay lại; Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức trong và ngoài nước; Vốn nhận ủy thác giải ngân cho các dự án và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua Hợp đồng nhận ủy thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức ủy thác; Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước; Vốn do ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và các mục tiêu, chương trình của Chính phủ; Các nguồn vốn khác theo quy định của Pháp luật. 1.6.2. Một số nguyên tắc về quản lý nguồn vốn huy động Công tác huy động vốn tại các chi nhánh đảm bảo nguyên tắc an toàn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tuân thủ các quy định của Nhà nước. Nguồn vốn các chi nhánh được phép huy động là vốn tạm thời nhàn rỗi, tiền gửi, vốn khấu hao cơ bản, vốn đầu tư phát triển sản xuất và các nguồn vốn Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8 Đỗ Nhật Phong – Tin học kinh tế 46B ĐH. Kinh tế Quốc dân hợp pháp khác của các đơn vị, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính – tín dụng, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn và một số nguồn vốn khác. Đồng tiền huy động là đồng Việt Nam và các ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc ngoại tệ do bên ủy thác yêu cầu. Các Chi nhánh huy động vốn thông qua hình thức mở tài khoản tiền gửi, ký kết hợp đồng tiền gửi hoặc ký kết hợp đồng vay vốn. Lãi suất huy động vốn là lãi suất được quy định tại thông báo lãi suất của Ngân hàng Phát triển Việt nam. Đối với từng khoản vốn huy động theo kỳ hạn cụ thể, lãi suất huy động vốn được giữ cố định trong suốt kỳ hạn, trừ trường hợp khách hàng rút vốn trước hạn hoặc đến hạn khách hàng không rút vốn. Kỳ hạn huy động vốn được xác định theo thông báo của Ngân hàng Phát triển trong từng thời kỳ. 1.7. Một số kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Tính đến năm 30/04/2007, Ngân hàng Phát triển đã cho vay đầu tư bằng vốn trong nước hơn 5.900 dự án với tổng số vốn theo hợp động tín dụng đã ký hơn 191.000 tỷ đồng, trong đó trên 90 dự án nhóm A với tổng số vốn cam kết là 97.000 tỷ đồng. Tổng dư nợ vốn trong nước của Ngân hàng đạt hơn 46.000 tỷ đồng. Bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư, các dự án đặc biệt quan trọng của đất nước đang được tích cực triển khai như: Thủy điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, các nhà máy đóng tàu biển, Đồng thời, tỷ trọng cho vay trong ngành công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 43% năm 2001 lên 81% năm 2006. Số dự án ODA cho vay lại Ngân hàng Phát triển Việt Nam hiện đang quản lý trên 320 dự án với tổng số vay theo hợp đồng tín dụng đã ký tương đương hơn 6.600 triệu USD, dư nợ đến nay gần 45.000 tỷ đồng. Nhiều công Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9 Đỗ Nhật Phong – Tin học kinh tế 46B ĐH. Kinh tế Quốc dân trình đầu tư bằng nguồn vốn này đã hoàn thành, đưa vào sử dụng góp phần tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Bên cạnh tín dụng đầu tư, hoạt động tín dụng xuất khẩu cũng được đẩy mạnh với tổng số vốn hỗ trợ cho hơn 2.400 doanh nghiệp để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gần 40.000 tỷ đồng. Cùng với vị thế là nhà tài trợ vốn dài hạn lớn trong hệ thống các tổ chức tài chính – ngân hàng trong nước với tổng số vốn đầu tư bình quân giai đoạn 2000 – 2005 chiếm khoảng 6,5% tổng số vốn đầu tư toàn nền kinh tế, Ngân hàng Phát triển cũng là tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ lớn thứ hai sau Kho bạc Nhà nước với mục đích cụ thể là tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát triển của thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng. Ngoài việc hỗ trợ trực tiếp cho các dự án, nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam còn được sử dụng với vai trò như lượng “vốn mồi” kích thích hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính – tín dụng khác, kích thích đầu tư phát triển sản xuất của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. 1.8. Định hướng phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam Với định hướng chiến lược đến năm 2020 là “An toàn hiệu quả - Hội nhập quốc tế - Phát triển bền vững”, hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng chuyên nghiệp, góp phần đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp, Ngân hàng Phát triển tập trung vào một số định hướng cơ bản sau: - Tiếp tục hỗ trợ các chương trình, dự án, sản phẩm trọng điểm nhằm chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy được lợi thế từng ngành, vùng, sản phẩm; tập trung vào một số ngành và sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các vùng miền khó khăn mà Ngân Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10 [...]... cũng có những hệ thống thông tin tương ứng để giải quyết các công việc này Đó là: - Hệ thống thông tin tài chính, kế toán - Hệ thống thông tin Marketing - Hệ thống thông tin nhân lực - Hệ thống thông tin quản lý sản xuất - Hệ thống thông tin văn phòng - Hệ thống thông tin mở rộng biên giới, không gian Mỗi loại hệ thống trên còn có thể được phân ra các cấp khác nhau từ thấp đến cao, từ tác nghiệp đến chiến... mã 2 Những nguyên nhân dẫn đến việc phát triển hệ thống thông tin mới Trên đây là những vấn đề mang tính tổng quát nhất về hệ thống thông tin Vậy vì sao chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống thông tin mới cho tổ chức Câu hỏi ấy luôn được đặt ra với những nhà quản lý, những người làm công việc phân tích, thiết kế hệ thống thông tin Nguyên nhân trước tiên cần đề cập đến có lẽ chính là nguyên nhân về... thống thông tin là công cụ tối ưu để thực hiện một ý đồ chính trị nào đó 3 Phương pháp phát triển hệ thống thông tin 3.1 Định nghĩa về phương pháp phát triển hệ thống thông tin Phương pháp phát triển hệ thống thông tin được định nghĩa như là một tập hợp các bước và các công cụ cho phép tiến hành một quá trình phát triển hệ thống chặt chẽ nhưng dễ quản lý hơn 3.2 Các giai đoạn của phát triển hệ thống. .. ngừa 3.3 Các công cụ phân tích hệ thống thông tin Các công cụ phân tích hệ thống thông tin đó là những công cụ dùng để mô hình hóa hệ thống, làm cho hệ thông được biểu diễn dưới dạng các mô hình theo một nguyên tắc chuẩn Nhờ có các công cụ này mà việc trao đổi ý kiến về hệ thống trở nên dễ dàng hơn Những mô hình phân tích hệ thống thông tin bao gồm: 3.3.1 Sơ đồ luồng thông tin (Information Flow Datagram... thập thông tin - Lưu trữ thông tin - Xử lý thông tin - Phân phối thông tin Kho dữ liệu Xử lý, lưu trữ Thu thập Nguồn Phân phát Hệ thốn g thôn g tin Đích Hình 2.1: Mô hình biểu diễn hệ thống thông tin 14 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đỗ Nhật Phong – Tin học kinh tế 46B ĐH Kinh tế Quốc dân Hệ thống thông tin thu thập thông tin dữ liệu từ các nguồn, trải qua quá trình xử lý, lưu trữ sẽ đưa ra (phân phát) ... quy trình xây dựng phần mềm cho hệ thống thông tin - Hoàn thiện tài liệu hệ thống bao gồm tài liệu có nội dung miêu tả chi tiết về hệ thống và tài liệu hướng dẫn người sử dụng khai thác hệ thống một cách có hiệu quả nhất 3.2.7 Giai đoạn 7: Cài đặt và khai thác, bảo trì hệ thống Cài đặt là giai đoạn chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới, tích hợp hệ thống mới vào những hoạt động của tổ chức Quá... (phân phát) các thông tin hữu ích cho nhà quản lý cũng như người sử dụng Đó cũng là lúc hệ thống tỏ rõ vai trò và tầm quan trọng của nó 1.2 Phân loại hệ thống thông tin Việc tiến hành phân loại hệ thống thông tin được thực hiện trên nhiều tiêu thức khác nhau: 1.2.1 Phân loại theo cách thức phục vụ ra quyết định: Theo cách phân loại này, có các hệ thống thông tin như sau: - Hệ thống thông tin xử lý giao... vấn đề còn yếu kém, cần khắc phục, xác định những ràng buộc cho hệ thống mới và mục tiêu mà hệ thống mới cần đạt được Giai đoạn này đặc biệt quan trọng quyết định tới việc một hệ thống thông tin mới có được xây dựng, phát triển hay không - Giai đoạn 3: Thiết kế logic – là công việc thiết kế các thành phần của hệ thống ở mức logic, tạm thời chưa quan tâm đến cái nhìn vật lý bề ngoài - Giai đoạn 4: Đề... phân loại như trên còn có thể phân hệ thống thông tin ra hai loại chính thức và phi chính thức 1.3 Các yếu tố kỹ thuật trong hệ thống thông tin Trong mô hình về hệ thống thông tin, các yếu tố kỹ thuật đóng vai trò quan trọng quyết định một phần không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của hệ thống, đồng thời giúp người sử dụng đánh giá được đó có phải là một hệ thống thông tin hiện đại hay không Các yếu tố... phát triển hệ thống được định nghĩa gồm 7 giai đoạn Mỗi giai đoạn có những nhiệm vụ được thực hiện làm tiền đề cho giai đoan kế tiếp Bảy giai đoạn trong phát triển hệ thống là: - Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu – nhằm mục đích cung cấp những thông tin về thời cơ, tính khả thi, hiệu quả của một dự án phát triển hệ thống - Giai đoạn 2: Phân tích chi tiết – với nhiệm vụ tìm hiểu hệ thống đang tồn tại, những . có những hệ thống thông tin tương ứng để giải quyết các công việc này. Đó là: - Hệ thống thông tin tài chính, kế toán - Hệ thống thông tin Marketing - Hệ. thông tin Marketing - Hệ thống thông tin nhân lực - Hệ thống thông tin quản lý sản xuất - Hệ thống thông tin văn phòng - Hệ thống thông tin mở rộng biên giới,

Ngày đăng: 19/02/2014, 09:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I- TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    • 1. Giới thiệu về Ngân hàng Phát triển Việt Nam

      • 1.1. Thông tin chung

      • 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt nam

      • 1.3. Trách nhiệm và quyền hạn của Ngân hàng Phát triển

      • 1.5. Nguyên tắc quản lý tài chính của Ngân hàng Phát triển

      • 1.6. Các quy định trong quản lý nguồn vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

        • 1.6.1. Các nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

        • 1.6.2. Một số nguyên tắc về quản lý nguồn vốn huy động

        • 1.7. Một số kết quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển

        • 1.8. Định hướng phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

        • 2. Thông tin chung về đề tài

          • 2.1. Tên đề tài

          • 2.2. Mục đích và sự cần thiết của đề tài

          • CHƯƠNG II- MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

            • 1. Tổng quan về hệ thống thông tin trong một tổ chức

              • 1.1. Định nghĩa hệ thống thông tin

              • 1.2. Phân loại hệ thống thông tin

                • 1.2.1. Phân loại theo cách thức phục vụ ra quyết định:

                • 1.2.2. Phân loại theo chức năng nghiệp vụ

                • 1.3. Các yếu tố kỹ thuật trong hệ thống thông tin

                  • 1.3.1. Phần cứng tin học

                  • 1.3.2. Phần mềm tin học

                  • 1.3.3. Truyền thông dữ liệu và mạng máy tính

                  • 1.3.4. Cơ sở dữ liệu

                  • 2. Những nguyên nhân dẫn đến việc phát triển hệ thống thông tin mới

                  • 3. Phương pháp phát triển hệ thống thông tin

                  • 3.1. Định nghĩa về phương pháp phát triển hệ thống thông tin

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan