chế độ pháp lý về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và thực tiễn áp dụng tại công ty tnhh hỗ trợ kỹ thương lê và vũ

79 1.3K 3
chế độ pháp lý về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và thực tiễn áp dụng tại công ty tnhh hỗ trợ kỹ thương lê và vũ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta sau nhiều năm chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhà nước đã có nhiều thành tựu đáng chú ý. Nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt buộc các doanh nghiệp luôn phải nỗ lực không ngừng để tồn tại đứng vững. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội thách thức mới. Nhiều doanh nghiệp bắt kịp được với cơ chế làm ăn phát đạt khẳng định được vị trí của mình trên thương trường. Tuy nhiên cũng có nhiều doanh nghiệp không thích ứng được với cơ chế này, sản xuất kinh doanh thua lỗ dẫn đến bị giải thể, phá sản. Chính vì vậy, các công ty cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cho mình để tồn tại phát triển. Sự sáng tạo đổi mới trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp chiến lược kinh doanh là điều kiện vô cùng quan trọng trong quá trình hội nhập giao lưu quốc tế của mỗi doanh nghiệp. Nắm bắt được tình hình thực tế đó, công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương & đã không ngừng cố gắng khắc phục những tồn tại đang có để có thể phát triển hơn nữa. Sau 6 năm hoạt động, công ty đã xây dựng được thương hiệu tạo uy tín tốt trên thị trường. Hoạt động mua bán hàng hoá trong nước đã trở thành lĩnh vực kinh doanh chủ đạo đem lại nguồn doanh thu lớn cho công ty. Tuy nhiên, để hoạt động mua bán hàng hoá của công ty đi vào chiều sâu thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm hiểu, tiếp cận nhận thức đúng đắn các hoạt động thương mại theo đúng luật, nhằm hạn chế những tổn hại kinh tế không đáng có. Do tính chất có sẵn của tài liệu cũng như tầm quan trọng của hoạt động mua bán hàng hoá đối với công ty, em đã chọn đề tài “Chế độ pháp về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Vũ” để tìm hiểu nghiên cứu. Qua việc lựa chọn đề tài này, em muốn tập trung nghiên cứu một số vấn đề pháp về hợp đồng mua bán hàng hóa thực tiễn áp dụng tại công ty. Từ đó, tìm ra những vấn đề còn tồn tại đề xuất các giải pháp nhằm góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa, đồng thời em cũng đưa ra một số đề xuất giúp Công ty nâng cao hiệu quả trong quá trình giao kết thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Kết cấu đề tài gồm có 3 chương : Chương 1 : Chế độ pháp về hợp đồng mua bán hàng hóa SV: Bùi Huyền Ngọc Lớp: Luật Kinh doanh 48 1 Chuyên đề thực tập Chương 2 : Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá tại công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Vũ Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nâng cao hiệu quả kết thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Vũ. Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo PGS-TS Nguyễn Thị Thanh Thủy và các anh chị các phòng ban công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương & đã giúp đỡ tận tình để em có thể hoàn thành bản chuyên đề này. Do sự hạn chế về thời gian trình độ kiến thức của tác giả nên bài viết không thể tránh khỏi sai sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để chuyên đề hoàn thiện hơn. SV: Bùi Huyền Ngọc Lớp: Luật Kinh doanh 48 2 Chuyên đề thực tập DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TNHH : Trách nhiệm hữu hạn WTO : (World Trade Organization ) Tổ chức thương mại thế giới VND : Việt Nam Đồng VD : Ví dụ LTM : Luật Thương mại BLDS : Bộ luật Dân sự SV: Bùi Huyền Ngọc Lớp: Luật Kinh doanh 48 3 Chuyên đề thực tập CHƯƠNG I : CHẾ ĐỘ PHÁP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁNHÀNG HÓA I.Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hoá 1.Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá Hợp đồng mua bán hàng hóa là một phương tiện quan trọng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh, trao đổi vật tư, sản phẩm giữa các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Hiện nay, hoạt động mua bán hàng hoá được điều chỉnh chủ yếu bởi hai văn bản pháp luật quan trọng là Bộ luật Dân sự 2005 Luật Thương mại 2005. Hoạt động mua bán hàng hoá có thể được xem là một dạng cụ thể của hoạt động mua bán tài sản. Theo quy định của Điều 428 BLDS 2005 về hợp đồng mua bán tài sản thì: Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Theo điều 163 Bộ luật Dân sự thì tài sản bao gồm : vật, tiền, giấy tờ có giá các quyền tài sản. Luật Thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa mà chỉ đưa ra khái niệm về hoạt động mua bán hàng hoá. Mua bán hàng hóa được định nghĩa theo Khoản 8 Điều 3 Luật thương mại 2005 là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại 2005 có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại. Từ hai định nghĩa trên có thể thấy hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại 2005 là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Căn cứ các điều khoản trên, có thể kết luận rằng “ Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho SV: Bùi Huyền Ngọc Lớp: Luật Kinh doanh 48 4 Chuyên đề thực tập bên mua nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng vàtrả tiền cho bên bán theo thời hạn, số lượng phương thức thanh toán mà các bên đã thỏa thuận”. 2.Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá Trong nền kinh tế thị trường hợp đồng mua bán hàng hoá có vai trò rất quan trọng. Trước hết, loại hợp đồng này có vai trò điều tiết, điều chỉnh quá trình lưu thông hàng hóa, tiền tệ. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện quyền tự định đoạt của các bên chủ thể khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, ghi nhận sự thể hiện ý chí thống nhất của các bên về những điều kiện của quan hệ hợp đồng. Khi hợp đồng đặt ra các biện pháp bảo đảm thì nó có tác dụng nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ, đồng thời ngăn ngừa khắc phục hậu quả do việc không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ gây ra. Hợp đồng mua bán hàng hoábản chất chung của hợp đồng đó là sự thoả thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Có thể xem xét hợp đồng mua bán hàng hoá trong mối liên hệ với hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự theo nguyên của mối quan hệ giữa cái chung cái riêng. Với tư cách là hình thức pháp của quan hệ mua bán hàng hoá, hợp đồng mua bán hàng hoá có những đặc điểm nhất định, xuất phát từ bản chất thương mại của hàng hoá. Đó là : - Đối tượng của hợp đồnghàng hóa. Theo Luật thương mại 2005, hàng hóa được định nghĩa “bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; các vật gắn liền với đất đai” (khoản 2 điều 3 Luật thương mại 2005). Hàng hóa là đối tượng mua bán phải không thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của Nhà nước (Nghị định 59/2006/NĐ- CP ngày 12/06/2006). Nếu hàng hóa đó thuộc danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện thì phải tuân theo đầy đủ các quy định của pháp luật về mua bán các loại hàng đó. - Hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói, bằng hành vi cụ thể hay bằng văn bản do các bên thỏa thuận, do pháp luật quy định hay được xác lập bằng một hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoápháp luật qui định phải được lập thành văn bàn thì phải tuân theo các qui định đó. SV: Bùi Huyền Ngọc Lớp: Luật Kinh doanh 48 5 Chuyên đề thực tập - Về nội dung, hợp đồng mua bán hàng hoá thể hiện quyền nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán. Bên bán thì có nghĩa vụ giao hàng nhận tiền còn bên mua thì có nghĩa vụ nhận hàng trả tiền. Những điều khoản cơ bản của một hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm: tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm thời hạn giao nhận hàng. - Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là thương nhân. Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa. Hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ mua bán hàng hoá phải tuân theo Luật Thương mại khi chủ thể này lựa chọn áp dụng Luật Thương mại. 3.Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá Ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến đã có các bộ luật như Bộ hình thư (triều Lí), bộ Quốc triều thống chế (triều Trần), Bộ quốc triều hình luật (triều Lê), Bộ Hoàng Việt luật lệ (triều Nguyễn). Tuy nhiên, pháp luật thương mại hầu như không được biết đến trong các Bộ luật nước ta thời kỳ này. Điều đó có thể giải là vì kinh doanh thương mại lúc bấy giờ còn yếu kém chưa phát triển. Sau đó, khi giành được chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Nhà nước ta đã lần lượt ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình xây dựng thực hiện kế hoạch của mình, đó là : Điều lệ tạm thời “Hợp đồng kinh doanh”số 735/TTg năm 1956, Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế ban hành kèm theo Nghị định 04/TTg ngày 4/1/1960, Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế ban hành kèm theo Nghị định 54/CP của Hội đồng chính phủ ngày 10/3/1975. Tuy nhiên, do có sự hạn chế về nhận thức điều kiện kinh tế xã hội nên pháp luật hợp đồng kinh tế khi đócông cụ pháp của việc thực hiện kế hoạch của Nhà nước, hợp đồng kinh tế là hình thức pháp của các quan hệ mang tính chất tổ chức, kế hoạch. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã không mang lại được hiệu quả kinh tế cao, do vậy Đại hội VI tháng 12/1986 của Đảng đã quyết định chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản của nhà SV: Bùi Huyền Ngọc Lớp: Luật Kinh doanh 48 6 Chuyên đề thực tập nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hội đồng nhà nước lần lượt thông qua các văn bản pháp mới là: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày25/9/1989, Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/1/1990, Quyết định số 18/HĐBT ngày 16/1/1990 nhiều văn bản hướng dẫn khác. Sau đó, Quốc hội thông qua Bộ luật dân sự ngày 28/10/1995 , Luật thương mại ngày 10/5/1997. Sự ra đời của các văn bản này một phần nào đó đã giải quyết được những bức xúc trên tuy nhiên những qui định còn chồng chéo mâu thuẫn, mập mờ, chất lượng văn bản còn chưa cao. Các văn bản này do được ban hành ở những hoàn cảnh kinh tế - xã hội khác nhau, đã không thể có được sự thống nhất về phương pháp tiếp cận cũng như nội dung quy phạm. Do đó đã gây ra hậu quả bất lợi về nhiều mặt, cả thể chế, thiết chế thực tiễn hoạt động của các cơ quan Nhà nước có liên quan, làm kìm hãm, trì trệ các hoạt động kinh doanh của các chủ thể. Những bất cập đó đã dẫn đến một yêu cầu cấp bách phải xây dựng lại các quy định về hợp đồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Để giải quyết vấn đề này, đồng thời để đáp ứng nhu cầu hội nhập WTO, Bộ luật dân sự 2005 Luật thương mại 2005 ra đời với những quy định thống nhất đã đánh dấu bước phát triển mới của hợp đồng. Hiện nay, các văn bản điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là hai văn bản này. Các quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hoá bao gồm các văn bản sau: - Bộ luật dân sự được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 có hiệu lực thực hiện ngày 01/01/2006. - Bộ luật hàng hải số 40/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 có hiệu lực thực hiện ngày 01/01/2006. - Luật Thương mại thông qua ngày 14/06/2005 có hiệu lực thực hiện ngày 01/01/2006. - Luật Dầu khí số 20/1993/QH9 được Quốc hội thông qua ngày 06 tháng 7 năm 1993 ;Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí 1993 được Quốc hội thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật số 19/2000/QH10 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Dầu khí số 10/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 03-06-2008. - Luật Điện lực số 28/2004/QH11 được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 … - hệ thống các văn bản khác có liên quan như: + Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh. SV: Bùi Huyền Ngọc Lớp: Luật Kinh doanh 48 7 Chuyên đề thực tập + Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa. Về nguyên tắc áp dụng, theo quy định tại Điều 4 Luật Thương mại 2005 thì nguyên tắc áp dụng quy định như sau: Hoạt động thương mại phải tuân theo LTM và pháp luật có liên quan; hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó; hoạt động thương mại không được quy định trong LTM trong các luật khác thì áp dụng quy định của BLDS. II.Các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá 1.Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá Việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của các bên nhằm thoả mãn những nhu cầu về vật chất, văn hoá tinh thần của mỗi bên phải hướng tới lợi ích chung của toàn xã hội. Ngoài ra các bên còn phải thể hiện việc chấp hành pháp luật, thể hiện tinh thần tôn trọng truyền thống đạo đức xã hội của trong quá trình thực hiện các giao dịch dân sự. Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, các bên có liên quan phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản khi giao kết hợp đồng dân sự những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại. 1.1.Theo Điều 389_ Bộ luật dân sự 2005, việc giao kết hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau: a.Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của hợp đồng. Theo nguyên tắc này thì các bên đủ tư cách chủ thể có quyền tự do quyết định việc giao kết hợp đồng theo ý muốn chủ quan vì lợi ích của chính họ. Các bên chủ thể có quyền tự do lựa chọn việc giao kết với ai, với nội dung như thế nào, hình thức ra sao. Mọi cam kết thoả thuận hợp pháp đều được nhà nước bảo hộ,và khi không có sự tự nguyện của các bên có thể bị tuyên bố vô hiệu. Tuy nhiên, sự tự do đó không được trái với pháp luật đạo đức xã hội. Khi đó thì hợp đồng giao kết mới được pháp luật thừa nhận bảo vệ. Đạo đức xã hội là những trật tự công cộng thuần phong mỹ tục hình thành từ một cơ sở kinh tế nhất định đã được cộng đồng thừa nhận. Với cơ sở kinh tế chế độ chính trị hiện nay của Việt Nam thì hành vi được xem là không trái đạo đức xã hội nếu nó luôn đảm bảo được rằng “giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng phát huy phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam” (Điều 8 BLDS). SV: Bùi Huyền Ngọc Lớp: Luật Kinh doanh 48 8 Chuyên đề thực tập Tôn trọng pháp luật có nghĩa là chủ thể tham gia hợp đồng ngoài việc phải tôn trọng nghĩa vụ đã cam kết trong lĩnh vực pháp đó còn phải tôn trọng tuân thủ những qui định chung của pháp luật. Tuy rằng quan hệ hợp đồng xác lập trên cơ sở tự nguyện nhưng các bên không thể tiến hành tuỳ tiện mà phải thực hiện trong một khuôn khổ một giới hạn nhất định, luôn luôn phải “ Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền lợi ích hợp pháp của người khác” (Điều 10 BLDS). b.Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực ngay thẳng Theo nguyên tắc này các bên tự nguyện cùng nhau xác lập quan hệ hợp đồng bảo đảm nội dung của quan hệ đó. Hợp đồng phải thể hiện được sự tương ứng về quyền, nghĩa vụ lợi ích hợp pháp của các bên. Các bên khi giao kết không được đe dọa, cưỡng ép bên kia giao kết hợp đồng với mình mà không theo ý chí của họ. Nếu phát hiện hợp đồng được giao kết mà bị đe dọa, cưỡng ép, lừa dối để giao kết thì hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu. Bên cạnh đó, trong quá trình giao kết thực hiện hợp đồng các bên phải thể hiện rõ thái độ trung thực ngay thẳng. Trung thực ngay thẳng có nghĩa là các phải nói rõ cho nhau biết về tình trạng đặc tính của đối tượng, không được lừa dối nhau, nếu che dấu khuyết tật của đối tượng hợp đồng nhằm mục đích tư lợi mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường. Ngoài ra, các bên phải có tinh thần hợp tác lẫn nhau. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên tương trợ, giúp đỡ thông tin cho nhau để đáp ứng nhu cầu bảo đảm lợi ích cho các bên. Theo nguyên tắc này, các bên phải luôn quan tâm đến nhau, tạo điều kiện giúp nhau khắc phục khó khăn trong quá trình thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Hơn nữa, nguyên tắc này đòi hỏi cả hai bên phải cùng nhau tìm thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn, hạn chế khi có thiệt hại xảy ra. Nếu bên nào có điều kiện mà không thực hiện các biện pháp ngăn chặn sẽ bị coi là có lỗi phải gánh chịu thiệt hại. 1.2.Luật thương mại 2005 qui định các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại từ Điều 10 đến Điều 15 a.Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng (Điều 10) SV: Bùi Huyền Ngọc Lớp: Luật Kinh doanh 48 9 Chuyên đề thực tập Quyền bình đẳng thể hiện ở chỗ mọi cá nhân, pháp nhân, tổ chức đều được hoạt động thương mại trong khuôn khổ pháp chung được Nhà nước bảo hộ, không có sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể khác nhau. b.Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá (Điều 11) Trong quá trình giao kết hợp đồng các bên cần hoàn toàn tự nguyện, không bên nào thực hiện hành vi áp đặt cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Nguyên tắc này được tuân thủ theo tinh thần chung của BLDS. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức được tự do lựa chọn đối tác, hình thức, xác lập quyền nghĩa vụ của các bên cũng như việc tự thoả thuận cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh. Việc thoả thuận này luôn được pháp luật bảo đảm nếu nó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội. c.Nguyên tắc áp dụng thói quen trong thương mại(Điều 12) Thói quen là qui tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành được hình thành lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên thừa nhận để xác định quyền nghĩa vụ của các bên trong giao dịch. Các bên được mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không trái với qui định của pháp luật, trừ trường hợp có thoả thuận khác. d.Nguyên tắc áp dụng tập quán trong thương mại (Điều 13) Các bên trong hợp đồng có quyền áp dụng tập quán thương mại nếu tập quán đó không trái với các nguyên tắc của Luật thương mại Bộ luật dân sự 2005. Việc áp dụng tập quán thương mại có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thương mại, đặc biệt trường hợp các bên trong giao dịch hợp đồng không có thoả thuận hoặc thoả thuận không đầy đủ các điều khoản cụ thể của hợp đồng, pháp luật không có qui định giữa các bên không có thói quen đã được thiết lập. e.Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng (Điều 14) Nguyên tắc này quy định rằng khi thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó đồng thời thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh. Như vậy nguyên tắc này nhằm nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm tính trung thực, SV: Bùi Huyền Ngọc Lớp: Luật Kinh doanh 48 10 [...]... hợp đồng các bên nên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, có lợi nhất cho các bên đảm bảo sự công bằng, bình đẳng sau khi giải quyết tranh chấp SV: Bùi Huyền Ngọc Lớp: Luật Kinh doanh 48 Chuyên đề thực tập 29 CHƯƠNG II : THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH HỖ TRỢ KỸ THƯƠNG I.Giới thiệu chung về công ty TNHH Hỗ Trợ Kỹ Thương Vũ. .. không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng đều bị đe dọa phải gánh chịu các biện pháp trách nhiệm hợp đồng; việc áp dụng trách nhiệm hợp đồng với các chế tài như buộc thực hiện hợp đồng, phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại… chính là những biện pháp bảo hộ pháp đảm bảo , củng cố kỷ luật hợp đồng 5.2.Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá a.Có hành vi vi phạm hợp. .. hàng hóa 1.Khái niệm thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa Sau khi hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết áp ứng đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định thì hợp đồng phải được thực hiện các điều khoản của hợp đồng có hiệu lực bắt buộc đối với các bên SV: Bùi Huyền Ngọc Lớp: Luật Kinh doanh 48 Chuyên đề thực tập 18 Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá là việc bên bán bên mua tiến hành các nghĩa... hợp đồng mua bán hàng hoá a Đề nghị giao kết hợp đồng Trong hợp đồng mua bán hàng hoá, đề nghị giao kết hợp đồng chính là chào hàng Điều 390 quy định “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể” Như vậy, một đề nghị giao kết hợp đồng là văn bản có nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng. .. quả của hành vi đó 5.3 Các chế tài pháp áp dụng khi vi phạm hợp đồng a Buộc thực hiện hợp đồng Buộc thực hiện hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh Bên vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp để bến vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng b.Phạt vi phạm Phạt vi... quy định tại các Điều 369, 370 371 BLDS 2005 4.Hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá hợp đồng vô hiệu, biện pháp xử 4.1.Hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa Theo Điều 405 BLDS quy định hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác Như vậy, trong nhiều trường hợp thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không... hợp đồng SV: Bùi Huyền Ngọc Lớp: Luật Kinh doanh 48 Chuyên đề thực tập 23 Hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá là việc các chủ thể trong hợp đồng thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng qui định trong hợp đồng nói chung Trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá, các bên không chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thoả thuận trong hợp đồng, mà còn phải thực. .. thì hợp đồng mua bán hàng hóa bị vô hiệu 4.2 .Hợp đồng vô hiệu biện pháp xử Những hợp đồng sẽ bị coi là vô hiệu khi nó trái với quy định của pháp luật hoặc không đủ những điều kiện để hợp đồng có hiệu lực Hợp đồng bị vô hiệu theo hai loại là hợp đồng vô hiệu toàn bộ, hợp đồng vô hiệu từng phần a .Hợp đồng vô hiệu toàn bộ Một hợp đồng mua bán hàng hoá bị coi là vô hiệu tuyệt đối trong các trường hợp. .. thừa nhận có giá trị pháp tương đương như một văn bản nếu áp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo qui định của pháp luật Như vậy nguyên tắc này có ý nghĩa pháp quan trọng trong việc thiết lập các qui định về hình thức của hợp đồng thương mại, áp ứng yêu cầu thực tiễn về các giao dịch thương mại 2.Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Hợp đồng mua bán hàng hoá được thiết lập giữa... thường thiệt hại khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng (Điều 310 LTM 2005) xét về bản chất, đó là hành vi đơn phương chấm dứt quan hệ hợp đồng của một bên khi bên kia vi phạm hợp đồng Điều kiện để một bên có quyền áp dụng chế tài đình chỉ hợp đồng là khi một bên đã vi phạm hợp đồng Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng bị chấm . hoạt động mua bán hàng hoá đối với công ty, em đã chọn đề tài Chế độ pháp lý về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và thực tiễn áp dụng tại Công. CHƯƠNG I : CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁNHÀNG HÓA I.Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hoá 1.Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá Hợp đồng mua bán hàng hóa

Ngày đăng: 18/02/2014, 22:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

    • 2.3.Nguyên tắc thực hiện hợp đồng không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

    • 3.4.Ký quỹ

    • 3.5.Bảo lãnh

    • 5.1. Khái niệm vi phạm hợp đồng

    • Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là hành vi mà các bên vi phạm những điều quy định đã được thỏa thuận và những quy định pháp luật theo điều 320 của Luật Thương mại năm 2005.

    • 5.2.Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá

    • 5.3. Các chế tài pháp lý áp dụng khi vi phạm hợp đồng

    • a. Buộc thực hiện hợp đồng

      • Buộc thực hiện hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Bên vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bến vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

      • b.Phạt vi phạm

      • c.Buộc bồi thường thiệt hại

      • Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm, nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên bị vi phạm hợp đồng mua bán. Nó chỉ được áp dụng nếu có những căn cứ theo qui định tại Điều 303 Lụât thương mại 2005:Có hành vi vi phạm hợp đồng; có thiệt hại thực tế; hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

      • 6.1.Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng

      • 6.2.Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải

      • 6.3.Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

      • 6.4.Giải quyết tranh chấp bằng tòa án

      • 2.Nhận xét về thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ

      • Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành công của Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ trong những năm qua đó là những thuận lợi mà Nhà nước và pháp luật mang lại. Bên cạnh đó còn phải kể đến những yếu tố xuất phát từ phía công ty. Công ty có cơ cấu tổ chức hợp lý, đội ngũ cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm, có trình độ và am hiểu pháp luật. Công ty đã đề ra quy chế khen thưởng nhằm tạo điều kiện cho nhân viên nỗ lực hết mình làm việc vì sự phát triển của công ty. Đồng thời, công ty cũng đề ra các biện pháp xử lý kỷ luật đối với nhân viên vi phạm nội quy lao động. Với kỷ luật chặt chẽ và nghiêm minh, công ty đã có được đội ngũ lãnh đạo và nhân viên làm việc nghiêm túc, tôn trọng và tuân thủ đúng quy chế làm việc. Bên cạnh đó, các chiến lược kinh doanh hợp lý nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cũng đã giúp công ty không ngừng phát triển. Việc giữ uy tín với khách hàng đã mang lại hiệu quả tích cực trong hoạt động của công ty, thể hiện ở chỗ khách hàng của công ty ngày càng nhiều. Nhờ đó, số lượng hợp đồng mua bán hàng hóa mà công ty ký kết cũng tăng lên không ngừng.

      • II. Một số kiến nghị

        • 1.Kiến nghị về phía nhà nước nhằm hoàn thiện pháp luật

          • Trong quá trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá thưòng dễ nảy sinh tranh chấp nên rất cần sự hỗ trợ về mặt pháp lý. Việc nhà nước cần quan tâm hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về lĩnh vực này là điều thực sự cần thiết. Sau đây là một số kiến nghị :

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan