một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nam trung việt logistics corporation

114 351 1
một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nam trung việt logistics corporation

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Lê Văn Hiền Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER 1.1. Dịch vụ logistics 1.1.1. Khái niệm dịch vụ logistics Có rất nhiều khái niệm khác nhau về logistics trên thế giới và được xây dựng căn cứ trên ngành nghề và mục đích nghiên cứu về dịch vụ logistics, tuy nhiên có thể nêu một số khái niệm chủ yếu sau: - Liên Hợp Quốc (Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý logistics, Đại học Ngoại Thương, tháng 10/2002): Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng. - Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logisticsquá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. - Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ-1988: Logisticsquá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng. - Trong lĩnh vực quân sự, logistics được định nghĩa là khoa học của việc lập kế hoạch và tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng, … các mặt trong chiến dịch quân sự liên quan tới việc thiết kế và phát triển, mua lại, lưu kho, di chuyển, phân phối, tập trung, sắp đặt và di chuyển khí tài, trang thiết bị. 1 SVTH: Nguyễn Thị Anh Đào Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Lê Văn Hiền - Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được pháp điển hóa. Luật quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụ logistics có thể chia thành hai nhóm:  Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa theo Luật Thương Mại 2005, xem logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên trong định nghĩa của Luật Thương Mại cũng có tính mở thể hiện trong cụm từ “ hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa”. Khái niệm logistics trong trong một số lĩnh vực chuyên ngành cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi, đối tượng của ngành đó. Theo trường phái này, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp tấc cả các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Theo đó, dịch vụ logistics mang nhiếu yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics theo khái niệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức.  Nhóm định nghĩa thứ hai về dịch vụ logistics có phạm vi rộng hơn, có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo nhóm định nghĩa này, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối và đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Nhóm định nghĩa này của dịch vụ logistics góp phần phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẽ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai hải quan, phân phối… với một nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để cung cấp dịch vụ mang tính “trọn gói” cho các nhà sản xuất. 2 SVTH: Nguyễn Thị Anh Đào Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Lê Văn Hiền 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ logistics Trên thế giới thuật ngữ logistics đã xuất hiện từ rất lâu nhưng cho đến nay nó vẫn còn khá xa lạ, mới mẻ đối với phần lớn người Việt Nam. “Logistics” theo nghĩa đang sử dụng trên thế giới có nguồn gốc từ từ “Logistique” trong tiếng Pháp. “Logistique”lại có nguồn gốc từ từ “Loger” nghĩa là nơi đóng quân. Logistics được dùng ở Anh bắt đầu từ thế kỷ 19. Một điều thú vị là từ này không hề có mối liên quan gì với từ “logistic” trong toán học, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “logistikos” và được dùng ở Anh từ thế kỷ 17. Từ điển Websters định nghĩa : “Logistics là quá trình thu mua, bảo quản, phân phối và thay thế con người và trang thiết bị”. Còn theo American Heritage Dictionary, Logistics có 2 nghĩa: -“Logistics là một lĩnh vực hoạt động của quân đội, liên quan đến việc thu mua, phân phối, bảo quản và thay thế các thiết bị máy móc cũng như con người”. hoặc: -“Logiostics là việc quản lý các chi tiết của quá trình hoạt động”. Cho đến nay vẫn chưa tìm được thuật ngữ thống nhất, phù hợp để dịch từ Logistics sang tiếng Việt. có người dịch là hậu cần, có người dịch là tiếp vận hoặc tổ chức dịch vụ cung ứng, thậm chí là vận trù… Xét trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, có thể tóm lược quá trình phát triển của logistics như sau: Ban đầu logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được hiểu với nghĩa là công tác hậu cần. Napoleon từng định nghĩa: Logistics là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội. Sau này thuật ngữ logistics dần được áp dụng trong lĩnh vực kinh tế, được lan truyền từ châu lục này sang châu lục kia, từ nước này sang nước khác, hình thành nên từ logistics toàn cầu. Logistics đã phát triển rất nhanh chóng, nếu giữa thế kỷ thứ 20 rất hiếm doanh nhân hiểu được logistics là gì, thì đến cuối thế kỷ, logistics được ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ. Theo ESCAP (Economic and Commission for Asia and pacific - Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á – Thái Bình Dương) Logistics được phát triển qua 3 giai đoạn: 3 SVTH: Nguyễn Thị Anh Đào Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Lê Văn Hiền Giai đoạn 1: Phân phối vật chất. Vào những năm 60, 70 của thế kỷ 20, người ta bắt đầu quan tâm đến vấn đề quản lý một cách có hệ thống những hoạt động có liên quan với nhau để đảm bảo phân phối sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng một cách có hiệu quả. Những hoạt động đó gồm vận tải, phân phối, bảo quản hàng hóa, quản lý tồn kho, bao bì đóng gói, phân loại, dán nhãn… những hoạt động nêu trên được gọi là phân phối /cung ứng sản phẩm vật chất hay còn có tên gọi là loistics đầu ra. Giai đọan 2: Hệ thống logistics. Đến những năm 80, 90 của thế kỷ trước, các công ty tiến hành kết hợp quản lý 2 mặt: đầu vào (gọi là cung ứng vật tư) với đầu ra (phân phối sản phẩm), để tiết kiệm chi phí, tăng thêm hiệu quả của quá trình này. Sự kết hợp đó được gọi là hệ thống logistics. Giai đọan 3: Quản trị dây chuyền cung ứng. Đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi nối tiếp các hoạt động từ người cung cấp – đến người sản xuất – khách hàng tiêu dùng sản phẩm, cùng với việc lập các chứng từ có liên quan, hệ thống theo dõi, kiểm tra làm tăng thêm giá trị sản phẩm. Khái niệm này coi trọng việc phát triển các quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa người sản xuất với người cung cấp, với người tiêu dùng và các bên có liên quan, như: các công ty vận tải, kho bãi, giao nhận và người cung cấp công nghệ thông tin. Logistics phát triển rất nhanh chóng, trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, ở nhiều nước, nên có rất nhiểu tổ chức, tác giả tham gia nghiên cứu, đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau, cho đến nay vẫn chưa có khái niệm thống nhất về logistics. 1.1.3. Phân loại dịch vụ logistics 1.1.3.1. Phân loại theo các hình thức logistics. Cho đến nay trên thế giới có các hình thức sau: - Logistics bên thứ nhất (1 PL - First Party Logistics) – người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Theo hình thức này, chủ hàng phải đầu tư vào phương tiện vận 4 SVTH: Nguyễn Thị Anh Đào Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Lê Văn Hiền tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động logistics. First Party Logistics làm phình to quy mô của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp không có đủ quy mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động logistics. - Logistics bên thứ hai (2 PL - Second party logistics) – người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics ( vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán,…) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics. Loại hình này bao gồm: các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, các công ty kinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan, trung gian thanh toán,… - Logistics bên thứ ba (3 PL - Third Party Logistics) – là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng, ví dụ như thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng tới địa điểm đến quy định… Do đó 3 PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin,… và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng. - Logistics bên thứ tư ( 4 PL – Fourth Party logistics) - là người tích hợp, người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các chuỗi logistics. 4 PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải,… 4 PL hướng đến quản trị của cả quá trình logistics như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng. - Gần đây cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, người ta đã nói đến khái niệm Logistics bên thứ năm (5 PL – Fifth Party logistics). 5 PL phát triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5 PL là các 3 PL và 4 PL, đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử. 5 SVTH: Nguyễn Thị Anh Đào Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Lê Văn Hiền 1.1.3.2. Phân loại theo quá trình - Logistics đầu vào (Inbound Logistics) là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn, ) một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quá trình sản xuất. - Logistics đầu ra (Outbound Logistics) là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. - Logistics ngược (Reverse Logistics) là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý. 1.1.4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics - Thương nhân kinh doanh dịch vụ logisticsdoanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật. - Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics (nghị định 140 NĐ-CP ngày 5/9/2007) 1.1.5. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác. b) Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. c) Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn. d) Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý. 6 SVTH: Nguyễn Thị Anh Đào Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Lê Văn Hiền Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải. 1.1.6. Các bước cơ bản trong ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ logistics Bước 1: Các bên tiếp xúc, trao đổi đi đến thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên. Đối với bên cung cấp dịch vụ thì nghĩa vụ là những công việc mà họ phải làm theo quy định của hợp đồng, và quyền lợi mà họ được hưởng là tiền thù lao. Đối với bên thuê dịch vụ/ bên ủy thác thì nghĩa vụ cơ bản của họ là trả thù lao và thực hiện hướng dẫn kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng, cung cấp kịp thời các thông tin, chứng từ cần thiết cho người cung cấp dịch vụ. Bước 2: Ký kết hợp đồng dịch vụ. Bước 3: Các bên thực hiện nghĩa vụ của mình như quy định của hợp đồng và luật thương mại. Bước 4: Giải quyết tranh chấp (nếu có), kết thúc hợp đồng. 1.2. Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng container 1.2.1. Khái quát chung về giao nhận 1.2.1.1. Dịch vụ giao nhận Theo quy tắc mẫu của FIATA (International Federation of Freight Forwarders Association) -Hiệp hội vận tải giao nhận quốc tế - về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa. Theo luật thương mại Việt Nam 1997 thì “Giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.” 7 SVTH: Nguyễn Thị Anh Đào Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Lê Văn Hiền Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác ( gọi chung là khách hàng). 1.2.1.2. Người giao nhận Người kinh doanh dịch vụ giao nhận được gọi là người giao nhận. người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ người nào khác. a. Phạm vi các dịch vụ giao nhận: Trừ phi bản thân người gửi hàng/ người nhận hàng muốn tự mình tham gia bất cứ khâu thủ tục và chứng từ nào đó, thông thường người giao nhận thay mặt họ lo liệu quá trình vận chuyển hàng hóa qua các công đoạn. Người giao nhận có thể làm những dịch vụ trực tiếp hay thông qua những người ký hợp đồng phụ hay những đại lý mà họ thuê. Người giao nhận cũng sử dụng những đại lý của họ ở nước ngoài. Những dịch vụ này gói gọn là:  Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu): Theo những chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận sẽ: - Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp. - Lưu cước đối với người chuyên chở đã chọn lọc. - Nhận hàng và cấp những chứng từ thích hợp như: giấy chứng nhận nhận hàng của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận…… - Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư và tất cả những luật lệ của chính phủ áp dụng cho việc giao hàng ở nước xuất khẩu, nước nhập khẩu cũng như ở bất cứ nước quá cảnh nào, chuẩn bị tất cả các chứng từ cần thiết. - Đóng gói hàng hoá (trừ khi việc này do người gửi hàng làm trước khi giao hàng cho người giao nhận ) có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải, bản chất của hàng hóa và những luật lệ áp dụng (nếu có ) ở nước xuất khẩu, nước quá cảnh cũng như nước gửi hàng đến. - Lo liệu việc lưu kho hàng hóa (nếu cần ). - Cân đo hàng hóa. 8 SVTH: Nguyễn Thị Anh Đào Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Lê Văn Hiền - Lưu ý người gửi hàng cần phải mua bảo hiểm, nếu người gửi hàng yêu cầu thì mua bảo hiểm cho hàng. - Vận chuyển hàng hóa đến cảng, lo liệu việc khai báo Hải Quan, lo các thủ tục chứng từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở. - Lo việc giao dịch ngoại hối (nếu có). - Thanh toán phí và những chi phí khác bao gồm cước. - Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở giao cho người gửi hàng. - Thu xếp việc chuyển tải trên đường (nếu cần). - Giám sát việc vận chuyển hàng hóa trên đường đưa tới người nhận hàng thông qua những mối liên hệ với người chuyên chở và đại lý của nguời giao nhận ở nước ngoài. - Ghi nhận những tổn thất của hàng hóa (nếu có ). - Giúp cho người gửi hàng tiến hành khiếu nại với người chuyên chở về tổn thất của hàng hóa (nếu có ).  Thay mặt người nhận hàng (người nhập khẩu): Theo những chỉ dẫn của người nhận hàng, người giao nhận sẽ: - Thay mặt người nhận hàng quan sát việc vận chuyển hàng hóa khi người nhận hàng lo liệu vận tải hàng. - Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa. - Nhận hàng của người chuyên chở, nếu cần thì thanh toán cước. - Thu xếp việc khai báo Hải Quan, trả lệ phí, thuế và những phí khác cho Hải Quan và những nhà đương cục khác. - Thu xếp việc lưu kho quá cảnh nếu cần. - Giao hàng đã làm thủ tục Hải Quan cho người nhận hàng. - Nếu cần, giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chuyên chở về tổn thất hàng hóa (nếu có ). - Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng hóa (nếu cần)  Những dịch vụ khác: Ngoài những dịch vụ trên, tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, người giao nhận cũng có thể làm các dịch vụ khác nảy sinh trong quá trình chuyên chở và cả những dịch vụ đặc biệt như gom hàng, có liên quan đến hàng công trình, công trình chìa khóa trao tay, cung cấp các thiết bị nhà xưởng… Người giao nhận cũng có thể thông báo cho khách hàng của mình về nhu cầu tiêu dùng, những thị trường mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, những 9 SVTH: Nguyễn Thị Anh Đào Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ths. Lê Văn Hiền khoản thích hợp cần đưa vào hợp đồng mua bán ngoại thương và tất cả các vấn đề có liên quan đến công việc kinh doanh của khách hàng.  Hàng hóa đặc biệt: Người giao nhận thường làm hàng bách hóa bao gồm nhiều loại thành phẩm hay hàng chế và những hàng hóa khác giao lưu trong buôn bán quốc tế. Nhưng tùy theo yêu cầu của khách hàng, người giao nhận cũng có thể làm những dịch vụ khác có liên quan đến hàng đặc biệt, thậm chí một vài người giao nhận có thể chuyên làm dịch vụ này. Những dịch vụ đó là: - Vận chuyển hàng công trình. Việc này chủ yếu là vận chuyển máy móc nặng, thiết bị… để xây dựng những công trình lớn như sân bay, nhà máy hoá chất, nhà máy thủy điện, cơ sở lọc dầu… từ nơi sản xuất đến công trình xây dựng. Việc di chuyển những hàng hóa này cần phải có những kế hoạch cẩn thận để đảm bảo có thể giao hàng đúng thời hạn và có thể cần phải sử dụng cần cẩu loại nặng, xe vận tải ngoại cỡ, tàu chở hàng loại đặc biệt…… đây là một lĩnh vực chuyên môn hóa của người giao nhận - Dịch vụ về vận chuyển quần áo treo trên móc: Những quần áo may mặc được chuyên chở bằng những chiếc móc áo treo trên giá trong những container đặc biệt ở nơi đến được chuyển trực tiếp từ container vào cửa hàng để bày bán. Cách này loại bỏ được việc chế biến lại quần áo nếu đóng nhồi trong container và đồng thời tránh được sự ẩm ướt, bụi bặm…… - Triển lãm ở nước ngoài: Người giao nhận thường được tổ chức triển lãm giao cho việc chuyên chở hàng đến nơi triển lãm ở nước ngoài. Người giao nhận phải tuân thủ những chỉ dẫn đặc biệt của họ về phương thức chuyên chở được sử dụng, về hình thức vận chuyển, về nơi cụ thể làm thủ tục Hải Quan ở nước đến khi giao hàng triển lãm, về những chứng từ cần lập…… b. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận 10 SVTH: Nguyễn Thị Anh Đào [...]... Lê Văn Hiền Chương 2: HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NAM TRUNG VIET LOGISTICS CORPORATION 2.1 lược về Nam Trung Viet Logistics Corporation 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần giao nhận vận tải Nam Trung Viet (Nam Trung Viet Logistics Corporation) được thành lập ngày 15/08/2002 theo quyết định số 2539/GP-UB thành phố Hồ Chí Minh Công ty thành lập với mục đích phục... hướng hoạt động kinh doanh của công ty, quyết định bộ máy quản lý điều hành kinh doanh của công ty Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây: - Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; - Chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị; - Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị dưới hình... chở Ở một số nước có luật dân sự như CHLB Đức thì địa vị pháp lý này hoàn toàn khác ở chỗ người giao nhận không chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng đắn hợp đồng vận tải trừ khi anh ta thực hiện hợp đồng đó  Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn: Một số nước đã thông qua điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn nói chung giải thích rõ ràng các nghĩa vụ theo hợp đồng của người giao nhận đối với khách hàng của họ... mạng lưới đại lý của công ty luôn được lựa chọn để nâng cao chất lượng dịch vụ, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước 2.1.4 Cơ cấu tổ chức NTV Logistics Corp có cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình quản lý trực tiếp, cấp trên lãnh đạo trực tiếp cấp dưới theo đồ sau: đồ 2.1: đồ tổ chức của NTV Logistics Corp Đại Hội Đồng Cổ Đông Ban Kiểm Soát Hội Đồng Quản Trị Giám... công ty; tổ chức lại và giải thể công ty…  Hội đồng quản trị Gồm có 5 thành viên là: - Nguyễn Văn Sơn (chủ tịch HĐQT kiêm chức vụ giám đốc công ty ) - Hồ Văn Mến - Võ Thúy Oanh - Võ Thị Dịu Hiền - Lê Thành Sang Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của công ty, gồm 5 thành viên, đứng đầu là chủ tịch Hội đồng quản trị, 1 phó chủ tịch Hội đồng quản trị và 3 ủy viên Hội đồng quản trị là nơi đưa... khu vực châu Á và một số nước châu Mỹ Sau khi đi vào hoạt động một thời gian, công ty dần dần phát triển và mở rộng thị trường sang những châu lục khác Nhằm mục đích phát triển công ty, năm 2004 công ty đã phát hành thêm 87.500 cổ phần, tăng vốn điều lệ của công ty lên 1.700.000 đồng 2.1.2 Tên công ty và trụ sở - Tên giao dịch: Nam Trung Viet Logistics Corporation - Tên viết tắt: NTV Logistics Corp -... dưới sự giám sát của Hải Quan - Nếu chủ hàng muốn đóng hàng tại kho riêng của mình thì nhân viên giao nhận của Công ty cung cấp DV logistics sẽ phải mang “Lệnh Cấp Container Rỗng” đến điều độ bãi rỗng của hãng tàu làm thủ tục nhận container, đóng tiền nâng container rỗng Sau đó điều phương tiện vận chuyển của mình đến chở container về Sau khi việc đóng hàng vào container và việc kiểm tra của Hải Quan (kiểm... logistics sau đó sẽ đem hàng hóa đã làm xong thủ tục Hải Quan của mình gửi vào kho CFS của công ty 30 SVTH: Nguyễn Thị Anh Đào Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Văn Hiền Công ty cung cấp DV logistics sẽ làm nhiệm vụ gom hàng (Consolidation ) nghĩa là tập hợp thành một container từ những kiện hàng lẻ của nhiều người gửi hàng tại một địa điểm quy định tại trạm CFS để đưa đến cho nhiều người nhận tại một. .. của người giao nhận về vận chuyển Trong một số nước có luật dân sự như Pháp chẳng hạn, ngoài trách nhiệm của người giao nhận về các hoạt động giao nhận của mình, anh ta còn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng đắn hợp đồng vận tải đã ký và về phương diện này, người giao nhận thường thật sự được coi như người chuyên chở về trách nhiệm nãy sinh trong việc thực hiện vận tải thực sự, luật của Pháp. .. bảo vệ của người giao nhận Những điều kiện này thường được hình thành phù hợp với tập quán thương mại hay thể chế pháp lý hiện hành ở từng nước Ở một số nước những điều kiện này được dựa theo mẫu của FIATA (International Federation of Freight Forwarders Associations) soạn thảo 12 SVTH: Nguyễn Thị Anh Đào Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: Ths Lê Văn Hiền Việc đề ra những điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn là một . kiện kinh doanh dịch vụ logistics - Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của. công để quản lý và vận hành hoạt động logistics. First Party Logistics làm phình to quy mô của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh

Ngày đăng: 17/02/2014, 21:59

Hình ảnh liên quan

14.Bảng kê hàng hóa xuất khẩu (Cargo List): Là bản kê chi tiết hàng chuyên chở do chủ hàng cung cấp cho người giao nhận hoặc hãng tàu để căn cứ trên đó lập vận đơn hay Manifest - một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nam trung việt logistics corporation

14..

Bảng kê hàng hóa xuất khẩu (Cargo List): Là bản kê chi tiết hàng chuyên chở do chủ hàng cung cấp cho người giao nhận hoặc hãng tàu để căn cứ trên đó lập vận đơn hay Manifest Xem tại trang 22 của tài liệu.
NTVLogistics Corp. có cơ cấu tổ chức quản lý theo mơ hình quản lý trực tiếp, cấp trên lãnh đạo trực tiếp cấp dưới theo sơ đồ sau: - một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nam trung việt logistics corporation

ogistics.

Corp. có cơ cấu tổ chức quản lý theo mơ hình quản lý trực tiếp, cấp trên lãnh đạo trực tiếp cấp dưới theo sơ đồ sau: Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 2.1: Lộ trình mở cửa dịch vụ logistic sở Việt Nam Dịch vụ cam  - một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nam trung việt logistics corporation

Bảng 2.1.

Lộ trình mở cửa dịch vụ logistic sở Việt Nam Dịch vụ cam Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.2: Sản lượng kinh doanh qua các năm ĐVT: TEU1 - một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nam trung việt logistics corporation

Bảng 2.2.

Sản lượng kinh doanh qua các năm ĐVT: TEU1 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Từ bảng phân tích ta thấy cơng ty có 5 nhóm khách hàng chủ yếu là: nhóm gạch   (gồm   những   khách   hàng   như:   Đồng   Tâm,   An   Giang,   Thanh   Thanh, Changyih…), nhóm sản phẩm gỗ (Woodpack Furniter, Scansia Pacific… ), nhóm lương thực (Merkor Foo - một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nam trung việt logistics corporation

b.

ảng phân tích ta thấy cơng ty có 5 nhóm khách hàng chủ yếu là: nhóm gạch (gồm những khách hàng như: Đồng Tâm, An Giang, Thanh Thanh, Changyih…), nhóm sản phẩm gỗ (Woodpack Furniter, Scansia Pacific… ), nhóm lương thực (Merkor Foo Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 2.4: Chi phí qua các năm ĐVT: triệu đồng - một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nam trung việt logistics corporation

Bảng 2.4.

Chi phí qua các năm ĐVT: triệu đồng Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 2.5: Tỉ trọng các loại chi phí của cơng ty trong giai đoạn 2006-2008. - một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nam trung việt logistics corporation

Bảng 2.5.

Tỉ trọng các loại chi phí của cơng ty trong giai đoạn 2006-2008 Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng phân tích cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều tăng qua các năm. - một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nam trung việt logistics corporation

Bảng ph.

ân tích cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều tăng qua các năm Xem tại trang 69 của tài liệu.
Tổng hợp các nhân tố phân tíc hở trên được bảng kết quả kinh doanh sau: Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh qua các năm - một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nam trung việt logistics corporation

ng.

hợp các nhân tố phân tíc hở trên được bảng kết quả kinh doanh sau: Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh qua các năm Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 2.7: Lợi nhuận qua các năm ĐVT: triệu đồng - một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nam trung việt logistics corporation

Bảng 2.7.

Lợi nhuận qua các năm ĐVT: triệu đồng Xem tại trang 72 của tài liệu.
Biểu đồ 2.8: Tỉ trọng lợi nhuận của các loại hình hoạt động qua các năm. - một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nam trung việt logistics corporation

i.

ểu đồ 2.8: Tỉ trọng lợi nhuận của các loại hình hoạt động qua các năm Xem tại trang 73 của tài liệu.
Xét bảng phân tích tỉ suất lợi nhuận sau để có thể đánh giá đúng về hiệu quả kinh doanh của Nam Trung Viet trong những năm gần đây - một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nam trung việt logistics corporation

t.

bảng phân tích tỉ suất lợi nhuận sau để có thể đánh giá đúng về hiệu quả kinh doanh của Nam Trung Viet trong những năm gần đây Xem tại trang 76 của tài liệu.
2.2.4. Tình hình nộp ngân sách nhà nước - một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nam trung việt logistics corporation

2.2.4..

Tình hình nộp ngân sách nhà nước Xem tại trang 80 của tài liệu.
Bảng 2.11: Ma trận đánh giá nội bộ công ty (EFI) - một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nam trung việt logistics corporation

Bảng 2.11.

Ma trận đánh giá nội bộ công ty (EFI) Xem tại trang 90 của tài liệu.
Bảng 2.12: Ma trận SWOT - một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nam trung việt logistics corporation

Bảng 2.12.

Ma trận SWOT Xem tại trang 91 của tài liệu.
Bảng 3.1: Các khóa học đào tạo nhân viên - một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nam trung việt logistics corporation

Bảng 3.1.

Các khóa học đào tạo nhân viên Xem tại trang 96 của tài liệu.
Bảng 3.3: Khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo khu vực vận tải nước ngoài. - một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của nam trung việt logistics corporation

Bảng 3.3.

Khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo khu vực vận tải nước ngoài Xem tại trang 111 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER

  • Chương 2: HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NAM TRUNG VIET LOGISTICS CORPORATION.

  • Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NAM TRUNG VIET LOGISTICS CORPORATION

  • KẾT LUẬN

  • KIẾN NGHỊ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan