Tài liệu GIÁO TRÌNH Giáo Dục Học pdf

309 4.6K 171
Tài liệu GIÁO TRÌNH Giáo Dục Học pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MAI NGỌC LIÊN GIÁO TRÌNH Giáo Dục Học Ebook.moet.gov.vn, 2008 Chịu trách nhiệm xuất bản : Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc NGÔ TRẦN ÁI Phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập NGUYỄN QUÝ THAO Biên tập nội dung : MAI NGỌC LIÊN Thiết kế sách và biên tập mĩ thuật : BÙI XUÂN DƯƠNG Trình bày bìa : HOÀNG PHƯƠNG LIÊN Sửa bản in : Phòng sửa bản in - NXBGD TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Chế bản tại : Phòng sắp chữ điện tử – NXB Giáo dục tại TP. HỒ CHÍ MINH Mục lục Trang Lời nói đầu 5 Tiểu Môđun 1 : Những vấn đề chung của giáo dục học tiểu học 7 Chủ đề 1. Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt 9 Chủ đề 2. Giáo dục học là một khoa học 21 Chủ đề 3. Giáo dục và sự phát triển nhân cách 38 Chủ đề 4. Mục đích giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân 48 Chủ đề 5. Giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học 67 Chủ đề 6. Người giáo viên tiểu học 84 Tiểu Môđun 2 : Lí luận dạy học ở tiểu học 100 Chủ đề 1. Quá trình dạy học ở tiểu học 102 Chủ đề 2. Nguyên tắc dạy học ở tiểu học 109 Chủ đề 3. Nội dung dạy học ở tiểu học 114 Chủ đề 4. Phương pháp dạy học ở tiểu học 123 Chủ đề 5. Hình thức tổ chức dạy học ở trườ ng tiểu học 161 Tiểu Môđun 3 : Lí luận giáo dục tiểu học 197 Chủ đề 1. Quá trình giáo dục ở tiểu học 199 Chủ đề 2. Hệ thống nguyên tắc giáo dục tiểu học 216 Chủ đề 3. Nội dung giáo dục ở tiểu học 236 Chủ đề 4. Phương pháp giáo dục ở tiểu học 258 Chủ đề 5. Xây dựng tập thể học sinh tiểu học 275 Chủ đề 6. Phố i hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường 291 CÁC CHỮ VIẾT TẮT − CBQL : Cán bộ quản lí − CH : Câu hỏi − DT − TH : Dạy thêm − học thêm − ĐHSP : Đại học sư phạm − GD : Giáo dục − GDTC : Giáo dục thể chất − GDLĐ : Giáo dục lao động − HS : Học sinh − KT − XH : Kinh tế − xã hội − KH − CN : Khoa học công nghệ − LĐ : Lao động − M : Mục đích − MT : Mục tiêu − ND : Nội dung − NT : Nguyên tắc − NTGD : Nguyên tắc giáo dục − PHHS : Phụ huynh học sinh − PP : Phương pháp − PT : Phương tiện − PPGD : Phương pháp giáo dục − QTGD : Quá trình giáo dục − QTDH : Quá trình dạy học − SV : Sinh viên − TNTP : Thiếu niên tiền phong − TTHS : Tập thể học sinh − THCS : Trung học cơ sở − THPT : Trung học phổ thông − TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh − TTSP : Tập thể sư phạm − SGK : Sách giáo khoa − XHCN : Xã hội chủ nghĩa − XHH : Xã hội hoá LỜI NÓI ĐẦU Để góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học, Dự án phát triển giáo viên tiểu học đã tổ chức biên soạn các môđun đào tạo theo chương trình Cao đẳng sư phạm và chương trình liên thông từ Trung học sư phạm lên Cao đẳng sư phạm; biên soạn các môđun bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nộ i dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục tiểu học theo chương trình, sách giáo khoa tiểu học mới. Điểm mới của các tài liệu viết theo môđun là thiết kế các hoạt động, nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của người học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, tự giám sát và đánh giá kết quả học tập củ a người học; chú trọng sử dụng tích hợp nhiều phương tiện truyền đạt khác nhau (tài liệu in, băng hình/ băng tiếng v.v.) giúp cho người học dễ học, dễ hiểu và gây được hứng thú học tập. Môđun Giáo dục học tiểu học bao gồm 3 tiểu môđun : Tiểu môđun 1. Những vấn đề chung của giáo dục học tiểu học. Tiểu môđun 2. Lí luận dạy học ti ểu học. Tiểu môđun 3. Lí luận giáo dục tiểu học. Ba tiểu môđun được trình bày thống nhất với nhau ; giúp cho người học có thể tự học để thu nhận những thông tin và rèn luyện những kĩ năng cần thiết làm cơ sở cho việc nghiên cứu phương pháp dạy học các môn học và rèn luyện hệ thống các kĩ năng dạy họcgiáo dục ở trường tiểu họ c của Việt Nam hiện nay Lần đầu tiên, tài liệu được biên soạn theo chương trình và phương pháp mới, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Ban điều phối Dự án rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, sinh viên các trường Sư phạm, giáo viên tiểu học trong cả nước. Trân trọng cảm ơn. Dự án Phát triển GVTH Tiểu môđun 1 Những vấn đề chung của giáo dục học tiểu học I. Mục tiêu chung của tiểu môđun 1. Kiến thức - Trình bày khái niệm giáo dục, tính chất và chức năng cơ bản của giáo dục. - Mô tả đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học và các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. - Nêu các mối quan hệ và sự khác biệt giữa các khái niệm cơ bản của Giáo dục học (giáo dục hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, dạy học, giáo dưỡng, tự giáo dục, tự học). - Giải thích các khái niệm nhân cách, phát triển nhân cách và các yếu tố phát triển nhân cách. Phê phán các quan điểm phản khoa học về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách. - Phân tích mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục. - Tóm tắt những đặc thù của giáo dục bậc tiểu học, vấn đề phổ cập giáo dục tiểu học. - Nêu tác dụng của các hoạt động giáo dục (dạy học, sinh hoạt đoàn thể, hoạt động xã hội, lao động) ở trường tiểu học. - Giải thích nhiệm vụ, quyền hạn và các yêu cầu về nhân cách của người giáo viên tiểu học. - Trình bày được chiến lược phát triển giáo dục tiểu học và mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế − xã hội, khoa học − công nghệ và giáo dục tiểu học. 2. Kĩ năng - Nhận diện và giải thích các hiện tượng giáo dục trong xã hội. - Lấy ví dụ minh hoạ cho mối quan hệ giữa giáo dục và sự phát triển xã hội. - Sử dụng những kiến thức đã học giải thích cơ sở khoa học cho những quyết định phát triển giáo dục chung và phát triển giáo dục tiểu học Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3. Thái độ - Nhận ra vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục trong điều kiện cụ thể. - Có thái độ tích cực, độc lập, sáng tạo thực hiện các nhiệm vụ học tập cá nhân và nhóm. - Có tinh thần hợp tác trong hoạt động học tập, nghiên cứu và vận dụng kiến thức giáo dục học vào cuộc sống và nghề nghiệp tương lai. - Sinh viên tìm thấy hứng thú trong học tập, rèn luyện. - Cố gắng khắc phục khó khăn và tìm cách thích nghi với những yêu cầu sư phạm trong học tập và rèn luyện. II. Giới thiệu tiểu môđun STT Tên chủ đề Số tiết Số trang 1 Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt 5 (4/ 1) 9 2 Giáo dục học là một khoa học 5 (4/ 1) 21 3 Giáo dục và sự phát triển nhân cách 5 (3/ 2) 38 4 Mục đích giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân 5 (4/ 1) 48 5 Giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học 5 (3/ 2) 67 6 Ngðời giáo viên tiểu học 5 (3/ 2) 84 III. Tài liệu, thiết bị và điều kiện dạy học tiểu môđun 1 1. Tài liệu 1 − Đặng Vũ Hoạt và Nguyễn Hữu Hợp, Giáo dục học tiểu học I, NXBGD, 1998. 2 − Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Hữu Dũng, Giáo dục học, NXBGD, 1998. 3 − Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học tập I, NXBGD, 1997. 4 − Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Văn Lê, Giáo dục học đại cương, NXBGD, 1999. 5 − Phạm Viết Vượng, Giáo dục học, NXBĐHQGHN, 2001. 6 − Hà Thị Đức, Giáo dục học đại cương, Đại học Huế, 2002. 7 − Iu. C. Babanxki, Giáo dục học (Lê Khánh Trường dịch), ĐHSP TP. HCM, 1986. 2. Thiết bị - Máy chiếu (overhead) hoặc computer + projector ; giấy khổ lớn, băng keo, bút lông. - Tranh ảnh, phiếu tư liệu tham khảo, phiếu bài tập. 3. Điều kiện - Sinh viên chủ động, tự giác và hợp tác để thực hiện nhiệm vụ học tập cá nhân và nhóm. - Có sự phối hợp của các cơ sở thực tế để sinh viên được tiếp xúc sớm và thường xuyên với giáo dục tiểu học. Chủ đề 1 Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt Hoạt động 1 : Tìm hiểu “giáo dục” là một hiện tượng xã hội đặc biệt (1 tiết). Thông tin cho hoạt động 1 1. Khái niệm giáo dục — Từ buổi bình minh của nhân loại, con người muốn tồn tại và phát triển đã phải không ngừng tìm hiểu, khám phá và cải tạo thế giới khách quan vì lợi ích của cá nhân và cộng đồng. Trong quá trình nhận thức và cải tạo đó, con người tiếp thu được những kinh nghiệm sống và hoạt động. — Đến một trình độ phát triển nhất định, khi xã hội tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sống và hoạt động, thì các thế hệ sau không cần phải mò mẫm tìm kiếm những kinh nghiệm giản đơn, rời rạc và phổ biến nữa, mà được kế thừa những kinh nghiệm của thế hệ đi trước thông qua con đường dạy họcgiáo dục. — Giáo dục là sự truyền thụ và lĩnh hội hệ thống kinh nghiệm xã hội giữa các thế hệ. Kinh nghiệm xã hội + Là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức. + Là kĩ năng lao động và kinh nghiệm ứng xử; là hiểu biết và thói quen về cuộc sống; là kinh nghiệm hoạt động sáng tạo, kĩ năng thích nghi. — Giáo dục là một nhu cầu tất yếu của xã hội và sự xuất hiện hiện tượng giáo dục trong xã hội là một nhu cầu tất yếu của lịch sử. 2. Nguồn gốc ra đời và phát triển của giáo dụcGiáo dục ra đời do nhu cầu của xã hội. Nhu cầu đó là chuẩn bị cho thế hệ trẻ tham gia tích cực vào tất cả các hoạt động, các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống xã hội loài người. — Giáo dục có từ thời kì manh nha của xã hội loài người. Lúc bấy giờ giáo dục mang tính tự phát trong quá trình hoạt động thực tiễn, ví dụ đàn ông dạy các trẻ em nam cách săn bắn muông thú ; phụ nữ dạy các trẻ em gái cách hái lượm, đào củ, làm thực phẩm. — Giáo dục tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người (giáo dục mang tính tự giác, có mục đích, có nội dung ngày càng phong phú, có phương pháp và tổ chức, do các nhà chuyên môn đảm nhận v.v.). — Động lực thúc đẩy giáo dục phát triển chính là lao động sản xuất. + Lao động sản xuất phát triển trên các bình diện như công cụ và vật liệu; tính chất và các loại hình lao động; ph ương thức quản lí lao động. + Lao động sản xuất phát triển đòi hỏi giáo dục phát triển về mục đích, về nội dung, phương pháp và hình thức để chuẩn bị cho những người lao động đáp ứng yêu cầu mới của lao động sản xuất. + Lao động sản xuất phát triển đòi hỏi giáo dục phát triển và đồng thời cũng tạo điều kiện để giáo dục phát triển. + Mối quan hệ giữa giáo dục với lao động sản xuất là mối quan hệ giữa thượng tầng kiến trúc với hạ tầng cơ sở. 3. Giáo dục là hiện tượng đặc biệt của xã hội loài người — Hoạt động “giáo dục” của con người là hoạt động có mục đích, có lựa chọn, có kế thừa và sáng tạo của con người, vì thế giáo dục tạo nên sự phát triển cho cá nhân và cho xã hội. — Động tác của một số động vật (ví dụ như mèo mẹ “dạy” mèo con bắt mồi) chỉ là những động tác có tính bản năng (vì nó lặp lại nguyên xi, không tạo nên sự phát triển, chỉ có tác dụng duy trì giống nòi). Vì thế, giáo dục là hiện tượng đặc biệt của xã hội loài người, là độc quyền sáng tạo của con người. Nhiệm vụ của hoạt động 1 Nhiệm vụ 1 : Phát biểu khái niệm “giáo dục”. Làm việc theo nhóm nhỏ. — Giáo sinh đọc kĩ 3 cách diễn đạt định nghĩa về “giáo dục” dưới đây : 1. Giáo dục là quá trình người lớn truyền thụ cho trẻ em những kinh nghiệm sống để trẻ bước (tham gia) vào xã hội loài người. 2. Giáo dục là việc thế hệ đi trước truyền thụ lại những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm hoạt động xã hội nói chung cho các thế hệ đi sau. 3. Giáo dục là sự chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống xã hội. — Giáo sinh tìm ra những dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm “giáo dục”. — Phát biểu khái niệm “giáo dục” bằng ngôn ngữ của cá nhân. — Biểu diễn quan hệ giữa các dấu hiệu chung và bản chất của giáo dục dưới dạng sơ đồ. — Đại diện từng nhóm giáo sinh trình bày khái niệm giáo dục đã được xây dựng. Nhiệm vụ 2 : Nêu cơ sở ra đời và phát triển của giáo dục. Làm việc theo lớp. — Giáo sinh trả lời các câu hỏi như : “Giáo dục ra đời trong những điều kiện xã hội như thế nào ?”. “Vì sao cần phải có giáo dục ?”. “Điều kiện xã hội nào đòi hỏi, cho phép giáo dục phát triển ?”. — Giáo sinh trao đổi tập thể về các câu trả lời cho các câu hỏi được nêu ra. Cho ví dụ minh hoạ nguyên nhân thúc đẩy giáo dục phát triển. — Giáo sinh tìm câu trả lời cho câu hỏi : “Giáo dục có trong giới động vật không ?”. [...]... học là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các khoa học về giáo dục Giáo dục học bao gồm hệ thống các khoa học bộ phận (phân môn) như Giáo dục học mầm non (Giáo dục học tiền học đường), Giáo dục học phổ thông, Giáo dục học chuyên nghiệp và dạy nghề ) Hoặc Giáo dục học y học, Giáo dục học quân sự, Giáo dục học thể dục − thể thao, Giáo dục học đại học, v.v (chia theo các lĩnh vực nghiên cứu gắn với chuyên... cứu của Giáo dục học 2 Vẽ sơ đồ cấu trúc quá trình giáo dục tổng thể Mô tả ngắn chức năng và quan hệ giữa các yếu tố thuộc cấu trúc quá trình giáo dục 3 So sánh khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng với giáo dục hiểu theo nghĩa hẹp với tự giáo dục; dạy học với giáo dưỡng và tự học Hoạt động 2 :Tìm hiểu các nhiệm vụ của Giáo dục học (1 tiết) Thông tin cho hoạt động 2 1 Các nhiệm vụ của Giáo dục học — Nghiên... Kết quả giáo dục là mức độ phát triển nhân cách của người được giáo dục sau mỗi quá trình giáo dục nhất định và sau toàn bộ quá trình giáo dục đã quy định — Môi trường giáo dục là điều kiện giáo dục trong đó, quá trình giáo dục diễn ra (có thể là đơn đặt hàng của xã hội đối với giáo dục và những điều kiện (vật chất, tinh thần) cho phép quá trình giáo dục thực hiện được các yêu cầu ấy) — Nhà giáo dục là... trình giáo dục tổng thể − đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học Làm việc theo nhóm — Giáo sinh chọn quá trình giáo dục bộ phận và các yếu tố tham gia vào cơ cấu của quá trình giáo dục để đặt vào những vị trí phù hợp của sơ đồ “khống” (Sơ đồ cấu trúc quá trình giáo dục tổng thể) − Xem tư liệuGiáo sinh thiết lập quan hệ giữa các quá trình giáo dục bộ phận, giữa các yếu tố của quá trình giáo dục bằng... khái niệm “tự giáo dục , “tự học — Cá nhân đọc các định nghĩa về tự học (tư liệu) và giáo trình [3, tr 15, 16] để xác định các dấu hiệu cơ bản của khái niệm “tự giáo dục , “tự học ; phát biểu định nghĩa về “tự giáo dục , “tự học — Nhóm thảo luận về các dấu hiệu bản chất của khái niệm “tự giáo dục , “tự học ; về định nghĩa “tự giáo dục , “tự học ; về mối quan hệ giữa “tự giáo dục với giáo dục ; quan... giáo dục, dạy học tổ chức — Tạo ra hệ thống tương tác giữa nhiều yếu tố — Nằm cả trong hoạt động dạy học lẫn hoạt động giáo dục — Nhằm phát triển toàn diện nhân cách người học 1.2.3 Cấu trúc của hoạt động giáo dục tổng thể — Hoạt động giáo dục tổng thể là một hệ thống bao gồm các hoạt động giáo dục bộ phận, đó là : + Giáo dục trí tuệ (trí dục) + Giáo dục đạo đức (đức dục) + Giáo dục thể chất (thể dục) ... tiễn giáo dục của địa phương đang sinh sống Hoạt động 3 :Tìm hiểu quan hệ của Giáo dục học với các khoa học khác (1 tiết) Thông tin cho hoạt động 3 1 Hệ thống các khoa học về Giáo dục học — Lịch sử Giáo dục học nghiên cứu các hiện tượng giáo dục trong các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, qua đó làm rõ bản chất xã hội của giáo dục và tính quy luật trong sự phát triển của giáo dụcGiáo dục học. .. nghiên cứu của Giáo dục học Giáo dục học là một khoa học nên có đối tượng nghiên cứu, với các phương pháp nghiên cứu cụ thể và có hệ thống khái niệm, phạm trù nghiên cứu 1.2.1 Quá trình giáo dục tổng thể là đối tượng nghiên cứu của Giáo dục họcGiáo dục học là một trong số các khoa học nghiên cứu về con người Giáo dục học nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người — Quá trình hình... Giáo dục học với các khoa học có liên quan — Giáo dục học với tư cách là một khoa học trong nhóm các khoa học xã hội, nên nó có quan hệ với nhiều khoa học xã hội khác như Triết học, Đạo đức học, Xã hội học, Mĩ học, Kinh tế học Điều này phản ánh quan hệ giữa Giáo dục học với nhiều lĩnh vực hoạt động khác trong xã hội — Trong các khoa học xã hội nêu trên, đặc biệt Triết học gắn bó chặt chẽ với Giáo dục. .. cứu khác nhau, nhưng các phân môn Giáo dục học kể trên đều có chung cơ sở là Giáo dục học đại cương Từ những tri thức, kĩ năng chung ấy mà vận dụng vào từng công việc giáo dục ở các lĩnh vực khác nhau — Giáo dục học đặc biệt (hay còn gọi là Giáo dục học chuyên biệt) cũng là một bộ phận của Giáo dục học, nhiệm vụ của nó là chuyên nghiên cứu những vấn đề dạy họcgiáo dục các trẻ em khuyết tật hoặc có . Mục đích giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân 48 Chủ đề 5. Giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học 67 Chủ đề 6. Người giáo viên tiểu học 84 . Mục đích giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân 5 (4/ 1) 48 5 Giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục tiểu học 5 (3/ 2) 67 6 Ngðời giáo viên tiểu học 5 (3/

Ngày đăng: 19/02/2014, 04:20

Mục lục

    GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan